Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Hà Giang không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ mà còn sở hữu rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cùng ghé thăm Hà Giang để hòa cùng không khí lễ hội trong những ngày đầu năm. 

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Xem thêm: Lịch trình du ngoạn Hà Giang cho từng phương tiện

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Đến với Hà Giang, quý khách có cơ hội tham gia Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày. Đây là 1 trong số những lễ hội truyền thống lâu đời ở Hà Giang. Lễ hội này được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Phần lễ

Là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín, được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… Những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng.

Phần hội 

Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi của các chàng trai, cô gái đến từ các thôn trong xã. Sau đó, nội dung tung còn được diễn ra nhộn nhịp trên mảnh ruộng lớn. Đây là trung tâm của lễ hội.

Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi khác như: thi cày ruộng, kéo co, đẩy gậy, ném còn được đông đảo bà con tham gia, tiết mục kéo co được đông đảo người dân tham gia, tiết mục đẩy gậy để chọn ra những người khỏe nhất, thi cày ruộng là nét văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Gầu Tào là một trong những lễ hội mùa xuân ở Hà Giang và là lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.

Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn…Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân…

Phần lễ

Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hóa của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu…

Ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Phần hội

Phần hội là thời gian vui hơn cả. Gia chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường, chúc tụng mọi người nhân dịp năm mới.

Lẫn trong màu xanh của núi rừng là màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ của váy áo các cô gái. Họ thổi khèn, múa khèn, mời nhau chén rượu ngô thịnh tình, thưởng thức các món ăn đặc sản ở Hà Giang và cùng say trong tiếng khèn tha thiết, mời gọi không dứt…

Đây cũng là lúc những chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống như: đánh yến, leo cột lấy bầu rượu… tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết vùng cao. Và bạn cũng có thể hòa mình vào những trò chơi này cùng với những người dân nơi đây.

Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn Nêu tưới khắp các hướng của đồi núi.

Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh thần, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Đi phượt Hà Giang trong những ngày Rằm tháng Tám âm lịch, du khách sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê.

Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Lễ hội cầu Trăng có hai phần lễ và hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức “cúng thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.

Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trình báo mẹ Trăng và 12 nàng tiên, già làng tiến hành các nghi lễ cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; mời mẹ Trăng và các nàng tiên về ban mùa màng và phước lành cho dân bản.

Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Khi đến với lễ hội cầu Trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.

Đêm hội cầu Trăng kết thúc khi mẹ Trăng lên giữa đỉnh đầu, cả bản lưu luyến làm lễ tiễn mẹ Trăng về trời, sau đó họ lại tiếp tục ngân nga trong câu hát then, hát cọi đầy sức lôi cuốn lòng người.

Kết thúc buổi lễ, già làng sẽ phát các hạt giống cho con cháu, cầu cho tất cả bà con trong bản một vụ mùa gieo trồng thuận lợi, mùa màng bội thu, dân bản no ấm.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Trong các nghi lễ truyền thống của người Dao có một nghi lễ đặc biệt được gọi là lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh chỉ có ở nam giới, cho đến nay vẫn được bảo tồn và duy trì.

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng cúng bái.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Lễ hội Cấp Sắc Hà Giang thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi.

Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.

Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung… Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng…

Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.

Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ.

Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Đi phượt Hà Giang vào dịp cuối xuân, bạn sẽ được hòa mình vào Lễ hội chợ tình Khau Vai mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch).Từ thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc du khách có thể đi bằng xe gắn máy hoặc ô tô ngược qua Cán Chu Phìn, Lũng Pù đến với Khâu Vai.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Từ lâu đời cái xóm nhỏ heo hút ở vùng cao núi đá huyện Mèo Vạc mang tên Khâu Vai đã trở thành nơi hội tụ của những đôi trai gái tìm bạn tình, của đôi lứa yêu nhau, của cả những người đã từng yêu nhau mà không lấy được nhau. Nơi đây còn được gọi bằng cái tên thật đẹp “Chợ Phong lưu” một hiện tượng văn hoá đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và có lẽ cả trên thế giới.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa 

Lễ hội nhảy lửa ở Hà Giang thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Để bắt đầu Lễ hội nhảy lửa Hà Giang phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh, thời gian làm lễ kéo dài 1–2 giờ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu.

Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng trai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Phan Thiết, điểm du lịch cuốn hút ở Bình Thuận

Vùng nắng gió Phan Thiết sở hữu một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nơi đây hấp dẫn khách du lịch bởi những đồi cát trãi dài, những bãi đá màu sắc, những hòn đảo hoang sơ… Và là một địa điểm du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng đồng dân cư đa dạng người Hoa, người Chăm…

Phan Thiết, điểm du lịch cuốn hút ở Bình Thuận

Đồi Cát Bay

Đồi Cát Bay

Đồi Hồng Mũi Né, còn gọi là Đồi Cát Bay – một trong những bãi cát trải dài nhiều cây số và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn. Ở gần khu vực Hòn Rơm, nằm trải dài từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận, Đồi Cát Bay là một trong những thắng cảnh từng làm mê mẩn bước chân các thi nhân, họa sĩ và nhiếp ảnh gia…

Ngoài hình dáng đẹp, cát có đến 18 màu sắc khác nhau trông rất đẹp mắt như: vàng, đỏ đen, xám trắng, sậm… là điểm thu hút khá nhiều du khách. Với khung cảnh tựa như sa mạc, sự thay đổi liên tục về màu sắc và hình dáng của đồi cát vì thế nên không quá ngạc nhiên khi Đồi Cát Bay hấp dẫn được nhiều người quan tâm và tìm đến.

Đồi cát Bàu Trắng

Đồi cát Bàu Trắng

Bàu Trắng là tên một hồ nước ngọt cách Mũi Né khoảng 35km thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen (nên nơi đây còn có tên là Bàu Sen), sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc.

Đồi cát gắn liền với Bàu Trắng từ hàng nghìn năm nay, giờ được ví như một tiểu sa mạc Sahara của Bình Thuận. Khu vực này hiện vẫn còn hoang sơ, chưa có nhiều dịch vụ đưa vào khai thác. Chính vì vậy, đây là một điểm du lịch rất đáng để đến khi du lịch Mũi Né. Thời điểm phù hợp để đến Bàu Trắng là sáng sớm, khi bình minh lên. Lúc này ngoài vẻ đẹp của đồi cát, bạn còn có cơ hội săn những bức ảnh tuyệt vời trước khi một ngày mới bắt đầu.

Suối Tiên

Suối Tiên

Đây là một khe nước nhỏ nằm khuất sau các đồi cát đỏ ở trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Lối vào Suối Tiên hầu hết bị che khuất bởi nhà dân nên nếu không để ý các bạn sẽ dễ bị bỏ qua. Đoạn suối này chạy dài khoảng 1km trước khi đổ ra biển, ngay phía trên là những đồi cát đỏ rực khiến khung cảnh trông vô cùng đẹp và nên thơ.

Bãi đá Ông Địa

Bãi đá Ông Địa

Đây là một bãi biển nằm trên đường từ Phan Thiết đến Mũi Né. Không ai biết rõ tên địa danh này có từ lúc nào, chỉ có một điều chắc chắn rằng, tên gọi này được hình thành do ở đây có một tảng đá có hình thù giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Tảng đá này được hình thành từ tự nhiên. Đầu tiên, một vài người dân sinh sống ở đây cho rằng đây là “Ông Địa” mà trời ban tặng, họ bắt đầu lập am, thắp nhang để cầu tài lộc, buôn may bán đắt. Đây cũng là khu vực được các bạn nước ngoài lựa chọn để chơi các trò chơi mạo hiểm như lướt ván hay trượt sóng.

