Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Những công trình kiến trúc tôn giáo Jain đẹp nhất Ấn Độ

Nhắc đến Ấn Độ là nghĩ ngay đến những ngôi đền Hindu, không chỉ có lối kiến trúc tinh xảo độc đáo mà còn tạo được ấn tượng mạnh bởi những chi tiết chạm trổ tinh xảo cùng với giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời.

Nhắc đến Ấn Độ là nghĩ ngay đến những ngôi đền Hindu, không chỉ có lối kiến trúc tinh xảo độc đáo mà còn tạo được ấn tượng mạnh bởi những chi tiết chạm trổ tinh xảo cùng với giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời.

Jain là một tôn giáo theo đuổi hoà bình và một con đường không bạo lực đối với tất cả chúng sinh. Mục đích của Jain là hoàn tác tác động xấu của nghiệp thông qua việc làm trong sạch ý nghĩ và thân thể. Quá trình này dẫn tới sự giải thoát và sự tĩnh tâm.

Có khoảng 4.2 triệu người theo tôn giáo này tại Ấn Độ và khoảng 6 tới 12 triệu người trên toàn thế giới. Những ngôi đền của Jain được gọi là Derasar hoặc Mandir, phụ thuộc nó được xây tại đâu trên Ấn Độ. Đền thường được làm từ đá cẩm thạch

Shri Digambar Jain Lal Mandir 

Nằm đối diện Red Fort lớn, Shri Digambar Jain Lal Mandir là ngôi đền Jain lâu đời và nổi tiếng nhất ở Delhi. Được xây dựng năm 1526, đến nay, chùa có nhiều thay đổi và trùng thu nhiều so với kiến trúc ban đầu, đồng thời được mở rộng vào những năm đầu thế kỷ 19. Các bệ ngôi đền bằng đá sa thạch đỏ còn được gọi là Lal Mandir.

Nằm đối diện Red Fort lớn, Shri Digambar Jain Lal Mandir là ngôi đền Jain lâu đời và nổi tiếng nhất ở Delhi. Được xây dựng năm 1526, đến nay, chùa có nhiều thay đổi và trùng thu nhiều so với kiến trúc ban đầu, đồng thời được mở rộng vào những năm đầu thế kỷ 19. Các bệ ngôi đền bằng đá sa thạch đỏ còn được gọi là Lal Mandir.

Sonagiri

Thị trấn Sonagiri nằm trên một ngọn đồi ở miền trung Ấn Độ. Nơi đây có nhiều ngôi đền Jain trắng tuyệt đẹp, không tì vết nằm rải rác xung quanh Sonagiri. Cả người hành hương và du khách phải đi chân trần lên bằng lối lên 300 bậc thang. Lên đây, du khách có thể khám phá kiến trúc những ngôi đền trắng và ngắm vẻ đẹp cảnh quan vùng rừng núi và đồng bằng xa xa tuyệt đẹp.

Thị trấn Sonagiri nằm trên một ngọn đồi ở miền trung Ấn Độ. Nơi đây có nhiều ngôi đền Jain trắng tuyệt đẹp, không tì vết nằm rải rác xung quanh Sonagiri. Cả người hành hương và du khách phải đi chân trần lên bằng lối lên 300 bậc thang. Lên đây, du khách có thể khám phá kiến trúc những ngôi đền trắng và ngắm vẻ đẹp cảnh quan vùng rừng núi và đồng bằng xa xa tuyệt đẹp. 

Đền Khajuraho

Ngôi làng Khajuraho là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ. Ngôi làng là nơi sinh sống của nhiều người đạo Hindu và ngôi đền Jain nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc theo văn hoá phồn thực của người Ấn trước kia. Ngôi đền được xây dựng trong suốt thời gian dài 200 năm từ năm 950 đến năm 1150.     Dưới thời cai trị của Chandella, Khajuraho là một cộng đồng lớn Jain và hưng thịnh. Những người theo Kỳ Na Giáo sống ở phía đông thành phố, hiện nay còn những di tích đền Jain ở Khajuraho. Các ngôi đền ở đây có tình trạng tốt.

