Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Những lý do không thể không đến Tây Bắc Thái Lan

Thái Lan không chỉ có những thành phố sôi động hay cổ kính mà còn có những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở vùng Tây Bắc.

Xem thêm: Đi Lop Buri - Thái Lan ngắm cánh đồng hoa hướng dương rực rỡ
Với những người mê khám phá, yêu thiên nhiên thì Tây Bắc Thái Lan có hàng loạt lý do dưới đây sẽ dễ dàng chinh phục bạn khi đến với vùng đất này.

Rừng cây phong phú

Một trong những khu vực bảo tồn tự nhiên quý giá nhất Thái Lan, công viên quốc gia Nam Nao, tọa lạc ở Phetchabun. Với diện tíchgần 1.000 km2, công viên sở hữu rất nhiều khu vực rừng nguyên sinh như rừng tre trúc, rừng nhiệt đới, rừng thông, nhưng rừng thường xanh vẫn chiếm ưu thế nhất.

Bình minh rực hồng trên nền trời ở Công viên quốc gia Nam Nao.

Đây là quê hương của rất nhiều đàn voi, bò xám, hổ và hàng trăm loài chim. Một điểm cộng khác là thời tiết tại đây mát mẻ hơn mọi khu vực khác của Thái Lan, nhưng bạn không nên đến vào mùa mưa để tránh loài đỉa thông. Phù hợp để tản bộ hàng tiếng đồng hồ ở các hành trình ngắn cho đến những đoạn đường dài 10 - 17 km.

Sinh vật hoang dã

Khao Yai ở tỉnh Nakhon Ratchasima là công viên quốc gia đầu tiên, cũng nổi tiếng nhất Thái Lan. Công viên bao phủ 300 km2, với rừng hỗn rợp rụng lá, rừng nhiệt đới, rừng thường xanh và đồng cỏ khô, cùng rất nhiều thác nước chảy quanh năm. Thế giới động vật ở đây cũng khá phong phú với hổ voi, hươu nai, rất nhiều loài chim, trong đó có cả chim hồng hoàng tuyệt đẹp.

Thác nước tuyệt đẹp nước chảy quanh năm.

Nếu ở đây một ngày, bạn chắc chắn sẽ thấy được rất nhiều loài trong số này. Tại đây, du khách có thể lựa chọn đi bộ xa gần tùy thích và hướng dẫn viên cũng chính là các vị kiểm lâm thân thiện.

Không gian mở thoáng đãng

Công viên quốc gia Phu Kradueng nằm trên đỉnh một cao nguyên, có rất nhiều con đường đi bộ băng qua đồng cỏ xanh ngút mắt, những rừng thông, rừng hỗn hợp rụng lá và rừng thường xanh. Tương tự như công viên Nam Nao, khu rừng cao ngút này có khí hậu mát mẻ vào dạng nhất nhì Thái Lan.

Công viên quốc gia Phu Kradueng nằm trên đỉnh một cao nguyên cho bạn view ngắm cảnh tuyệt đẹp.

Nhiệt độ buổi tối thậm chí có thể rơi xuống 0 độ vào mùa mát mẻ (tháng 12 đến tháng 1) dù vào ban ngày có thể nhanh chóng nhảy lên mức 21 độ. Ngay cả vào mùa nóng, nó cũng mát hơn xung quanh đến 5 độ. Do một số thiên tai mùa mưa như sạt lở đất, công viên đóng cửa từ tháng 6 đến tháng 9.

Tại Phu Kradueng, du khách có thể thử thách mức độ vừa phải với đoạn đường dài 5,5 km lên núi (có thể thuê thêm người khuân vác đồ). Khi tới nơi, bạn sẽ được khám phá nhiều thác nước, vách đá kỳ vĩ.

Cảnh quan tuyệt mỹ

Phu Kradueng có thể chiếm ngôi vương về cảnh đẹp ở Isan, nhưng chúng ta không thể bỏ qua Hin Chang See ở Khon Kaen, thuộc công viên quốc gia Nam Phong. Hin Chang See không chỉ sở hữu nhiều thắng cảnh ở Ubonrat mà còn có những tảng đá khá kì lạ và một công viên nho nhỏ đáng yêu. Dù không thể tản bộ quá dài (khoảng 500 m), con đường dẫn lên các khu cắm cảnh rất đáng để bạn bỏ công sức leo lên.