Bãi đá Cổ Thạch

Bãi đá Cổ Thạch

Trải dài trên một phần bãi biển của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, là bãi đá 7 màu nằm trong khu du lịch Cổ Thạch. Đá có nhiều kích thước, hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Bãi đá này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vieetbook) công nhận là “Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam”. Giữa trùng dương trùng điệp và vùng cát trắng mênh mông, sự xuất hiện của bãi đá như điểm hồng tâm đã kéo chân ngày càng nhiều du khách tìm đến thưởng lãm. Bãi đá Cổ Thạch là một địa điểm tham quan thú vị khi đi du lịch Phan Thiết.

Bãi biển Đồi Dương

Bãi biển Đồi Dương

Từ Trung tâm thành phố Phan Thiết theo hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến biển Đồi Dương – Thương Chánh. Là bãi tắm mà tên tuổi của nó đã gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển thành phố biển này.

Đồi Dương là tên một bãi tắm biển, một công viên tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến bãi biển Đồi Dương – Thương Chánh. Nếu như khu vực Hàm Tiến – Mũi Né là bãi tắm riêng của các khu resort chỉ dành cho du khách của họ, thì bãi biển Đồi Dương là bãi tắm công cộng dành cho công chúng. Biển Đồi Dương được gọi như vậy là vì ngày xưa, nơi đây là một vùng rộng lớn trồng rất nhiều cây dương chắn gió. 

Hòn Rơm

Hòn Rơm

Đây không phải tên một hòn đảo mà là một ngọn núi nhỏ vẫn còn hoang sơ của Mũi Né, trên đường đi Bàu Trắng các bạn sẽ nhìn thấy một doi đất nhô ra sát biển, đấy chính là khu Hòn Rơm. Do thời tiết thuận lợi, thích hợp phát triển các loại thực vật nên ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm.

Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một “tiểu khu” du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại, tắm biển.

Tháp Pôshanư

Tháp Pôshanư

Tháp Po Sah Inư (Pôshanư) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7km, được xem như những dấu tích lịch sử và dấu chân của người Chăm Pa trên mảnh đất Bình Thuận này.

Đây là cụm tháp được người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ VIII để thờ thần Shiva, có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm cổ nhất còn tương đối nguyên vẹn.

Hải đăng Kê Gà

Hải đăng Kê Gà

Hải đăng Kê Gà ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng Kê Gà hùng vĩ đứng giữa những bãi biển hoang sơ, nước trong vắt trên đảo Kê Gà. Đây là một ngọn tháp cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam thắp đèn dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực.


Tổng hợp

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Có gì trong chuyến tung hoành 13 ngày tại Dallas, Mexico, Cuba, Panama

Hành trình du lịch 13 ngày, khuấy động 4 điểm đến Dallas, Mexico, Cuba, Panama của bạn sẽ vô cùng thú vị nếu biết những thắng cảnh dưới đây. Còn chờ gì mà không tự thưởng cho bản thân một kì nghỉ sang chảnh chất ngất như thế này ?
* Lưu ý: Chuyến bay đi và về trong hành trình này đã ngốn hết gần 4 ngày thời gian nên bạn hãy lựa chọn cho mình tuyến hành trình thuận tiện và khôn ngoan nhất nhé.


Có gì trong chuyến tung hoành 13 ngày tại Dallas, Mexico, Cuba, Panama

Dallas (1 ngày)

Dallas Arboretum

Là thành phố lớn thứ ba nằm ở vùng đông bắc của tiểu bang Texas nổi tiếng, thành phố Dallas ngày nay đóng vai trò là trung tâm văn hóa, kinh tế của vùng đô thị lớn thứ năm tại Hoa Kỳ. Đến đây, bạn có thể chọn tham quan khu vườn Dallas Arboretum với diện tích 267.000 m2. Vào tháng 3 hằng năm nơi đây sẽ biến thành thiên đường hoa Tulip sặc sỡ sắc hương.

