Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

TOUR DU LỊCH TRONG NGÀY

Với công việc bận rộn như hiện nay, nhiều người chỉ có thể dành ra cho mình một ngày để có thể du lịch. Vậy Du lịch 1 ngày nên đi đâu ở gần TP.HCM là câu hỏi mà rất nhiều du khách đang quan tâm.

Vũng Tàu

Đến với Vũng Tàu bạn sẽ có cảm giác bình yên, dễ chịu với những con đường rộng rãi, thoáng đãng. Dưới là biển xanh, trên là những ngọn núi to, núi nhỏ, cùng những ngôi chùa thanh tịnh… Tất cả tạo nên một Vũng Tàu đầy ma lực, một thành phố Vũng Tàu không chỉ hiền hòa bình dị mà còn vô vàn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cách TP.HCM 100kmm, Vũng Tàu là một thành phố đáng tới, đáng sống và hạnh phúc.



Vũng Tàu biển xanh – Bến thuyền Marina

Giá từ: 339.000Đ/khách (*)
Hành trình đưa Quý khách đến với thành phố biển Vũng Tàu vừa quen vừa lạ với gió biển trong lành, bờ cát sạch sẽ cùng nhiều cảnh quan “check-in” mới mẻ đã trở thành trào lưu trong thời gian gần đây.
  • Khám phá bến du thuyền Marina với vô số thuyền buồm lướt sóng tạo nên “background siêu ảo” tựa trời Âu 
  • Khám phá KDL Dic Lotus tọa lạc tại trung tâm bãi Thùy Vân của Thành Phố Vũng Tàu với bờ biển đẹp, sạch, là nơi du lịch lý tưởng cho du khách nghỉ chân tại đây.
  • Đón khí trời trong lành pha chút hương vị đặc trưng của vùng biển.
Đặc biệt: có thể tổ chức teambuilding trên bãi biển theo yêu cầu của khách hàng


Miền tây

Được thiên nhiên ưu đãi cho yếu tố địa hình sông nước với những vườn trái cây trĩu quả, những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, vì thế nên miền Tây luôn là điểm đến lý tưởng để du khách hòa mình vào thiên nhiên, sau những ngày làm việc bận rộn nơi phố thị ồn ào. Không mang trong mình vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy như bất cứ mảnh đất phồn hoa nào, nhưng với vẻ đẹp êm dịu và yên bình cộng với con người vô cùng hiếu khách nên ai đã từng đến miền Tây đều “lòng không muốn về”.



MỸ THO – THỚI SƠN – BẾN TRE: TÁT MƯƠNG BẮT CÁ
Già từ: 279.000Đ (*)
Hành trình khám phá vùng miệt vườn sông nước trong ngày đem lại những trải nghiệm về vùng đất của những loại trái cây thơm ngon - cù lao Thới Sơn; hay chèo xuồng nhẹ nhàng lướt qua các con rạch nhỏ nằm gọn trong 2 hàng cây dừa nước xanh ngát, đặc biệt chương trình tát mương bắt cá + ăn trưa sẽ là lựa chọn lý tưởng cho Quý khách muốn tìm kiếm 1 chuyến du lịch trong ngày
  • Đi xuồng len lỏi qua những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp
  • Tản bộ đường làng, tham quan và thưởng thức trái cây tươi ngon
  • Tìm hiểu khu di tích Đạo Dừa: công trình kiến trúc gắn với ông Đạo Dừa - một huyền thoại về một vị tu sĩ của Bến Tre. 
  • Tát mương bắt cá + ăn trưa


(*) Giá tour áp dụng cho đoàn từ 33 khách trở lên.

Vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết.

