Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Những điều thú vị về cuốn hộ chiếu trên thế giới

Hộ chiếu luôn được xem là tấm vé thông hành để di chuyển từ nước này sang nước khác. Tuy chỉ là một cuốn sổ nhỏ nhưng chớ xem thường nhé, chúng luôn được mang theo bên mình mỗi khi đi du lịch nhưng bạn có thật sự hiểu hết về chúng chưa?


Hộ chiếu phồ thông chỉ có 4 màu cơ bản


Màu đỏ, xanh lá, xanh dương và đen là 4 màu cơ bản của hộ chiếu phổ thông. Một sự thật bất ngờ được bật mí chính là việc lựa chọn màu sắc hộ chiếu không dựa trên hệ thống phân loại quốc gia đặc biệt nào. Nhưng tất nhiên cũng không phải ngẫu nhiên mà mỗi quốc gia lại chọn một màu sắc cho hộ chiếu của mình. Theo đó, hầu hết các nước từng hoặc đang theo chủ nghĩa cộng sản và hầu hết các nước khối liên minh châu Âu EU (trừ Croatia) đều sử dụng hộ chiếu màu đỏ mận. Đây là cách để họ "xây dựng thương hiệu tập thể" của EU. Màu xanh dương tượng trưng cho các nước "thế giới mới". Các nước hồi giáo sẽ chuộng màu xanh lá cây vì lý do tôn giáo. Còn màu đen là màu hiếm thấy nhất vì nó được dùng theo công năng của nó.

Singapore là quốc gia sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới


Theo thống kê của trang Passport index, Singapore hiện nay là quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất trên thế giới bao gồm cho phép nhập cảnh trong 166 lãnh thổ và miễn thị thực 127 quốc gia.

Hộ chiếu Nhật Bản có 2 màu khác nhau


Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao người Nhật có người dùng hộ chiếu màu đỏ nhưng có người lại dùng màu xanh chưa? Câu trả lời đơn giản nằm ở thời hạn cuốn hộ chiếu. Theo đó, hộ chiếu màu xanh đậm có thời hạn 5 năm. Loại này dành cho đối tượng vị thành niên, tức là dưới 20 tuồi. Nguyên nhân chính là do trong độ tuổi vị thành niên, trẻ em phát triển và thay đổi ngoại hình rất nhanh, tránh trường hợp hình ảnh trong hộ chiếu khác với ngoài đời. Hộ chiếu màu đỏ là hộ chiếu phổ thông nhất hiện nay. Đối tượng là công dân trên 20 tuổi và có thời hạn 10 năm. Tuy nhiên người trưởng thành vẫn có thề lựa chọn giữa hộ chiếu xanh đậm và đỏ tùy theo nhu cầu.

Hầu hết hộ chiếu của các nước trên thế giới đều có sinh trắc học


Hộ chiếu sinh trắc học, hay còn gọi là hộ chiếu điện tử là một dạng hộ chiếu truyền thống có gắn một chíp vi xử lý, trong đó lưu trữ thông tin sinh trắc học dùng đề xác nhận danh tính của chủ hộ chiếu. Đặc điểm của hộ chiếu điện tử là biểu tượng sinh trắc học được in trên bìa. Việc sử dụng hộ chiếu điện tử này có thể giảm nguy cơ làm giả hay sửa đổi thông tin, ngoài ra có thể tương thích với các thiết bị hiện đại ở các cửa hải quan của nước ngoài. Hiện nay có 107 quốc gia mà công dân của họ đều có hộ chiếu sinh trắc học.

Malaysia là quốc gia đầu tiên có sinh trắc học


Phát hành cuốn hộ chiếu sinh trắc học vào năm 1998, Malaysia là quốc gia đi đầu về việc sở hữu cuốn hộ chiếu điện tử này. Phải mất nhiều năm sau các công dân những nước khác mới có thể sử dụng cuốn hộ chiếu này.

Nicaraguan là quốc gia khó làm giả hộ chiếu nhất


Theo Skyscanner, hộ chiếu của Nicaraguan khó bị làm giả nhất trên thế giới, với 89 tính năng bảo mật. Cuốn sổ này được cho là có mã vạch 2 chiều, hình ảnh 3 chiều, và những hình chìm.

Nguồn Tổng hợp

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

10 loại bánh ngọt truyền thống có thể bạn chưa biết tên

Cùng khám phá 10 loại bánh ngọt truyền thống vô cùng nổi tiếng mà có thể bạn đã nhìn thấy nhưng chưa biết tên nhé! 

