Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

15 bức ảnh Hội An nhìn là yêu

Dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp - Réhahn - Hội An hiện lên dung dị mà say đắm lòng người.
 



Hội An là một thành phố cổ nằm ở miền Trung Việt Nam - nơi rất nhiều lần được các trang du lịch uy tín trên thế giới bình chọn vào top các điểm đến đẹp nhất hành tinh.



Những chiếc đèn lồng là đặc trưng nổi bật nhất về đêm ở Hội An.



Cuộc sống ở Hội An rất thanh bình, giản dị như chính con người nơi đây.






Cụ bà Bùi Thị Xong - 78 tuổi ở Hội An được báo Mỹ khen là cụ bà đẹp nhất thế giới.



Hội An nhìn từ trên cao, đoạn có sông Hoài chảy qua.



Dòng sông Hoài - một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An - tạo nên khung cảnh nên thơ cho khu phố cổ.


Bãi biển Cửa Đại cũng là một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Hội An. Thời điểm đẹp nhất trong năm để ngắm hoàng hôn trên bãi biển Cửa Đại là từ tháng 5 đến tháng 9.


Ngoài ra, nếu muốn lang thang xung quanh thì bạn có thể đến làng Trà Quế nằm cách Hội An 3 km về phía Đông Bắc, nổi tiếng với đất đai màu mỡ.


Người dân ở Trà Quế chủ yếu sống bằng nghề trồng rau.


Hoặc đi ngắm hoàng hôn trên sông Cổ Cò.





Con sông này chảy từ xã Thanh Châu (Hội An) ra đến phía Tây quần thể Ngũ Hành Sơn rồi nhập vào sông Cẩm Lệ.





Chính những khoảnh khắc yên bình và phong cảnh đẹp của Hội An làm cho du khách không thể quên và muốn trở lại mảnh đất này.

Tham khảo tour du lịch Hội An của Vietravel tại website travel.com.vn

Hà Đan (theo BoredPanda)

Lẩu cháo gà ác nức lòng du khách miền Tây

Món lẩu cháo nóng hổi thơm mùi đậu xanh với thịt gà ác băm cả xương sần sật, sẵn sàng làm nao lòng bất cứ ai ghé đến miền Tây.
Xem thêm: Thịt trâu nhúng mẻ - món ăn dân dã miền Tây

Vùng sông nước miền Tây nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản lạ miệng. Du khách đến thăm nơi này sẽ không thể quên nồi lẩu cá kèo, tô cháo cá lóc rau đắng hay đĩa bánh hỏi bò đun thơm phức. Lẩu cháo gà ác cũng là một trong những đặc sản khó quên của miền sông nước này.

Đúng như tên gọi, thành phần chính của món lẩu là thịt gà ác. Nguyên liệu này cho vào lẩu cháo không được để nguyên con mà phải băm nhuyễn cả xương. Chính vì vậy, đầu bếp phải chọn những con gà ác còn nhỏ và mềm thịt. Phần thịt gà sau khi băm sẽ được tẩm ướp gia vị đậm đà rồi để trên đĩa, chờ đến khi thực khách chuẩn ngồi xuống chỗ mới cho vào nổi lẩu.

Món lẩu cháo gà ác được ăn kèm với rau, trứng cút hoặc trứng vịt lộn. Ảnh: Nhà Quê Quán.

Ngoài gà ác, gạo và nước nấu cháo cũng không kém phần quan trọng. Gạo sẽ được ninh thật kĩ đến khi bung ra, nhừ và thơm phức. Gạo thường được nấu cùng nước gà để món lẩu có vị ngọt đậm đà. Ở nhiều nơi đầu bếp còn cho đậu xanh vào nấu cùng để món ăn thêm ngọt bùi. Ngoài ra, để có được nồi cháo vừa miệng, hành lá, tiêu đen,...cũng là những thành phần không thể thiếu.

Khi các nguyên liệu chính đã được chuẩn bị xong, một bếp lửa nhỏ sẽ được đặt giữa bàn, để nồi lẩu cháo lên trên. Sau đấy, thực khách tự cho phần gà ác băm nhuyễn vào nồi. Tùy theo đầu bếp hoặc thực khách mà nồi lẩu sẽ có thêm trứng cút hoặc trứng vịt lộn.

Đến khi nồi cháo sôi là thực khách đã có thể múc ra bát để thưởng thức. Cách ăn đúng nhất là cho rau vào đáy bát rồi múc cháo lên trên. Những loại rau quen thuộc như rau muống, cải xoong, ngải cứu non,...đều có thể ăn kèm với lẩu cháo gà ác. Chỉ với một thìa cháo, thực khách đã có thể cảm nhận vị ngọt bùi của đậu xanh, đậm đà của thịt gà ác sần sật vì lẫn xương cùng vị ngậy của trứng cút hoặc vịt lộn.

Món lẩu cháo gà ác hấp dẫn rất thích hợp cho những du khách đến với miền Tây trong một ngày mát mẻ. Tuy vậy, thực khách cũng có cơ hội được thưởng thức món ăn này tại Sài Gòn nếu ghé đến đường Cao Thắng, quận 3 hoặc đường Ba Vì, quận 10.

Vân Giang

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Mì sụa - món ăn của người Hoa ở Sóc Trăng

Mì sụa được làm từ đậu nành, cọng mì có màu vàng óng và lớn hơn các loại mì khác, được nhiều du khách yêu thích khi ghé thăm Sóc Trăng.
Xem thêm: 6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Mì sụa có nguồn gốc từ món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng. Dần dần món này trở nên phổ biến, được nhiều người dân bản địa yêu thích.

Mì sụa có hai loại chính: mặn và không mặn. Những người sành ăn thì cho rằng mì sụa mặn ngon nhất. Mỗi loại chế biến thành các món ăn khác nhau, loại ngọt dùng để nấu chè, loại mặn làm các món xào. Món này ăn kèm với nước tương ớt hoặc mắm chanh ớt tùy theo khẩu vị từng người.

Mì sụa thường được dùng trong các bữa điểm tâm sáng. Món ăn không chỉ dân dã mà còn ngon, rẻ và đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày lao động của người dân xứ này.

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị dai của sợi mì, vị béo ngọt của thịt, cùng với vị mặn cay, chua của nước tương, ớt, chanh. Tô mì xào thường được ăn kèm với bát nước dùng cho đỡ ngấy. Nước dùng có thể được hầm với thịt giò heo cùng với hương thơm từ lá ngò, hành lá, hành phi, tiêu xay…khiến người ăn cảm thấy ngọt miệng và sảng khoái hơn khi húp từng muỗng.

Loại mì sụa ngọt thường được dân ở Sóc Trăng nấu chè với trứng gà luộc. Món chè này được nấu chủ yếu trong các bữa tiệc sinh nhật, với hàm ý màu đỏ lòng trứng gà sẽ mang đến cuộc sống thêm may mắn và đầy đặn hơn.

Hiện nay các quán ăn trong thành phố đều có bán món này như tiệm mì Thúy, Hiệp Lợi, chợ trung tâm thanh phố… Hoặc bạn có thể mua mì sợi tươi về chế biến theo cách riêng của mình.

Xuân Lộc

Bài đăng phổ biến