Leo núi


Wat Phu Thok vừa là một đền thờ thanh tịnh, vừa là một công viên quốc gia với những địa điểm lý tưởng để khởi động cho quá trình leo núi. Hãy kiểm tra khả năng giữ thăng bằng với những khung cảnh chóng mặt từ các bậc thang yếu ớt dẫn từ ngọn núi lẻ loi này đến một trong những đền thờ hùng vĩ nhất Thái Lan.

Lịch sử lâu đời

Thái Lan đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu đời, kéo dài hàng thế kỷ đầy thăng trầm, từ một đế chế huy hoàng của Sukhothai người dân có cuộc sống ấm no, đến thời Ayuthaya tha hóa. Nhưng ở Isan, đây là nơi thờ tụng của đế vương Khmer, quốc gia đã từng mở rộng hầu hết vùng Tây Bắc Thái Lan ngày nay.

Phanon Rung là một đài tưởng niệm Khmer còn nguyên vẹn và tốt nhất.

Từ cửa vào dọc theo con đường lát gạch để đến với ngôi đền tráng lệ, du khách sẽ vô cùng ấn tượng với độ chuyên nghiệp và sự phát triển nghệ thuật của người xưa.

Ly kỳ, bí ẩn

Công viên lịch sử Phu Phrabat ở tỉnh Udon Thani là một trong những địa điểm nhiều bí mật nhất Thái Lan. Công viên được tạo thành từ các mỏm đá, và rừng cây rụng lá khô. Đất đá ở đây tạo nên những hình dáng rất đẹp và sự thăng bằng đến mức khó tin, khiến nhiều người suy đoán rằng người xưa đã xếp đặt chúng để phục vụ cho mục đích tâm linh nào đó.

Nhưng điều bí ẩn nhất chính là, một số hòn đã được khắc lên vào thời xưa để làm nền, một số khác được chạm lên các cột đá sima cao tận 2 m, tương đương với thời kỳ Dvaravati cách đây khoảng 1.000 năm. Có một truyền thuyết về nhiều địa điểm trong công viên, nhưng chính lịch sử bí ẩn của khu vực này lại hấp dẫn người nghe hơn cả truyền thuyết không thật kia.

(Theo Lonelyplanet)

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Những điều lưu ý khi đi du lịch Thái Lan

Không xoa đầu người khác, ôm hôn nơi công cộng hay chạm vào cơ thể nhà sư... là những điểm nên nắm rõ khi đi du lịch Thái Lan để tránh rắc rối.

Xem thêm: Những món ăn đường phố ở Thái Lan bạn không nên bỏ qua

Thái Lan là một trong những điểm đến du lịch được nhiều người Việt lựa chọn, thậm chí có những người đi Thái Lan nhiều lần. "Đất nước chùa vàng" này nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hệ thống chùa chiền nguy nga, các khu vui chơi giải trí náo nhiệt, lễ hội truyền thống đặc sắc, vô số cơ hội shopping thỏa thuê tại các khu mua sắm giá rẻ sầm uất và đồ ăn rất ngon. Ngoài ra, chi phí cho một chuyến du lịch ở Thái Lan đối với người Việt Nam rẻ, chỉ cần chi 4-5 triệu là bạn đã có một trải nghiệm tuyệt vời ở đất nước này rồi.

Thái Lan cởi mỏ, luôn chào đón du khách, người dân ở đây cũng rất dễ mến. Tuy nhiên, có những lưu ý mà bạn nên tránh khi du lịch Thái Lan
 

Không mặc quần áo 'mát mẻ' khi đi chùa

Thái Lan là một nước có nhiều đền chùa, số lượng người theo đạo rất đông. Người dân ở đây tôn sùng đạo Phật. Vì thế, dù giới trẻ bây giờ có thể ăn mặc tùy theo sở thích, nhưng khi đi chùa phải chú ý ăn mặc gọn gàng, nhất là các bạn nữ không nên mặc váy ngắn, quần short và trang điểm quá lòe loẹt ở những nơi thờ cúng.

