Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Mùa thu phố biển

Nha Trang vào thu mơ mộng và nhẹ nhàng với cái nắng vàng hoang hoải. Nắng thật nhẹ vờn trên sóng biến, nắng rót mật ngọt ngào và vàng óng trên những triền cát xa, nắng ru sóng vỗ nhẹ hơn và làm cho những làn gió mang hơi thở mênh mang của biển cả.

Nha Trang đẹp đến nao lòng trong những ngày thu sang


Nha Trang mùa thu đẹp tinh khôi đến lạ lùng đối lập hẳn với những cơn mưa lụt lội khó chịu tại Hà Nội và Sài Gòn, quá thuận lợi cho những chuyến lênh đênh trên biển hay chỉ ngồi ở 1 góc công viên ngắm nhìn biển thôi cũng khiến cho ai ghé thăm Nha Trang chẳng muốn rời xa. Hơn thế nữa vào đầu thu ánh nắng mặt trời thường không quá gắt vì vậy bạn có thể yên tâm đi chơi và tắm biển mà không sợ bị say nắng hay bỏng rát cơ thể. Đến Nha Trang mùa thu mà bỏ qua những cung đường biển tuyệt đẹp hẳn là điều đáng tiếc. Nắng thu như làm biển trải càng rộng và mênh mông hơn gấp bội. Nắng như dát vàng trên những triền cát trắng, níu gót mọi bước chân qua.

Khung cảnh hoang sơ, kỳ bí của Bãi Dài


Sở hữu cho mình những bãi cát trắng mịn đến tuyệt vời, nước biển thì có màu xanh ngắt mát mắt trong veo và núi non xung quanh tạo nên khung cảnh hoang sơ kỳ bí hấp dẫn Bãi Dài chính là điểm dừng chân mà bất kỳ ai cũng không thể nào bỏ qua cho hành trình khám phá Nha Trang của mình. Dưới làn nắng vàng nhẹ nhàng của mùa thu bạn có thể nằm phơi mình thảnh thơi trên triền cát, cho tầm hồn lãng du theo làn gió nhẹ rồi ru mình trong giấc ngủ bình yên không mộng mị.

Biển êm ái rực nắng vàng những ngày thu sang


Hãy đến với bãi biển Nha Trang để cảm nhận và yêu thêm cái nét đa tình nhất của tạo hóa dành cho thiên nhiên. Mùa này bãi biển Nha Trang ngây ngất, đắm say trong màu xanh của biển trời của những rặng dương tất cả tạo nên cho nơi đây cái duyên dáng thật thơ mộng, trữ tình. 

Góc hoang sơ của biển Đại Lãnh


Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đến hòa mình trong vẻ đẹp còn vẹn nguyên như thuở ban đầu của bãi biển Đại Lãnh. Cái vẻ đẹp mà một thời người ta bắt gặp trong một bức tranh phong cảnh được chạm khắc tinh tế và trong nắng gió mùa thu thì bức tranh ấy càng trở nên lung linh và như có cả một phần hồn thật sâu đậm.

Từ Hòn Chồng phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ thu vào tất cả cái kỳ vĩ của biển khơi


Nếu du lịch đến Nha Trang, Hòn Chồng cũng là điểm đến đầy sức hút mà bạn không thể bào bỏ lỡ cho hành trình mùa thu của mình. Phong cảnh hữu tình của nơi đây với núi, biển nằm sát bên nhau. Hãy thử cảm giác tuyệt vời khi gồi trên mỏm đá buông câu hoặc đi dạo bờ cát hay leo đá. Giữa những tảng đá to lớn, bằng phẳng, bạn có thể ngả lưng nghỉ ngơi hay ngồi ngắm cảnh biển trời.

Nguồn Tổng hợp

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Hoa quả Sơn La – Đậm đà hương vị núi rừng

Khách du lịch có dịp đến với Sơn La đừng bỏ lỡ cơ hội vào vườn hái quả, tự tay chọn những quả ngon nhất, lau qua rồi thưởng thức ngay tại vườn để cảm nhận sự mới mẻ, tươi ngon vô cùng thú vị.

Mận Hậu


Mận hậu được biết đến là thứ quả đặc trưng núi rừng phía Bắc, được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn. Ở mỗi nơi mận lại có hương vị khác nhau, và có lẽ mảnh đất Sơn La được thiên nhiên ưu ái nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt thích hợp cho sự phát triển của cây mận nên mận hậu Sơn La khá ngon và nổi tiếng.