Liên hệ:

VIETRAVEL – KHỐI KHÁCH ĐOÀN TRỤ SỞ CHÍNH

190 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM
ĐT: (028) 3866 8999 – EXT: 1344
HOTLINE: 0938 301 393
Email: [email protected]



Hành trình bay thẳng đến Bhutan bằng chuyến bay thuê bao


Một tiểu vương quốc bên triền núi Himalaya tuyết phủ bốn mùa, lọt thỏm giữa hai “ông” lớn Trung - Ấn mà vẫn an nhiên tự tại, sống cuộc đời thong dong như mây ngàn. Trong khi mọi nơi đưa việc tăng trưởng kinh tế lê hàng đầu thì tại đây lại vẫn cân bằng được giữa phát triển kinh tế với việc giữ gìn nét đẹp tự nhiên. Cũng vì lí do đó mà Bhutan – xử sở Rồng Sấm, được xem là nơi hạnh phúc nhất thế giới.


Hành trình bay thẳng đến Bhutan bằng chuyến bay thuê bao

Với giá trị bản sắc văn hóa và các đền chùa tu viện phổ biến, thêm vào đó là không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ – du lịch tại xứ Phật Bhutan là một trải nghiệm mà bạn phải thử một lần trong đời. Đặc biệt, khi đến Bhutan bằng chuyến bay thuê bao, du khách sẽ được tận hưởng kỳ nghỉ một cách trọn vẹn nhất vì lịch trình khởi hành tuyệt đối chính xác và chi phí hợp lý.

Tượng Phật Dordenma


Tượng phật

Nằm trên đỉnh ngọn đồi ở thủ đô Thimphu, bức tượng Phật Dordenma vĩ đại tọa lạc tại một thiền viện mạ vàng lộng lẫy. Với chiều cao hơn 51 m, đây cũng là một trong những bức tượng Phật lớn nhất thế giới. 
Điều đặc biệt làm tăng thêm sự thiêng liêng nơi đây chính là bên trong pho tượng còn chứa đến 125.000 bức tượng Phật nhỏ, đều được đúc đồng và mạ vàng . Công trình này xây dựng vào năm 2006, nhân dịp sinh nhật thứ 60 của vị vua Jigme Singye Wangchuck và đến năm 2015 mới được hoàn thành năm. 


Thiền viện Taktsang

Thiền viện


Nằm chênh vênh trên một vách đá cao 3,120m, cách thị trấn Paro 12 km về phía Bắc, chính là thiền viện Taktsang hay còn được gọi là Tiger’s Nest. Đây không chỉ là một địa danh Phật giáo nổi tiếng thế giới, mà còn là biểu tượng văn hóa quý báu của Bhutan.
Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, Guru Rinpoche (Liên Hoa Sinh) đã ghé thăm và thiền tại thiền viện trong suốt 3 năm, 3 tháng, 3 ngày, 3 giờ và sau đó được một con hổ cái biết bay đưa trở về. Cái tên Tiger’s Nest được đặt ra từ sự kiện đó.

Đường đi lên thiền viện


Để đến được Taktsang bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi ngựa tùy theo thể lực. Tuy nhiên ngựa chỉ chở bạn một chiều lên và bạn phải tự đi bộ xuống chiều còn lại. Trên dọc đường bị bạn sẽ có thể gặp các nhà sư đi ban phát thức ăn, nước uống và nước thánh cho những vị khách để tiếp thêm sức lực giúp bạn có thể chinh phục được đoạn đường đến ngôi đền linh thiêng phía trước.

