Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Cuộc sống huyền bí của bộ tộc sở hữu phép thuật

Du khách vẫn tin rằng người Mari có phép thuật và nhiều người trong bộ tộc là phù thủy. Phần lớn họ đều sống trong ngôi rừng thiêng cách Moscow khoảng 850 km về phía đông.


Bị ám ảnh và cuốn hút bởi thứ tôn giáo với những phép thuật cổ đại của người Mari, nhiếp ảnh gia Ikuru Kuwajima đã lặn lội từ quê nhà Kazan, cộng hòa Tatarstan để tiến sâu vào khu rừng thuộc cộng hòa Mari El thuộc Nga, để ghi lại những bức ảnh chân thực về cuộc sống của bộ tộc cổ nhất châu Âu này, theo The Guardian. 


Nơi đây cách thủ đô Moscow 850 km về phía đông. Một nửa dân số của người Mari sống ở khu vực này (khoảng 600.000 người), nửa còn lại sống rải rác trên khắp nước Nga. Trên ảnh là hai người phụ nữ bản địa đang đeo mặt nạ bảo vệ giữa trời đông lạnh giá.


Trong ảnh là một bà lang địa phương, đang sử dụng White Magic (Phép thuật) để chữa bệnh và dự đoán tương lai.

Người Mari tin rằng con người và thiên nhiên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù hiện tại, phần lớn người dân nơi đây theo chính thống giáo Nga, nhưng vẫn còn số ít vẫn giữ truyền thống theo Pagan giáo. Đây là giáo phái được nhiều người tin rằng họ biết phép thuật, và có thể sử dụng phép thuật cũng như tà thuật. Đối với người Nga, họ là những kẻ ngoại đạo.

Nhiều du khách cũng tin rằng vẫn có phù thủy tồn tại trong cộng đồng người Mari, đặc biệt là ở trong các ngôi làng trong rừng. Trong ảnh là người đàn ông Mari đứng trong khu rừng thiêng của cộng đồng và đang chuẩn bị cầu nguyện.


Trong ảnh, những người theo Pagan giáo đang cầu nguyện trong khu rừng thiêng. Họ cầu nguyện vào mùa thu và mùa hè, trong các lùm cây. Người dân Mari cũng rất tin vào Keremets – á thần (nửa người nửa thần).


Trên ảnh là người dân Mari đang mặc trang phục truyền thống và đeo mặt nạ vào kỳ nghỉ Shorykyol. Vào thời gian này, mọi người thường qua lại nhà nhau để thăm nom, ca hát.


Khi gặp khó khăn, người dân thường buộc mảnh khăn lên các nhánh cây trong rừng thiêng, với mục đích cầu nguyện


Cuộc sống của người Mari nằm sâu trong rừng, cách xa với thế giới hiện đại. Đến đây, Kuwajima cho biết ông có cảm giác như đồng hồ đang bị đóng băng.


Nhiếp ảnh gia Ikuru Kuwajima thông thạo 3 thứ tiếng: Nhật, Nga, Anh. Trước khi đến Mari El, ông đã có thời gian sống ở các nước Đông Âu, Trung Á. Nhiều tác phẩm của ông được trưng bày tại các triển lãm uy tín như Central Asian Pavilion ở Venice, Italy năm 2013.


Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Du lịch Đài Loan nên mua gì về làm quà?

Đài Loan được biết tới với vô số các trung tâm thương mại, chợ và những con phố được xem là giấc mơ của những tín đồ mua sắm. Và sẽ là một thiếu sót cho một chuyến du lịch hoàn hảo mà không mang về những món quà đặc sản xứ Đài dành tặng cho bạn bè, người thân đấy nhé!


Mặt nạ dưỡng da 



Các cô nàng đến Đài chơi thường phải choáng ngợp bởi không gian mua sắm với hàng loạt mặt nạ dưỡng da. Sản phẩm nơi này hút hồn du khách bởi 2 tiêu chí, đó là rẻ và chất lượng. Trong các cửa hàng được bày bán với đa số các loại mặt nạ, du khách tha hồ lựa chọn.


Hàng loạt các thương hiệu như My Beauty Diary (MBD), Dr Morita, Naruko, L’Herboflore, Kissui chứa Hyaluronic Acid cung cấp nước dưỡng ẩm trắng da thần thánh mà chị em xứ Đài đang mê như điếu đổ. Ngại gì mà không mua một ít về làm quà cho người thân hay cho chính bản thân mình.

Mỹ phẩm HànNhật, Đài



Đừng ngạc nhiên là tại sao qua Đài Loan lại mua mỹ phẩm của Nhật, Hàn? Bởi vì ngoài ẩm thực thì Đài Loan cũng coi trọng việc làm đẹp không kém, do đó hầu hết các loại mỹ phẩm từ tốt nhất trên thị trường cho đến hiếm đều được bày bán rất nhiều trong các siêu thị, cửa hàng làm đẹp. 


