Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Những điều cần biết trước khi đến Sydney

Hãy thuê nhà nghỉ ở vùng ngoại ô, thăm thú cảnh đẹp ở địa phương thay vì đến những quán bar, khám phá những bãi biển hoang sơ...
Xem thêm: Nên mua gì khi đi du lịch Úc?

1. Thuê một nhà nghỉ ở vùng ngoại ô thay vì thuê khách sạn trong thành phố

Nếu các bạn vừa muốn tiết kiệm túi tiền của mình lại vừa muốn có một chỗ ở tiện nghi trong những ngày ghé thăm Sydney thì hãy đặt phòng ở khu Surry Hills. Bước chân xuống nhà nghỉ bạn chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với những quán cafe nhỏ với lối trang trí đậm chất Sydney hay những hiệu sách vô cùng cổ kính. Một điểm cộng nữa cho khu Surry Hills là từ đây bạn có thể dể dàng di chuyển đến các địa điểm khác.

2. Khám phá khu Newtown

Newtown là khu giải trí yêu thích của dân địa phương và cả khách du lịch. Chắc chắn bạn nên đến quán Black Sheep trên đường King Street để được chơi miễn phí những trò chơi gắn liền với thời thơ ấu của bạn như Pacman và Mario. Sau đó hãy ghé thăm cửa hàng Maria để thưởng thức một chiếc burger ngon nhất bạn từng được ăn và ghé tiệm Brewtown Newtown để dùng trà. Ở Glebe có những khu chợ đông đúc nhất vào thứ bảy hàng tuần. Bạn cùng đừng quên ghé qua trường đại học Sydney nhé. Nó thực sự rất tuyệt đấy!

3. Tránh xa tiệc tùng ở những quán bar và khám phá những điểm nổi tiếng ở địa phương


Thay vì lấy một thứ đồ uống đắt đỏ và rồi say mèm ở những quán bar ngay gần hoặc tại Nhà hát lớn thì tại sao bạn không thử đi thẳng đến quán The Glenmore để có một món đồ uống lạnh hơn, ngon, rẻ và ngồi đó thưởng thức toàn cảnh vẻ đẹp tráng lệ của Nhà hát lớn nhỉ?

4. Khám phá một số bãi biển yên tĩnh ở bờ biển phía Bắc


Có một đường đi bộ tuyệt đẹp từ bãi biển Manly đến Vịnh Cabbage Tree – nơi bạn và các bạn của mình có thể bơi, cùng nhau học lướt sóng nếu bạn muốn trải nghiệm nó một lần trong đời. Có một quán cafe rất tuyệt ở đó tên là The Boat House với rất nhiều đồ ăn ngon, đẹp mắt và có rất nhiều dân địa phương ở đó.

5. Người Sydney yêu những bữa sáng muộn


Sau một ngày dài trải nghiệm ở thành phố Sydney tại sao bạn không tự thưởng cho mình một buổi sáng ngủ nướng? Sau đó hãy tới các cơ sở của quán Alexandria để dùng bữa sáng muộn và hãy ghé quán Dumpling King ở khu Newtown để thưởng thức những chiếc bánh bao với giá rẻ không thể tin nổi.

6. Đừng bỏ qua những bãi biển ẩn mình dưới những dãy núi


Đó chắc chắn sẽ là một trong những trải nghiệm tuyệt nhất trong cuộc đời bạn khi được đi bộ dọc những bãi biển vô cùng hoang sơ này và lắng nghe những bản nhạc bạn yêu thích. Sirius Cove là một trong những bãi biển và công viên thú vị nhất ở Sydney. Điều bất ngờ là nó còn có một đường mòn có thể đưa bạn từ vườn thú Taronga đến vịnh Chowder nữa!

7. Quán Blu-Bar ở khách sạn Shangri-La sẽ không làm bạn thất vọng


Ngay cả khi bạn không ở trong khách sạn này thì cũng đừng lo vì Blu-Bar mở cửa cho tất cả mọi người. Hãy thưởng thức cocktail trên tầng cao nhất của khách sạn Shangri-La, tầng thứ 36, và ngắm nhìn vẻ đẹp đáng kinh ngạc của thành phố Sydney từ trên cao.