Đèo Dochula 

Druk Wangyal


Nằm trên con đường từ Punakha tới thủ đô Thimphu là đèo Dochula cao 3050 m, một điểm dừng chân lý tưởng để thưởng thức toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ của dãy núi Himalaya. Bức tranh phong cảnh này càng trở nên tuyệt đẹp vào mùa đông khi tuyết phủ trắng xóa các dãy núi hòa với sự tĩnh mịch, trang nghiêm của 108 ngôi chùa tháp trên đỉnh đèo. Tổ hợp 108 ngôi chùa tháp trên đèo Dochula có tên là Druk Wangyal - một công trình được xây dựng bởi để tưởng nhớ những người lính Bhutan đã thiệt mạng trong trận chiến với phiến quân Ấn Độ năm 2003.
Những người dân ở đây rất thích đến đèo Duchula vào những ngày cuối tuần và các dịp lễ. Đặc biệt vào ngày 13/12 hằng năm, tại đây sẽ tổ chức lễ hội tôn vinh những người lính Bhutan rất thích hợp cho du khách muốn khám phá nền văn hóa, lịch sử lâu đời của xử sở Rồng Sấm.

Punakha Dzong

Punakha Dzong


Tại Bhutan, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp các cung điện hay pháo đài với kiến trúc đặc trưng của xử sở Rồng Sấm. Công trình tiêu biểu và phổ biến nhất với khách du lịch chính là Punakha Dzong. Đây cũng là pháo đài đẹp nhất nước với vị trí vô cùng ấn tượng - nằm giữa hai con sông nổi tiếng của đất nước là Pho Chu và Mo Chu.
Nhìn vẻ ngoài huyền bí và cuốn hút như hiện nay ít ai biết được nơi đây đã từng bị thiên nhiên tàn phá dữ dội như cháy rừng, động đất hay lụt lội… Trải qua thời gian dài được trùng tu, giờ đây Punakha Dzong đã quay trở lại thời kỳ hoàng kim vốn có của mình.

Lễ Tsechu

Hàng năm pháo đài Punakha Dzong đón hàng triệu lượt khách du lịch tới tham quan, chiêm ngưỡng. Không chỉ khoác lên những câu chuyện lịch sử, chính thắng cảnh nơi đây cũng khiến người khác phải say đắm . Đặc biệt pháo đài cũng là địa điểm tổ chức Festival Punakha Tsechu – một lễ hội xuân truyền thống kéo dài trong 5 ngày diễn ra với không khí tưng bừng, nhộn nhịp.

Xem thêm : Thuê bao chuyến bay -  Xu hướng mới lên ngôi

Nguồn Tổng hợp




Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Ikebana - Nghệ thuật cắm hoa truyền thống của người Nhật

Nghệ thuật Ikebana thường được biết đến dưới cái tên Kadou - Hoa đạo. Loại hình nghệ thuật này đã xuất hiện hơn 600 năm ở Nhật Bản và là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống nổi tiếng trên thế giới.

Nghệ thuật Ikebana thường được biết đến dưới cái tên Kadou - Hoa đạo. Loại hình nghệ thuật này đã xuất hiện hơn 600 năm ở Nhật Bản và là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống nổi tiếng trên thế giới.

Hoa từ lâu đã xuất hiện và quá quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Mỗi ngày chúng ta ngắm nhìn những bó hoa, cắm những bình hoa đẹp nhưng có mấy ai quan tâm đến ý nghĩa của những loài hoa này. Nhưng đối với người Nhật Bản, hoa lại mang một ý nghĩa quan trọng và tùy trường hợp và sự kiện mà sự sáng tạo lại khác nhau.

Nguồn gốc

Ikebana hay còn được biết đến với cái tên Kadou - “hoa đạo”, là bộ môn nghệ thuật đặc trưng của Nhật Bản về cách sắp xếp bố trí các loại hoa chứ không chỉ đơn thuần là cắm hoa thông thường. Ra đời từ hơn 1500 năm trước tại Kyoto, Ikebana ban đầu được bắt đầu với những bông hoa cúng dâng lên Đức Phật trong các ngôi chùa cổ. Cách sắp xếp Ikebana khi đó vẫn khá giản đơn và chỉ hướng đến làm nổi bật ba yếu tố tượng trưng chính là trời, đất và con người.    Tới thế kỷ 15, Ikebana dần phát triển với cấu trúc cầu kỳ hơn, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa không chỉ giữa các loại hoa với bình cắm mà còn với cả cấu trúc căn phòng cũng như ngoại cảnh. Và dần dần, Ikebana đã trở thành một loại hình nghệ thuật, văn hóa Nhật Bản quen thuộc với tất cả người dân xứ sở hoa anh đào.

