Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Đậm đà bản sắc dân tộc những lễ hội truyền thống ở Sapa


Nằm phía Tây Bắc tổ quốc, Sapa ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên, con người. "Thị trấn trong mây" hấp dẫn khách du lịch với quang cảnh núi non hùng vĩ cùng nhiều trải nghiệm độc đáo khám phá cuộc sống và những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Đậm đà bản sắc dân tộc những lễ hội truyền thống ở Sapa

Hội Roóng Poọc

Hội Roóng Poọc

Hàng năm, vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van lại nô nức mở hội Roóng Poọc với mong ước mùa màng sẽ bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vẫn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng và trở thành lễ hội chung của cả thung lũng Mường Hoa. Trong hội Roóng Poọc ngoài những nghi lễ độc đáo còn diễn ra các trò chơi, nhảy múa và biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi.

Lễ hội Nào Cống

Lễ hội Nào Cống

Vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Nào Cống như một câu chuyện được viết lại, vẫn mang trong mình một vẻ tôn nghiêm và đậm nét truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Vào ngày này, các làng người Mông, người Dao, người Giáy Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống” mang ý nghĩa cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu. Ngoài ra, trong lễ hội, người đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ.

Lễ hội Tết Nhảy

Lễ hội Tết Nhảy

Lễ hội Tết Nhảy vốn là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Dao đỏ ở Tả Van. Lễ hội độc đáo này rất giàu bản sắc, độc đáo, đậm đà tính nhân văn bao gồm các loại hình nghệ thuật dân gian, nghệ thuật nhảy múa, nghệ thuật âm nhạc và nghệ thuật ngôn từ, kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên đến nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ…

Lễ hội này chỉ diễn ra khoảng 5 tiếng đồng hồ vào ngày mồng một và mồng hai tết âm lịch hằng năm và được diễn ra vào cuối giờ Thìn đến giờ Dậu và sẽ được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ bản Tà Phìn, huyện Sapa. Lễ hội bắt đầu bằng việc một tốp thanh niên sẽ lần lượt trình diễn 14 điệu nhảy để dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về “ăn” Tết.

Lễ hội Nhặn Sồng và Nào Sồng

Lễ hội Nhặn Sồng và Nào Sồng

Đây là lễ hội của người Dao đỏ làng Giàng Tả Chải, Tả Van mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng. Hiện nay, chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa màu, người Dao mới tổ chức lễ Nhặn Sồng. Trong buổi lễ, Chẩu chiếu- người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điều luật ngăn chặn nạn phá rừng, trừng phạt những ai vi phạm. Sau khi dân làng thảo luận xong Chẩu chiếu sẽ tổng hợp thành quy ước, mỗi người tự giác tuân theo.

Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng Tả Van cũng như Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức một lễ hội tương tự gọi là lễ Nào Sồng, ngày cúng thường là ngày Thìn của tháng giêng. Nội dung quy ước của lễ Nào Sồng có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau…

Lễ Quét Làng của người Xá Phó

Lễ Quét Làng của người Xá Phó

Hàng năm, người Xá Phó tổ chức lễ Quét Làng vào ngày Ngọ, ngày Mùi hoặc ngày con người vào tháng Hai âm lịch là một trong những lễ hội được chào đón nhất nơi đây. Lễ Quét Làng nhằm cầu mong cho năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trong lễ này, mọi người góp lợn, gà, dê, chó, gạo… để thầy cúng làm mâm cúng các loài ma và vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên, đến cuối buổi lễ sẽ cùng nhau ăn uống vui vẻ, đặc biệt là thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.

Hội Gầu Tào của người Mông

Hội Gầu Tào của người Mông

Trong các lễ hội ở Sapa, Hội Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất thường được tổ chức vào dịp đầu năm. Lễ hội nhằm cầu phúc, cầu mệnh. Các gia chủ không có con, thưa con, con một bề sẽ làm lễ nhờ thầy cúng mở lễ hội Gầu Tào để cầu mong có con – đây là cầu phúc. Những gia chủ thường xuyên ốm đau bệnh tật, con cái ốm yếu, mùa mang thất thoát sẽ nhờ thầy cúng mở hội Gầu Tào để  cầu mệnh.