8. Tiết kiệm tiền bằng cách đến Pylon Lookout


Nếu bạn không có nhiều tiền mặt và vẫn còn cả một hành trình dài muốn khám phá thì thay vì tốn kha khá tiền để leo lên cầu Harbour, hãy tận hưởng góc nhìn tương tự như vậy ở Pylon Lookout. Bạn sẽ chỉ tiêu tốn có $13, nó thậm chí còn rẻ hơn nữa nếu bạn đang còn là sinh viên!

9. Đừng bao giờ quên dùng kem chống nắng



Đây là một lời khuyên thực sự cần thiết cho bạn khi ghé thăm Sydney, hãy đừng bỏ qua nó nếu bạn không muốn làn da mình bị cháy nắng. Bạn càng phải chú ý hơn khi quốc gia mà bạn đang sinh sống có mùa đông. Hãy nhớ bôi kem ít nhất 3 lần một ngày nhé!

10. Để một khoản tiền riêng cho việc đi lại và mang theo một đôi giày đi bộ thật thoải mái



Khó khăn lớn nhất của mọi du khách đến Sydney chính là phí đi lại. Sydney không phải là một thành phố được xây dựng thuận tiện cho việc đi bộ như phong cách của Washington hay New York, các phương tiện giao thông công cộng thì không mấy phổ biến. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn phân bổ rất nhiều tiền mặt để trả cho giá vé taxi hoặc tốt nhất là hãy mang theo một đôi giày đi bộ để có thể tận dụng nó bất cứ lúc nào bạn có thể.

11. Di chuyển tới các khu vực khác nhau bằng phà


Đi lại bằng phà sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều so với các phương tiện giao thông khác. Chuyến phà tới Manly xuất phát từ Circular Quay là chuyến rẻ nhất và tốt nhất ở bến cảng du thuyền. Bạn cũng đừng quên trải nghiệm khám phá các rặng san hô ở bãi biển Shelly vào một ngày đẹp trời nhé!

12. Sử dụng thẻ Opal miễn phí

Thẻ Opal là loại thẻ thông minh miễn phí mà bạn có thể giữ và dùng đi dùng lại. Bạn nạp tiền vào thẻ Opal để trả tiền vé đi lại của bất cứ loại giao thông công cộng nào, bao gồm tàu, phà, xe buýt,…Bạn có thể lấy được thẻ Opal miễn phí ở các cửa hàng tiện lợi. Đừng ngại ngần hỏi Sydney Transit để nhận được một chiếc thẻ Opal miễn phí.

13. Những bãi biển nhỏ ở vùng ngoại ô phía Đông


Milk Beach có thể là một bãi biển nhỏ nhưng vẻ đẹp của nó khiến ta không khỏi trầm trồ. Nó nằm ngay bên cạnh vịnh Hermitage và rất dễ dàng để đến đấy. Milk Beach có nước trong xanh tuyệt đẹp và người ta gọi nó như vậy vì cát ở đây thực sự rất trắng.

14. Đi mua sắm tại tòa nhà lịch sử Queen Victoria

Các trung tâm mua sắm ở đường Pitt là một gợi ý tuyệt vời nếu bạn muốn dành trọn một ngày để đến các chuỗi thương hiệu lớn như H&M, GAP và Sephora cũng như các thương hiệu thời trang cao cấp khác. Thêm một điểm cộng cho khu vực này là nó khiến bạn cảm thấy như đang lạc giữa những năm 1930 vậy.

15. Trải nghiệm ở dãy núi Blue

Bạn sẽ có những trải nghiệm khác biệt cũng như những bức hình độc đáo hơn để khoe với bạn bè nếu đến thăm những khu vực ít được biết đến ở phía Tây Sydney. Bạn nên dành trọn một ngày để đến thăm dãy núi Blue, đảm bảo bạn sẽ không hề hối tiếc. Bạn có thể sử dụng những ổ đĩa trong rạp chiếu phim, chơi golf, nhảy dù trong nhà hay leo lên đỉnh núi để thấy hòn đá về truyền thuyết 3 nữ tu và hang động Jenolan.

16. Công viên Beare


Còn gì tuyệt hơn việc thay đổi lối mòn và đến những nơi khác biệt như công viên Beare huyền diệu phải không? Công viên Beare nằm ngay bên cạnh vịnh Rushcutters và là nơi tuyệt đẹp để ngắm nhìn loài hoa hoang dã mang tên mimosa - loài hoa của tình yêu thầm kín và vẻ đẹp khiêm nhường.

