Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

10 điểm đến khắp Việt Nam cho người hoài cổ


Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), phố cổ Hội An (Quảng Nam), nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)… là những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm dấu ấn cổ xưa.
Xem thêm: 10 làng chài đẹp như tranh ở Việt Nam ít người biết

Cầu Long Biên



Cầu Long Biên là cây cầu dây thép đầu tiên bắc qua hai bờ sông Hồng, Hà Nội, do người Pháp xây dựng vào thế kỷ 19. Cầu Long Biên từng bị ném bom nhiều lần trong chiến tranh, thậm chí hai trụ lớn đã bị cắt đứt, dù vậy công trình này đã được phục hồi để duy trì là một biểu tượng một Hà Nội cổ xưa. Nếu có dịp đi ngang cầu Long Biên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một cây cầu được xây dựng theo lối kiến trúc của Pháp, mang một vẻ đẹp mộc mạc nhưng tao nhã, bình dị và gần gũi.

Làng cổ Đường Lâm

Cổng ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Ảnh: Linh Hương

Làng cổ Đường Lâm tọa lạc tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, là địa điểm du lịch nổi tiếng bởi kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Làng cổ Đường Lâm là số ít nơi vẫn giữ được nét đẹp của những ngôi làng xưa với sân đình, bến nước, cây đa, chùa, miếu... Ngôi làng có tổng cộng gần 1.000 ngôi nhà, được xây dựng từ thế kỷ 17 với lối kiến trúc cổ với những vật liệu truyền thống như đá ong, tre, nứa, ngói... Điểm đặc biệt của ngôi làng này chính là cây đa cổ thụ 300 năm tuổi, con đường vào làng được lát gạch, những bức tường vàng đã ngả màu thời gian, tạo nên khung cảnh vừa nên thơ, vừa cổ kính.

Chùa Dâu


Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội hơn 30 km. Chùa Dâu được xem là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ năm 187 và hoàn thành năm 226, được công nhận là di tích lịch sử vào năm 1962. Trải qua nhiều lần tôn tạo chùa Dâu ngày nay mang lối kiến trúc thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18) với bốn dãy nhà kết nối với nhau thành hình chữ nhật. Trong chùa thờ rất nhiều tượng của các vị Hộ pháp, La Hán, Bồ Tát, Thánh Tăng… và rất nhiều tượng phật. Giữa sân chùa còn có ngôi tháp Hòa Phong cao 17 m, thờ 4 vị thiên vương cai quan 4 phương trời đất.

Làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia. Ảnh: Trần Việt Anh

Làng cổ Phước Tích nép mình bên dòng sông Ô Lâu, cách trung tâm thành phố Huế 45 km. Làng cổ Phước Tích nổi tiếng bởi sự lưu giữ vẻ đẹp vẹn nguyên của làng quê miền Trung. Ngôi làng được quy hoạch theo không gian kiến trúc, chia làm ba xóm gắn liền nhau. Đến làng cổ này du khách sẽ cảm nhận được vẻ thơ mông của làng quê miền Trung, vẻ thanh bình qua những ngôi nhà, khoảng sân hay chiếc cổng rào. Làng cô Phước Tích là nơi ghé thăm thường xuyên của du khách bởi những giá trị của nó vẫn vẹn nguyên với thời gian.

Làng cổ Phong Nam

Thuộc xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, làng cổ Phong Nam nổi tiếng với các công trình kiến trúc cổ như nhà thờ, đình, miếu, chùa... và giữ được nét đặc trưng của làng quê Việt truyền thống. Làng cổ Phong Nam còn được biết đến với nhiều lễ hội tôn vinh nghề nông, lễ hội dành cho trẻ chăn trâu hay những giai thoại về tài năng của Ông Ích Khiêm. Đến đây du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình và không khí trong lành của làng quê Việt với cánh đồng lúa bát ngát bao quanh, con đường làng trải dài với những hàng tre rợp bóng.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nơi đây từng là một thương cảng sầm uất, nơi giao lưu mua bán của những thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây vào thế kỷ 17-18. Năm 1999 Phố cổ Hội An được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi lối kiến trúc đậm nét truyền thống và những giá trị văn hóa phi vật thể. Ngày nay, Phố cổ Hội An vẫn giữ được hồn xưa tích cũ với những ngôi nhà cổ nhuộm màu rêu phong phủ kín. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể di tích gồm nhiều nhà ở, đình chùa, miếu, chợ... và những cửa hàng bán lồng đèn vô cùng đẹp mắt.
Xem thêm: 7 đặc điểm của Hội An mê hoặc du khách Tây

Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền bao lâu này là biểu tượng không thể thanh thế của cố đô Huế. Ảnh: Tran Liet Hung

Cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương, là một trong những điểm đến hấp dẫn của thành phố Huế xinh đẹp. Cầu Tràng Tiền được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic gồm mười hai nhịp với màu trắng bàng bạc làm cho cây cầu thêm đẹp huyền ảo. Nơi đây là điểm đến lý tưởng của du khách và những đôi trai gái yêu nhau vào dịp cuối tuần để lắng nghe dòng sông Hương ru khúc hát bằng những dòng chảy êm đềm và ngắm cầu Tràng Tiền xinh đẹp dù đã qua bao mùa biến cố.

Nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ sông Kỳ Lộ, thuộc huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Với tuổi đời gần 120 năm, đây là một trong những nhà thờ lâu đời nhất Việt Nam. Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, màu xanh xám kết hợp cùng nhiều hoa văn giản dị. Nhà thờ tuy nhỏ nhưng khuôn viên rộng và luôn rợp bóng mát cây xanh. Nơi đây còn là nơi lưu trữ cuốn sách đầu tiên in bằng tiếng Việt, là một điểm đến thú vị cho du khách yêu thích lối kiến trúc xưa cũ.
Xem thêm: Trải nghiệm du lịch 48h tại xứ biển Phú Yên

Nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy được nhiều người ghé thăm khi tới Cần Thơ. Ảnh: Ái Nam

Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, TP Cần Thơ. Nhà cổ này được xây từ 1870 với 5 gian 2 chái, mang đậm lối kiến trúc Pháp với nhiều họa tiết đẹp mắt. Điểm nổi bật của ngôi nhà là những hàng cột được làm bằng gỗ lim đen bóng, hệ thống xà kèo được chạm trổ tinh vi, gạch lát nền có hoa văn đẹp mắt. Nhà cổ Bình Thủy là một trong những ngôi nhà cổ lớn và đẹp nhất Cần Thơ, thể hiện lối sống truyền thống của người dân Nam bộ ngày xưa.

Xem thêm: Một ngày về xứ Tây Đô vi vu sóng nước

Nhà trăm cột Long An

Nhà trăm cột toạ lạc tại ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, được xây dựng vào năm 1901-1903 theo lối kiến trúc thời Nguyễn và mang đậm phong cách Huế. Ngôi nhà có tổng cộng 120 cột gồm 3 gian, 2 chái và được điêu khắc tinh xảo được làm hoàn hoàn bằng gỗ và lợp ngói. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi nhà cổ đã bạc màu thời gian nhưng lối kiến trúc và giá trị thì chưa bao giờ là xưa cũ.

Ba món ngon cho cuối tuần ở biển Nha Trang

Tôm hùm, bò nướng hay bánh xèo mực là những món ăn hấp dẫn du khách khi du lịch đến thành phố biển Nha Trang.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch đảo Bình Ba - Nha Trang

Nha Trang có rất nhiều món đặc sản, nhưng bạn nhất định phải thử những món sau đây để cảm nhận sự khác biệt mà không nơi nào có được.

Bánh xèo mực


Không giống như các nơi khác, bánh xèo Nha Trang ngoài những thành phần bắt buộc còn có một con mực tươi, tạo nên hương vị khác biệt.


Bánh xèo mực Nha Trang nổi tiếng với nhân tôm, mực đầy đặn. Ảnh: NhaTrang


Vỏ bánh xèo mực được làm từ bột gạo, nhân tôm, giá đỗ và mực tươi. Điều đặc biệt là mực chỉ rửa sạch, không được mổ để có mùi vị thơm ngon nhất. Vì vậy khi ăn, mật trong mực vỡ ra quyện vào nước chấm tạo thành một màu đen tuyền.

Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận vị giòn của bánh hòa lẫn vị ngọt của mực, tôm, giá cùng với nước chấm đã làm nên thương hiệu cho món bánh xèo.

