Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Kinh nghiệm du lịch Huế Lăng Cô

Bãi biển Lăng Cô đã từ lâu được biết đến là một trong những bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh đẹp nhất nhì Việt Nam. Với bãi biển dài 10 km, làn nước biển trong xanh cùng những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn. Tất cả những điều đó đã khiến bãi biển Lăng Cô được mệnh danh là biển đẹp nhất hành tinh.


Bãi biển Lăng Cô nổi tiếng với nhiều điểm du lịch hấp dẫn nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thế Giới như: phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Cố đô Huế. Nằm các thành phố Huế 70 km về phía Bắc và các thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Nam, biển Lăng Cô từng được công nhận nằm trong danh sách những vịnh biển đẹp nhất thế giới ( năm 2009). Điểm du lịch đầu tiên khi mọi người đặt chân đến Huế, và dĩ nhiên bạn cần cân nhắc thời gian, địa điểm thật sự hợp lý nhé!

Thời gian

Bãi biển Lăng Cô các ngày cao điểm thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7. Theo kinh nghiệm của người dân, nếu bạn đến Lăng Cô các tháng còn lại sẽ rơi vào mùa mưa ở Huế, khiến cho bãi biển có màu đục từ các sông đổ về. Khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 thì biển thường khá lạnh.


Xem thêm : “Đánh thức” những bãi biển đẹp tại Cố Đô

Phương tiện

Máy bay : Bạn ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh bạn đều có thể mua vé các chuyến bay đến Huế, từ đó bạn di chuyển đến Lăng Cô bằng taxi hay xe buýt với quãng đường khoảng 75 km.
Nếu bạn trang bị kinh nghiệm du lịch Huế Lăng Cô và quyết định phượt bằng xe máy hoặc ô tô, bạn có thể đến thành phố Đà Nẵng rồi đi qua đèo Hải Vân đến Lăng Cô khoảng 35 km ( đi đèo) hoặc 15km (đi hầm).
Tàu Hỏa: Một cách khác là bạn có thể chọn tàu hỏa đi đến Đà Nẵng hoặc Huế rồi di chuyển tiếp bằng đường bộ.

Khách sạn tại Lăng Cô

Ở Lăng Cô, bạn có nhiều sự chọn tùy vào mục đích và nhu cầu của bạn 3 sao, 4 sao,… Nhiều khách sạn nổi tiếng như: khu nghỉ dưỡng Lăng Cô Beach Huế, Stork Village Resort Huế, Khách Sạn Ana Mandara Huế, khách sạn Champa Lăng Cô Huế.

Điểm tham quan


Đầm Lập An



Đầm Lập An được biết đến với những cung đường du lịch, một bên là đầm một bên là núi hấp dẫn và những kỷ niệm không bao giờ quên. Bạn có thể tha hồ chụp ảnh và ngắm cảnh với cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Hơn nữa, đầm Lập An toàn là vỏ trai ốc, không có bùn, nước lại rất trong vắt.

Bãi biển Chân Mây



Ngay cái tên đã tạo sự thích thú lạ kỳ cho du khách, bãi biển Chân Mây được biết đến không chỉ vì cái tên và còn từ những nét đẹp thật sự của thiên nhiên. Bãi Chân Mây bằng phẳng, cát trắng kéo dài hình vòng cung, cách quốc lộ 1A khoảng 3 km. Bãi tắm nơi đây khá đẹp, tuy nhiên bạn cần lưu ý khi tắm biển vì nơi đây thường không có người cứu hộ.

Đèo Hải Vân



Đèo Hải Vân là nơi phân chia Huế – Đà Nẵng cũng là địa điểm tham quan được nhiều biết đến. Vì ở đây là sự kết hợp tuyệt vời từ thiên nhiên với quang cảnh đẹp nhất. Bạn có thể chụp ảnh tại các lô cốt của Mỹ hoặc Vọng Hải Đài từ thời vua Minh Mạng. Cuối đèo, lúc xuống đến Lăng Cô, bạn sẽ thấy nhiều vòi nước phun lên rất cao (7-8m) ở ven đường rất đẹp. Đấy là nước dẫn từ triền núi xuống, để rửa xe. Bạn có thể vào rửa chân tay, rất thích mà chỉ mất lời cảm ơn thôi.

