Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

10 loại bánh ngọt truyền thống có thể bạn chưa biết tên

Cùng khám phá 10 loại bánh ngọt truyền thống vô cùng nổi tiếng mà có thể bạn đã nhìn thấy nhưng chưa biết tên nhé! 

Pháp – Galette Des Rois


Galette Des Rois được làm bằng bột bánh mì khô rắc chút đường, nay đã trở thành một loại bánh ngọt khá phổ biến và bạn sẽ không quá khó khăn để tìm thấy loại bánh Vua này tại các cửa hàng bánh hoặc cà-phê ở Pháp.
Ngoài ra, nó còn được ưu ái với cái tên tiếng Anh “King’s Cake”. Người Pháp sẽ dùng chiếc bánh ngọt này được ăn sau Giáng sing hay trong tuần đầu tiên của tháng Giêng. Chiếc bánh thường có một hình nộm em bé nhỏ (được cho là đại diện cho Chúa lúc bé) làm bằng nhựa được giấu bên trong hoặc ở dưới và người nào tìm được miếng bánh có bức tượng trên sẽ nhận được nhiều quyền lợi và may mắn. 

Nhật Bản – Mochi


Người Nhật Bản cúng bánh Mochi vào các ngày Tết, Tết Trung Thu… để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Họ tin rằng ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Đức – Black Forest Cherry Cake 


Loại bánh ngọt này có nguồn gốc từ phía Đông Nam nước Đức, khu vực Rừng Đen (Schwarzwälder). Khu rừng này có rất nhiều cây anh đào. 
Theo một tục lệ từ xưa, khi mỗi đôi trai gái cưới nhau, họ đến đây và trồng một cây anh đào, cũng chính vì câu chuyện đó mà Rừng Đen trở thành một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ở Đức. Từ hình ảnh đó, những người thợ làm bánh đã biến tấu các nguyên liệu để cho ra Black Forest Cherry Cake.

Ấn Độ - Mawa Cake 



Bánh Mawa bao gồm sữa, có một chút hương vị của cây bạch đậu khấu và các loại hạt như hạnh nhân hoặc hạt điều. Mawa là sữa đông cứng thu được qua quá trình nấu sữa rất chậm để chất lỏng bay hơi. Đây là loại bánh truyền thống ở Mumbai.

New Zealand và Australia – Pavlova 


Được đặt tên theo tên của vũ công ba lê nổi tiếng người Nga – Anna Pavlova, chiếc bánh ngọt này được tạo ra trong chuyến thăm New Zealand của nữ vũ công. Nhắc tới Pavlova, lập tức người ta nghĩ đến đặc trưng nổi bật của nó: chiếc bánh không làm từ bột mì hay các nguyên liệu ngũ cốc.

Pavola đơn thuần là làm từ lòng trắng trứng đánh bông với không có cốt bánh bông lan như những loại bánh kem khác. Bên ngoài bánh bao phủ bởi nhiều loại trái cây khác nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ - Revani 


Người Thổ Nhĩ Kỳ làm Revani từ bột hòn (đây là một loại bột dùng làm bánh pudding của người phương Tây), trứng, đường, và bột mì. Sau đó, bánh lại được kết hợp với một loại si-rô đặc trưng của Thổ Nhĩ Kì làm từ đường kính, nước và chanh.

Bánh Revani được thưởng thức rất đặc biệt. Người Thổ không ăn lạnh cũng không ăn nóng, họ để nó cùng với nhiệt độ phòng. Nếu muốn tăng thêm hương vị khác biệt, khi ăn, họ sẽ thêm một chút kem sữa vào bánh của mình.

Mexico – Tres Leches Cake 


Tres Leches Cake không chỉ là chiếc bánh truyền thống của Mexico mà nó đã trở thành một loại bánh phổ biến ở khắp Nam Mỹ. Tres Leches Cake được ngâm trong ba loại sữa, Sữa sẽ cô đặc và bốc hơi thường xuyên. Lớp kem phía trên cùng dùng để tăng tính hấp dẫn cho món bánh thường được đánh bằng kem hoặc từ lòng trắng trứng đánh bông với đường. 

Italia – Panettone 


Panettone là một loại bánh mì ngọt truyền thống của Italia, bắt nguồn từ phía Bắc của nước này. Panettone là món bánh ngọt tráng miệng không thể thiếu trong những bữa ăn vào dịp Giáng sinh và đêm giao thừa của người Italia. 

Nhân của những chiếc bánh Panettone có thể được làm từ các loại kẹo dẻo trái cây hay nho khô. Thông thường, Panettone ăn kèm với các loại rượu hoặc các loại đồ uống nóng như sôcôla nóng.

Nam Phi – Vetkoek “Fat Cake”


Những người dân Hà Lan nhập cư đến Nam Phi đã mang theo chiếc bánh Vetkoek vào khoảng năm 1800, sau đó chiếc bánh “Fat Cake” đã trở nên phổ biến hơn ở các nước này. 