Lễ hội Xuống Đồng

Lễ hội Xuống Đồng

Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ – Sapa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm. Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước rồi đến lễ cúng giao linh với thần linh. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao.

Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu. Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…

Tổng hợp

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc


Văn hóa Hàn Quốc đã quá quen thuộc đối với rất nhiều du khách Việt Nam, thế nhưng chắc hẳn còn rất nhiều điều mà có thể bạn chưa biết về đất nước xinh đẹp này. Cùng khám phá đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc nhé. 

Đôi nét ấn tượng về đời sống của người Hàn Quốc


Xe buýt Hàn Quốc

Xe buýt tại Hàn Quốc hoạt động suốt ngày đêm với giá vé khoảng 2.000 won (hơn 40.000 đồng). Mỗi trạm dừng đều có bảng thông tin với lịch trình thực tế. Nếu đi nhóm 4 người trên chặng ngắn (tương đương 2-3 trạm dừng xe buýt), du khách có thể lựa chọn taxi với giá cước khởi điểm từ 3.000 won (hơn 60.000 đồng). 

Xe buýt Hàn Quốc

Hệ thống xe buýt đêm của Seoul hoạt động từ năm 2013, chạy từ nửa đêm đến 5h sáng với giá vé 2.000 won (hơn 40.000 đồng).

Trong khi đó, vào ban ngày, ba loại xe buýt chạy khắp thành phố là Ilban, Jwaseok và Maeul. Mỗi chuyến cách nhau 5-15 phút tùy điều kiện giao thông, hầu hết các tuyến chạy từ 4h30 tới 1h sáng hôm sau. Giá vé dao động từ 850 tới 1.950 won (17.000 - 40.000 đồng), có giảm cho trẻ em. 

Thức ăn không giới hạn tại siêu thị

Thức ăn không giới hạn tại siêu thị

Ở hầu hết siêu thị, mọi người có thể nếm thức ăn không giới hạn. Không ai kiểm soát lượng đồ khách hàng thử, dù họ mua hay không.

Quà tặng thiết thực

Thực tế, người xứ kim chi luôn thích những món quà thiết thực, có thể sử dụng được. Ví dụ, quản lý công ty thường tặng nhân viên giỏ đồ, thứ có thể tìm thấy trong bất kỳ siêu thị nào.

Một món quà truyền thống trong tiệc tân gia ở nước này là những cuộn giấy vệ sinh. Họ tin rằng chiều dài của những cuộn giấy tượng trưng cho sự lâu bền. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa may mắn, như lời chúc bạn sẽ đạt mục tiêu dễ dàng. Ca sĩ Kim Jaejoong của nhóm DBSK khi anh nhập ngũ đã được bạn bè tặng cho giấy vệ sinh.

Đồng phục học sinh đặc trưng

Đồng phục học sinh đặc trưng

Khác với mẫu đồng phục có phần nghiêm túc như người lớn của học sinh phương Tây, đồng phục của các trường mầm non Hàn Quốc có màu đặc trưng. Nhờ vậy, các thầy cô dàng nhận diện và trông coi các em nhỏ, đặc biệt khi đi tham quan.

Mặc đồ đôi khi yêu nhau

Mặc đồ đôi khi yêu nhau

Nhiều đôi trẻ Hàn Quốc thường muốn mọi người xung quanh nhận ra họ đang yêu nhau bằng cách mặc đồ giống nhau. Du khách có thể dễ dàng tìm được quần áo, giày dép theo cặp trong các cửa hàng thời trang của xứ sở kim chi.                                                                

Không tặng quà giá trị cao cho giáo viên 

Tặng những món quà có giá trị lớn cho giáo viên hay quan chức nhà nước bị coi là hối lộ tại Hàn Quốc. Do đó, phụ huynh và học sinh muốn bày tỏ lòng biết ơn tới giáo viên sẽ tặng kẹo hoặc tách cà phê.

