Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Những thiên đường mua sắm cuối năm ở châu Á

Ở một số nước châu Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore... những tháng cuối năm cũng là mùa "Sale off" với mức giá giảm sâu tới 50 - 70%.
Dưới đây là các địa điểm được mệnh danh "thiên đường mua sắm" nổi tiếng của khu vực châu Á, hấp dẫn không chỉ người địa phương mà cả du khách trên khắp thế giới. 
Xem thêm: 10 con phố mua sắm thú vị nhất thế giới

Kuala Lumpur

Đến Malaysia trong dịp cuối năm, bạn sẽ có cơ hội mua sắm nhiều sản phẩm giảm giá từ 10 đến 80% tại các trung tâm thương mại. Kuala Lumpur - thiên đường mua sắm đích thực được đông đảo du khách bình chọn. Thủ đô này được CNN Travels xếp hạng là điểm đến mua sắm đứng thứ 4 trên thế giới vào năm 2012, đánh bại cả những thành phố lớn như Paris, Madrid, Hong Kong, Buenos Aires, Vienna và Dubai.
Cuối năm luôn là dịp mua sắm tốt nhất với hàng loạt chương trình giảm giá của các nhãn hiệu.

Theo đánh giá về chỉ số mua sắm toàn cầu, Kuala Lumpur còn là thành phố mua sắm đứng thứ 2 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vượt qua các tên tuổi lớn khác như Singapore, Bangkok, Seoul, Tokyo và Sydney.

Kuala Lumpur có rất nhiều cửa hàng với những đợt giảm giá kéo đến vài tháng. Đó là lý do việc mua được một món hàng hiệu giá hời ở Malaysia luôn là điều có thể. Khu vực bán lẻ hàng đầu ở thành phố này là Bukit Bintang, nhưng trong thành phố có vô vàn điểm mua sắm giá rẻ khác cho du khách lựa chọn.
Xem thêm: Thú vị xe buýt mui trần ở Kuala Lumpur

Singapore

Singapore là điểm đến mong ước của các tín đồ nghiện mua sắm. Nếu muốn du lịch Singapore kết hợp với việc mua sắm thì bạn đi vào tháng 5 - 7 hoặc dịp Noel. Đó là hai mùa khuyến mãi lớn của Singapore, có những mặt hàng giảm giá 50 -70 % vào cuối tuần. Ngoài ra, lúc này bạn có thể tham gia các trương trình bốc thăm trúng thưởng lớn và rất hấp dẫn.

Đi từ đại lộ Orchard, vịnh Marina đến khu Southern Waterfront, Sim Lim Square, nhiều mặt hàng thời trang, đồng hồ, trang sức, đồ điện tử và nhiều loại sản phẩm khác được bán với mức giá rẻ "không tưởng".

Đặc biệt, khi mua sắm tại đảo quốc này, bạn đừng quên đến các cửa hàng miễn thuế với biểu tượng Tax Free. Ở Singapore có hơn 1.500 cửa hàng miễn thuế bán đầy đủ các mặt hàng thời trang, đồng hồ, đồ điện tử, dụng cụ thể thao dành cho du khách… Hãy lưu ý, chỉ cần mua hàng trên 100 SGD ở những cửa hàng này, bạn sẽ được nhận lại tiền hoàn thuế ở sân bay Changi, trước khi rời khỏi Singapore.
Xem thêm: Mẹo du lịch bụi Singapore với 5 triệu

Seoul

Mua sắm ở Seoul (Hàn Quốc) là sự hòa trộn giữa những cửa hàng kiểu mới và các khu chợ cũ. Nơi được đánh giá cao nhất cho những hoạt động mua sắm là quận bán lẻ Apgujeong-dong, với nhiều món đồ của các thương hiệu cao cấp, hoặc nằm trong bộ sưu tập mới nhất của các nhà thiết kế. Chợ Dongdaemun là một điểm đến mua sắm nổi tiếng khác không thể bỏ qua với các khu bán đồ địa phương sầm uất.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc

Bangkok

Đến Bangkok (Thái Lan), du khách có thể đắm mình trong các khu chợ cuối tuần rộng hàng hecta như Chatuchak (chợ trời lớn nhất thế giới), tới các khu trung tâm mua sắm từ tầm trung như MBK, Tokyu tới tầm cao như Siam Paragon, Central World…
Du khách có thể kết hợp khám phá thủ đô Bangkok sôi động và mua sắm ở các khu chợ cuối tuần.

