Đảo Dirk Hartog là một miền đất hoang dã mà ngay cả người
Australia cũng ít biết đến, và chỉ một số ít từng đặt chân đến đây.
Hơn 400 năm trước, hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây Australia được một thủy thủ
Hà Lan tình cờ phát hiện. Năm 1616, Dirk Hartog trên đường đến Đông Ấn Hà Lan (nay là
Indonesia), khi ông tính toán sai một lần rẽ và đã lạc vào một bến cảng tự nhiên ngày nay gọi là Turtle Bay (Vịnh Rùa). Đối diện đó là bãi biển có tới 3.000 con rùa Quản Đồng tới làm tổ mỗi năm.
Chính sự phát hiện của ông về Terra Australia - vùng đất phía nam không ai biết - đã thay đổi bản đồ thế giới. Tới hơn 150 năm sau, thuyền trưởng James Cook là người đã lập bản đồ bờ đông
Australia thành thuộc địa của
Anh.
Ngày nay, đảo Dirk Hartog là nơi ở của một gia đình rất tháo vát, nhà Wardles. Họ là những người quản lý chiếc thuyền duy nhất chuyên chở du khách tới mảnh đất xa xôi mà họ đang ở và làm
du lịch sinh thái.
Cả Kieran và Tory Wardle trước đây đều không có kế hoạch sống trên hòn đảo cô độc ở bờ Tây rộng lớn của Australia. Kieran tới đây năm 1993 để tiếp quản một trại cừu lớn của ông mình. Tory từ
Melbourne đến đây làm đầu bếp, cô không trở về Melbourne để kết thúc kỳ thực tập của mình. Họ đã phải lòng nhau, xây tổ ấm bằng những khối đá vôi chở bằng thuyền phà tới và sinh ra ba đứa con.
Nhiều thứ dần được đem tới hòn đảo. Pin năng lượng mặt trời, bơm nước bằng cối xay gió từ một lỗ khoan. Thuyền một lần mỗi tháng chuyển thịt đến. Trong khi đó rau củ, hoa quả mới được chở tới hàng tuần và cá thì được đánh bắt cách bếp nấu chỉ vài mét.
Kieran và Tory biến khu cắt xén lông cừu thành nhà nghỉ có 6 phòng hướng mặt ra đại dương mênh mông, nơi có những con cá voi, rùa biển, bò biển bơi lội hàng ngày. Họ cũng có thêm một sà lan mới - Hartog Explorer để đem các xe 4 bánh và xe moóc từ mũi Steep Point tới đảo Dirk Hartog.
Nhiều du khách thích tự khám phá có thể đem xe lên đảo, không ở trong nhà nghỉ mà mang lều trại, đồ ăn, nước uống theo. Muốn đón sà lan lên đảo, du khách thường xuất phát từ Perth (thủ phủ miền Tây
Australia) lái xe 14 tiếng đến Steep Point. Gần 80% khách của nhà Wardle đều là những người quay lại đảo nhiều lần.
"Nhiều người hỏi đây có phải là một nơi biệt lập. Tôi thì nghĩ Perth mới là nơi như thế bởi chúng tôi luôn có 20 khách ghé thăm mỗi ngày", Tory chia sẻ.
Hartog không phải là thủy thủ duy nhất bị dạt vào đảo. Một người Hà Lan khác là Willem de Vlamingh đã thay chiếc đĩa thiếc của Hartog bằng chiếc của mình như một minh chứng cho hai chuyến thăm. Nhà thám hiểm Anh William Dampier cũng từng tới đây trong chuyến đi thu thập các loài thực vật ở Australia. Louis François Marie Aleno de Saint Aloüarn, một người
Pháp, từng tới đảo năm 1772. Vào năm 1818, Louis de Freycinet, một người Pháp khác dẫn đầu đoàn thám hiểm khoa học đi vòng quanh thế giới và phát hiện ra chiếc đĩa của Vlamingh.