17. Không thể bỏ qua tiệm Bunnings Warehouse


Có thể bạn sẽ phì cười khi nghĩ rằng bạn nhất định phải đến đây chỉ để ăn thử xúc xích - thứ được bày bán trên khắp thế giới này. Thế nhưng sẽ thật luyến tiếc nếu bạn không đến Bunnings Warehouse vào dịp cuối tuần để thưởng thức xúc xích Mỹ đặc biệt. Nó thực sự rất tuyệt vời!

Theo BuzzFeed

Khu mua sắm lâu đời nhất thế giới ở Istanbul

Grand Bazaar ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ thường được xem là khu mua sắm lâu đời nhất trong lịch sử với trên 3.000 tiểu thương bán đủ mặt hàng.
Xem thêm: Những trải nghiệm không ngờ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Grand Bazaar được xây dựng từ giữa thế kỷ 15, vẫn hoạt động cho đến tận ngày nay, trở thành điểm du lịch thu hút khách nhất thế giới và số lượng người mua sắm hằng năm lên tới 91 triệu người. Chợ gồm rất nhiều sạp hàng chuyên bày bán các đồ thủ công như trang sức, đồ da, thảm trải sàn, vải dệt và đổ cổ.

Một góc chợ Grand Bazaar ở Istanbul

Trước khi tham quan Grand Bazaar, có một số cửa hàng du khách nhất thiết phải ghé vào qua lối Nuruosmaniye, ví dụ như cửa hàng của Sevan Bıçakçı, thợ thiết kế trang sức nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ, tọa lạc tại Kutlu Han.

Nổi lên với nghệ danh “Vua Nhẫn”, Bıçakçı sử dụng kỹ nghệ khảm mosaic vi mô để tạo ra những tác phẩm đáng kinh ngạc lấy cảm hứng từ chính Istanbul. Những tuyệt tác này đã làm say lòng không ít ngôi sao nổi tiếng và được bày bán tại những cửa hàng danh giá nhất thế giới như Barney’s, Stanley Korshak và Maxfield.

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều cửa hang trang sức quý giá, đẹp như thế này trong chợ Grand Bazaar

Đến Grand Bazaar, bạn như choáng ngợp trước vô vàn những món đồ gốm xứ tinh xảo

Một nhà thiết kết trang sức đang lên của Thổ Nhĩ Kỳ, Arman Suciyan, người từng làm cộng sự của nghệ nhân trang sức người Anh Stephen Webster rất nhiều năm, cũng là người đoạt giải thưởng Elle Style Award 2013, cũng mở một cửa hàng ở Cam Han trên Fenari Sokak để trưng bày các tác phẩm kỳ bí, thoát tục của mình.

Cửa hàng Sofa Art & Antiques, nằm ngay trước sân Nuruosmaniya, là địa chỉ lý tưởng của những món đồ cổ, đồ nghệ thuật, bản in, thư pháp, các bức tiểu họa của người Ottoman, đồ điêu khắc, vải vóc, sách và rất nhiều món hàng khác.

Những chiếc bình cổ được chạm trổ rất tinh tế

Ngoài gốm xứ, đồ nghệ thuật, bản in, thư pháp, các bức tiểu họa cũng được bán khá nhiều

Khi đặt chân vào Grand Bazaar qua cổng Nuruosmaniye, bạn sẽ bắt gặp những con phố dài nhộn nhịp như Kalpakçılar chuyên bày bán đồ trang sức, hay chính xác hơn là vàng, giá thuê sạp ở đây có thể lên tới khoảng 80.000 đô la một năm. Những sạp hàng nhỏ xíu này không chỉ nổi tiếng với khách du lịch mà còn là nơi người Thổ Nhĩ Kỳ lui tới mua vòng tay hoặc các đồng vàng để tặng trong dịp đám cưới – một truyền thống vẫn còn lưu tới ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung tâm của chợ, İç Bedestan, là khu vực buôn bán lâu năm nhất của ngôi chợ này. Còn được gọi bằng cái tên Cevahir Bedestan, nơi đây tập trung những món hàng quý báu nhất của chợ trong suốt chiều dài lịch sử, cũng là nơi đấu giá các nô lệ mãi cho đến giữa thế kỷ 19. Ngày nay, hàng chục cửa hàng đồ cổ đã mọc lên ở đây và bày bán các chứng tích lịch sử Byzantine và Ottoman, cùng những mặt hàng thủ công truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các du khách có thể dành hàng giờ để trò chuyện cùng các chủ cửa hang để tìm hiểu về nghề truyền thống tại đây

