Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Thiên đường ẩm thực chay của người Hồi giáo tại Indonesia

Người Indonesia chủ yếu theo đạo Hồi, vì vậy ăn chay là một phần văn hóa quen thuộc trong đời sống của người dân đất nước này. Cùng khám phá thiên đường ẩm thực chay của người Hồi Giáo tại đây. 

Thiên đường ẩm thực chay của người Hồi giáo tại Indonesia

Trong đạo Hồi không có quan niệm ăn chay ( không thịt) như bên Phật giáo, nhưng có giới luật ngăn cấm những thứ không được ăn theo Thiên kinh Q'ran. Cụ thể là không uống rượu, không ăn thịt thú vật chết, không ăn máu, không ăn thịt heo, không ăn đồ ăn đã được cũng dân cho các thần linh khác...

Bakwan Jagung

Bakwan Jagung

Món ăn này có thành phần chủ yếu từ ngô, giống với món bánh ngô chiên ở Việt Nam. Người Indonesia coi đây là món ăn vặt phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Món ăn chay hấp dẫn này được bán rất nhiều ở đường phố Indonesia. 

Thành phần món ăn này đa dạng hơn món bánh ngô ở Việt Nam, bao gồm ngô, bột mì, bột gạo, cần tây, hành lá, trứng gà, tỏi băm, băm nhỏ, muối và tiêu. Tất cả được trộn đều với bột và chiên đến khi bánh vàng giòn. Người Indonesia dùng món bánh này cùng cơm và sử dụng tương ớt làm gia vị chấm. 

Sayur lodeh

Sayur lodeh

Món ăn này là súp bầu hầm nước cốt dừa. Thành phần chính trong món ăn là bầu, đậu phụ, đậu dài và trứng. Người Indonesia sử dụng món ăn truyền thống này trong tháng ăn chay Ramanda, đặc biệt trong dịp lễ đón năm mới Idul Fitri, hay còn gọi là lễ Lebaran. 

Jogja gudeg

Jogja gudeg

Gudeg là đặc sản của thành phố Yogyakarta. Mít được hầm hàng tiếng liền cùng nước dừa, đường cọ cho tới khi mềm. Món ăn ngọt ngào này được thêm một số gia vị, trong đó có lá tếch để tạo màu nâu hấp dẫn. Gudeg được ăn cùng cơm, trứng luộc, gà và da bò chiên giòn. 

Lontong Cap Gomeh

Lontong Cap Gomeh

Lontong Cap Go Meh hay còn gọi là Lontong Terang Bulan, là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên đán của người Indonesia. Bánh Lontong gồm có thành phần nước dừa, rau nấu, trứng luộc, thêm thịt gà nếu du khách không thích ăn chay. Người Indonesia làm chiếc bánh hình trụ với ý nghĩa chúc sức khỏe dồi dào, tượng trưng cho tuổi thọ. Trứng và các loại gia vị tượng trưng cho may mắn và nước sốt dừa đại diện cho sự giàu có. 

Mie Tek Tek

Mie Tek Tek

Mì Mie Tek Tek rất nổi tiếng tại Jakarta. Món ăn được làm rất đơn giản, là mì xào cùng trứng và rau. Mie Tek Tek được bán trên các xe đẩy, tên gọi của món ăn đường phố này bắt nguồn từ tiếng rao bán hàng phát ra từ âm thanh "tek tek" của 2 que gỗ mà người bán hàng sử dụng.

Gado gado

Gado gado

Gado Gado là một hỗn hợp các loại rau xào chung với nước sốt đậu tương. Món salad truyền thống của người Indonesia có vị thanh đạm, giàu protein và thích hợp cho những du khách ăn chay.

Nguồn ảnh: Internet 
Tổng hợp 

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

10 điều không nên làm khi du lịch Lào

Chú ý những điều kiêng kị sau đây sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch thật tuyệt vời tại người láng giềng Lào nhé!

Chú ý những điều kiêng kị sau đây sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch thật tuyệt vời tại người láng giềng Lào nhé!