Những hồ nước màu hồng độc đáo trên đảo được đặt tên là Rose Lake (hồ Hoa Hồng), do màu sắc của nó, lẫn lấy theo tên vợ của de Freycinet, người đi chui trên chuyến tàu của ông. Thấy mình bị tách biệt rất khó chịu, Rose, khi ấy mới 23 tuổi, đã tự cải trang làm nam giới đến khi tới được cảng Gibraltar, nơi mọi người kết thúc chuyến đi vòng quanh thế giới an toàn.
Cuộc sống trên đảo Dirk Hartog rất khác biệt với 400 năm trước khi người thám hiểm
Hà Lan tìm ra nơi này. 13 loài động vật có vú và thú có túi được phát hiện nhưng chỉ có 3 loài còn sinh sống là boodie, mulgara và chuột sa mạc. Các nhà nghiên cứu chỉ phát hiện hóa thạch của những loài còn lại.
Tuy nhiên dự án bảo tồn sinh thái Return to 1616 (Trở lại năm 1616) đã đưa tới đây hàng chục nghìn loài mới, bao gồm hổ, báo là loài ăn thịt hay cừu, dê là loài ăn cỏ. Từ tháng 8/2017, hòn đảo dần trở thành một nơi ẩn trú cho các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là một trong những nỗ lực lớn để khôi phục một môi trường tự nhiên cho các loài hoang dã ở Australia.
Những con vật nhỏ, nhiều lông sẽ sớm xuất hiện trở lại, chạy nhảy quanh các bụi rậm thấp như kangaroo sọc chân to (trong hình), chuột chân heo mũi dài, chuột Shark Bay và mèo túi. Ngoài ra còn có woylie (trông giống chuột túi wallaby cỡ nhỏ), chuột dibbler nhỏ cỡ bàn tay người. Nhiều loài từng tuyệt chủng ở đại lục Australia được chuyển tới sống ở hai hòn đảo không người ở gần đó. Đảo Dirk Hartog được hy vọng là nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp để chúng có thể sống và phát triển giống loài.
Shane Heriot, nhân viên dự án của Sở Công viên và động vật hoang dã Tây
Australia: "Quá trình tham gia vào chương trình tái thiết hòn đảo này là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp 20 năm của tôi. Đây cũng là một công việc nhiều trở ngại nhất mà tôi từng làm".
Heriot đã đưa dê, mèo tới đảo - một công việc cần nhiều nỗ lực, hành động và máy móc. Một hàng rào ngăn mèo cao 1,8m được dựng năm 2014, kéo dài tới 13 km ở giữa vách đá phía tây và đông đảo, ngăn nơi đây thành hai phần. Công việc diệt trừ một số loài được tiến hành thành công vào đầu năm 2017.
Loài cừu đã biến mất khỏi đảo. Đỉnh điểm, vào thập niên 1920, 26.000 con cừu đã sống tại đây. Qua thời gian, số lượng cừu giảm xuống và tới 2007, hầu hết cừu được chuyển khỏi đảo để chuẩn bị cho công việc thiết lập một vườn quốc gia vào hai năm sau đó. Hiện tại, những khu vườn trống, những rãnh nước tưới, bãi cắt lông cừu chỉ còn là những cột mốc rõ ràng nhất về một giai đoạn lịch sử.
Với Kieran và Tory Wardle, điều này có nghĩa là dịch chuyển từ làm nông nghiệp sang du lịch sinh thái. Kieran nói: "Hiện tại, người ta tới Shark Bay và Monkey Mia để ngắm cá ngheo, nhưng trong tương lại, họ sẽ khám phá các loài động vật quý hiếm sinh sôi nảy nở ở đảo Dirk Hartog".
Dù phần lớn du khách chú trọng khám phá hệ động thực vật ở Dirk Hartog, đời sống của các sinh vật biển nơi đây cũng phong phú không kém. Hàng nghìn con cá voi từ đại dương di cư tới hàng năm, ngoài ra còn có nhiều loài rùa biển, cá đuối cũng sống ở đây. Đúng như cái tên vịnh Cá Mập (Shark Bay), vùng biển này cũng là nơi trú ngụ của ít nhất 28 loài cá mập. Người địa phương khẳng định chúng quá no nê nên sẽ chẳng làm phiền con người, khi có tới 320 loài cá khác sống cùng khu vực.
Theo BBC