Hay công viên Klyde Warren với những con đường mòn đan xen được lát đá granit, xung quanh là rất nhiều xe đồ ăn độc đáo để bạn tha hồ có thể thưởng thức các món đồ ăn đường phố Mexico hay những chiếc bánh sandwich, những chiếc bánh kẹp thịt thơm ngon đặc trưng trên đất Mỹ.

Cancun, Mexico (1 ngày) 


Xel Ha Park


Xel Ha Park, công viên nước chủ đề nổi tiếng thế giới, nằm trên bờ biển Caribe. Công viên được đặt theo tên của Xelha, một địa điểm khảo cổ của nền văn minh Maya thời tiền Columbus. Xel Ha Park đi đầu trong chiến dịch bảo tồn môi trường sống tự nhiên và là công viên đầu tiên trên thế giới đạt được chứng nhận EarthCheck năm 2014. 

Tại đây tập trung các vũng vịnh, đầm phá, cùng là nơi sinh sống của các loài cá nhiệt đới và các hệ thực vật phong phú. Ngoài việc có thể nằm thả mình trôi theo dòng nước, lặn biển cùng các sinh vật tự nhiên thân thiện, bạn còn có thể tham gia các môn thể thao vui nhộn dưới nước. 

✪ Khu di tích Tulum - một phế tích cổ nổi tiếng của người Maya và đóng vai trò như một cảng chính của Coba thời bấy giờ. Khu di tích nằm trên những vách đá cao 12 m dọc theo bờ biển phía đông bán đảo Yucatan và mang phong cách kiến trúc điển hình của các di tích Maya. Các bức tường xung quanh khu vực pháo đài Tulum được dùng để bảo vệ nơi đây chống lại các cuộc xâm lược. 

Chichen-Itza (1 ngày) 


Chichen Itza


✪ Chichen Itza, là một quần thể kiến trúc nằm trong danh sách bảy kỳ quan mới của thế giới, tọa lạc ở phía bắc bán đảo Yucatan. Công trình chính của quần thể Chichen-Itza rộng 6,5km2 là các kim tự tháp của người Maya có niên đại lên đến 1,500 năm. Nổi bật nhất là đền thờ Kukulcan, một công trình kim tự tháp gồm tổng cộng 365 bậc. 

Các nhà khảo cổ đã tìm ra 7 sân bóng ở đây, trong đó sân lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc, có kích thước 166m x 68m. Các bức tường bao quanh cao 12m và trên đó là các vòng chạm khắc hình các con rắn uốn lượn vào nhau. Dưới chân các bức tường là những tấm phù điêu hình cầu thủ, có tấm còn khắc hình cầu thủ bị chặt đầu. 

✪ Cenote Ik Kil là một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất Mexico, thuộc khu tự trị Tinum, Yucatan; có độ sâu 40 m và đường kính dài 60 m. Đây từng là nơi nghỉ dưỡng của người Maya, cũng như là nơi tiến hành lễ tế người nhằm thể hiện sự tôn kính với thần mưa. Các nhà khoa học đã tìm thấy xương và nhiều đồ trang sức cổ xưa bên dưới hồ. Hiện nay, tại hồ Cenote Ik Kil cung cấp rất nhiều các tiện ích cho du khách có thể dành một vài ngày để thư giãn. 


Havana (La Habana), Cuba (2 ngày) 


Bảo tàng Ernest Hemingway


✪ Bảo tàng Ernest Hemingway nằm cách Hanava mười dặm về phía Đông, nơi từng là nhà riêng của đại văn hào Hemingway và có tên gọi Finca Vigia, có nghĩa là “căn nhà ngắm cảnh”. Nó nằm trong một thành phố nhỏ San Francisco de Paulam, được xây dựng vào năm 1886 và trải rộng trên rộng đến 15 mẫu đất đủ lớn để tổ chức các trận bóng chày. 