Lồng đèn được thiết kế theo kiểu truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ

Bạn là tín đồ yêu lụa là, có thể ghé tham quan cửa hàng Cashmere

Đồ thủ công L’orient là một trong những cửa hàng bé nhỏ có chứa vô số đồ cổ, các kho báu văn hóa như bộ sưu tập rối Karagöz đầy đủ nhất của Thổ Nhĩ Kì, từng được đưa tin trên các báo New York Times và Herald Tribune.

Con đường Hahcilar song song đó là nơi bày bán rất nhiều món quà lưu niệm hay ho như tiệm Abdulla, cửa hàng chuyên bán các loại khăn tắm bông mềm mại, xà phòng tự nhiên, cọ tẩy da chết, v.v. Cửa hàng Cocoon là nơi chuyên cung cấp các loại mũ nỉ, phục sức Trung Á cổ, vải dệt, chưa kể đến gối, túi xách, giày và các quà tặng khác.

Cửa hàng bán vải vóc làm từ bông dệt bằng tay và các khuy trùm đầu, hàng ngày thu hút khoảng 250.000 người ghé tham quan

Quẹo sang đường Takkeciler, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tấm thảm giàu sức sáng tạo của cửa hàng Dhoku, nhà tiên phong trong sản xuất thảm Thổ Nhĩ Kì kết hợp truyền thống và hiện đại, với các mặt hàng từ thảm vá cổ điển đến thảm kilim hiện đại, rực rỡ. Cũng trên đường này, cửa hàng Yazzma chuyên bán các loại vải gia dụng để trải bàn, gối, và nhiều mặt hàng khác.

Từ đây, du khách có thể ghé qua đường Gani Celebi để đến với cửa hàng AK Gümüş, chuyên bày bán các tác phẩm nghệ thuật vùng Trung Á, vô số trang sức và nữ trang. Nếu đã mỏi mệt, không nên bỏ qua Havuzlu, một cửa hàng dành cho các thương nhân đã hoạt động từ năm 1960. Nơi đây có đầy đủ không gian trong nhà, ngoài trời, phục vụ bánh mì kẹp doner kebab và các món ăn gia đình.

Nhớ ghé các quầy hàng bán tranh nghệ thuật để thưởng thức

Đi về phía đường Yağlıkçılar, hãy vào thăm quan những cuộn vải chất lượng nhất từ khắp nơi trên thế giới ở Yazmacı Necdet Danış. Ngoài ra, ở đây còn bán khăn choàng, đồ khoác ngoài và quà tặng có liên quan đến chất liệu vải độc đáo của Thổ Nhĩ Kỳ. Cửa hàng giày dân gian Nesim trên cùng con đường chuyên bày bán đủ loại giày sandal da truyền thống, giày thể thao đầy đủ màu sắc. Gần đó là cửa hàng Army of Love, cũng là nơi gây bất ngờ nhất trong chợ, chuyên bày bán áo jacket quân đội cũ được thiết kế lại.

Tọa lạc ở Zincirli Han, Şişko Osman được nhiều người xem như quê hương của các loại thảm Thổ Nhĩ Kì. Sang phía đường Kurkçular, du khách có thể thỏa thích mua các loại đồ da, đặc biệt là áo khoác da tại cửa hàng Koç Deri.

Các mặt hàng thực phẩm khô cũng được bán ở đây

Dù vào thời điểm nào, chợ Grand Bazaar cũng không lúc nào vắng khách cả

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Mavi Köşe, một kho tàng những món đồ vô giá và lịch sử hoạt động lâu đời. Cửa hàng này đã hoạt động ròng rã nửa thế kỷ, cũng là nơi du khách có thể tìm thấy những món đồ cổ thú vị, độc nhất vô nhị.

Theo Dailysabah, Mymodernmet

Khác biệt văn hóa uống cà phê của Hà Nội và Sài Gòn

Bước vào quán, cùng một loại thức uống nhưng người Sài Gòn gọi cà phê sữa đá, còn người Hà Nội lại gọi là cà phê nâu.
Cả người Sài Gòn và Hà Nội đều xem cà phê là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày, tuy nhiên mỗi nơi lại có sự khác biệt không thể lẫn vào đâu được. Dưới đây là sự so sánh thú vị giữa cách thưởng thức cà phê của người Sài Gòn và người Hà Nội.