Ngay từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 những trái mận còn xanh vỏ đã được hái để phục vụ nhu cầu thưởng thức sớm của thực khách. Chính vụ vào tháng 5, tháng 6. Du khách đến với Sơn La vào mùa mận chín sẽ có dịp chiêm ngưỡng những vườn mận xum xuê, nặng trĩu quả rộ đỏ tím trong ánh nắng hè rực rỡ.

Những trái mận đầu mùa quả nhỏ, vỏ xanh, có vị thanh mát, chua rôn rốt, vẫn còn giữ nguyên phấn. Quả mận xanh da căng bóng, giòn chấm với muối ớt giã “chẳm chéo” – món chấm đặc sản của dân tộc Thái càng khiến hương vị mận Sơn La trở nên đặc biệt, riêng có hơn bao giờ hết. Khi chín mận hậu có màu đỏ tím, căng mọng, ăn giòn, vị dịu ngọt.

Mận hậu giàu dưỡng chất, vitamin tự nhiên như B1, B2, PP và vitamin C có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu. Ngoài ra trong quả mận chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh ung thư, ngăn ngừa lão hóa...Nhờ vào hương vị đặc biệt và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, từ lâu mận hậu đã trở thành thứ quả yêu thích mà khách du lịch đến với Sơn La đều muốn thưởng thức và không quên mang về làm quà cho người thân, bạn bè.

Để đổi mới hương vị, mận hậu còn được chế biến thành nhiều sản phẩm như mận hậu dầm chua cay mặn ngọt lạ miệng hấp dẫn, nước ép mận thanh mát, giải nhiệt, mứt mận chua chua ngọt ngọt thơm ngon hay rượu mận thơm hương, vị nồng, ngọt ngào, dễ chịu.

Xem thêm: Ngắm sắc thu chảy vàng trên nương cao mùa lúa chín

Quả táo mèo (Sơn Tra)


Quả táo mèo hay còn gọi là quả Sơn Tra là một loại quả đặc sản của vùng núi tỉnh Sơn La nằm trong Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam.

Cây táo mèo mọc tự nhiên, xen lẫn cây rừng trên những dãy núi cao từ 1500-2000m (so với mực nước biển) ở các huyện vùng cao của tỉnh Sơn La như: huyện Bắc Yên, huyện Mường La, huyện Thuận Châu. Táo mèo ra hoa vào cuối mùa xuân tầm tháng 3 tháng 4 và có quả vào mùa thu từ tháng 8 tới tháng 10. Vào vụ thu hoạch, bà con rủ nhau mang gùi lên rừng hái táo rồi bán cho các thương lái hoặc đem xuống chợ bán. Quả táo mèo ngon là quả không quá to, có màu vàng trong hoặc hồng phấn.

Quả táo mèo trong đông y gọi là quả Sơn Tra, tiếng dân tộc Mông gọi là Tu Di nhưng tên gọi thông dụng nhất vẫn là táo mèo, có mùi thơm đặc trưng, vị chua chát, thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, vừa là vị thuốc quý vừa dùng để giải khát trong ngày hè. Trong táo mèo có chứa các hoạt chất như: Axit tactric, vitamin C, hydrat cacbon và protit. Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, làm giảm hàm lượng cholesteron, ổn định huyết áp cho tim mạch, có tác dụng giảm béo; tinh dầu chiết xuất từ táo mèo có tác dụng lưu thông mạch máu, tăng cường oxy lên các tế bào cơ tim. Ngoài ngâm rượu táo mèo có thể dùng ngâm đường để giải khát hoặc chế biến các món ăn vặt như siro, ô mai, mứt…