Tại Thái Lan, bạn có thể được hưởng khuyến mãi đến 80%, áp dụng cho hàng loạt sản phẩm từ thời trang đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ẩm thực, giải trí… ở khắp nơi.

Mua sắm ở Thái Lan mang lại cho du khách cảm giác thích thú, không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm đẹp, chất lượng ổn mà còn bởi cách bán hàng thân thiện.
Xem thêm: 8 trung tâm mua sắm tại Bangkok - Thái Lan

Thượng Hải

Còn được gọi với cái tên mỹ miều: “Paris của phương Đông”, Thượng Hải (Trung Quốc) sở hữu những khu mua sắm và trung tâm thương mại rất đa dạng.

Với hàng trăm trung tâm thương mại lớn nhỏ, hàng hóa đa dạng, có mặt hầu hết thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới, trung tâm tài chính Thượng Hải thu hút rất đông khách du lịch đến mua sắm. Hai con phố nổi tiếng nhất tại đây là Nam Kinh và Huahai. Ngoài ra, còn rất nhiều chợ địa phương bán đồ gốm sứ cổ và vải lụa Trung Hoa đẹp.

Thượng Hải đã có đủ shop hàng hiệu như Chanel, Cartier, Prada, Gucci, Hugo Boss, Tod’s, Omega, Rado, Longines…mà bạn không thể bỏ qua.
Xem thêm: 13 phong tục ở Trung Quốc có thể khiến du khách sốc

Tokyo

Là một trong những địa danh nổi tiếng với chi phí đắt đỏ, nhưng mua sắm tại Tokyo (Nhật Bản) lại là một trải nghiệm không đâu có được. Nổi danh nhất trong các phố mua sắm tại thủ đô hoa lệ này là Harajuku, nơi bạn có thể mua đủ mọi thứ với giá cả hợp lý và vừa dạo phố vừa chiêm ngưỡng thời trang của giới trẻ Nhật Bản.

Trung tâm mua sắm lớn nhất Tokyo là Shinjuku hay Ginza, nơi bán những món hàng hiệu xa xỉ từ quần áo thời trang tới đồng hồ, trang sức...

Tokyo cũng chính là thủ đô của công nghệ. Nhiều người cho rằng nếu bạn chưa tìm thấy những tiện ích công nghệ ở Tokyo, đồng nghĩa với việc không thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới.
Xem thêm: Những điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch Tokyo Nhật Bản

Hong Kong

Trong các bảng đánh giá và xếp hạng, Hong Kong vẫn luôn đứng đầu trong số các thiên đường mua sắm ở khu vực châu Á. Mỗi năm, Hong Kong đón lượng khách du lịch khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới đến và chi rất nhiều tiền để mua sắm tại đây.

Hong Kong đón lượng khách du lịch khổng lồ tới hàng năm không chỉ để tham quan, giải trí mà còn chi tiền, mua sắm rất nhiều.

Hong Kong sở hữu nhiều trung tâm thương mại với các mặt hàng được ưa thích như thời trang, đồng hồ, trang sức, đồ điện tử… như khu mua sắm ở Lan Quế Phường, trung tâm mua sắm Cause Bay…

Ngoài ra, các khu chợ như chợ Quý Bà (Ladies market), chợ bán đồ điện tử cũng là điểm đến cho du khách thích mua sắm thả cửa với giá cả phải chăng.
Xem thêm: Đêm không ngủ ở thiên đường mua sắm

Theo Ivivu

Các chuyến đi nghỉ lễ gợi ý trong năm 2016

Nếu nghỉ khoảng 3 ngày du khách có thể chọn Tam Đảo hay Mộc Châu, còn với các dịp lễ dài hơi như Tết Nguyên đán thì Thái Lan, Trung Quốc là điểm đến thú vị.
Năm 2016 có 22 ngày nghỉ cho các dịp lễ, tết. Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để có những ngày nghỉ đáng nhớ bên bạn bè và gia đình.

Tết dương lịch

Lịch nghỉ tết sẽ được nghỉ thêm hai ngày cuối tuần. Do đó, ba ngày là khoảng thời gian thích hợp cho các chuyến đi ngắn ngày cùng bạn bè.
Đà Lạt lung linh ánh đèn trong đêm. Ảnh: Xuân Lộc.