Vườn quốc gia Bạch Mã



Vườn quốc gia Bạch Mã được biết đến bởi khí hậu mát mẻ, nhiệt độ đẹp từ 40C và cao hơn 260C. Nơi đây là địa điểm thuận lợi cho bạn dạo bộ và thưởng thức không khí đặc biệt từ thiên nhiên núi rừng Bạch Mã. Bạn có ghé và tham quan cụm thác Ngũ Hồ, thác Đỗ Quyền, tham quan Vọng Hải Đài và chinh phục đỉnh Bạch Mã.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch chùa Hương mùa lễ hội

Ẩm thực ở Lăng Cô



Đến Lăng Cô bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn độc, lạ, tươi, ngon và khá rẻ với các món nổi tiếng như: bánh canh chả cua, mắm sò Lăng Cô, bún riêu càng cua,…
Nếu là người có sở thích về các món hải sản bạn nên đến đầm Lập An để thưởng thức hải sản ngon nhất. Nơi đây nằm ngay giữa biển và núi, là vùng giao thoa của hai dòng nước mặn và nước lợ nên nơi đây có nguồn hải sản dồi dào nổi tiếng khắp vùng như tôm, cá, sò huyết, hàu.

Theo idulich

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương mùa lễ hội

Nếu bạn đang có dự định du lịch chùa Hương vãn cảnh và trẩy hội đầu năm, nhưng bạn đang băn khoăn không biết nên đi thế nào và đi những đâu, ăn gì khi du lịch chùa Hương? Hãy tham khảo một số kinh nghiệm du lịch chùa Hương dưới đây nhé.


Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong dịp đầu xuân. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến, từ những công trình mang dáng dấp độc đáo cho đến những hang động do thiên nhiên tạo ra.

Hàng năm lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch. Nếu đi lễ các bạn nên đi vào mùa lễ hội, nếu đi vãn cảnh chùa và chiêm ngưỡng những kì quan do tạo hóa thì các bạn có thể đi vào bất kì thời gian nào trong năm, trong đó nổi bật nhất là Động Hương Tích được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”.

Xem thêm:Thưởng ngoạn cảnh đẹp kết hợp ẩm thực Hạ Long

Đường đi đến chùa Hương gần và thuận tiện nhất


Phương tiện di chuyển từ Hà Nội tới chùa Hương rất phổ biến như ô tô, xe bus hoặc xe ôm, vì quãng đường không dài nên đa phần mọi người đều lựa chọn đi bằng xe máy, còn những bạn sinh viên thường đi bằng xe bus.

+ Du lịch chùa Hương bằng xe máy các bạn có thể đi theo cách sau:

Đi theo đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương. Hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. (Lưu ý, khi đi tới đường từ Bình Đà đến Kim Bài đoạn cánh đồng thường có cảnh sát giao thông, bắt cả những lỗi rất nhỏ do đó bạn nên mang theo giấy tờ và có gương nhé)

+ Nếu đi bằng ô tô riêng: Đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao thông Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

+ Nếu du lịch chùa Hương bằng xe bus: các bạn có thể đi tuyến bus 75 ở bến xe Yên Nghĩa – bến xe Hương Sơn, có giá 25.000 vnđ. Chuyến sớm nhất là từ 6h tại bến xe Yên Nghĩa. Khoảng thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng, tuy nhiên để tới bến Đục đi thuyền lên chùa mất 1km nữa, các bạn có thể đi xe ôm ra bến đò nhé. Hoặc tuyến 78 chạy tuyến bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu, giá vé 20.000 vnđ. Tuy nhiên, Tế Tiêu cách Chùa Hương hơn 12km nên để di chuyển vào rất xa.

(*) Đa phần mọi người thường du lịch chùa Hương 1 ngày, nên khách sạn, nhà nghỉ ở đây thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu các bạn có nhu cầu ở lại qua đêm có thể thuê nhà nghỉ tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ).

Giá vé tham quan chùa Hương và kinh nghiệm đi đò


Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách, trong đó giá vé tham quan là 50.000đ/vé/lượt và giá đò chất lượng cao là 40.000 đồng/vé/lượt – đò thường là 35.000đ/vé. (Lưu ý, đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên mức giá vé giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt. Nếu trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan, trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt), trẻ em cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.)

Ngoài ra, nếu có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách. Giá vé cáp treo chùa Hương dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.

Kinh nghiệm đi đò khi du lịch chùa Hương: Thường thì có cò đò bám mời chào khách ở khu vực, thậm chí cách xa chùa 20km. Các bạn không nên đi theo cò vì giá vé thường bị chặt chém, nên mua vé ở cổng hội hoặc trực tiếp vào khu vực suối Yến để liên hệ với nhà đò. Vào dịp lễ hội lượng khách thường rất đông, nhà đò thường chở nhiều khách, để tránh bị tăng tiền bạn nên thỏa thuận rõ ràng trước khi đi.

Địa điểm tham quan ở chùa Hương



Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương :

– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Ăn uống tại chùa Hương

Dọc đường từ bến đò tới chùa Thiên Trù hai bên đường có nhiều quán ăn, lưu ý nên hỏi giá trước khi ăn nhé. Đặc sản chùa Hương như dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…đặc biệt là món rau sắng nổi tiếng chùa Hương.