Đây là nơi ông đã viết một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của mình như: Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả, Hội hè miên man. Sau khi Hemingway mất vào năm 1961, nơi đây thuộc quyền sở hữu của Chính phủ Cuba và được phục hồi lại thành nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu về cuộc đời bậc vĩ nhân này. 

✪ Obispo, con phố đi bộ đáng yêu, nơi tập trung nhiều cửa hàng địa phương để bạn mua sắm đủ loại quà tặng cho những người thân yêu của mình. 


Quảng trường Plaza de Armas


✪ Quảng trường Plaza de Armas được xây dựng từ những năm tháng đầu tiên của thành phố. Tại đây, bạn có thể đi bộ giữa những người bán sách cũ và các bức tranh vẽ treo dọc con đường lát sỏi. Hay khám phá bảo tàng hiện đại nhất của Cuba để tìm hiểu về lịch sử của đất nước theo một cách rất thú vị thông qua những hình ảnh trên những màn hình chiếu sinh động. 

✪ Nhà thờ Cathedral, một trong 11 nhà thờ Công giáo La Mã trên đảo Cuba, nằm ở trung tâm khu Havana Cổ, có kiến trúc hình chữ nhật dài 34 m và đóng vai trò là trụ sở của của Tổng Giáo phận La mã Havana. Được mọi người ví như một tuyệt tác trên đá, nhà thờ có một vẻ đẹp tráng lệ, nổi bật với hai tòa tháp không cân xứng bao lấy một mặt tiền theo phong cách Baroque. Bên trong nhà thờ còn lưu trữ các bức họa niên đại từ cuối những năm 1700 quý giá. 

Cienfuegos (1 ngày) 


Cienfuegos


✪ Trên đường di chuyển bạn có thể ghé qua bán đảo Zapata, nơi sở hữu khu đầm lầy lớn nhất vùng Caribe. Nơi đây còn được biết đến là một khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, bảo tồn khoảng 150 loài chim khác nhau như cuốc ngực trắng, vẹt, hồng hạc,... Một phần của bán đảo là một khu bảo tồn thiên nhiên, tiêu điểm là một trang trại cá sấu hơn 100 cá thể. 

✪ Thành phố Cienfuegos, di sản văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận năm 2004. Tọa lạc tại miền Trung Cuba, thành phố này được mệnh danh là Hòn ngọc phương Nam và là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất đất nước với các tòa nhà theo phong cách tân cổ điển nổi tiếng như: Nhà thờ Đức Bà; Tòa thị chính, Cung điện Thánh Pere,... 

✪ Công viên Marti là nơi đặt các đài tưởng niệm quan trọng nhất của Cienfuegos. Ngay lối vào công viên là nơi đặt bức tượng sư tử uy nghiêm được làm bằng đá cẩm thạch, phía Tây công viên là vòm chiến thắng, biểu tượng về lòng yêu nước của người dân Cuba. Ngoài ra, nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ khá nhiều các kiến trúc cổ đậm phong cách Pháp thời khai hoang thuộc địa rất thích hợp cho những bạn yêu thích bộ môn lịch sử. 

Trinidad – Santa Clara (1 ngày) 


 Trinidad


✪ Thành phố Trinidad, nằm ở cực nam của Caribe, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1988. Được xem như một bảo tàng của những kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha từ 500 năm trước, Trinidad thu hút với những con đường rải sỏi, những cung điện, quảng trường đẹp đến mê mẩn hay chỉ đơn giản là những căn nhà màu tùng lam và hàng rào bằng thép uốn lượn, tinh tế. 

Đứng ở trên tháp cao nhìn ra toàn cảnh phố cổ, nhà cửa đều lợp một loại ngói bằng đất nung đã pha màu thời gian, tường nhà cũng mang một nét cổ xưa đan xen nhau tạo nên một thế giới cổ tích cẩm xúc hoài niệm. 