Đà Lạt được xem là một trong những điểm đến nhất định phải đi vào dịp Tết dương lịch 2016 năm nay. Đến với thành phố hoa dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng cải trắng tinh khôi, bạt ngàn ở xã Tu Tra - Đơn Dương, ngắm đồi cỏ hồng lãng mạn tại hồ Dankia, thưởng thức vị cà phê thơm nồng bên hồ Xuân Hương, tản bộ trên con đường ngập tràn hoa ban, hoa mai anh đào nở rộ, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ nơi đây.

Đặc biệt du khách sẽ được tham dự Festival Hoa Đà Lạt, tổ chức hai năm một lần. Năm nay lễ hội này diễn ra đúng vào dịp Tết dương lịch từ 29/12/2015 đến 2/1/2016 với nhiều hoạt động thu hút không chỉ người dân địa phương mà cả du khách.

Sài Gòn, thành phố hiện đại và sôi động của Việt Nam, cũng là nơi du lịch Tết dương thích hợp. Bạn sẽ được tận hưởng không khí ấm áp, hòa mình vào sự tấp nập của một thành phố sôi động. Đến Sài Gòn vào dịp này bạn còn được ngắm những con đường, góc phố được trang trí đèn và các món đồ lung linh đủ màu sắc cùng chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật độc đáo.
Xem thêm: Đà Lạt lãng mạn mùa cuối năm

Tết âm lịch

Nếu có điều kiện du khách có thể thực hiện những chuyến du lịch nước ngoài như đến thủ đô Bangkok, Thái Lan để khám phá các khu ăn chơi, mua sắm, ghé thăm một loạt cung điện, chùa chiền tìm hiểu văn hóa nơi đây.

Philippines cũng là một địa điểm đáng đi vào dịp Tết âm lịch bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, nhiều bãi biển đẹp và thức ăn ngon, rẻ, phù hợp với túi tiền. Đặc biệt, nếu muốn tìm hiểu thêm không khí Tết truyền thống ở các nước khác, thì Trung Quốc, Đài Loan cũng là lựa chọn thích hợp.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái lan

Ngày giỗ tổ Hùng Vương

Năm 2016, giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ 7, nên người lao động sẽ được nghỉ bù thành 3 ngày. Bạn có thể lên kế hoạch cho một chuyến du lịch ngắn ngày. Vì sắp bắt đầu mùa hè, bạn nên chọn đi nghỉ ở những nơi có khí hậu mát mẻ, dễ chịu.
Ngoài vẻ đẹp biển đảo, Nha Trang thu hút du khách với vô vàn món ăn ngon. Ảnh:Đức Thành.

Nha Trang sẽ là sự lựa chọn đầu tiên cho kế hoạch du hí này. Đến đây bạn sẽ được đắm mình vào làn nước xanh mát, tận hưởng cảnh biển đẹp mê người, thưởng thức những món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng của địa phương. Bạn sẽ quên đi cái nóng nực của ngày hè cũng như những mệt mỏi, bộn bề của cuộc sống đời thường.

Du lịch Tam Đảo những ngày hè sẽ là một trải nghiệm thú vị không kém. Được ví như Đà Lạt của miền bắc nên khi tới Tam Đảo, bạn sẽ được cảm nhận thời tiết 4 mùa trong một ngày, chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ và huyền ảo trong mây trời, sương khói nơi đây. Không chỉ nghỉ dưỡng ở một nơi trong lành, mát mẻ, bạn còn được tham quan các địa danh nổi tiếng như thác Bạc, cổng Trời, nhà thờ cổ Tam Đảo, đền Bà Chúa Thượng Ngàn,…
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch đảo Bình Ba - Nha Trang

Dịp lễ 30/4 và 1/5

Với 4 ngày nghỉ trong dịp này, một chuyến đi biển sẽ là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Nếu chưa từng đi Côn Đảo, đây sẽ là thời điểm thích hợp cho bạn, trước khi vào mùa biển động. Lúc này biển êm, có nhiều nắng, bạn có thể thoải mái lặn biển, ngắm san hô và khám phá. Du khách có thể thư thả khám phá gần hết các địa điểm du lịch ở Côn Đảo như bãi Đầm Trầu, bãi Nhát, mũi Cá Mập, rừng Ông Đụng,...

Phú Yên cũng là một lựa chọn không nên bỏ qua. Không giống như các bãi biển Nha Trang hay Đà Nẵng, Phú Yên không ồn ào, tấp nập khách du lịch. Khi đến đây bạn sẽ cảm thấy bình yên, đắm chìm vào không gian hoang sơ của biển trời. Đặc biệt khi lên hải đăng Mũi Điện, bạn như lạc vào một thế giới khác vì được ngắm vùng biển bao la rộng lớn với các vùng đá có hình thù kỳ lạ.