Không được nói xấu, có thái độ bỡn cợt với Vua và Hoàng gia

Khi đến Thái Lan, bạn tuyệt đối không được có những hành động khích bác hoặc thái độ bỡn cợt khi nói về nhà vua và Hoàng gia Thái Lan. Đây không chỉ là văn hóa mà nó còn liên quan đến luật pháp. Mỗi người dân Thái Lan đều có niềm tôn kính và ngưỡng mộ với Vua và Hoàng gia Thái Lan. Nếu đặt chân đến đất Thái, bạn sẽ thấy nhiều hình ảnh về của nhà vua và gia đình ngay cả khi ông còn bé, một số hình ảnh có mặt ở sân bay, trên các bảng quảng cáo lớn ở các tuyến đường cao tốc

Không chạm vào cơ thể nhà sư

Khoảng 90% người Thái theo đạo Phật vì thế bạn không nên bỡn cợt với đức Phật và nhà sư. Đồng thời, dù có thích chụp ảnh đến đâu cũng không nên chụp cạnh tượng Phật. Hơn nữa, việc phụ nữ chạm vào các vị sư là điều cấm kỵ ở quốc gia này. Nên các bạn nữ nhớ cẩn thận, tránh tiếp xúc gần với các vị sư. Nếu một người phụ nữ muốn đưa vật gì đó cho nhà sư, họ phải đưa thông qua một người đàn ông.

Không xoa đầu người khác

Người Thái Lan cho rằng, đầu là nơi cao quý nhất trên cơ thể. Vì vậy hành động xoa đầu hay chạm vào đầu người khác được xem là thô lỗ, cho dù là với trẻ em cũng không.

Không gác chân lên bàn

Người Thái quan niệm chân bao giờ cũng là phần bẩn nhất nên khi ngồi bạn nên tránh để chân lên bàn. Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi chéo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh vua.

Bỏ giày dép khi vào nhà

Khi chào người Thái, bạn nên chào theo kiểu hai tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống. Khi bước vào nhà phải bỏ giày dép ra, tránh giẫm lên ngưỡng cửa vì người Thái quan niệm thần linh cư ngụ ngay ngưỡng cửa.

Không bao giờ chấp nhận taxi với giá thỏa thuận

Tất cả taxi ở Bangkok đều được yêu cầu phải có máy hiển thị khoảng cách và giá tiền, đồng thời mọi hành vi thỏa thuận giá taxi đều là trái luật pháp Thái Lan. Hãy chỉ đồng ý đi những chiếc taxi có hiển thị đồng hồ tính tiền. Nhớ đem theo nhiều tiền lẻ vì bác tài có thể sẽ không hoàn lại tiền thừa cho bạn. Không bao giờ bắt taxi đỗ sẵn ở trước khách sạn, các khu du lịch, điểm tham quan hay trung tâm mua sắm.

Không nên biểu lộ tình cảm nam nữ ở những nơi công cộng

Người Thái theo đạo Phật nhiều nên họ rất cấm kị các hành vi ôm hôn, thân mật của các cặp đôi ở nơi công cộng. Vì thế, nếu không muốn những người dân chuyển qua thái độ không thân thiện, thì bạn hãy cố gắng chú ý các hành động của mình.

Nói to ở nơi công cộng

Tính cách của người Thái là khá nhẹ nhàng và mềm mỏng, kể cả khi nói chuyện. Do vậy, bạn cũng nên cố gắng trò chuyện nhỏ ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, chùa chiền. Đồng thời, đừng dại gì huýt sáo lúc nửa đêm khi còn ở trên đất nước này. Vì người Thái Lan tin rằng huýt sáo nửa đêm sẽ xui xẻo, giống như đang gọi linh hồn người chết.
 
(Theo NgoiSao)

Các phiên chợ vùng cao nổi tiếng nên một lần ghé qua

Những phiên chợ nhộn nhịp với nhiều nét đặc trưng nơi vùng cao Tây Bắc nước ta luôn gây tò mò cho du khách trong và ngoài nước.
Xem thêm: Cung phượt đẹp mê hồn với Tây Bắc mùa lúa chín

Các phiên chợ vùng cao không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu của bà con vùng cao. Đặc trưng nổi bật nhất của các phiên chợ vùng cao đó là luôn rực rỡ màu sắc từ trang phục của bà con dân tộc đến những sạp thổ cẩm được bày bán la liệt dưới nền đất. Dù ngày nay, các phiên chợ vùng cao không còn được như xưa, nhưng vẫn nên một lần ghé qua những nơi này để biết thêm về cuộc sống của bà con dân tộc nơi đây.

Chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai, Lào Cai)

Chợ phiên Cán Cấu luôn rực rỡ sắc màu từ váy áo của bà con dân tộc. Ảnh: Phạm Trắc Vũ

Chợ vùng cao Cán Cấu hay còn gọi là chợ phiên Si Ma Cai cách thành phố Lào Cai gần 100 km. Đường đi tới đây không dễ đi, vì những con đèo gấp khúc nối nhau, đường lại hẹp. Nhưng chính sự vất vả đó càng làm du khách thấy thích thú, hào hứng khi đến được với phiên chợ. Chợ phiên Cán Cấu tập trung chủ yếu bà con người Mông Hoa, người Giáy và thường họp vào thứ 7 hàng tuần từ sáng sớm. Tuy chợ Cán Cấu không lớn và tấp nập như chợ Bắc Hà (cách đấy 20 km) nhưng điểm đặc biệt của chợ là vẫn giữ được những nét đặc trưng của người dân tộc, ít bị lai tạp bởi những món hàng hóa từ Trung Quốc chuyển sang. Du khách ghé thăm chợ Cán Cấu còn có dịp thưởng thức những món ăn dân dã, quen thuộc như bún, phở, lòng... nhưng hương vị khác hoàn toàn so với khi ăn dưới xuôi.

Chợ phiên Quyết Tiến (Hà Giang)

Phở Tráng Kìm là món ăn rất đặc biệt bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức khi đến chợ phiên Quyết Tiến. Ảnh: hachi8

Chợ phiên Quyết Tiến thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, cách Hà Nội khoảng 320 km. Chợ cũng chỉ họp vào sáng thứ 7 hàng tuần và bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng. Ngày nay du khách cũng bắt đầu tìm đến chợ phiên Quyết Tiến ngày môt nhiều nhưng khu chợ vẫn giữ được sự nguyên sơ, giản dị vốn có. Bà con dân tộc đôi khi đến đây chẳng mua cũng chẳng bán gì nhưng để được giao lưu, gặp gỡ bạn bè, đôi khi là tìm người bạn đời cho mình. Đến đây ngoài việc chọn mua lấy những món đồ thổ cẩm rực rỡ sắc màu bạn có cơ hội trò chuyện,tìm hiểu về cuộc sống của bà con dân tộc người Mông. Những món đặc sản nức tiếng của Hà Giang như phở Tráng Kìm, thắng cố, cháo ấu tẩu… cũng được bày bán tại chợ.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng (Điện Biên)

Giữa trưa luôn là lúc chợ phiên Tả Sìn Thàng đông vui, nhộn nhịp nhất.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng thuộc huyện Tủa Chùa - nơi có đặc sản chè shan tuyết nức tiếng. Chợ họp ở thung lũng trung tâm của 5 xã: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sả Phình, Trung Thu, Sính Phình. Cứ 6 ngày một lần, chẳng ai hẹn ai, chợ lại tự động họp từ khi mặt trời chưa qua đỉnh núi. Chợ Tả Sìn Thàng đặc trưng bởi màu vải tím trên khắn quấn đầu của bà con dân tộc. Thời điểm giữa trưa luôn là lúc chợ tấp nập, nhộn nhịp nhất. Cũng như hầu hết các phiên chợ vùng cao khác, chợ Tả Sìn Thàng bày bán đủ các loại nông cụ, thực phẩm, kim chỉ, vải vóc… Đặc biệt nếu đến chợ Tả Sìn Thàng bạn sẽ được mời chào uống thử chén rượu Mông Pê ủ men bằng lá rừng bên bát thắng cố nóng hổi.

Chợ phiên Dào San (Phong Thổ, Lai Châu)

Bà con dân tộc thường tranh thủ mua kim, chỉ để thêu áo váy khi đến chợ phiên. Ảnh: Việt Hòa

Chợ phiên Dào San là nơi gặp gỡ, mua bán trao đổi hàng hóa của 8 xã vùng cao Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chợ Dào San cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 60 km, thường họp vào chủ nhật hàng tuần và luôn tràn ngập tiếng cười đùa, nói chuyện của bà con dân tộc Mông, Dao sinh sống nơi đây. Chợ phiên giống như một địa điểm vui chơi của bà con vùng cao nên cứ trước ngày họp chợ ai cũng háo hức, chuẩn bị sẵn áo váy để xuống chợ. Chợ Dào San ngày nay không chỉ là nơi thu hút bà con dân tộc trong vùng đổ về mà cả du khách, người Kinh dưới xuôi cũng tìm đến để mua cho mình đôi tấm thổ cẩm hay thưởng thức những món ăn được bày bán trong chợ và tìm hiểu cuộc sống của bà con nơi đây.
(Theo NgoiSao)

Bài đăng phổ biến