Tàu điện ngầm "siêu nhân"

Tàu điện ngầm "siêu nhân"

Du khách có thể thấy những toa tàu điện ngầm được trang trí theo chủ đề hoạt hình tại Hàn Quốc. Người ta sử dụng giọng nói của các nhân vật này để thông báo các trạm dừng hay cho mô hình siêu nhân ngồi ghế.

Thịt chó Hàn Quốc 

Thịt chó Hàn Quốc

Du khách vẫn có thể tìm thấy nơi bán thịt chó ở xứ kim chi, song hầu hết thanh niên không ăn thịt chó và cố gắng thay đổi quan điểm của người Hàn Quốc về loài vật này.

Cảnh sát du lịch

Cảnh sát du lịch luôn túc trực tại các điểm đến nổi tiếng, họ không chỉ ngăn chặn tội phạm, mà còn cung cấp thông tin và giải quyết bất kỳ vấn đề nào cho du khách.

Cảnh sát du lịch

Nếu thấy bất kỳ hành vi sai trái hoặc bị phân biệt đối xử khi đến Seoul hay Busan, bạn hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ các sĩ quan mặc áo màu xanh hải quân và mũ nồi đen. Bạn có thể tìm thấy đồn cảnh sát du lịch trên phố Myeongdong, Hongdae, Dongdaemun, sân bay quốc tế Incheon... tại Seoul; hoặc bãi biển Haeundae, Gwangalli, và quảng trường BIFF tại Busan.

Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Du lịch Hạ Long, hành trình khám phá miền đất di sản

Được mệnh danh là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam; Hạ Long chính là điểm đến mà không một tín đồ du lịch nào muốn bỏ lỡ. Gắn liền với vịnh Hạ Long nổi tiếng gần xa là vô vàn cảnh đẹp thiên nhiên đa sắc màu: hùng vĩ, thơ mộng, huyền bí,... khiến bạn không nỡ rời bước. 

Du lịch Hạ Long, hành trình khám phá miền đất di sản

Đảo Tuần Châu 


Đảo Tuần Châu

Được ví như linh hồn của Hạ Long, đảo ngọc Tuần Châu chinh phục du khách ngay từ phút đầu đặt chân đến với những ngọn đồi thoai thoải, bãi cát trải dài đến 2 km cùng làn nước trong xanh, mát lành mời gọi. Nếu là người yêu thích các môn thể thao mạo hiểm thì đừng quên thử sức cùng những trò chơi mạo hiểm dưới nước như: lướt ván; cano kéo dù, môtô trượt nước, chèo thuyền kayak,... 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khám phá khu biểu diễn cá sấu và xiếc thú, cá heo, hải cẩu, sư tử biển, bắn súng sơn và Games World vô cùng sôi động. Một đặc sản ở đây mà du khách rất ưa thích đó là những màn biểu diễn nghệ thuật nhạc nước với sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa những giai điệu trầm bổng và những vũ điệu uyển chuyển tạo nên một tuyệt tác mê hoặc. 

Đảo Quan Lạn 


Đảo Quan Lạn

Nằm yên bình trên vịnh Bái tử Long là đảo Quan Lạn hoang sơ với một sức hấp dẫn rất riêng, không nơi nào có được. Những dòng nước xanh lam dịu dàng, bờ cát trắng mịn màng của 2 bãi tắm Sơn Hào và Minh Châu đã làm nên thương hiệu cho hòn đảo xinh đẹp này. Thêm một điều đặc biệt nữa là Quan Lạn là nơi duy nhất ở miền Bắc tập trung nhiều cồn cát thênh thang, lộng gió, rộng ngút tầm mắt, cho khách du lịch thỏa sức vui chơi. Ngoài ra ở đây còn có nhiều điểm tham quan mang giá trị lịch sử cao của đất nước cho những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử. 

Bên cạnh việc thỏa sức vùng vẫy làn nước biển trong mát hay khám phá cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, bạn còn có thể trải nghiệm những hoạt động thú vị khác như: cùng các ngư dân trên đảo bắt sá sùng trên những bãi bồi và lặn biển bắt cầu gai.