Một số trung tâm thương mại đáng tin cậy là: Bellavita, Taipei 101, Watson, Sasa… chất lượng siêu tốt mà giá lại còn rẻ hơn ở Việt Nam nhiều lần đấy.


Trà  



Đài Loan xưa giờ được mệnh danh là xứ sở của trà. Trà được người dân nơi đây chế biến thành nhiều kiểu khác nhau như sấy, túi lọc hay trà sữa hòa tan và các thứ liên quan đến trà. 


Đài Loan có nhiều loại trà rất thơm, vị lại không quá đậm, trong đó nổi tiếng nhất là trà Ô Long Đông Đỉnh (Olong tea) và trà Bao Chủng (Pouchong tea). Bên cạnh sự hoàn hảo về hương vị người người sành trà luôn muốn có, tác dụng chữa bệnh của nó luôn được đánh giá cao cả ở Đông và Tây y học với công dụng kích thích hệ tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu hay giảm cân nặng.


Bạn dễ dàng tìm kiếm một hiệu trà lâu năm nào đó để thử tất tần tật các thể loại trà sấy rồi sau đó quyết định mua cũng không muộn. Mua trà về làm quà tặng cho người thân nhất là những người lớn tuổi sẽ là món quà có ý nghĩa nhân văn lớn.

Thời trang



Khu phố mua sắm đầu tiên mà người Đài Bắc nào cũng tự hào giới thiệu chính là đường Đông Trung Hiếu (Zhongxiao East). Con phố này lúc nào cũng đông nghịt khách du lịch và người đến mua sắm, nhất là vào dịp cuối tuần thì sự nhộn nhịp có thể nói là luôn hiện hữu trên con phố này bất kể ngày đêm. 


Những cửa hiệu lớn của các thương hiệu tầm trung được yêu thích có mặt tại đây là Zara, Uniqlo. Ngoài ra còn có khu Tây Môn Đình (Ximending) hoặc khu Thiên Mẫu, nằm giữa quận Sỹ Lâm (Shilin) và núi Dương Minh (Yangmingshan).


Rượu



Nếu bạn muốn mua một món quà ý nghĩa cho những người lớn tuổi thì rượu Shaohsing hoặc Gao Liang là lựa chọn phù hợp, chúng được đóng gói vào chai một cách cẩn thận, rất đẹp mắt, hương vị không chê chỗ nào được. Ngoài ra bạn còn có thể dùng để nấu ăn cũng rất ngon.

Các loại bánh, kẹo


Kẹo đậu phộng Kinmen



Nơi sản xuất kẹo đậu phộng giòn nổi tiếng nhất của Đài Loan là một đảo nhỏ của Kinmen. Nơi đây với không khí trong lành khiến khâu sản xuất bánh ở đây tốt hơn bất cứ nơi nào khác. Đậu được nấu chín trong đường mạch nha rồi để nguội và cứng lại. Sau đó, cắt thành các thanh nhỏ, bọc, và đóng gói trong hộp quà tặng hoặc túi nhựa.

Kẹo Nougat



Đây là loại kẹo kết hợp mật ong, trứng gà và hạnh nhân, vô cùng hấp dẫn. Loại kẹo này không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng cho sức khoẻ. Với thời gian bảo quản khoảng 30-40 ngày, bạn có thể mua về làm quà rất tiện lợi.

Bánh dứa Đài Loan



Bánh dứa xứ Đài gần như trọn vị rất đặc trưng của vùng đất đẹp đẽ này mang đến, là sự hòa quyện vị thơm mát, chua tự nhiên của trái dứa, vị dịu ngọt của mạch nha, vỏ bánh mềm thơm dịu dàng và tan dần trong miệng, khi đã ăn rồi thì khó mà cầm lòng được đấy.


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Du lịch Bắc Ấn trải nghiệm thiên đường trên mặt đất

Bắc Ấn vốn là khu vực không nên bỏ qua cho những ai yêu thích trải nghiệm văn hóa bản địa. Nơi đây vừa có nhiều địa điểm hành hương, trekking, cắm trại lẫn nhiều nơi tham quan đậm chất khám phá, được rất nhiều phượt thủ ưa chuộng. 


Ladakh



Đây từng là một phần của Tây Tạng trước khi thuộc về Ấn Độ. Do đó, Ladakh mang đậm văn hóa Tây Tạng với nhiều thánh địa nằm xen giữa các dãy núi. Đi Ladakh khá giống Hà Giang Việt Nam do cung đường khá đẹp. Đây cũng nút thắt quan trọng trên con đường tơ lụa xưa kia. Một điều cần lưu ý ở Lakdah là bạn sẽ phải ăn chay vì thịt lợn bị cho là dơ bẩn, bò là vật thiêng nên chỉ lấy sữa, gà thì không nuôi được.