Ikebana hay còn được biết đến với cái tên Kadou - “hoa đạo”, là bộ môn nghệ thuật đặc trưng của Nhật Bản về cách sắp xếp bố trí các loại hoa chứ không chỉ đơn thuần là cắm hoa thông thường. Ra đời từ hơn 1500 năm trước tại Kyoto, Ikebana ban đầu được bắt đầu với những bông hoa cúng dâng lên Đức Phật trong các ngôi chùa cổ. Cách sắp xếp Ikebana khi đó vẫn khá giản đơn và chỉ hướng đến làm nổi bật ba yếu tố tượng trưng chính là trời, đất và con người.

Tới thế kỷ 15, Ikebana dần phát triển với cấu trúc cầu kỳ hơn, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa không chỉ giữa các loại hoa với bình cắm mà còn với cả cấu trúc căn phòng cũng như ngoại cảnh. Và dần dần, Ikebana đã trở thành một loại hình nghệ thuật, văn hóa Nhật Bản quen thuộc với tất cả người dân xứ sở hoa anh đào.

Ikebana – Món ăn bổ dưỡng cho tinh thần

Nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản đòi hỏi người nghệ nhân phải có con mắt thẩm mỹ nhất định, một bàn tay khéo léo, quan trọng nhất là khả năng sáng tạo. Ikebana không chỉ đơn thuần áp dụng các quy tắc, biểu trưng cơ bản mà còn cần tới độ nhạy bén của người nghệ nhân để mang lại sự cách tân trong từng tác phẩm. Mà đây còn là biểu trưng của thiên nhiên giúp cho người cắm cũng như người thưởng hoa thanh sạch đầu óc và thanh thản tâm hồn.

Nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản đòi hỏi người nghệ nhân phải có con mắt thẩm mỹ nhất định, một bàn tay khéo léo, quan trọng nhất là khả năng sáng tạo. Ikebana không chỉ đơn thuần áp dụng các quy tắc, biểu trưng cơ bản mà còn cần tới độ nhạy bén của người nghệ nhân để mang lại sự cách tân trong từng tác phẩm. Mà đây còn là biểu trưng của thiên nhiên giúp cho người cắm cũng như người thưởng hoa thanh sạch đầu óc và thanh thản tâm hồn. 

Tình yêu thiên nhiên của người Nhật trong từng tác phẩm

Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa ở Nhật có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Người Nhật luôn cảm thấy có một mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh, và ngay cả trong đời sống hiện đại, sự đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đường nhựa, bê tông trải dài khắp nơi thì họ vẫn mong muốn tạo một chút không gian thiên nhiên ở gần bên.

Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa ở Nhật có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Người Nhật luôn cảm thấy có một mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh, và ngay cả trong đời sống hiện đại, sự đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đường nhựa, bê tông trải dài khắp nơi thì họ vẫn mong muốn tạo một chút không gian thiên nhiên ở gần bên. 

Về cơ bản thì Ikebana không đơn thuần hướng đến việc đưa một phần thiên nhiên vào trong ngôi nhà, mà xa hơn là muốn cho thấy cả một thế giới nhiên bao trùm, bằng cách tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa trong nhà và ngoài trời.

Về cơ bản thì Ikebana không đơn thuần hướng đến việc đưa một phần thiên nhiên vào trong ngôi nhà, mà xa hơn là muốn cho thấy cả một thế giới nhiên bao trùm, bằng cách tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa trong nhà và ngoài trời.

Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Sự cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Chẳng hạn như:  + Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.  + Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.  + Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.

Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Sự cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Chẳng hạn như:
+ Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.
+ Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.
+ Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.

Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:  + Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.  + Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.  + Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.  + Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.

Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:
+ Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.
+ Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.
+ Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.
+ Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.

Những triết lý âm dương độc đáo

Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai.

Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. 

Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.

Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.

Các phong cách cắm hoa cơ bản của Ikebana

Rikka

Đây là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ biến cho đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của kiểu cắm hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa cắm trong bình ở tư thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có 7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và những sự vật khác trong tự nhiên.

Đây là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ biến cho đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của kiểu cắm hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa cắm trong bình ở tư thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có 7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và những sự vật khác trong tự nhiên.

Shoka

Đây là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana, nó có nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đơn giản nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm được. Một bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành phần: Ten, Chi và Jin nghĩa là Trời, Đất và Con người.    Shoka là phong cách cắm hoa được đơn giản hóa từ phong cách cắm theo kiểu thẳng đứng Rikka để phù hợp với nhiều tầng lớp dân chúng. Shoka thể hiện vẻ đẹp giản dị của tự nhiên bằng việc sử dụng ít cành lá nhưng thể hiện sự vươn lên hướng về mặt trời. Shoka theo thuyết Thiên – Địa – Nhân, trong đó có 3 cành chính với tên gọi là Shin – Soe – Tai, tượng trưng cho sự hòa hợp của Trời, Đất và Con người. Người Nhật thường dùng phong cách cắm hoa Shoka để trang trí nhà cửa trong những ngày đầu Năm Mới.

Đây là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana, nó có nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đơn giản nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm được. Một bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành phần: Ten, Chi và Jin nghĩa là Trời, Đất và Con người.

Shoka là phong cách cắm hoa được đơn giản hóa từ phong cách cắm theo kiểu thẳng đứng Rikka để phù hợp với nhiều tầng lớp dân chúng. Shoka thể hiện vẻ đẹp giản dị của tự nhiên bằng việc sử dụng ít cành lá nhưng thể hiện sự vươn lên hướng về mặt trời. Shoka theo thuyết Thiên – Địa – Nhân, trong đó có 3 cành chính với tên gọi là Shin – Soe – Tai, tượng trưng cho sự hòa hợp của Trời, Đất và Con người. Người Nhật thường dùng phong cách cắm hoa Shoka để trang trí nhà cửa trong những ngày đầu Năm Mới.

Moribana

Moribana có nghĩa là “hoa chất đống” hoàn toàn khác với kiểu hoa thẳng “đứng” truyền thống. Moribana là phong cách cắm hoa trên những cái đĩa bẹt, ding hoa, cây, lá, quả và cả nước để sáng tạo nên những hình ảnh độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại. Sự sáng tạo này đã dẫn đến việc hình thành nghệ thuật Ikebana hiện đại.     Đây là một dạng thức mới của Ikebana xuất hiện giữa sự kết hợp của phong cách Ikebana truyền thống và phong cách phương Tây. Trong khi phong cách Rikka đã ra đời phát triển qua nhiều giai đoạn và có rất nhiều quy luật thì phong cách Moribana chỉ mới xuất hiện khoảng 100 năm và Moribana có thể dùng để trang trí trong những phòng theo phong cách phương Tây chứ không nhất thiết chỉ được đặt trong những hốc tường của những căn phòng xây theo phong cách Nhật Bản truyền thống.

Moribana có nghĩa là “hoa chất đống” hoàn toàn khác với kiểu hoa thẳng “đứng” truyền thống. Moribana là phong cách cắm hoa trên những cái đĩa bẹt, ding hoa, cây, lá, quả và cả nước để sáng tạo nên những hình ảnh độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại. Sự sáng tạo này đã dẫn đến việc hình thành nghệ thuật Ikebana hiện đại. 