Pháp – Galette Des Rois


Galette Des Rois được làm bằng bột bánh mì khô rắc chút đường, nay đã trở thành một loại bánh ngọt khá phổ biến và bạn sẽ không quá khó khăn để tìm thấy loại bánh Vua này tại các cửa hàng bánh hoặc cà-phê ở Pháp.
Ngoài ra, nó còn được ưu ái với cái tên tiếng Anh “King’s Cake”. Người Pháp sẽ dùng chiếc bánh ngọt này được ăn sau Giáng sing hay trong tuần đầu tiên của tháng Giêng. Chiếc bánh thường có một hình nộm em bé nhỏ (được cho là đại diện cho Chúa lúc bé) làm bằng nhựa được giấu bên trong hoặc ở dưới và người nào tìm được miếng bánh có bức tượng trên sẽ nhận được nhiều quyền lợi và may mắn. 

Nhật Bản – Mochi


Người Nhật Bản cúng bánh Mochi vào các ngày Tết, Tết Trung Thu… để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Họ tin rằng ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Đức – Black Forest Cherry Cake 


Loại bánh ngọt này có nguồn gốc từ phía Đông Nam nước Đức, khu vực Rừng Đen (Schwarzwälder). Khu rừng này có rất nhiều cây anh đào. 
Theo một tục lệ từ xưa, khi mỗi đôi trai gái cưới nhau, họ đến đây và trồng một cây anh đào, cũng chính vì câu chuyện đó mà Rừng Đen trở thành một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ở Đức. Từ hình ảnh đó, những người thợ làm bánh đã biến tấu các nguyên liệu để cho ra Black Forest Cherry Cake.

Ấn Độ - Mawa Cake 



Bánh Mawa bao gồm sữa, có một chút hương vị của cây bạch đậu khấu và các loại hạt như hạnh nhân hoặc hạt điều. Mawa là sữa đông cứng thu được qua quá trình nấu sữa rất chậm để chất lỏng bay hơi. Đây là loại bánh truyền thống ở Mumbai.

New Zealand và Australia – Pavlova 


Được đặt tên theo tên của vũ công ba lê nổi tiếng người Nga – Anna Pavlova, chiếc bánh ngọt này được tạo ra trong chuyến thăm New Zealand của nữ vũ công. Nhắc tới Pavlova, lập tức người ta nghĩ đến đặc trưng nổi bật của nó: chiếc bánh không làm từ bột mì hay các nguyên liệu ngũ cốc.

Pavola đơn thuần là làm từ lòng trắng trứng đánh bông với không có cốt bánh bông lan như những loại bánh kem khác. Bên ngoài bánh bao phủ bởi nhiều loại trái cây khác nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ - Revani 


Người Thổ Nhĩ Kỳ làm Revani từ bột hòn (đây là một loại bột dùng làm bánh pudding của người phương Tây), trứng, đường, và bột mì. Sau đó, bánh lại được kết hợp với một loại si-rô đặc trưng của Thổ Nhĩ Kì làm từ đường kính, nước và chanh.

Bánh Revani được thưởng thức rất đặc biệt. Người Thổ không ăn lạnh cũng không ăn nóng, họ để nó cùng với nhiệt độ phòng. Nếu muốn tăng thêm hương vị khác biệt, khi ăn, họ sẽ thêm một chút kem sữa vào bánh của mình.

Mexico – Tres Leches Cake 


Tres Leches Cake không chỉ là chiếc bánh truyền thống của Mexico mà nó đã trở thành một loại bánh phổ biến ở khắp Nam Mỹ. Tres Leches Cake được ngâm trong ba loại sữa, Sữa sẽ cô đặc và bốc hơi thường xuyên. Lớp kem phía trên cùng dùng để tăng tính hấp dẫn cho món bánh thường được đánh bằng kem hoặc từ lòng trắng trứng đánh bông với đường. 

Italia – Panettone 


Panettone là một loại bánh mì ngọt truyền thống của Italia, bắt nguồn từ phía Bắc của nước này. Panettone là món bánh ngọt tráng miệng không thể thiếu trong những bữa ăn vào dịp Giáng sinh và đêm giao thừa của người Italia. 

Nhân của những chiếc bánh Panettone có thể được làm từ các loại kẹo dẻo trái cây hay nho khô. Thông thường, Panettone ăn kèm với các loại rượu hoặc các loại đồ uống nóng như sôcôla nóng.

Nam Phi – Vetkoek “Fat Cake”


Những người dân Hà Lan nhập cư đến Nam Phi đã mang theo chiếc bánh Vetkoek vào khoảng năm 1800, sau đó chiếc bánh “Fat Cake” đã trở nên phổ biến hơn ở các nước này. 