Đảo TiTốp 


Đảo Titop

Hầu như trong mọi hành trình khám phá Hạ Long, mọi người đều không thể bỏ qua đảo TiTốp. Hòn đảo này mang vẻ đẹp độc đáo với bãi cát hình vành trăng lưỡi liềm ôm trọn lấy chân đảo. Đặc biệt nhất là bãi tắm bốn mùa đều trong xanh, cát trắng mịn trải dài miên man cạnh bên bờ dốc đứng hùng vĩ. 

Trong cơn gió thoảng man mát khi có nắng lên, làn nước trong veo đến mức bạn có thể nhìn thấy từng đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội dưới đáy cát ven bờ, từng rạn san hô khoe sắc dưới đáy, từng cơn sóng bạc đầu nhẹ nhành ôm ấp bờ cát trắng mịn như một lời tâm tình trìu mến của đại dương bao la đang dành trọn yêu thương cho bờ biển êm đẹp này. 

Hòn Trống Mái 


Hòn Trống Mái

Hay còn gọi là hòn Gà Chọi, được chọn là biểu tượng của ngành du lịch Việt Nam, nằm ở phía tây nam Vịnh Hạ Long. Nằm giữa biển xanh mênh mông là hai chú gà độ đáo với chiều cao tới hơn chục mét khổng lồ hiện lên ngạo nghễ. Tuyệt tác thiên này mang một sứ chút kỳ lạ bởi nhìn từ xa nó có dáng dấp khá chênh vênh, tưởng chừng có thể đổ ập bất cứ lúc nào. Nhưng không, qua bao năm tháng nó hòn Trống Mái vẫn đứng hiên ngang đầy kiêu hãnh. 

Cái tên "Trống - Mái" gợi lên hình ảnh đôi nam – nữ với tình yêu thương và sự gắn kết. Khối đá có hình dáng đẹp thơ mộng ấy gắn với truyền thuyết về một mối tình chung thủy và đã trở thành biểu tượng khát khao hạnh phúc mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào vùng biển đảo nơi đây. 

Hang Sửng Sốt 


Hang Sửng Sốt

Nằm ngay khu vực trung tâm của Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt được đánh giá là hang động đẹp nhất của vịnh Hạ Long và hội tụ nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc có một không hai. 

Hang được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn đầu trông như một nhà hát lớn rộng thênh thang, trên trần bao phủ bằng một lớp thảm rêu phong cùng vô số những chùm đèn treo bằng nhũ đá long lanh cùng muôn hình vạn trạng những tượng đá voi, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá,... huyền ảo. Bước vào ngăn thứ hai, bạn sẽ hiểu được vì sao hang này được gọi với cái tên là “Sửng Sốt”. Các nhũ đá và măng đá tuyệt đẹp kéo dài từ trần đến sàn nhà, hiện hữu cả phía trên và dưới, đôi khi còn chạm nhau, tạo nên một khung cảnh lung linh khó tả. 


Vườn quốc gia Bái Tử Long 


Vườn quốc gia Bái Tử Long

Bái Tử Long cùng với vịnh Hạ Long với cảnh quan biển đảo vô cùng ấn tượng, đã trở thành một trong những khu vực vịnh biển đẹp nhất thế giới. Năm 2016, vườn quốc gia được vinh dự công nhận là Vườn di sản ASEAN. Nơi này được ví như một viên ngọc xanh nối liền các đảo nhỏ lại với nhau, vẽ nên bức tranh hữu tình và kỳ vĩ. 

Diện tích vườn quốc gia hơn 157km2, với 2/3 là mặt biển, được chia làm 5 hệ sinh thái là: rừng mưa lá rộng, rừng đá vôi, rừng duyên hải, vùng san hô và vùng nước nông. Đến đây du khách sẽ có cơ hội khám phá nhiều loài động thực vật quý hiếm đang nằm trong sách Đỏ như: Tuế đá vôi, Ba kích thiên, Mèo báo, sơn dương đại lục, khỉ đốm,...

Nguồn Tổng hợp

Bài đăng phổ biến