1. Đừng chạm vào tu sĩ

Nếu bạn là phụ nữ tốt nhất không nên chạm vào tu sĩ hay một người mới quen. Đặc biệt khi đi ngoài đường hay vào trong những ngôi đền bạn cần cẩn thận hết mức. Hơn nữa, phụ nữ không nên trao bất gì thứ gì cho một tu sĩ, nếu muốn gửi gì hãy thông qua một người là nam giới.   Trường hợp ngoại lệ duy nhất bạn có thể làm là cho các nhà sư khất thực vào buổi sáng bằng cách đặt thức ăn vào bát của họ.

Nếu bạn là phụ nữ tốt nhất không nên chạm vào tu sĩ hay một người mới quen. Đặc biệt khi đi ngoài đường hay vào trong những ngôi đền bạn cần cẩn thận hết mức. Hơn nữa, phụ nữ không nên trao bất gì thứ gì cho một tu sĩ, nếu muốn gửi gì hãy thông qua một người là nam giới. 

Trường hợp ngoại lệ duy nhất bạn có thể làm là cho các nhà sư khất thực vào buổi sáng bằng cách đặt thức ăn vào bát của họ.

2. Đừng đi bộ mà không có hướng dẫn

Mặc dù là một đất nước an toàn nhưng không thể nói là không có tội phạm. 260 triệu quả bom chưa nổ từ năm 1964-1973 vẫn chưa được phát hiện. Thật sự nguy hiểm nếu bạn đi vào những con đường vắng hoặc những vùng có bom nằm rải rác. Lào không phải là đất nước lý tưởng dành cho dân du lịch bụi.

Mặc dù là một đất nước an toàn nhưng không thể nói là không có tội phạm. 260 triệu quả bom chưa nổ từ năm 1964-1973 vẫn chưa được phát hiện. Thật sự nguy hiểm nếu bạn đi vào những con đường vắng hoặc những vùng có bom nằm rải rác. Lào không phải là đất nước lý tưởng dành cho dân du lịch bụi.

3. Không được để chân chạm vào người khác

Đối với người Lào, phần đầu là nơi cao sang nhất còn chân là nơi thấp hèn, bẩn nhất cơ thể. Việc dùng chân đá hoặc vô tình dẫm lên người khác được coi là hành động thô tục trong văn hóa Lào.

Đối với người Lào, phần đầu là nơi cao sang nhất còn chân là nơi thấp hèn, bẩn nhất cơ thể. Việc dùng chân đá hoặc vô tình dẫm lên người khác được coi là hành động thô tục trong văn hóa Lào.

4. Không mang giày vào nhà người khác và chùa

Giống như nhiều nơi khác ở Đông Nam Á, đôi giày thường phải đặt bên ngoài cửa, chỉ có thể mang chân trần hoặc có tất vào trong nhà. Nếu chủ nhà có khách sáo bảo rằng bạn cứ việc mang giày vào trong nhà thì bạn cũng nên ý tứ và hiểu rõ văn hóa của họ điều này là không nên. Họ muốn giữ sĩ diện và tôn trọng bạn nên mới làm như vậy.

Giống như nhiều nơi khác ở Đông Nam Á, đôi giày thường phải đặt bên ngoài cửa, chỉ có thể mang chân trần hoặc có tất vào trong nhà. Nếu chủ nhà có khách sáo bảo rằng bạn cứ việc mang giày vào trong nhà thì bạn cũng nên ý tứ và hiểu rõ văn hóa của họ điều này là không nên. Họ muốn giữ sĩ diện và tôn trọng bạn nên mới làm như vậy.

5. Không nên la hét, tranh luận to tiếng

Người Lào thường rất kiệm lời nói thế nên họ rất ghét phải cãi nhau to tiếng, không thích mặc cả mạnh trong mua bán. Vậy nên khi bạn muốn họ giảm giá bán xuống, đừng mặc cả quá mức, thậm chí nhân viên có thể bán cho bạn lỗ vốn vì không muốn bị mất mặt. Hãy học cách sống chậm, kiên nhẫn và mỉm cười nhiều hơn khi đến Lào nhé.

Người Lào thường rất kiệm lời nói thế nên họ rất ghét phải cãi nhau to tiếng, không thích mặc cả mạnh trong mua bán. Vậy nên khi bạn muốn họ giảm giá bán xuống, đừng mặc cả quá mức, thậm chí nhân viên có thể bán cho bạn lỗ vốn vì không muốn bị mất mặt. Hãy học cách sống chậm, kiên nhẫn và mỉm cười nhiều hơn khi đến Lào nhé.

6. Đừng công khai tình cảm

Lào không phải là đất nước để bạn có thể thỏa mái thể hiện tình cảm của mình như ôm, hôn nơi công cộng. Họ sẽ rất khó chịu nếu thấy bạn hành động như vậy.

Lào không phải là đất nước để bạn có thể thỏa mái thể hiện tình cảm của mình như ôm, hôn nơi công cộng. Họ sẽ rất khó chịu nếu thấy bạn hành động như vậy.

7. Không mua đồ cổ và động vật hoang dã

Dù bất cứ nơi nào thì việc mua bán, săn bắt động vật hoang dã đều là hành vi trái với pháp luật. Bên cạnh đó việc mua bán những tượng Phật cổ hay các tác phẩm điêu khắc cổ cũng là hành vi phạm pháp. Bạn sẽ bị phạt rất nặng nếu bị vi phạm.

Dù bất cứ nơi nào thì việc mua bán, săn bắt động vật hoang dã đều là hành vi trái với pháp luật. Bên cạnh đó việc mua bán những tượng Phật cổ hay các tác phẩm điêu khắc cổ cũng là hành vi phạm pháp. Bạn sẽ bị phạt rất nặng nếu bị vi phạm.

8. Không mặc hở hang khi đi ngoài đường

Người Lào rất kín đáo trong cách ăn mặc, nhất là phụ nữ. Thế nên, hành động mặc đồ hở hang đi lang thang trong thị trấn hay phố xá được coi là bất lịch sự, thiếu tôn trọng người dân Lào. Nếu đi ra ngoài đường tốt nhất bạn nên mặc một chiếc áo sarong bên ngoài giống phụ nữ Lào thường mặc hằng ngày.

Người Lào rất kín đáo trong cách ăn mặc, nhất là phụ nữ. Thế nên, hành động mặc đồ hở hang đi lang thang trong thị trấn hay phố xá được coi là bất lịch sự, thiếu tôn trọng người dân Lào. Nếu đi ra ngoài đường tốt nhất bạn nên mặc một chiếc áo sarong bên ngoài giống phụ nữ Lào thường mặc hằng ngày.

9. Suy nghĩ kỹ trước khi lái xe máy

Xe máy là một phương tiện phổ biến ở Lào, tuy nhiên một khi bạn lái xe nghĩa là bạn phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu xảy ra va chạm hay tai nạn.

Xe máy là một phương tiện phổ biến ở Lào, tuy nhiên một khi bạn lái xe nghĩa là bạn phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu xảy ra va chạm hay tai nạn.

10. Ma túy là bất hợp pháp

Lào là một đất nước rất nhạy cảm với ma túy, việc mua bán diễn ra khá phức tạp nên tốt nhất bạn hãy tránh xa dù bất kỳ lý do gì.

Lào là một đất nước rất nhạy cảm với ma túy, việc mua bán diễn ra khá phức tạp nên tốt nhất bạn hãy tránh xa dù bất kỳ lý do gì.

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Lào từ A đến Z

Nguồn: Internet

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Món ngon Hà Tĩnh, ăn rồi khó quên

Hà Tĩnh không phải là nơi có quá nhiều danh lam thắng cảnh mê mẩn lòng người, nhưng lại sở hữu những món ăn cực kỳ hấp dẫn. Du khách khi đến đây đều cố gắng thưởng thức cho bằng hết những sản vật địa phương này. 