Nhờ có những công dụng tốt cho sức khỏe, quả táo mèo rất được ưa chuộng, được đưa đi tiêu thụ trên nhiều tỉnh thành trong cả nước và trở thành nguồn thu nhập chính của bà con dân tộc ở các huyện vùng cao của tỉnh Sơn La. Nhận thức được hiệu quả kinh tế cao do táo mèo đem lại, những năm gần đây tỉnh Sơn La đã có chính sách đưa cây táo mèo thành loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên làm giàu. Hiện nay, ngoài diện tích táo mèo tự nhiên, diện tích táo mèo trồng mới trên địa bàn tỉnh Sơn La không ngừng mở rộng, trong đó huyện Bắc Yên là nơi tập trung diện tích táo mèo lớn và ngon nhất tỉnh Sơn La. Hầu hết người dân tại các xã vùng cao của huyện Bắc Yên như: Xím Vàng, Hang Chú, Làng Chếu, Tà Xùa…đã chuyển sang trồng loại cây này. Huyện Bắc Yên đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông huyện tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng, kỹ thuật nhân giống, hỗ trợ giống cho người dân để trồng mới, phối hợp với các doanh nghiệp thu mua, chế biến quả táo mèo để đảm bảo luôn có đầu ra cho người dân với giá ổn định. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2014, diện tích rừng có cây táo mèo mọc tự nhiên và trồng theo các chương trình dự án trên địa bàn huyện Bắc Yên khoảng 2.000 ha. Huyện phấn đấu đến năm 2015, địa bàn các xã vùng cao có 3.100 ha cây táo mèo.

Đào Sơn La


Chắc hẳn ai đã một lần đến Sơn La vào dịp đầu xuân sẽ rất ấn tượng, thích thú với sắc hồng của hoa đào ngập tràn khắp núi rừng nhưng vườn đào không chỉ đẹp khi ra hoa mà nó còn rất đẹp khi vào mùa thu hoạch. Những trái đào căng mọng, rám nắng, ửng hồng như đôi má thiếu nữ dưới ánh nắng le lói lọt qua những kẽ lá chiếu xuống như mời gọi thưởng thức khiến du khách mê mẩn.Đào là giống cây ưa lạnh, hợp với thổ nhưỡng ở Sơn La, đặc biệt là Mộc Châu vì thế từ lâu đào đã được biết tới là sản vật đặc trưng của mảnh đất này và biến nơi đây thành vựa đào của vùng Tây Bắc. Tầm tháng 4, tháng 5 hàng năm là mùa đào chín, lúc này những con đường lên Sơn La đâu đâu cũng hồng rực sắc màu của đào.

Quả đào là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đào Sơn La có đặc điểm vỏ xanh và phớt hồng những chỗ rám nắng, bên ngoài phủ một lớp lông tơ, ăn giòn tan, dóc hạt, có vị chua ngọt rất ngon.

Đào chứa các chất oxy hóa hỗ trợ tiêu hóa, làm sạch và giải độc cho thận. Quả đào cũng chứa hàm lượng chất xơ cao có lợi cho sức khỏe tim, giảm nồng độ cholesterol. Trong thịt quả đào chứa nhiều chất sắt giúp thúc đẩy khả năng tái sinh hemoglobin, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.


Xoài Yên Châu


Xoài tròn Yên Châu là giống cây đã được phát triển qua nhiều năm, gắn bó rất thân thiết với người dân vùng đất Yên Châu và trở thành niềm tự hào của nhân dân các dân tộc nơi đây. Xoài tròn Yên Châu nổi tiếng bởi chất lượng và mùi thơm đặc trưng, đã được đưa vào danh mục nguồn gien cây trồng quý hiếm cần bảo tồn và phát triển theo quyết định số 79/2005/QĐ-BNN ngày 15/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và là một trong 2 loại xoài ngon nhất trong cả nước, cùng với xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang) được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Đúng như tên gọi, xoài tròn Yên Châu có hình dạng khá tròn, kích thước quả không lớn, trọng lượng chỉ từ hơn 100g đến khoảng 200g tuy nhiên tỷ lệ phần thịt khá nhiều. Khi chín thịt xoài mềm, màu vàng đỏ, có vị ngọt đậm đà và mùi thơm đặc trưng, khó lẫn với bất kỳ loại xoài nào ở Việt Nam. Trong quả xoài có chứa hàm lượng các vitamin và khoáng chất khá cao.

Khu vực các xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sập Vạt huyện Yên Châu tập trung ở các ven sông suối, nằm trên vùng gò đồi có địa hình thấp đến trung bình, có điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của giống xoài này. Ngoài các yếu tố tự nhiên, người dân địa phương còn có các bí quyết trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản góp phần tạo nên chất lượng, thương hiệu của xoài tròn Yên Châu.