Địa chỉ: đường Tháp Bà (qua cầu Trần Phú).

Bò nướng Lạc Cảnh


Đây từ lâu đã là món ăn nổi tiếng ở thành phố biển, được nhiều du khách truyền tai nhau. Bò ở đây được xắt thành miếng vuông vừa ăn, ướp với mật ong và các loại gia vị riêng với bí quyết mà không nơi nào có được.


Bò nướng Lạc Cảnh nổi tiếng bởi những bí quyết tẩm ướp. Ảnh: dulichnhatrang


Khi ăn, thực khách sẽ được nướng ngay trên bếp than hồng tại bàn, có thể ăn tái, chín và thịt vẫn còn nóng hổi. Miếng thịt bò thơm, mềm thường được ăn kèm với bánh mì.

Địa chỉ: đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Hương Xuân.

Tôm hùm


Tôm hùm ở thành phố biển có hương vị rất riêng và chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như hấp, nướng, nấu cháo. Thường cháo tôm hùm được nhiều thực khách đến Nha Trang yêu thích bởi vị ngon ngọt khác biệt.



Tô cháo tôm hùm hấp dẫn thực khách khi chỉ mới nhìn qua. Ảnh: vietjetair-hanoi


Gạo để nấu cháo là loại gạo dẻo, tôm hùm được bóc vỏ, lọc riêng thịt cho vào xào sơ cùng hành mỡ cho đậm đà. Khi cháo chín, nêm gia vị rồi bỏ thịt tôm đỏ au vào, thêm chút hành, mùi tàu, tiêu xay. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận mùi thơm thơm của gạo quyện lẫn trong mùi hành, vị tôm ngọt và màu xanh mướt của hành lá.

Địa chỉ tham khảo: quán hải sản ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú...


(VnExpress)

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Nước Nhật tinh khôi với cung đường tuyết trắng

Nếu đã quen thuộc với một Nhật Bản yêu kiều trong cánh hoa anh đào, thì nay du khách sẽ bắt gặp một nước Nhật thuần khiết tráng lệ với cung đường tuyết trắng.
Xem thêm: Nhật Bản - vùng đất của nụ cười và niềm tin tuyệt đối
 
Mọi sự vật như đang dìu bước du khách đến với một bức tranh thiên nhiên, một bức tranh thanh bình mà vô cùng tráng lệ. Một chút bâng khuâng hoài niệm trước những kiến trúc cổ xưa và tận hưởng cái se se lạnh đang ẩn hiện trong hơi thở mùa xuân sẽ là trải nghiệm không thể nào quên trong hành trình “Nagoya - Takayama - Shirakawago - “Cung đường tuyết Tateyama” - Matsumoto - Tokyo”.

Ngỡ ngàng sắc trắng tinh khôi

Điểm đặc biệt của chuyến đi lần này sẽ đưa du khách đến với Tateyama Kurobe để trải nghiệm những cảm giác vô cùng ấn tượng với hai bức tường tuyết bao bọc suốt tuyến đường. Với sự ưu đãi của mẹ thiên nhiên cùng chút khéo léo thông minh của con người Nhật Bản, con đường được đào xuyên qua lớp tuyết dày 20 m nhanh chóng trở thành một địa điểm thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch gần xa. Du khách có thể dạo bộ ngắm tường tuyết và tận hưởng cái lạnh âm độ phả ra từ những khối băng tuyệt mĩ này hoặc đi xe điện ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của dãy núi Tateyama. Ghé thăm đập nước Kurobe sẽ giúp cho du khách hiểu thêm về một công trình thủy lợi lớn nhất Nhật Bản đã được xây dựng một cách tinh tế và khéo léo trên dòng sông Kurobe hiền hòa, trong vắt màu xanh ngọc bích. Với chút trắng tinh khôi của tuyết điểm xuyến thêm màu xanh tươi mát của non nước cỏ cây đã tạo nên một cảnh sắc kì vĩ đến thơ mộng, nhẹ nhàng đi vào lòng người thưởng lãm.
 