Ngôi làng Khajuraho là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ. Ngôi làng là nơi sinh sống của nhiều người đạo Hindu và ngôi đền Jain nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc theo văn hoá phồn thực của người Ấn trước kia. Ngôi đền được xây dựng trong suốt thời gian dài 200 năm từ năm 950 đến năm 1150. 

Dưới thời cai trị của Chandella, Khajuraho là một cộng đồng lớn Jain và hưng thịnh. Những người theo Kỳ Na Giáo sống ở phía đông thành phố, hiện nay còn những di tích đền Jain ở Khajuraho. Các ngôi đền ở đây có tình trạng tốt.

Đền Gomateshwara

Các bức tượng đá nguyên khối ở đền Gomateshwara nằm trên một ngọn đồi ở thành phố Shravanabelagola. Gomateshwara là con trai thứ hai của chúa Adinatha, người đầu tiên trong số 24 Tirthankara. Tượng đá cao 17,38 mét được làm từ đá nguyên khối, được xây dựng vào năm 983 AD bởi Chavundaraya, người đứng đầu Vương quốc Gâng. Đây là một trong những bức tượng đá nguyên khối lớn nhất trên thế giới.      Cứ 12 năm một lần, lễ hội Mahamastakabhisheka được tổ chức lớn và bức tượng Gomateshwara được tắm trong sữa, sữa đông, sữa trâu, nghệ tây và đồng xu vàng.

Các bức tượng đá nguyên khối ở đền Gomateshwara nằm trên một ngọn đồi ở thành phố Shravanabelagola. Gomateshwara là con trai thứ hai của chúa Adinatha, người đầu tiên trong số 24 Tirthankara. Tượng đá cao 17,38 mét được làm từ đá nguyên khối, được xây dựng vào năm 983 AD bởi Chavundaraya, người đứng đầu Vương quốc Gâng. Đây là một trong những bức tượng đá nguyên khối lớn nhất trên thế giới. 

Cứ 12 năm một lần, lễ hội Mahamastakabhisheka được tổ chức lớn và bức tượng Gomateshwara được tắm trong sữa, sữa đông, sữa trâu, nghệ tây và đồng xu vàng.

Palitana

Nơi đây là địa điểm hành hương lớn của tôn giáo Kỳ Na và ngôi đền Palitana được coi là nơi hành hương linh thiêng nhất trong các ngôi đền Jain. Hiện có hàng trăm ngôi đền Jain nằm trên vùng núi linh thiêng Shatrunjaya có kiến trúc đá cẩm thạch chạm khắc tinh xảo. Chúng được xây dựng vào khoảng thời gian năm 900 và từ thế kỷ 11 trở đi. Để lên viếng đền, du khách phải lên 3.572 bậc cầu thang.

Nơi đây là địa điểm hành hương lớn của tôn giáo Kỳ Na và ngôi đền Palitana được coi là nơi hành hương linh thiêng nhất trong các ngôi đền Jain. Hiện có hàng trăm ngôi đền Jain nằm trên vùng núi linh thiêng Shatrunjaya có kiến trúc đá cẩm thạch chạm khắc tinh xảo. Chúng được xây dựng vào khoảng thời gian năm 900 và từ thế kỷ 11 trở đi. Để lên viếng đền, du khách phải lên 3.572 bậc cầu thang.

Đền Ranakpur

Đây là ngôi đền Jain ở Ranakpur có kiến trúc uy nghi nằm trên sườn đồi. Ngôi đền có hơn 1444 cột đá cẩm thạch, chạm khắc chi tiết và tinh tế. Mỗi trụ cột được chạm khác khác nhau, không cái nào giống cái nào.     Việc xây dựng đền thờ và hình ảnh tượng trưng cho cuộc chinh phục tứ phương, do đó đền được coi là trung tâm của Tirthankara. Niên đại của ngôi đền còn có các giả thiết khác nhau nhưng có thể đền được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 14 và giữa 15.

Đây là ngôi đền Jain ở Ranakpur có kiến trúc uy nghi nằm trên sườn đồi. Ngôi đền có hơn 1444 cột đá cẩm thạch, chạm khắc chi tiết và tinh tế. Mỗi trụ cột được chạm khác khác nhau, không cái nào giống cái nào. 