Ngắm bình minh trên đỉnh mũi Đại Lãnh là trải nghiệm mà nhiều người muốn thực hiện. Vẻ đẹp thanh bình dưới ánh nắng ban mai của ngày mới sẽ khiến du khách ngỡ ngàng. Vũng Rô, Gành Đá Dĩa, Gành Xép, nhà thờ Mằng Lăng,… là những địa điểm nổi tiếng mà bạn nên ghé khi đặt chân tới Phú Yên.
Xem thêm: Sò huyết đầm Ô Loan 'danh bất hư truyền' đất Phú Yên

Quốc khánh 2/9

Dịp Quốc khánh năm nay cũng rơi vào thứ 6 nên bạn sẽ được nghỉ liên tiếp 3 ngày (tính thêm thứ 7, chủ nhật). Mộc Châu - Sơn La là một trong những địa điểm thu hút được nhiều khách du lịch khi thu về. Mộc Châu vào mùa thu đẹp dịu dàng như một bức tranh và tiết trời mát mẻ. Đến đây bạn sẽ hấp dẫn bởi những đồi chè xanh tươi.
Đồng cừu An Hòa – điểm đến mới mẻ ở Ninh Thuận. Ảnh: Xuân Lộc.

Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc vùng đất nắng Phan Rang, Ninh Thuận để được trải nghiệm tự tay hái nho và thưởng thức ngay tại vườn. Vườn nho Thái An và Ba Mọi được xem là hai nơi thu hút nhiều du khách. Thu về, nắng Ninh Thuận bớt gắt, thời tiết thuận lợi để bạn thỏa sức khám phá đồng cừu An Hòa, cánh đồng Sơn Hải chụp những bức ảnh đẹp bên lũ cừu dễ thương trong không gian yên bình của một vùng quê.
Xem thêm: Những điểm đến đẹp như mơ ở Ninh Thuận

Xuân Lộc

Những điều cần biết cho người dự định đi Bhutan

Bhutan cấm hút thuốc lá. Muốn mang thuốc lá vào Bhutan, du khách phải chịu mức thuế lên đến 400%.

Xem thêm: Đồ dùng phụ nữ nên mang theo khi du lịch Ấn Độ

Trong khuôn khổ triển lãm ảnh My Bhutan tại TP HCM, hai nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Thanh Hải, những người đã 3 lần có cơ hội tới Vương quốc Bhutan, chia sẻ những kinh nghiệm của mình về đất nước xinh đẹp, là niềm mơ ước của nhiều du khách khắp thế giới, nhưng vẫn còn rất xa lạ đối với nhiều người Việt.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng - người đã có những trải nghiệm tại vương quốc Bhutan.

​Bhutan nằm giữa Trung QuốcẤn Độ, có diện tích 47.500 m2, dân số khoảng 750.000 dân, hầu hết theo đạo Phật. Ngôn ngữ truyền thống là tiếng Tạng nhưng ngôn ngữ chính ở Bhutan là tiếng Anh, người Bhutan cũng có thể nói được tiếng Ấn Độ. Kinh tế Bhutan chủ yếu là khai thác thủy điện để bán cho Ấn Độ.

Visa

Để đến được Bhutan, du khách không thể tự xin visa nhập cảnh theo dạng cá nhân mà phải thông qua các công ty du lịch trong nước hoặc từ Bhutan. Điều kiện để được cấp visa phụ thuộc vào việc khách có chứng minh đủ tài chính để thực hiện chuyến đi hay không. Thông thường các công ty sẽ tổ chức theo từng nhóm khách, tối thiểu 3 đến 5 người.

Chi phí

Vé máy bay khứ hồi Hà Nội hoặc TP HCM tới Paro (Bhutan), transit qua Bangkok (Thái Lan) khoảng 600 USD.

Chi phí tính theo ngày vào những tháng thấp điểm như từ tháng 5 đến tháng 8 hoặc tháng 11 và 12, mỗi khách phải trả khoảng 200 USD. Những tháng còn lại, mỗi ngày khoảng 250 USD. Số tiền này bao gồm tất cả các dịch vụ ăn uống, khách sạn, xe đưa đón, chi phí tham quan, bảo hiểm...