Tuyệt vời cung đường tuyết trắng tại Nhật Bản (Nguồn: Internet)

Không như những lâu đài được xây dựng trên đỉnh núi cao quanh năm mây phủ hay bên những dòng sông thơ mộng, Matsumoto tạo nên sự khác biệt khi được dựng bên cạnh đập nước. Matsumoto được mệnh danh là “Crow Castle” (Lâu đài quạ đen) vì sự độc đáo từ nội thất được làm từ các loài gỗ thân đen vô cùng quý hiếm. Chính vì vậy mà lâu đài dường như luôn được khoác một chiếc áo cổ điển nhưng vẫn mới mẻ khiến cho du khách khó có thể nhận ra nơi đây đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Mùa đông đến xung quanh lâu đài sẽ là một màn tuyết trắng xóa bao phủ, xuân về thì từng hàng cây anh đào tranh nhau bung nở những bông hoa đẹp nhất, hay khi hạ đi thu tới, cả lâu đài sẽ bừng sáng trong màu đỏ của cả rừng cây lá phong. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời thể hiện rõ nét qua từng mùa trong năm đã khiến lâu đài Matsumoto trở thành một nơi nghỉ dưỡng của các gia đình hoàng tộc Nhật hoàng. Hòa mình vào cảnh nước non hữu tình, thiên nhiên thi vị, du khách dường như sẽ được lắng lòng lại để tận hưởng khúc giao mùa của những đợt gió xuân cuối cùng.

Lắng lòng sắc màu hoài niệm

Hành trình sẽ đưa du khách dừng chân tại làng Shirakawago ở tỉnh miền trung Gifu, đây được xem là một trong hai ngôi làng cổ và có kiến trúc độc đáo nhất Nhật Bản. Với mái nhà theo kiểu những bàn tay cầu khẩn, phải chăng luôn có một thế lực siêu nhiên nào đó luôn che chở cho Shirakawago trước những đợt bão tuyết, trước cuồng nộ của mẹ thiên nhiên, và giúp nơi đây bảo tồn những giá trị văn hóa trong suốt hàng trăm năm qua. Mỗi ngôi nhà đều được xây dựng một cách kì công, và tận dụng nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên cho thấy cuộc sống người Nhật luôn trân trọng những giá trị từ cây cỏ xung quanh. Trong giữa căn nhà cổ nào cũng có một bếp lò, tượng trưng cho sự sum vầy, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Vì luôn cầu mong mùa màng tốt tươi nên làng Shirakawago thường có những lễ hội truyền thống như Dobudo - lễ hội uống rượu gạo. Dù đã trải qua biết bao tháng ngày, nhưng Shirakawago vẫn không bị thời gian làm mờ đi những giá trị cổ kính, và đó là lí do nơi đây được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

Làng Shirakawago (Nguồn: Internet)

Mọi thứ chưa dừng lại ở đó khi mà thành phố Takayama đang giang rộng đôi tay chào đón du khách bốn phương. E ấp bên dòng sông Miya-gawa thơ mộng, thành phố Takayama nổi tiếng với nét cổ kính trong lối kiến thúc xây dựng từ thời phong kiến xa xưa. Tại những ngôi nhà cổ tĩnh lặng hiền hòa vẫn lưu giữ những giá trị truyền thống với phong tục thờ phượng tổ tiên và các vị thần linh. Hằng năm, vào mùa xuân và thu, người dân Takayama tổ chức lễ hội để ăn mừng mùa thu hoạch bội thu và cầu xin mùa màng sau sẽ được tốt tươi. Thật đáng tự hào khi một thành phố nhỏ như Takayama nhưng lại nắm giữ một trong ba lễ hội lớn nhất của Nhật Bản, phải chăng vì nơi đây vẫn còn thấm đượm bản sắc dân tộc Nhật dù nhịp thời gian đã trôi qua hàng thế kỉ? Và sẽ thật thiếu sót nếu du khách bỏ qua việc thưởng thức một cốc rược sake trong những cửa hàng có chùm cây tuyết tùng treo trước cửa. Sake ở Takayama nổi tiếng bởi gạo được người nông dân trực tiếp trồng trong vùng và nước nấu rượu trong lành nhất lấy từ đỉnh núi Hina gần đó. Chút ấm nồng trong Sake giống như lòng nhiệt tình của con người Takayama sẽ làm cho du khách không thể nào quên vùng đất xinh đẹp trù phú này.
 
(Theo NguoiLaoDong)

Bài đăng phổ biến