Việc xây dựng đền thờ và hình ảnh tượng trưng cho cuộc chinh phục tứ phương, do đó đền được coi là trung tâm của Tirthankara. Niên đại của ngôi đền còn có các giả thiết khác nhau nhưng có thể đền được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 14 và giữa 15.


Nguồn: Internet

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Các phong tục tặng quà kỳ lạ trên thế giới

Tặng quà không hề đơn giản mà đôi khi nó còn cả là một nghệ thuật. Thực tế là, tại nhiều quốc gia, việc tặng quà cũng giống như một điệu nhảy đôi truyền thống – bạn phải thực hiện các bước theo trình tự, nhịp nhàng cùng đối phương. Vì vậy, từ việc chọn quà, giấy gói và thời điểm trao tặng đều cần đến sự tinh tế, sao cho đẹp lòng người nhận.

Các phong tục tặng quà kỳ lạ trên thế giới

Thuyết phục người khác nhận quà

Quốc gia: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn QuốcNhật Bản.

Ở nhiều nước Á Đông, khi tặng quà bạn có thể bị từ chối một thậm chí nhiều lần. Điều này được giải thích là vì người nhận sợ bị đánh giá là tham lam hay thiếu kiên nhẫn. Trong trường hợp này bạn nên tỏ ra lịch sự, kiên nhẫn thuyết phục. Khi người đó đồng ý nhận món quà, bạn cũng nên cảm ơn họ.

Xem thêm: 8 điều cần biết về Tết truyền thống của người Hàn Quốc

Trao quà một cách cẩn thận

Quốc gia: Ấn Độ, Châu Phi, Trung Đông và Đông Á.

Ở Ấn Độ và Trung Đông cách bạn cầm món quà rất quan trọng. Tại các quốc gia này, tay trái được coi là ô uế, vì vậy hãy dùng tay phải của bạn để tặng và nhận quà (trừ khi món quà quá nặng bạn có thể dùng cả hai tay). Ở Đông Á (Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam) người ta dùng cả hai tay để trao, nhận quà. Bạn nên dùng cả hai tay cùng lúc và ngửa lòng bàn tay lên.

Trao quà một cách cẩn thận

Tặng quà như một lời cảm ơn

Quốc gia: Châu Á, Nga.

Hầu hết các nước châu Á đều coi tặng quà là cách để bày tỏ lòng biết ơn đến ai đó. Ở Nga, những lời cảm ơn suông được cho là thiếu thực tế. Họ thường gửi tặng chủ nhà một món quà nhỏ sau khi được mời ăn tối hoặc nghỉ qua đêm để thay lời cảm ơn.

Kiêng tặng vật sắc nhọn

Quốc gia: Đông Á, Brazil, Ý, PeruThụy Sĩ.

Có thể bạn không tin nhưng nhiều nền văn hóa quan niệm dao, kéo và các vật sắc nhọn thể hiện sự cắt đứt quan hệ. Vì vậy bạn nên lưu ý điều này để tránh gặp rắc rối khi lựa chọn quà tặng cho bạn bè, đối tác ở các quốc gia này.

Kiêng tặng vật sắc nhọn

Tránh các vật dụng kiêng kỵ

Quốc gia: Trung Quốc, Hồng Kông, Ý, Nhật Bản.

Người Trung Quốc, Hồng Kông kiêng kỵ tặng quà người khác một chiếc mũ màu xanh bởi nó mang thông điệp khiếm nhã rằng vợ bạn đang lừa dối bạn hoặc chị em của bạn là gái điếm. Dép rơm, khăn tay và đồng hồ treo tường cũng nằm trong danh sách nên tránh khi chọn quà vì nó khiến người ta liên tưởng đến đám tang. Riêng tại Trung Quốc, bạn không nên tặng ô bởi nó mang thông điệp là bạn muốn cắt đứt quan hệ với người nhận.

Người Ý không tặng trâm cài áo và khăn tay vì nó gợi sự tang tóc. Còn tại Nhật người ta kiêng tặng chậu cây cho nữ gia chủ vì họ cho rằng chúng đem đến bệnh tật, đau ốm.

Xem thêm: Mua quà gì ở Thái Lan?

Chọn những số may mắn

Quốc gia: Châu Á, Châu Âu.

Chọn những số may mắn

Khi bạn tặng món quà như bó hoa, tiền, hoa quả… bạn nên lưu tâm đến số lượng để lựa chọn số may mắn và tránh những con số “xấu”. Ở một số nước châu Á, số 4 được phát âm theo tiếng Hán gần giống với cái chết (Tứ - Tử). Trong khi đó ở châu Âu và Ấn Độ người ta lại rất thích các số lẻ, ngoại trừ số 13.

Gói quà cẩn thận

Các nhà nghiên cứu văn hóa đồng tình rằng khắp nơi trên thế giới đều coi trọng việc gói quà một cách cẩn thận. Quan điểm về màu sắc giấy bọc quà khác nhau ở mỗi quốc gia. Người châu Á kiêng bọc quà màu trắng, đen vì liên quan đến tang lễ. Giấy gói màu vàng mang lại sự vui vẻ, thích hợp cho những món quà kỷ niệm ở Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Nam Mỹ, màu đen và màu tím được tránh sử dụng vì nó gợi đến cái chết và các nghi lễ tôn giáo bản địa. Người Ý cũng quan niệm màu tím là màu không may mắn.

Màu sắc, cách gấp gói, ruy băng… không đơn thuần chỉ mang tính thẩm mỹ mà nó còn mang thông điệp riêng. Để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trên, bạn nên nhờ sự tư vấn của người am hiểu văn hóa, phong tục quê hương của người nhận.

Gói quà cẩn thận

Không nhận quà ngoại trừ người thân

Quốc gia: Yemen, Ả Rập Xê Út.

Ở những nước này, nhận quà từ bất kỳ ai ngoại trừ bạn bè thân thiết nhất đều bị coi là xấu hổ. Khi nhận được món quà từ một người bạn tại hai quốc gia trên có nghĩa là bạn rất được họ coi trọng và coi như gần gũi. Hãy trân trọng điều đó cũng như món quà họ đã lựa chọn cực kỳ cầu kỳ, cẩn thận. Đối với nam giới, không nên tặng cho họ đồ vật được làm từ chất liệu lụa hoặc vàng.


Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Lý giải "Bao giờ đến Tết Congo?"

Người Việt Nam thường hay nói câu "Chờ đến Tết Congo?", vậy câu nói này có ý nghĩa là gì và xuất phát từ đâu, cùng tìm hiểu nhé? 

Lý giải câu nói "Chờ đến Tết Congo?"


Đất nước Congo nằm ở đâu?

Đất nước Congo nằm ở đâu?

Ở Trung Phi, có hai nước cùng có tên là Công-gô (Congo), là:
1. Cộng hòa Công-gô, hay Congo-Brazzaville vì thủ đô là Brazzaville.
2. Cộng hòa Dân chủ Công-gô, còn được gọi là Nhà nước Tự do Congo, Congo thuộc Bỉ, Congo-Leopoldville, hay Congo-Kinshasa vì thủ đô là Kinshasa, hay Zaire.

Đất nước Congo nằm ở đâu?
Okapi - Động  vật kì lạ của đến từ đất nước Congo

Trong đó thì Cộng hòa Dân chủ Congo là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với GDP thấp đứng hàng thứ 2 thế giới.

"Chờ đến Tết Congo?"

"Chờ đến Tết Congo?"

Và theo như người ta thường kể lại thì nước này nghèo đến mức 50 năm mới tổ chức một lần bắn pháo hoa và coi như là phải 50 năm mới được đón Tết một lần, chính vì thế chờ đến Tết Congo là rất lâu.

Ở Việt Nam thì câu nói "Chờ đến Tết Congo", ý nói chờ đợi một điều gì đó còn rất lâu, hoặc rất khó có thể xảy ra.

Tuy nhiên, Cộng hòa Dân chủ Congo được nhiều nước giàu có chú ý tới bởi nguồn tài nguyên phong phú của quốc gia này, các mỏ nguyên liệu khoáng thô chưa được khai thác của quốc gia này có trị giá hơn 24 tỷ đô la.


Nguồn: Tổng hợp
Hình ảnh: Internet 

Bài đăng phổ biến