Một số địa điểm tham quan ở đây gồm có tháp Shanti Stupa được xây bởi người Nhật, tu viện Namgyal Tsemo được xây trên pháo đài đã sụp đổ với bức tượng Maitreya Buddha được tạc hoành tráng, sân đấu Ladakh Polo - nơi cưỡi ngựa và chơi cầu từ ngàn xưa đến nay vẫn được sử dụng cho những buổi lễ hội… Các đền tháp và tu viện đều có cờ phong mã (cờ lungta) nhiều màu sắc đại diện cho Tam Bảo của đạo Phật. Nếu thấy cờ rơi thì bạn cũng đừng giẫm lên vì đây là điều cấm kỵ.

Thung lũng Nubra



Thung lũng Nubra, còn gọi là thung lũng hoa, với nhiều sa mạc, nhưng có sông Shyok và Nubra chảy qua, tạo thành vùng ốc đảo màu mỡ trồng nhiều lúa mì, khoai, đậu và các loại hạt. Giữa thung lũng là làng Diskit và làng Hunder với nhiều đàn lạc đà hai bướu đặc trưng. Cung đường đèo chạy xuống thung lũng rất đẹp và còn có cả tuyết rơi trên sa mạc vào mùa đông.


Khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 là mùa thấp điểm. Đi trong khoảng thời gian này vừa ít người, trời se lạnh lại xong vụ mùa gặt nên cây cối vàng ươm trên mọi nẻo đường. Tượng phật Maitreya là điểm đến tham quan hút khách hành hương nhất. Nhưng đối với những ai thích nghỉ dưỡng thì không nên bỏ qua Nubra Organic Retreat.


Nubra Organic Retreat là khu vườn chuyên phục vụ đồ ăn tự cung tự cấp. Bạn sẽ được tham quan vườn rau trái, hái hoa quả và được chế biến thành buffet ăn ngay giữa vườn. Cảm giác mọi thứ xanh tươi ngay giữa sa mạc mênh mông thật sự là trải nghiệm khó quên. Ngoài ra, nơi đây còn có dịch vụ cưỡi lạc đà và xem múa hát truyền thống với giá 50 rupee/người, tương đương 35.000 đồng.


Hồ Pangong



Hồ Pangong có nghĩa là hồ của thảo nguyên cao. Đây là một hồ nước mặn, không có cá, nhưng rất xanh vì nồng độ muối cao. Mùa đông, hồ đóng băng thành một con đường băng bằng phẳng, nếu đi hết hồ thì sẽ đến Ladakh. Nơi đây cũng nổi tiếng khi bộ phim "Three Idiots" (3 chàng ngốc) được quay tại đây.


Đường đến hồ có tu viện Hemis, đèo Chang La, sông Pagal Naala, trang trại bò Yak, làng nghề làm lụa Kashmir và nhiều loài sóc chuột Marmot siêu dễ thương. Quanh khu vực hồ bán rất nhiều đồ ăn, chủ yếu là đậu và rau củ ninh nhừ kiểu cà ri, bánh nan, trà và chuối. Đặc sắc nhất là món Maggi (mì gói vị cà ri) và món Momo (há cảo chiên vị cà ri).

Cao tốc Manali



Con đường này dài 490 km, băng qua ba con đèo, rất nhiều ngọn núi và làng mạc. Đây gần như là con đường trải nhựa duy nhất giữa sa mạc mênh mông. Bạn sẽ được quan sát rất nhiều thứ thú vị hai bên đường như các loài báo tuyết, dê núi, linh dương, mèo tuyết… sống trong tự nhiên, các dạng ao hồ sông suối trong xanh và tuyết phủ trên các đỉnh núi cao. Bạn còn có thể ghé công viên sinh thái quốc gia Hemis với nhiều loài đặc trưng sống trên sa mạc.


Thời tiết trên cao tốc Manali vừa lạnh mà lại vừa nắng. Một kỷ niệm khó quên của chuyến đi là bạn nên ngủ đêm trên cung đường này và nhìn ngắm bầu trời sao hùng vĩ. Cảm giác lúc đó sẽ không khác gì hòa mình vào vũ trụ bao la.


Thung lũng Spiti



Spiti nghĩa là ở giữa, do đó thung lũng này cũng là vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ và Tây Tạng. Ở đây có hai tu viện lớn là Tabo và Kye.


Tabo nằm trong một lòng chão lõm, xung quanh là nhà dân, và có rất nhiều hang động khoét vào núi đá quanh tu viện dành cho thiền sư tu tập. Khu vực lân cận Tabo monastery có rất nhiều vườn táo trĩu quả chứ không hề khô cằn sỏi đá.


Kye thì lại nằm giữa thung lũng bạt ngàn với nhiều làng mạc. Trong đó có làng Komic, ngôi làng cao nhất thế giới, và làng Langza, nơi người dân thân thiện và nấu ăn cực ngon. Món cà ri đậu với khoai tây là đặc sản ở đây.


Ngoài ra, còn có làng Dhankar là ngôi làng lớn nhất nằm ngay rìa vách đá với khu vực hồ nước ngọt màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp. Ở đây có các món trứng ăn với bánh mì, ngũ cốc và bánh crepe chuối rất ngon.


Theo Emdep.vn

Bài đăng phổ biến