Bánh có hình tròn nhỏ và chiên trong dầu (có phải vì lẽ đó mà người Nam Phi đã hài hước gọi nó là Bánh Béo). Vetkoek có thể gồm hai phiên bản: bánh ngọt chứa đầy phô mai hay mứt, bánh mặn lại gồm các loại thịt khác nhau.

Scotland – Dundee cake 


Bánh Dundee là bánh trái cây truyền thống của Scotland được làm từ nho khô và cà chua. Ở một số phiên bản Dundee khác bạn sẽ thấy có cả quả anh đào. Chiếc bánh truyền thống của người Scotland xốp, nhẹ và có hương vị rất phong phú. Để thêm hương vị và độ ẩm, người ta thường thêm rượu Whisky Scotland vào bánh.

Cũng như những chiếc bánh truyền thống khác, Dundee thường được người Scotland ăn vào những ngày đặc biệt như Giáng sinh. 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: Tạp chí Elle Việt Nam 

Vương quốc Bhutan - bản giao hưởng bốn mùa độc đáo

Bộ ảnh "Bhutan bốn mùa" được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải ghi lại trong suốt chuyến hành trình 5 năm, 8 lần khám phá vẻ đẹp của vương quốc hạnh phúc này.


Bhutan là đất nước Phật giáo nhỏ xinh nằm khép mình trên dãy Himalaya với dân số khoảng 800.000 người. Bhutan được ví von là “vương quốc hạnh phúc” hay “Thụy Sĩ của phương Đông”. 


Trong 5 năm, với 8 chuyến đi tới Bhutan, nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải đã khám phá khắp các làng quê, pháo đài, núi non, đi khắp ngóc ngách của miền đất yên bình này, tới cả những nơi không thể thấy trên bản đồ. Để hiểu và cảm nhận về cuộc sống, văn hóa của con người Bhutan.


Trong quãng thời gian Nguyễn Thanh Hải đến Bhutan cũng là thời điểm cuộc sống và xã hội ở đất nước này có nhiều bước chuyển mình.


Bhutan thời mở cửa phát triển về viễn thông, đường xá, các phương tiện giải trí được cập nhật nhanh chưa từng thấy, lượng khách du lịch đến Bhutan ngày một tăng dù mức phí du lịch nước này được xếp hạng cao nhất thế giới.


Tác giả của bộ ảnh Bhutan bốn mùa chia sẻ có một điều chưa từng thay đổi ở Bhutan đó là nhịp sống chậm của người dân ở vương quốc hạnh phúc này. "Trong suốt 5 năm khám phá với những lần quay lại bất chợt hay dự định sẵn có, tôi vẫn luôn cảm nhận được sự chậm rãi, thong thả của người dân nơi đây. Dường như không có bất cứ sự ganh đua, bon chen nào ở miền đất văn hóa này", anh nói.


Lý do trên đã thôi thúc anh quay trở lại Bhutan nhiều lần để tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao Bhutan duy trì được nhịp sống đó trong vòng xoáy phát triển không ngừng của thế giới hiện đại?".


Bhutan là đất nước khá biệt lập với thế giới, họ giữ gìn bản sắc và sự độc lập của mình bằng những hình thức quản lý khá đặc biệt. Quốc gia này là nơi duy nhất trên thế giới định hướng và đánh giá phát triển đất nước bằng chỉ số hạnh phúc quốc gia (Gross National Happines – GNH) thay cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 


Bốn yếu tố chính để đánh giá chỉ số hạnh phúc GNH của người Bhutan bao gồm: Phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường sống và chính quyền hoạt động hiệu quả. Bhutan là nước duy nhất nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng trên toàn quốc, cấm săn bắn thú rừng, câu cá cũng như hạn chế chặt cây, khi chặt một cây phải trồng lại ba cây.


Bhutan có thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi tuyết bao phủ xung quanh các thung lũng, làng bản. Du khách sẽ được khám phá hệ sinh thái khác nhau theo độ cao của các vùng miền.


Bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện, môi trường sống xanh, Bhutan còn sở hữu nền văn hóa đặc sắc. Ở tỉnh Punakha, phía Tây Bắc Bhutan, nổi tiếng với vũ điệu mặt nạ độc đáo, đầy sắc màu. Ngoài ra còn nhiều lễ hội ở các vùng miền khác như lễ hội Jakar (miền trung Bhutan), lễ hội rước tranh Phật ở tỉnh Paro, phía tây Bhutan...

Bhutan quản lý sự phát triển du lịch bằng hình thức ấn định lệ phí du khách tối thiểu cho một ngày. Mức phí được đưa ra là 250 USD/người/ngày cho hầu hết tháng cao điểm và 200 USD/người/ngày cho các tháng 6,7 và 8. Với lệ phí du lịch, du khách được hưởng trọn gói các dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên.

Điểm danh 10 công trình cao nhất trên thế giới

Không chỉ nổi bật về độ dài, những công trình này còn có những nét độc đáo về thiết kế vô cùng nồi bật, ai đã từng du lịch và ghé thăm những công trình này chắc hẳn sẽ không thể nào quên được.