Đây là một dạng thức mới của Ikebana xuất hiện giữa sự kết hợp của phong cách Ikebana truyền thống và phong cách phương Tây. Trong khi phong cách Rikka đã ra đời phát triển qua nhiều giai đoạn và có rất nhiều quy luật thì phong cách Moribana chỉ mới xuất hiện khoảng 100 năm và Moribana có thể dùng để trang trí trong những phòng theo phong cách phương Tây chứ không nhất thiết chỉ được đặt trong những hốc tường của những căn phòng xây theo phong cách Nhật Bản truyền thống.

Chabana

Một kiểu (cắm hoa) gần gũi với triết lý Thiền nhất, rất đơn giản và không gò bó. Đối lập sâu sắc với tính nghi thức của phong cách Rikka, Chabana xuất hiện như một phong cách tự do của nghệ thuật Ikebana. Đây là một phong cách đơn giản chỉ với hoa và lọ. Toàn bộ ý tưởng là nhằm để nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của hoa. Gồm một hoặc hai bông hoa hoặc cành cây trong một bình hoặc một chậu nhỏ, phong cách Chabana đã trở thành nền tảng của một phong cách không có gì bỏ được gọi là Nageire (nghĩa đen là “quẳng vào”).     Phong cách Chabana sử dụng một bình hoa cao với rất ít vật liệu. Những loại hoa đơn giản, có màu sáng được coi là thích hợp. Phong cách này sử dụng những kỹ thuật tinh tế để tạo ra vẻ đẹp tự nhiên đơn giản mà nên thơ. Đặc điểm của phong cách Chabana là hoa không được cắm thẳng đứng mà được đặt vào lọ một cách rất tự nhiên. Vì vậy, lọ hoa phải cao, có miệng nhỏ, phong cách Chabana có thể sử dụng trong các phòng như một phần phụ thêm cần thiết không thể thiếu.

Một kiểu (cắm hoa) gần gũi với triết lý Thiền nhất, rất đơn giản và không gò bó. Đối lập sâu sắc với tính nghi thức của phong cách Rikka, Chabana xuất hiện như một phong cách tự do của nghệ thuật Ikebana. Đây là một phong cách đơn giản chỉ với hoa và lọ. Toàn bộ ý tưởng là nhằm để nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của hoa. Gồm một hoặc hai bông hoa hoặc cành cây trong một bình hoặc một chậu nhỏ, phong cách Chabana đã trở thành nền tảng của một phong cách không có gì bỏ được gọi là Nageire (nghĩa đen là “quẳng vào”). 

Phong cách Chabana sử dụng một bình hoa cao với rất ít vật liệu. Những loại hoa đơn giản, có màu sáng được coi là thích hợp. Phong cách này sử dụng những kỹ thuật tinh tế để tạo ra vẻ đẹp tự nhiên đơn giản mà nên thơ. Đặc điểm của phong cách Chabana là hoa không được cắm thẳng đứng mà được đặt vào lọ một cách rất tự nhiên. Vì vậy, lọ hoa phải cao, có miệng nhỏ, phong cách Chabana có thể sử dụng trong các phòng như một phần phụ thêm cần thiết không thể thiếu.

Jiyuka

Đây một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ những chuyển hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình.     Ngày này, Ikebana đã lan rộng ra trên toàn thế giới và trở thành một bộ môn nghệ thuật thu hút được sự yêu thích của những người yêu cây cảnh và yêu nghệ thuật. Ikebana mang hơi thở, sức sống tinh túy của Nhật Bản và trở thành cầu nối văn hóa của các nước trên thế giới với Nhật Bản.

Đây một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ những chuyển hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình. 

Ngày này, Ikebana đã lan rộng ra trên toàn thế giới và trở thành một bộ môn nghệ thuật thu hút được sự yêu thích của những người yêu cây cảnh và yêu nghệ thuật. Ikebana mang hơi thở, sức sống tinh túy của Nhật Bản và trở thành cầu nối văn hóa của các nước trên thế giới với Nhật Bản.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến