Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Các tập tục đón giáng sinh kì lạ trên thế giới

Lễ Giáng Sinh, hay còn được gọi là Noel, Christmas, là ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus chào đời. Tại các nước phương Tây, việc ăn mừng lễ Giáng sinh đã trở thành truyền thống. Thời gian cận kề Giáng sinh, khắp phố phường lại rộng ràng hơn với hình ảnh ông già Noel cưỡi tuần lộc, cây thông và các món ăn đặc biệt. Tuy vậy, mỗi một quốc gia lại có những tập tục mừng lễ Giáng Sinh khác nhau, nếu có ý định đi du lịch đón giáng sinh tại nước ngoài thì cùng tham khảo các tập tục đón Giáng Sinh kì lạ của những quốc gia dưới đây nhé!

Các tập tục đón giáng sinh kì lạ trên thế giới

1. Na Uy


Vào đêm Giáng sinh, người dân Na Uy sẽ tổ chức ăn uống tại nhà sau đó sẽ quây quần bên lò sưởi, trò chuyện, ca hát. Những cây nến to nhỏ đa dạng kích cỡ và mùi thơm sẽ được đặt trên những chiếc ly, dĩa đơn giản trên những giá nến và đồ đựng nến cầu kỳ.

Đặc biệt ngay dịp Giáng sinh này là những người phụ nữ trong gia đình sẽ giấu chổi và người đàn ông sẽ ra của đứng và bắn súng dọa, xua đuổi các tà ma. Người NaUy quan niệm rằng, thời khắc cuối năm, những ma quỷ, những vong linh xấu xa sẽ ẩn nấp và ăn cắp chổi, bay lên không trung, làm những điều chẳng tốt lành.

Quan niệm này bắt nguồn từ hình ảnh mụ phù thuỷ cưỡi chổi bay trên không trung và đi làm những điều xấu. Trong khi đó, người Na Uy quan niệm rằng, đêm Giáng sinh trùng với sự xuất hiện của linh hồn ma quỷ và phù thuỷ. Cho nên, chổi là vật dụng không được có mặt tại các gia đình NaUy trong dịp Giáng sinh.

2. Đức


Ngày lễ Giáng sinh, người Đức thường dự các nghi lễ tại nhà thờ đến tận tối khuya. Tại nhiều thành phố ở Đức thường tổ chức các phiên chợ Giáng sinh đông đúc kéo dài từ tháng 11 đến ngày lễ chính. Những ngày trước đêm Giáng sinh (được gọi là mùa Vọng), người Đức sẽ bóc 1 ô nhỏ trên lịch chứa kẹo để lấy kẹo ăn.

Ngày lễ Giáng sinh cũng là dịp người Đức quây quần bên gia đình cùng nhau trang trí cây thông Noel và sum vầy ăn tối với món xúc xích nhỏ, salat khoai tây và ngỗng quay. Buổi tối, các thành viên sẽ ngồi lại trao đổi quà cho nhau.

3. Pháp


Ở Pháp, Giáng sinh là khoảng thời gian dành cho đoàn tụ gia đình và cho sự vị tha, bởi tình cảm gia đình, bởi những món quà và nến giáng sinh cho trẻ nhỏ, những đồ bố thí cho người nghèo, Lễ thánh lúc nửa đêm, và Bữa ăn đêm Noel (La Réveillon).

Trẻ em Pháp sễ đặt những đôi tất phía trước lò sưởi, với hi vọng rằng Ông già Noel sẽ cho chúng những món quà. Kẹo, trái cây, các loại hạt, và những đồ chơi nhỏ cũng sẽ được treo trên cây qua đêm. Ở một số vùng còn có Ông già ba bị (Père Fouettard), người chuyên đi đánh đòn những trẻ em hư.

Vào thời khắc Giáng sinh, mọi người sẽ cũng nhau ăn những món truyền thống như cá hồi hun khói và gan ngỗng (ngỗng hoặc gan vịt pate), ngỗng, gà trống thiến hay gà tây nhồi hạt dẻ và ăn kèm với rau như đậu xanh nấu với tỏi và bơ và các loại thảo mộc xào khoai tây. Ngoài ra còn có tráng miệng bánh La bûche de Noël (Bánh khúc củi) và phát bánh mì Le pain calendal cho người nghèo.

4. Italy


Trẻ em Italy trong ngày lễ mong chờ này sẽ lần lượt đứng lên kể các câu chuyện Giáng sinh (“Hành trình giáng sinh ở đất nước Italy bé nhỏ” hay Merry Christmas, Strega Nona,…) và bà già Noel sẽ đến thăm và tặng quà.

Trong đêm Giáng sinh mọi người sẽ cùng nhau ăn món Lasagne (một món ăn như mỳ Ý nhưng dạng tấm hoặc lá, các nguyên liệu chính là thịt, nước sốt, phô mai và lasagna). Và đặc biệt người Ý còn có “tiệc hải sản” với sự góp mặt của 7 món hải sản bao gồm cá, mực, tôm được chế biến khác nhau.

5. Áo


Khác với Giáng sinh ở các nước khác, trẻ em nước Áo có cách đón chào ngày lễ này độc đáo hơn. Những đứa trẻ hư sẽ bị những đàn đàn ông trẻ hóa thân thành ác quỷ Krampus cầm gậy và roi đuổi đánh và trừng phạt. Trong buổi Giáng sinh thân mật, mọi người sẽ quây quần cùng nhau ăn món thịt chân giò bỏ lò, bánh chocolate Sacher torte, bánh mỳ ngọt Stollen với hoa quả khô, bạch đậu khấu, quế và rượu Rum.

6. Iceland



Là một băng đảo nổi tiếng, Iceland được xem là một trong những quốc gia ăn mừng lễ Giáng sinh hoành tráng nhất. Vào đêm Giáng sinh, người Iceland sẽ thắp các ngọn nến bên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc bất cứ ai mệt mỏi qua đường tìm nơi nghỉ ngơi. Người Iceland luôn sắp xếp nơi ở cũng như một bữa tiệc thịnh soạn mời những vị khác đặc biệt này.

Tại Iceland đùi cừu nướng là món ăn chính trong ngày lễ Giáng sinh hay còn được gọi là "Yule meal", dùng kèm với vụn bánh mình được cắt thành lát và chiên lên trước khi dùng. Người Iceland luôn truyền tai nhau câu chuyện chú mèo Yule hung dữ và khát máu luôn tìm kiếm những người không mặc quần áo mới vào dịp cuối năm. Trẻ em sẽ được 13 "Yule Lads" thay thế ông già Noel ở Iceland để phân phát quà.

7. Ba Lan


Tại đất nước Ba Lan xinh đẹp, mọi người sẽ cùng nhau dự tiệc Wigilia (tiệc chờ đợi Thiên Chúa giáng sinh) khi thấy những tia sáng lấp lánh của ngôi sao đầu tiên vào ngày 24/12. Cây thông Noel sẽ được trang trí đẹp đẽ cùng với bàn ăn được phủ khăn trắng muốt, có lót chút cỏ khô giống như máng cỏ nơi chúa Jesus được sinh ra. Mọi người trao nhau miếng bánh thánh, chúc nhau những lời tốt đẹp, những giận hờn, khiếm khuyết được bỏ qua. Sau đó các gia đình Na Uy cùng nhau ăn những món truyền thống như súp, cá, cải bắp với nấm, khoai tây, bánh mì, salat.

8. Nhật Bản


Nhật Bản là một trong những quốc gia đón Giáng sinh độc đáo trên thế giới. Vì là một trong những quốc gia Châu Á chọn Tết dương lịch làm Tết quốc gia, nên từ trước ngày Giáng sinh đến dịp năm mới, toàn Nhật Bản sẽ khởi diễn bài Daiku (bản giao hưởng thứ 9 của Beethoven).

Vào dịp lễ Noel vui nhộn này, trần nhà của các gia đình Nhật sẽ được khoác lên những chiếc áo mới với những nhánh tầm xuân và cây tầm gửi, gắn một chiếc bùa hộ mệnh trước cửa ra vào. Mọi người sẽ tặng nhau những tấm thiệp màu trắng thay vì màu đỏ (người Nhật quan niệm màu đỏ là màu của giấy cáo phó), cùng nhau tặng bánh, trang trí các giấy gấp origami khéo léo trên cây thông và ăn mừng thời khắc Giáng sinh với món gà KFC.


Nguồn: tổng hợp

Về Xuân Hải nghe biển rì rào quên hết muộn phiền

Biển Xuân Hải nằm cách thành phố Hà Tĩnh 15km về phía Đông Bắc, là điểm đến giúp bạn tạm quên đi những vướng bận, mệt mỏi của đời sống thường nhật. Bờ đê kéo dài cùng màu nước xanh thẳm, cát mịn như một bức tranh bình yên đến mê đắm…

Ở Xuân Hải, lớp cát mịn trắng xóa, bờ biển thoai thoải và độ sâu vừa phải nên nơi đây rất thích hợp cho gia đình có trẻ nhỏ chọn làm địa điểm nghỉ dưỡng cuối tuần. Đường vào bãi biển tuyệt đẹp này khá thuận lợi và bằng phẳng, bạn có thể di chuyển xe máy đến tận bờ biển.


Nếu đến đây vào buổi sớm mai, du khách sẽ có cơ hội đắm chìm trong niềm an nhiên kéo dài mãi, đón chào ánh nắng lấp lánh trên mặt biển, cảnh sắc tuyệt đẹp vô cùng. Chiều về, khi hoàng hôn dần buông xuống, những chiếc thuyền rải rác ngoài khơi xa tựa như những nét chấm phá vào bức tranh muôn màu muôn sắc.


Nơi đây dường như ẩn chứa sắc xanh bao la của nước biển và của bầu trời đầy nắng. Cuộc sống con người nhẹ nhàng, yên bình, tất cả như bện chặt thành nét quyến rũ vương vấn mãi bước chân du khách tìm về biển Xuân Hải. Bạn cũng sẽ có được phút thư thái, lắng nghe âm thanh tuyệt diệu của gió biển và sóng vỗ nơi trời nước mênh mông.

Du khách tới đây đều mê mẩn những bãi cát dài thoai thoải và rặng phi lao vùi sâu vào đất liền. Đi dạo trên bờ biển, ngâm mình trong làn nước mát lành và ngồi bên nhau kể những câu chuyện bình dị sẽ là những giây phút khó quên. Ngoài ra, khi du lịch đến biển Xuân Hải, bạn đừng quên thưởng thức hải sản tươi ngon như tôm, cua, ghẹ, mực, hến…


Về Hà Tĩnh nhớ ghé Xuân Hải để lắng nghe bài ca biển cả rì rào mãi theo cơn gió phiêu du. Cứ thế bạn sẽ thương nhớ, vương vấn mãi không thôi…

Ba món nóng hổi cho ngày mưa Sài Gòn

Dưới đây là gợi ý những món ngon bạn có thể thưởng thức khi Sài Gòn có mưa.

Ba món nóng hổi cho ngày mưa Sài Gòn

Xem thêm: Báo Anh gợi ý 5 cách độc đáo khám phá Sài Gòn

Bún mọc

Nằm ở ngã tư đường Nguyễn An Ninh và Trương Định, quận 1, quán bún mọc Thanh Mai mở cửa từ đầu năm 1980. Đây là một trong những địa chỉ bán bún mọc hiếm hoi được lòng người Sài Gòn nhờ hương vị thơm ngon.

Bún mọc

Nước lèo được hầm từ xương, viên mọc dai và thoang thoảng hương thơm là điều gây thương nhớ cho thực khách đến quán bún mọc này. Toàn bộ phần mọc đều được chế biến từ giò sống, nấm mèo băm nhỏ và các loại gia vị theo công thức rồi hấp lên. Mỗi tô bún mọc đầy đủ tại quán có hai cỡ lớn và nhỏ, giá lần lượt là 60.000 và 55.000 đồng.

Bún mọc

Quán thường mở cửa từ 5h nên thích hợp cho bữa sáng.

Bánh xèo

Thực khách có thể tìm đến quán bánh xèo miền Tây nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ, quận 3. Quán đã có hơn 30 năm thâm niên. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy địa chỉ này nhờ khu bếp đổ bánh có khoảng 10 chiếc chảo lớn nằm ngay trước quán.

Bánh xèo

Điểm cộng ở đây là bánh luôn được đổ trực tiếp nên khi mang ra cho khách lúc nào cũng thơm ngon, nóng giòn. Chiếc bánh được nhiều khách đánh giá có mùi vị ngon, vỏ ngoài không quá dày hoặc quá mỏng.

Khách có thể lựa chọn các loại nhân tuỳ theo sở thích như bánh xèo hải sản, bánh xèo trứng, tôm thịt hoặc bánh xèo thập cẩm. Để không bị ngán, chủ hàng còn cho thêm lá cóc vào đĩa rau sống, đây cũng là điểm nhấn tạo sự khác lạ so với các địa chỉ bánh xèo khác.

Bánh xèo

Mỗi chiếc bánh có giá dao động 30.000 - 50.000 đồng, tuỳ theo loại nhân. Ngoài bánh xèo, quán còn có phục vụ bánh khọt. Món ăn được khách đánh giá có vỏ bánh giòn và thơm mùi nước cốt dừa.

Cháo

Sài Gòn có nhiều quán cháo khác nhau. Ngoài cháo lòng, cháo gà hoặc vịt, thực khách có thể tìm thử cháo mực để đổi vị ở một quán ăn nằm trên mặt tiền đường Phó Đức Chính, quận 1.

Cháo

Quán mở cách đây hơn 20 năm. Vị cháo ngọt đượm nhờ chủ dùng khô mực xé nhỏ nấu chung với xương heo và tôm khô. Trời mưa, thưởng thức một tô cháo nóng hổi sẽ làm bạn thích thú.

Ngoài thực đơn chính là cháo mực, khách có thể gọi thêm bánh canh giò nạc, nui thịt... Người thích ăn thêm có thể gọi chân gà, đùi gà hoặc trứng bắc thảo. Quán mở cửa từ sáng đến tối, có không gian ngồi bên trong nhà nên bạn không sợ bị dính mưa.

Cháo


Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet

Bài đăng phổ biến