Bánh có hình tròn nhỏ và chiên trong dầu (có phải vì lẽ đó mà người Nam Phi đã hài hước gọi nó là Bánh Béo). Vetkoek có thể gồm hai phiên bản: bánh ngọt chứa đầy phô mai hay mứt, bánh mặn lại gồm các loại thịt khác nhau.

Scotland – Dundee cake 


Bánh Dundee là bánh trái cây truyền thống của Scotland được làm từ nho khô và cà chua. Ở một số phiên bản Dundee khác bạn sẽ thấy có cả quả anh đào. Chiếc bánh truyền thống của người Scotland xốp, nhẹ và có hương vị rất phong phú. Để thêm hương vị và độ ẩm, người ta thường thêm rượu Whisky Scotland vào bánh.

Cũng như những chiếc bánh truyền thống khác, Dundee thường được người Scotland ăn vào những ngày đặc biệt như Giáng sinh. 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: Tạp chí Elle Việt Nam 

Vương quốc Bhutan - bản giao hưởng bốn mùa độc đáo

Bộ ảnh "Bhutan bốn mùa" được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải ghi lại trong suốt chuyến hành trình 5 năm, 8 lần khám phá vẻ đẹp của vương quốc hạnh phúc này.


Bhutan là đất nước Phật giáo nhỏ xinh nằm khép mình trên dãy Himalaya với dân số khoảng 800.000 người. Bhutan được ví von là “vương quốc hạnh phúc” hay “Thụy Sĩ của phương Đông”. 


Trong 5 năm, với 8 chuyến đi tới Bhutan, nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải đã khám phá khắp các làng quê, pháo đài, núi non, đi khắp ngóc ngách của miền đất yên bình này, tới cả những nơi không thể thấy trên bản đồ. Để hiểu và cảm nhận về cuộc sống, văn hóa của con người Bhutan.


Trong quãng thời gian Nguyễn Thanh Hải đến Bhutan cũng là thời điểm cuộc sống và xã hội ở đất nước này có nhiều bước chuyển mình.


Bhutan thời mở cửa phát triển về viễn thông, đường xá, các phương tiện giải trí được cập nhật nhanh chưa từng thấy, lượng khách du lịch đến Bhutan ngày một tăng dù mức phí du lịch nước này được xếp hạng cao nhất thế giới.


Tác giả của bộ ảnh Bhutan bốn mùa chia sẻ có một điều chưa từng thay đổi ở Bhutan đó là nhịp sống chậm của người dân ở vương quốc hạnh phúc này. "Trong suốt 5 năm khám phá với những lần quay lại bất chợt hay dự định sẵn có, tôi vẫn luôn cảm nhận được sự chậm rãi, thong thả của người dân nơi đây. Dường như không có bất cứ sự ganh đua, bon chen nào ở miền đất văn hóa này", anh nói.


Lý do trên đã thôi thúc anh quay trở lại Bhutan nhiều lần để tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao Bhutan duy trì được nhịp sống đó trong vòng xoáy phát triển không ngừng của thế giới hiện đại?".


Bhutan là đất nước khá biệt lập với thế giới, họ giữ gìn bản sắc và sự độc lập của mình bằng những hình thức quản lý khá đặc biệt. Quốc gia này là nơi duy nhất trên thế giới định hướng và đánh giá phát triển đất nước bằng chỉ số hạnh phúc quốc gia (Gross National Happines – GNH) thay cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 


Bốn yếu tố chính để đánh giá chỉ số hạnh phúc GNH của người Bhutan bao gồm: Phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường sống và chính quyền hoạt động hiệu quả. Bhutan là nước duy nhất nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng trên toàn quốc, cấm săn bắn thú rừng, câu cá cũng như hạn chế chặt cây, khi chặt một cây phải trồng lại ba cây.


Bhutan có thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi tuyết bao phủ xung quanh các thung lũng, làng bản. Du khách sẽ được khám phá hệ sinh thái khác nhau theo độ cao của các vùng miền.


Bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện, môi trường sống xanh, Bhutan còn sở hữu nền văn hóa đặc sắc. Ở tỉnh Punakha, phía Tây Bắc Bhutan, nổi tiếng với vũ điệu mặt nạ độc đáo, đầy sắc màu. Ngoài ra còn nhiều lễ hội ở các vùng miền khác như lễ hội Jakar (miền trung Bhutan), lễ hội rước tranh Phật ở tỉnh Paro, phía tây Bhutan...

Bhutan quản lý sự phát triển du lịch bằng hình thức ấn định lệ phí du khách tối thiểu cho một ngày. Mức phí được đưa ra là 250 USD/người/ngày cho hầu hết tháng cao điểm và 200 USD/người/ngày cho các tháng 6,7 và 8. Với lệ phí du lịch, du khách được hưởng trọn gói các dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên.

Bài đăng phổ biến