Xem thêm: Mê mẩn với những cánh đồng hoa mùa thu Đông Tây Bắc

Na dai Mai Sơn


Nếu như Mộc Châu nổi tiếng với mận, đào, Yên Châu có niềm tự hào là xoài tròn thì na dai là sản vật đã trở thành thương hiệu của vùng đất Mai Sơn, là món quà quen thuộc du khách thập phương dừng chân mua về khi đi qua Mai Sơn mỗi độ vào thu. Na dai Mai Sơn không chỉ phục vụ nhân dân trong tỉnh mà còn được yêu thích tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Na dai Mai Sơn có vỏ mềm, màu xanh, thịt màu trắng lại ít hạt, vị ngọt sắc, mùi thơm đặc biệt, ăn rất ngon miệng. Na dùng làm sinh tố, kem ăn cũng rất ngon. Mỗi năm vào dịp tháng 8 là thời điểm thu hoạch na, dọc 2 bên đường quốc lộ 6 đoạn qua Mai Sơn na được bày bán rất nhiều tạo nên một không khí mua bán nhộn nhịp. Những năm gần đây, các hộ trồng na dai ở Mai Sơn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm bón, đặc biệt bà con thực hiện kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho na nhờ vậy năng suất cao hơn, trái to, đẹp và nhiều cùi hơn. Để mua được na ngon, nên chọn những quả có vỏ mềm, mỏng, không thâm đen và nứt nẻ, gai to, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, đó là na chín cây, ăn ngọt và thơm. Để tránh chọn nhầm na bở, cần lưu ý na dai có đặc điểm là các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quýt và na dai ăn ngọt hơn na bở.

Trong quả na chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất…có lợi ích vô cùng to lớn đối với sức khỏe. Đặc biệt, quả na rất giàu vitamin C, rất hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch của con người.

Du khách có dịp đến với Sơn La đừng bỏ lỡ cơ hội vào vườn hái quả, tự tay chọn những quả ngon nhất, lau qua rồi thưởng thức ngay tại vườn để cảm nhận sự mới mẻ, tươi ngon vô cùng thú vị. Nếu không có điều kiện vào vườn, du khách có thể chọn mua quả tại các sạp hàng dọc 2 bên đường của các bà, các chị người dân tộc Mông, Thái. Đôi khi chỉ là gánh hàng với vài túi mận, đào,…nhưng tất cả đều là hoa quả được bà con trẩy trong vườn nhà, mang ra bán cho khách qua đường, hoàn toàn tự nhiên, không chứa các hóa chất bảo quản độc hại vì thế du khách có thể yên tâm về chất lượng và độ tươi ngon.

Source Baomoi

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Bên trong những thổ lâu “bất khả xâm phạm” ở Trung Quốc

Nằm ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, những thổ lâu như những tòa pháo đài kiên cố, là nơi sinh sống của hàng chục gia đình hay cả một dòng họ. Nhờ vào thiết kế độc đáo, những thổ lâu trở thành nơi cư trú an toàn cho người dân địa phương từ thế kỷ 12, giúp tránh khỏi những nạn cướp bóc hay động đất.


Ở vùng núi phía Tây Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc hiện nay còn lưu lại hơn 20.000 thổ lâu (lầu đất) được xây bằng đất nện từ thế kỷ 12 của người Khách Gia và các dân tộc khác tại đây. Chúng được xây nhằm bảo vệ người dân khỏi những tên cướp có vũ trang lộng hành ở Phúc Kiến vào khoảng thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 19. Tới ngày nay, một số thổ lâu đã có tuổi thọ hơn 600 tuổi, được coi là “hóa thạch sống” của kiến trúc xây dựng cổ ở Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2008, UNESCO đã công nhận 46 tòa thổ lâu của tỉnh Phúc Kiến là Di sản thế giới.


Những thổ lâu này rắn chắc như những pháo đài bất khả xâm phạm. Bằng chứng là vào năm 1934, một nhóm nông dân nổi dậy đã chiếm một thổ lâu để chống lại các cuộc tấn công của quân đội. Có 19 quả pháo bắn vào thổ lâu nhưng chỉ tạo ra một vết lõm nhỏ.