Món ngon Hà Tĩnh, ăn rồi khó quên

Cu đơ

Cu đơ

Thứ đặc sản nức tiếng Hà Tĩnh không thể không nhắc đến đó là Cu Đơ. Đây là một loại bánh có hình tròn như chiếc gương, nhìn bề ngoài có vẻ sần sùi nhưng bên trong nó chứa đựng bao vị ngon ngọt, tinh túy thuần khiết nhất của con người Hà Tĩnh.

Bánh có vị thơm thơm béo ngậy của mật mía, vị cay gây gây thơm nồng của gừng và đặc biệt là sự giòn tan của lạc và bánh tráng trứng. Lạc được tuyển chọn từ lạc núi nên to tròn, mọng và béo. Cầm miếng bánh nặng tay, cắn miếng bánh vừa dẻo dai vừa thơm nồng, béo ngậy và nhâm nhi thêm một ly trà đắng thì còn gì tuyệt hơn khi đến Hà Tĩnh.

Bánh bèo Hà Tĩnh

Bánh Bèo Hà Tĩnh

Bánh bèo là món ăn dân dã mà bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể mua được nhưng ở mỗi vùng đất bánh lại mang hương vị và bản sắc riêng của nơi đó. Bánh bèo Hà Tĩnh cũng thế, nó mang một hương sắc riêng mà khi ăn vào bạn không thể nhầm lẫn với bánh nơi khác được. 

Bánh bèo được làm từ bột lọc, nhân trong làm từ tôm non bóc vỏ hoặc từ thịt nạc được xào lên cùng với hành khô, sau đó ăn kèm với rau thơm. Khi ăn cho thêm một ít tương ớt, tạo nên vị vừa cay, vừa chua ngọt của chanh đường rất hấp dẫn.

Bánh bèo dù ăn nóng hay nguội đều ngon và hấp dẫn. Khi ăn nóng, kèm nước mắm cay trong những ngày trời se se lạnh sẽ thấy ấm lòng. Còn khi ăn nguội, bánh hơi dai, giòn mang vị đậm đà.

Ram bánh mướt

Ram bánh mướt

Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng chỉ món nem rán, là món ăn nổi tiếng, góp phần làm nên hương vị ẩm thực Việt Nam. Nhưng ăn ram ở Hà Tĩnh, sẽ cảm nhận một hương vị thật khác mà không có nơi nào có được. Bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt – món ăn ưa dùng của xứ Nghệ. 

Bánh mướt đơn giản chỉ cần chấm mắm, thường ngày là bánh mướt cuốn chả, sang hơn là canh gà bánh mướt. Người miền Bắc thường cuốn mướt với nhân thịt, khi tráng cho nhiều mỡ, nhưng người miền Trung bánh mướt để không nên khi ăn thưởng thức được hương vị mát lành, thanh đạm.

Ram mướt là thức bánh kết hợp hài hòa của hai loại bánh khác nhau, vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy. Tuy cách chế biến khác nhau nhưng cả hai loại bánh cùng được làm từ gạo nếp, ngon, trắng, dẻo. Nếp được xay nhuyễn thành bột, trộn muối, đổ nước ấm, nhào cho chắc, mịn. Người làm bánh khéo léo phải biết lấy lượng bột vừa đủ, bánh mỏng nhưng dai.

Gỏi cá đục

Nhắc đến những món đặc sản Hà Tĩnh, ta không quên nhắc đến gỏi cá đục – một món ăn gắn liền với miền biển, sông nước- một thức quà đặc biệt riêng của vùng biển Xuân Nghi.

Gỏi cá đục

Cá đục dài khoảng 13-18 cm, thân to hơn ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có.

Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non… cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, chấm với nước lèo, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của cá, vị bùi của cùi dừa, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt rất đặc biệt mà không nơi nào có được.

Bánh gai Đức Thọ

Bánh gai Đức Thọ

Bánh gai- cái tên dân giã, không xa lạ gì với những người dân vùng quê miền trung. Cái thứ bánh được làm từ lá gai, hòa quyện cùng mật mía. Bánh gai bắt nguồn từ vùng quê Đức Thọ sau đó lan truyền dần sang các vùng quê khác ở miền trung. 