Burj Khalifa (Dubai, UAE)


Được xây dựng vào cuối năm 2008, tính đến hiện tại Burj Khalifa là tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 829,8m. Thiết kế của tòa nhà này lấy ý tưởng từ kiến trúc Hồi giáo, có nguồn gốc từ Tower Palace III. Burj Khalifa có tổng cộng 57 thang máy và 8 thang cuốn. Bên ngoài tòa nhà, du khách còn có thể thưởng thức Đài phun nước Dubai, hệ thống đài phun nước lớn thứ 2 thế giới.

Xem thêm: Vui chơi thỏa thích ở Dubai

Tháp Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc)


Với thiết kế thông minh với dang thân xoắn, tòa tháp trung tâm Thượng Hải với chiều cao 632m có thể làm giảm tối đa sức đẩy của gió. Tháp Thượng Hải là một trong những kế hoạch tham vọng của chinh phủ Trung Quốc để đưa Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính thế giới.

Tòa tháp Lotte World (Seoul, Hàn Quốc)


Tòa nhà Lotte World cao 555 mét, gồm 123 tầng. Lấy cảm hứng từ nghệ thuật gốm sứ và ngòi bút lông từ Hàn Quốc, tòa nhà này có thiết kế hình nón thon nhẹ với chóp lồi và các bên uốn cong nhẹ nhàng. Đây là trung tâm mua sắm hàng đầu Seoul với sự góp mặt của hàng loạt thương hiệu trong và ngoài nước. Tòa nhà này cũng là địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn toàn cảnh về đêm của một Seoul lấp lánh ánh đèn.

Trung tâm Thương mại Thế giới (New York, Mỹ)


Trung tâm Thương mại Thế giới đã mở cửa trở lại tại thành phố New York sau nhiều năm kể từ vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đây là tòa nhà chọc trời cao 541 mét với 104 tầng, được xây dựng lại với chi phí 3,9 tỷ USD (tương đương 90 ngàn tỉ đồng). Trung tâm thương mại thế giới là tòa nhà cao thứ 6 trên thế giới tính tới thời điểm hiện tại.

Trung tâm Tài chính CTF (Quảng Châu, Trung Quốc)


Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu (còn gọi là Tháp Tây Quảng Châu) là một tòa nhà chọc trời với 103 tầng, cao 440,2 mét). Tòa nhà tọa lạc ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc và là một phần của tháp đôi Quảng Châu. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010. Hiện Trung tâm Tài Chính Quốc tế Quảng Châu đang xếp vị trí thứ 7 trong danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới.

Đài Bắc 101 (Đài Bắc, Đài Loan)


Được xây dựng từ năm 1999, Đài Bắc 101 tọa lạc tại trung tâm của thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Công trình được hoàn thành vào năm 2004 với tổng kinh phí là 1,76 t USD (tương đương 39 nghỉn tỉ đồng). Tòa tháp Đài Bắc 101 trước đây còn được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc. Công trình có chiều cao tính đến mái là 449,2m, nếu tính cả phần cột ăng ten trên mái tòa nhà sẽ đạt chiều cao 509,2m.

Trung tâm Thương mại Quốc tế Hồng Kông (Hồng Kông)


Trung tâm thương mại quốc tế Hồng Kông là tòa nhà cao nhất Hồng Kông. Tòa nhà bao gồm 118 tầng với chiều cao lên đến 484 mét. Không gian của tòa nhà chủ yếu dành cho môi trường văn phòng. Đây không chỉ là tòa nhà nằm trong top 15 tòa nhà cao nhất thế giới mà còn nằm trong top 5 tòa nhà có số tầng nhiều nhất thế giới.

Tháp đôi Petronas (Kuala Lumpur, Malaysia)


Tòa tháo này được xây dựng vào năm 1998 do kiến trúc sư người Argentina thiết kế. Tòa tháp cao 403m, có tổng cộng 88 tầng và được xây dựng trên khu đất từng là trường đua xe. Do tôn giáo chính của Malaysia là đạo Hồi nên lối kiến trúc của tòa được xây dựng dựa theo tôn giáo chính. Mặt ngoài của tòa tháp được làm hoàn toàn bằng vật liệu là kính và thép để đảm bảo được vẻ ngoài của công trình

Landmark 81 (Hồ Chí Minh, Việt Nam)


Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup. Tòa nhà này hiện đang tọa lạc tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.Tòa nhà có tổng chiều cao là 461 mét với 81 tầng nổi và 3 tầng hầm. Tổng diện tích lên đến 141.200 mét vuông. Landmark 81 là một tòa nhà đa năng với đầy đủ tiện nghi. Hiện nay tòa nhà đã bắt đầu đi vào hoạt động sau hơn 1.000 ngày thi công.

Xem thêm: Chia sẻ 8 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam

Tòa nhà Empire State (New York, Mỹ)


Tên tòa nhà được đặt theo biệt danh của tiểu bang New York. Nó gồm 102 tầng tại giao điểm của Đại lộ 5 và phố 34 Wall Street. Tổng chiều cao của nó là 380m và  được xem là một biểu tượng văn hóa của Mỹ. Nó được thiết kế theo phong cách Art Deco và được mệnh danh là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại.

Nguồn Tổng hợp

Bài đăng phổ biến