✪ Quảng trường chính Plaza Mayor, được bao bọc bởi các tòa nhà rêu phong, đủ mọi dáng vẻ ấn tượng khác nhau nhưng khi đặt vào tổng thể lại cực kỳ sự hài hòa. Từ ban công bằng gỗ mun đen của dinh thự Conspirators cho đến tháp chuông sơn hai màu vàng – xanh của nhà thờ Iglesia,… đều kết hợp nhịp nhàng tạo nên một nét tao nhã và lãng mạn. Bên cạnh đó, phải kể đến Cung điện Cantero, tòa nhà lớn nhất quảng trường Mayor, là nơi lưu trữ những bộ sưu tập lớn đồ gỗ nội thất cổ, tinh tế đến từng chi tiết nhỏ, các bộ đồ ăn bằng bạc, đồ sứ cầu kỳ sang trọng mang từ châu Âu sang. 


Santa Clara


✪ Santa Clara, là một thành phố gắn liền với nhiều giá trị văn hóa lịch sử cũng là nơi rực rỡ với nhiều sắc màu vô cùng vui nhộn mà hiếm nơi nào có được. Nơi này gắn liền với chiến thắng của cuộc cách mạng Cuba – một dấu ấn không thể nào quên đối với bất cứ người dân ở đây và là nơi tập trung các công trình tưởng niệm nổi tiếng như: Che Guevara (gồm khu lăng mộ và khu bảo tàng Che Guevara), công viên trung tâm Parque Vidal, nhà thờ Lớn của thành phố. 


Panama (2 ngày) 


Kênh đào Panama


✪ Kênh đào Panama, được xây dựng ròng rã trong 3 thập kỉ, bằng mồ hôi công sức của hàng chục ngàn người. Đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương hàng hóa do nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh đào này gồm có 17 hồ nhân tạo, một vài kênh nhân tạo và đã cải tiến, cùng hai âu thuyền. Tổng thời gian để có thể đi hết con kênh mất khoảng 9 tiếng. 

Bước đột phá của kênh đào Panama đáng nói nhất là về mặt kỹ thuật: Các kỹ sư Pháp, Mỹ ở vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã sử dụng hệ thống khóa nước cho phép điều chỉnh mực nước giúp cho tàu thuyền có thể dễ dàng di chuyển tại những vùng có chênh lệch về mực nước. Đến nay, công tình này đã được vinh danh như một kỳ quan thép của thế giới hiện đại. 

✪ Casco Viejo, một khu vực lịch sử của thành phố Panama và được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1997. Thành phố này được xây dựng trên một bán đảo hoàn toàn bị cô lập bởi biển cùng một hệ thống tường phòng thủ vững chắc. Ngày nay, đây là nơi giữ gìn các công trình cổ xưa; tiêu biểu là: Golden Altar - với chiếc bệ thờ được phủ bằng vàng lá sáng loáng nổi bật giữa nhà thờ, Palacio de las Garzas - văn phòng chính phủ và nơi ở của tổng thống Panama, nhà hát Quốc gia Panama, bảo tàng Kênh đào Panama, quảng trường Độc Lập,… 

Panama Veijo


✪ Panama Veijo, từng là cố đô của đất nước Panama và cũng là thành phố đầu tiên được xây dựng trên bờ biển Thái Bình Dương trong thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha ở Mỹ. Vị trí địa lý đã biến nơi này thành một điểm trung chuyển châu báu tuyệt vời từ Mỹ đến Tây Ban Nha. Năm 1671, thành phố bị cướp biển nổi tiếng Henry Morgan cướp và phá hủy. Ngày nay, Panama Veijo là một nơi được nhiều du khách tìm đến để được một lần sống lại vào thời đại của những câu chuyện hào hùng năm xưa. 

Nguồn Tổng hợp

Bài đăng phổ biến