Công đoạn làm bánh cực kì công phu và mất thời gian. Lá gai được hái từ những vườn lá, chọn lá to dầy nhất, đem về nấu cùng mật mía, sau đó được trộn với bột gạo, giã nhuyễn, nhào nặn rất công phu. Nhân bánh được làm từ đậu tằm, mứt dừa, bánh mặn thì có thêm thịt mỡ vừa béo vừa ngậy. Bánh còn được tráng một lớp vừng bên ngoài. Vỏ bánh có màu đen, màu đặc trưng của mật mía và lá gai. Khi ăn bánh, người ăn có thể cảm nhận được vị ngon lành, ngậy, béo bùi mà dân dã của vùng quê.

Hến sông La 

Hến sông La

Hầu như vùng sông nước nào cũng có hến. Và hến cũng là món ăn ưa thích của nhiều gia đình Việt. Hến có một hương thơm đặc trưng quyến rũ, bát nước Hến đầu tiên nóng hôi hổi mát, thơm, đậm ngọt, bổ dưỡng, màu trắng sữa như nguồn sống vô tận của dòng sông quê mẹ. 

Đúng như câu ca ai ví “Dẫu ai đi quanh về quắt – không kẻo nước giắt Kẻ Thượng” (Giắt là loại Hến con sinh sôi rất nhanh vào mùa hè, thích nghi sống ở vùng nước lợ như phía hạ nguồn giáp ranh giữa sông La và sông Lam). Từ hến có thể chế biến ra nhiều món ăn để thay đổi hương vị cho bữa cơm thường ngày, như hến xào giá, ăn kèm bánh tráng, canh hến nấu rau tập tàng, cơm nước hến thêm chút gừng cay ăn kèm với cà muối mới thật đậm đà làm sao.

Mực nhảy Vũng Áng

Mực nhảy Vũng Áng

Vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh là một vùng biển đẹp nổi tiếng, là khu kinh tế sầm uất, nổi tiếng với những loài hải sản tươi ngon, đặc sản… Ở đây nổi tiếng với mực nhảy vì những con mực ở đây rất to và được chế biến ngay sau khi đánh bắt nên người dân ở đây gọi là mực nhảy. 

Mực nhảy có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác như luộc, xào, hấp hay gỏi. Mực nhảy có vị tươi, ngon, thơm rất đặc trưng, khác hoàn toàn so với các loại mực ở vùng biển khác trên cả nước.

Bưởi Phúc Trạch

Bưởi Phúc Trạch

Bưởi Phúc Trạch nổi tiếng ở vùng Hương Khê Hà Tĩnh được bạn bè gần xa biết đến. Bưởi có dạng hình cầu tròn, nhỏ chứ không to như những loại bưởi khác, khi ăn vào có vị thanh chua rồi ngọt hậu tới cổ, thơm nhẹ tự nhiên. Thịt bưởi có màu hồng nhạt hoặc màu trắng trông rất đẹp mắt. 

Bưởi Phúc Trạch tự hào là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm của cả nước. Bưởi Phúc Trạch nổi tiếng thơm ngon được người dân nhớ đến bằng câu hò: “Mời về Phúc Trạch quê em/ Chè thơm bưởi ngọt người quen đợi chờ.."

Cam bù Hương Sơn

 Cam bù Hương Sơn

Nếu bạn đến Hương Sơn, Hà Tĩnh vào dịp gần tết bạn sẽ được ngập tràn trong thế giới cam bù. Cam bù được người dân chọn làm một trong năm thứ quả bày trên mâm ngũ quả với mong muốn căng tràn no đủ. Cam bù khi chín vỏ đỏ, xốp dễ bóc vỏ, múi cam mọng nước, ít hạt, ăn có vị ngọt, hương thơm quyến rũ, giá trị dinh dưỡng cao. 

Đây là cây bản địa được chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm năm. Cam bù Hương Sơn là đặc sản Hà Tĩnh mà du khách thường mang về làm quà cho người thân khi đến đây.

Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Bài đăng phổ biến