Kiến trúc thổ lâu còn được gọi là kiến trúc Hakka, do người Hakka xây dựng. Các thổ lâu được xây dựng trên diện tích lớn, có thể hình vuông hoặc hình tròn nhưng hình tròn là phổ biến nhất vì sức kháng động đất lớn, không gian rộng, lại thông gió. Bên cạnh đó, kiến trúc thổ lâu còn tập trung vào mục đích chính là “pháo đài” bảo vệ. Bởi vậy, các thổ lâu chỉ có một cửa và không có cửa sổ dưới tầng trệt. Cổng của thổ lầu thường là điểm trọng yếu nhất, thường được gia cố bằng đá và sắt.

Chất liệu làm nên lầu đất cũng vô cùng đặc biệt. Đất được trộn với cát lấy từ dưới sông, thậm chí còn có cả trứng gà, gạo nếp và nhiều thứ khác. Tất cả được nung theo một bí quyết riêng tạo nên một thứ chất liệu rất vững chắc. Những bức tường đất có thể dày tới gần 2m. Còn các cửa sổ được làm bằng gỗ dày khoảng 5 – 6cm với lớp ngoài được gia cố bằng tấm sắt.


Một thổ lâu thường lớn, có từ 3 – 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói. Bên trong thổ lâu được chia làm nhiều phòng, phòng chứa thực phẩm, ngăn chứa vũ khí, phòng khách, phòng thờ… Ngoài ra, tầng trên cùng thổ lâu còn có gác nhỏ để quan sát, đồng thời thiết kế những lỗ châu mai để có thể bắn súng từ trong ra. Ở giữa thổ lâu thường là một sân trời có giếng nước – đây là chỗ thờ cúng tổ tiên và tổ chức các hoạt động cộng đồng như hiếu, hỉ.


Kiến trúc thổ lâu còn được gọi là kiến trúc Hakka, do người Hakka xây dựng. Các thổ lâu được xây dựng trên diện tích lớn, có thể hình vuông hoặc hình tròn nhưng hình tròn là phổ biến nhất vì sức kháng động đất lớn, không gian rộng, lại thông gió. Bên cạnh đó, kiến trúc thổ lâu còn tập trung vào mục đích chính là “pháo đài” bảo vệ. Bởi vậy, các thổ lâu chỉ có một cửa và không có cửa sổ dưới tầng trệt. Cổng của thổ lầu thường là điểm trọng yếu nhất, thường được gia cố bằng đá và sắt.

Mỗi thổ lâu có thể xem như một ngôi làng nhỏ hay một “vương quốc nhỏ” của một đại gia đình. Trái ngược với cấu trúc đơn giản bên ngoài, bên trong mỗi thổ lâu được xây dựng trang trí khá cầu kì, sao cho ấm áp vào mùa đông, mát vào mùa hè. Các phòng đều đủ ánh sáng, thông gió tốt và toàn bộ tòa nhà được xây dựng sao cho chống được động đất.



Với thổ lâu lớn có thể chứa tới 800 người hay là nơi sinh hoạt cho 80 gia đình. Các gia đình ở trong cùng một thổ lâu thường ít có sự phân biệt về mặt địa vị xã hội hay của cải, tất cả các căn hộ trong thổ lâu được xây dựng giống nhau. Tài sản chung như giếng nước, cây trái trong thổ lâu cũng thường được coi là tài sản chung chứ không thuộc về một gia đình nhất định nào. Sự bình đẳng trong quan hệ này cùng kiến trúc thuận lợi cho phòng thủ giúp cho các thổ lâu dễ dàng hơn trong việc chống lại nạn trộm cướp hoành hành ở miền Nam Trung Quốc.



Một số thổ lâu nổi tiếng nhất phải kể tới: Điền Loa Khanh, Dụ Xương, Thừa Khải, Tập Khánh, Sơ Khê… Trong đó, thổ lâu Điền La Khang được xây dựng vào năm 1796. Đây là kết cấu thổ lâu đẹp nhất của tỉnh Phúc Kiến, gồm 3 tòa hình tròn, 1 toà hình bầu dục và một toà hình vuông nằm giữa. Còn thổ lâu Dụ Xương là thổ lâu cổ nhất Phúc Kiến, xây dựng vào năm 1308, do 5 dòng họ: Lưu, La, Trương, Đường và Phạm chung sức kiến tạo. Đây cũng là thổ lâu có kiến trúc đặc biệt nhất: nghiêng mà không đổ.




Bài đăng phổ biến