Thời gian và lịch trình

Cảnh thanh bình đất nước Bhutan. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Hoàn toàn không phù hợp nếu bạn đến Bhutan với ý định mua sắm hoặc cần sự nhộn nhịp bởi ở vương quốc Phật giáo này, ngay cả đường phố ở thủ đô vẫn trông như nông thôn. Tuy nhiên bù lại, cảnh núi non hùng vĩ, kiến trúc độc đáo của những đền chùa, tu viện và sự hiếu khách sẽ làm bạn cảm thấy choáng ngợp.

Sẽ cần ít nhất 5 ngày để tới những nơi cơ bản tại Bhutan nếu bạn bị hạn chế về thời gian và tài chính. Còn đối với những tay săn ảnh hoặc những người thích leo núi, cần phải có từ 7 đến 10 ngày. Những nơi nhất thiết phải đến ở miền Tây Bhutan gồm thị trấn Paro (nơi có sân bay quốc tế), thủ đô Thimpu và cố đô Punakha.

Mất tối thiểu là một ngày rưỡi cho chặng tham quan đầu tiên tại Paro. Dù có sân bay quốc tế nhưng đây là một thị trấn nhỏ với những những ngôi nhà truyền thống có khung cửa chạm trổ cầu kỳ, nên nóc nhà và trước nhiều mái hiên treo đầy những chùm ớt chín - đây cũng là món ăn ưa thích của người dân nơi đây.

Tại Paro, du khách sẽ được tham quan tu viện Rinpung Dzong cổ kính theo kiến trúc của một pháo đài được xây dựng từ hàng trăm năm. Và nếu chịu khó leo núi mất khoảng 4 giờ đồng hồ, du khách sẽ được ngắm tu viện Taktsang hay còn gọi là Huyệt Hổ Tự nằm chênh vênh trên vách núi cao hơn 3.000 m.

Điểm đến thứ hai là thủ đô Thimphu, nơi có cung điện và nhiều tu viện nổi tiếng như tu viện Tashichho Dzong nằm bên bờ sông Wang Chhu là nơi làm việc của quốc vương Bhutan.

Tại cố đô Punakha, ngoài những công trình kiến trúc cổ và những lễ hội được tổ chức quanh năm, khách tham quan còn được ngắm dãy Himalaya hùng vĩ từ đỉnh đèo Dochula hoặc khám phá vẻ đẹp của thung lũng Phobjikha thanh bình với những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống.

Một số lưu ý khác

Tu viện Punakha. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Khí hậu của Bhutan quanh năm giá lạnh, chính vì thế áo ấm là thứ không thể thiếu cho chuyến đi, ngoài ra nếu không quen loại thức ăn nhạt theo kiểu ăn chay chỉ có rau củ quả, du khách cần chuẩn bị sẵn các loại thức ăn nhẹ như ruốc, mì gói, xúc xích, muối...

Với dân nhiếp ảnh, nên có chân máy do thời tiết lạnh khiến người chụp ảnh dễ bị rung tay dù đã trang bị đồ ấm tốt. Ánh sáng ở Bhutan có độ tương phản lớn giữa vùng tối và vùng sáng (chênh lệch 8-9 khẩu độ) chính vì thế cần phải trang bị filter (kính lọc) hoặc chế độ HDR để tăng độ tương phản để bù chi tiết vùng tối vùng sáng. Do chủ yếu chụp phong cảnh nên dùng ống kính cần thiết phải dùng là tele (70-200 mm) hoặc ống gốc rộng (16-35 mm, 24-70 mm). Thiết bị càng gọn nhẹ càng tốt do di chuyển nhiều, thậm chí phải mang theo máy ảnh nhỏ có dãy tiêu cự 24-200 mm. Một điều cần thiết khác là phải chuẩn bị pin dự trữ và thẻ nhớ.

Một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng là thuốc lá. Bhutan cấm hút thuốc lá, chính vì thế với dân nghiện thuốc, việc hút thuốc tại vương quốc này là cực kỳ khó khăn. Muốn mang thuốc lá vào Bhutan, du khách phải chịu mức thuế lên đến 400%.

Món ăn truyền thống của Bhutan là ớt nấu bơ và pho mát, đây được xem là món ăn đặc sản và ngon miệng. Các bé trước khi biết nói đã lễ Phật nên không có chuyện sát sinh, ngay cả thấy kiến cũng né, thấy trứng bồ câu rơi thì đặt lại trên tổ. Mỗi tuần thường chỉ có 2 ngày người dân Bhutan ăn thịt cá. Khách đến nhà chính vì thế cũng được mời ớt xào bơ.

Mr True

Bài đăng phổ biến