Xem thêm: Du lịch Vịnh Hạ Long phải thử cho bằng hết 7 trải nghiệm thú vị này

Kinh nghiệm mua sắm ở chùa Hương


Các bạn nên sắm lễ trước khi đi vì nế mua trên chùa thường rất đắt. Tại chùa Hương có nhiều món đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, rau sắng…trước khi mua nên kiểm tra chất lượng cũng như số lượng. Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng.

Một số lưu ý khác khi du lịch chùa Hương

Nên vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.
Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ.
Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa.
Nên đi theo nhóm, nhiều người để tiết kiệm chi phí đi đò…
Mang theo những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân.
Đặc biệt hãy cảnh giác với những trò đỏ đen bịp bợm mà mất tiền oan.

Theo Dulich9

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Nghìn guồng quay tơ vàng trên phố đi bộ Hà Nội

Được trang trí với 1.000 guồng quay tơ vàng óng trên cao, phố đi bộ Đào Duy Từ giống như một con đường tơ lụa độc đáo, lạ mắt để chào mừng Ngày Di sản...


Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, phố đi bộ Đào Duy Từ được khoác lên mình "tấm áo choàng" vàng óng bởi 1.000 guồng quay tơ trên cao.


Đây là ý tưởng của Ban quản lý phố cổ Hà Nội nhằm tôn vinh làng nghề, phố nghề truyền thống trong dịp kỷ niệm Ngày Di sản Việt Nam. Chủ đề năm nay lấy nghề thêu làm điểm nhấn xuyên suốt, gồm có thêu truyền thống và thêu cung đình.

Guồng quay tơ hay còn được gọi là phưởng xa, xa tơ hay vay là một dụng cụ truyền thống quen thuộc của nghề thêu Việt Nam, thường được làm bằng tre, hình tròn giống như một chiếc bánh xe.

Nhân viên của Ban quản lý phố cổ đã dành tới 3 đêm để có thể treo hết 1.000 phưởng xa lên cao, chạy dọc 200 m tuyến phố và chính thức khai mạc vào tối ngày 18/11.


Ngoài guồng xe tơ, một số hàng quán Kinh doanh trên phố Đào Duy Từ cũng được treo trưng bày những chiếc lọng vua, lọng chúa trên mái hiên.


Suối tơ vàng óng sẽ được trưng bày cho tới hết ngày 27/11.


Du khách phương tây tỏ ra lạ lẫm và thích thú khi tản bộ qua phố Đào Duy Từ, dưới suối tơ rực rỡ.


Sự độc đáo nơi đây cũng khiến cho các tour xích lô chở khách Du lịch lựa chọn ghé qua nhiều hơn.


Khác biệt hoàn toàn với đặc trưng của nghề thêu truyền thống được trang trí trên phố tạo ra sự thân thuộc gần gũi thì bên trong Triển lãm Nét Xưa tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ lại là hình ảnh tôn nghiêm, trang trọng của nghề thêu cung đình xưa.


Tầng 1 là nơi tái hiện không gian sống cung đình xưa, các bộ hoàng bào trưng bày được phục dựng theo nguyên bản bởi nghệ nhân Vũ Giỏi (làng Đông Cứu, Thường Tín, Hà Hội), người đã có hơn 30 năm theo đuổi, gìn giữ nghề thêu cung đình.


Sử ghi, ông tổ nghề thêu Việt Nam là Lê Công Hành, tên thật là Trần Quốc Khái (18/1/1606) sinh tại trấn Sơn Nam nay thuộc làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ thời vua Lê Thần Tông (1637) và được cử đi sứ Trung Quốc năm 40 tuổi. Trong thời gian ở sứ, ông học được nghề thêu, khi về nước ông truyền dạy và phát triển nghề cho nhân dân.


Nằm tại chính giữa là tấm áo long bào Mây Lam được phục dựng nguyên bản theo long bào của vua Đồng Khánh từng mặc.


Những hoa văn tinh xảo được thêu trên long bào thể hiện sự tỉ mỉ công phu cũng như tay nghề cao của nghệ nhân Vũ Văn Giỏi.


Bên góc phải là phượng bào Hoàng hậu Nam Phương.


Treo trên cao là một số bản sắc phong, ấn chỉ xưa được thêu rồng phượng.


Song hành cùng triển lãm trưng bày nghề thêu trên phố Đào Duy Từ, một số hoạt động khác như giới thiệu nghệ thuật thêu truyền thống, giới thiệu không gian văn hóa Đạo Mẫu, văn hóa Trà Việt cũng được tổ chức tại các điểm như Đình Kim Ngân 42 Hàng Bạc, ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây...








Bài đăng phổ biến