Người thưởng thức

Đối với người Sài Gòn, cà phê là loại thức uống phổ biến của mọi tầng lớp, lứa tuổi, từ người già đến người trẻ. Nó là câu cửa miệng để làm cái cớ rủ rê bạn bè: “Cà phê không?”. Chỉ với cái gật đầu, ly cà phê trở thành thứ nối kết giữa hai hoặc nhiều con người với nhau. Họ có thể uống cà phê vào bất cứ giờ nào trong ngày, có thể vào buổi sáng sớm với tờ báo còn thơm mùi mực in, trên chiếc ghế đẩu ngay tại lề đường. Có lúc, người Sài Gòn lại thức thật khuya nhấm nháp ly cà phê bên một người bạn thân, ngắm sự tĩnh lặng đến kỳ lạ của phố xá lúc lên đèn.
Xem thêm: Những góc ngồi quan sát nhịp sống người Sài Gòn

Người Hà Nội lại khác, chuộng cà phê nhất phải kể đến những bậc lão thành, dân kinh doanh đam mê công việc. Họ thường chỉ nhâm nhi ly cà phê vào buổi sáng trong không khí se lạnh và vài tia nắng len lỏi qua tán cây. Người Hà Nội không ngồi quá lâu, nhưng điềm nhiên chẳng vội vã. Đối với họ, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật, ẩn chứa câu chuyện dài cần kể.

Khi thưởng thức cà phê, người Hà Nội điềm nhiên chẳng vội vã

Địa điểm uống

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng. Các địa điểm phục vụ loại thức uống này ở Sài Gòn cũng rất đa dạng về thể loại, từ cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê bệt cho đến cà phê sân vườn…

Tại Hà Nội thì khác, do đất chật người đông nên các quán cũng đơn giản hơn. Đó có thể là quán theo phong cách phố cổ, hoặc ngồi tạm ngay vỉa hè. Đặc biệt nhiều khi các vị khách còn sẵn sàng ngồi chung một bàn san sát nhau vì hết chỗ.

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng

Cách gọi cũng khác…

Khi bước chân vào quán, người Sài Gòn muốn uống cà phê pha chút sữa, họ sẽ gọi cà phê sữa đá, bạc xỉu hoặc cà phê sữa tươi. Dĩ nhiên cả ba loại đều có mức độ đậm nhạt khác nhau. Cà phê sữa đá được xem như một nét khó quên trong lòng những ai yêu hương vị cà phê, đến nỗi khi đi xa cứ vương vấn mãi.

Riêng người Hà Nội, họ gọi món cà phê pha sữa là cà phê nâu. Đó là loại cà phê sữa đặc, không uống đá và nhiều cà phê nên có vị đắng hơn so với Sài Gòn. Hà Nội hầu như không có bạc xỉu, nếu lúc nào đó người Hà Nội muốn bắt chước người Sài Gòn gọi một ly như thế, chắc chắn người đó sẽ bị chủ quán ở Hà Nội xem là “người ngoại đạo”. Từ này hiện nay vẫn chưa phổ biến tại Hà Nội, dù một số quán cũng bắt đầu cập nhật vào thực đơn thức uống.

Nắm bắt được sự quen thuộc cũng như ý nghĩa của ly cà phê sữa đá tại Sài Gòn và cà phê nâu tại Hà Nội, VinaCafé Chất cho ra đời hai dòng sản phẩm riêng biệt là Hà Nội cà phê nâu và Sài Gòn cà phê sữa đá để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Đây là sản phẩm được áp dụng công nghệ đột phá với cà phê được làm hoàn toàn từ 100% nước cốt đầu tiên của cà phê rang xay nguyên chất, mang đến cho người dùng ly cà phê sữa đá uống liền đúng chất pha phin kiểu Việt.

Chỉ cần thưởng thức qua ly cà phê hòa tan, cả người Sài Gòn lẫn Hà Nội đều như tìm thấy lại được chính hương vị tại quê nhà của mình.

Hoàng Ngân (VnExpress)

Bài đăng phổ biến