Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Rủ nhau về miền Tây du lịch dịp Tết Nguyên Đán

Rời khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của thành thị, xách ba lô lên và đi về mảnh đất miền Tây, bạn sẽ có khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời dịp Tết Nguyên Đán tại 5 địa điểm dưới đây.

Rủ nhau về miền Tây du lịch dịp Tết Nguyên Đán

1. Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ


Là một trong năm chợ nổi lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Cái Răng trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của du khách khi đến Cần Thơ. Đến đây bạn có thể hòa vào cuộc sống mưu sinh của người dân địa phương bằng cách đi thuyền trên sông, bên cạnh đó chợ nổi còn là địa điểm lý tưởng để chụp hình check-in.

Văn hóa chợ nổi của miền Tây sông nước



Bạn nên đến chợ nổi vào lúc tờ mờ sáng, bởi đây là thời điểm chợ hoạt động sôi nổi và đông vui nhất. Mọi sinh hoạt mua bán, ăn uống đều diễn ra trên sông, nhất định bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời ở nơi đây.

2. Rừng tràm Trà Sư, An Giang


Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang cách thành phố Long Xuyên gần 100km. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư đang là một trong những địa điểm tham quan tiêu biểu cho du lịch mùa nước nổi An Giang với diện tích lên tới 850ha. Ngoài ra đây cũng là cánh rừng tràm ngập nước có hệ động thực vật phong phú tại vùng miền Tây Nam Bộ.

Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là điểm thăm quan lý thú



Du khách tới đây tham quan sẽ cảm thấy choáng ngợp trước những hàng cây tràm hai bên đường. Không những thế, bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng lúa trải rộng thẳng cánh cò bay xen lẫn những hàng cây thốt nốt cao ngút ngàn.

Chụp ảnh sống ảo



Là cách bạn lưu giữ lại từng khoảng khắc đẹp nhất trong mỗi chuyến đi, mái chèo khua sóng nhè nhẹ trên dòng nước, ngắm hàng chục loại chim đang truyền cành hót véo von mà ngỡ ngàng đi vào chốn thần tiên

3. Cánh đồng quạt gió, Bạc Liêu


Với những tín đồ của chủ nghĩa xê dịch, khung cảnh cánh đồng rộng lớn với hàng chục tua-bin gió khổng lồ luôn khiến người ta nghĩ về đất nước Hà Lan xa xôi hay bầu trời phương Tây lãng đãng, yên bình.

Những cánh quạt gió khổng lồ



Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu chưa đầy 20 km, du khách cứ đi theo đường biển hướng về địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là có thể tận mắt chứng kiến những "người gác biển" khổng lồ. Khi cảm nhận được cơn gió biển mang theo chút hơi mặn mòi, bạn có thể ngước nhìn về phía biển Đông và bắt gặp những cánh gió khổng lồ từ phía xa. Càng tới gần, du khách càng háo hức tận mắt chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của những tua-bin gió.

4. Làng nổi Tân Lập, Long An


Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập có diện tích hơn 135 ha vùng lõi và 500 ha vùng đệm. Làng nổi Tân Lập là một khu rừng tràm nguyên sinh rộng lớn cùng với hệ động thực vật phong phú tại đây.

Con đường xuyên rừng độc đáo



Tại đây có con đường xuyên rừng uốn lượn là nơi thường xuyên được giới trẻ check-in. Con đường dài hơn 5 km được dựng lên giữa rừng tạo nên khung cảnh vô cùng độc đáo ở nơi đây, con người trở nên nhỏ bé lạc bước giữa rừng tràm nguyên sinh trên chiếc cầu nhỏ.

5. Nhà công tử Bạc Liêu, Bạc Liêu


Toạ lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quí phái của nó. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, nó được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng.

Công trình mang giá trị kiến trúc, lịch sử



Không chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho những chiếc bàn, những cái ghế nơi đây thêm đẹp và đặc sắc. Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo mà khó có nơi nào có được. Ngoài ra, trong nhà còn có những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mác nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội Trạch lúc bấy giờ.


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Những điều cần biết khi mua sắm ở Châu Âu

Không chỉ hấp dẫn bởi nền văn hóa lâu đời, cảnh đẹp và những công trình kiến trúc độc đáo, Châu Âu còn là thiên đường mua sắm mà nhiều người ước ao được đặt chân tới. Nếu có cơ hội đến Châu Âu thì những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến shopping đầy thú vị và như ý.

Những điều cần biết khi mua sắm ở Châu Âu

Người dân Châu Âu được biết đến là những con người lịch thiệp, văn minh. Cũng giống như các khu vực khác trên thế giới, họ có những chuẩn mực ứng xử trong giao tiếp, ngay cả việc mua sắm hàng ngày cũng vậy. Ở Châu Âu, nếu bạn muốn biết thói quen ăn uống, món ăn đặc trưng của người bản địa, hãy đến với khu chợ dân sinh sầm uất nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa địa phương, hãy thăm quan một khu chợ trời, nơi những món đồ cổ, các tác phẩm nghệ thuật cũ, các hộc đồ chứa đầy những thứ nhỏ nhắn không tên được bày bán la liệt. Mỗi món đồ lại mang trong mình một câu chuyện riêng.

Những điều cần biết khi mua sắm ở Châu Âu

Nếu bạn muốn mua sắm một cách thuần thục như người bản xứ, được phục vụ tốt nhất và mua được những món quà lưu niệm độc lạ, tốt hơn hết hãy quên khái niệm “khách hàng là thượng đế” đi mà thay vào đó hãy tìm hiểu và tôn trọng văn hóa mua bán của người châu Âu.

NÊN

Chào hỏi lịch sự


Nếu bạn từng làm việc trong ngành dịch vụ hoặc bán lẻ, chắc hẳn bạn đã được đào tạo phải luôn chào hỏi, mỉm cười với khách hàng. Thế nhưng ở Châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Ban Nha, PhápÝ thì nhiệm vụ đó lại thuộc về người mua. Bạn nên chào chủ quán khi đến và cả lúc rời đi, ngay cả khi bạn chỉ xem hàng mà không mua gì cả. Nếu có thể hãy chào bằng ngôn ngữ địa phương.

Hỏi trước có chấp nhận thanh toán thẻ không


Hỏi trước có chấp nhận thanh toán thẻ không

Có thể bạn hơi bất ngờ nhưng tại nền kinh tế phát triển như Châu Âu, một số nơi vẫn không chấp nhận thanh toán thẻ, đặc biệt là các hội chợ tổ chức theo mùa, theo tuần. Vì vậy tốt hơn bạn nên hỏi về các phương thức thanh toán được chấp nhận tại cửa hàng trước khi bạn chọn mua món đồ nào đó để tránh mất thời gian cho cả người bán và người mua.

Mặc cả một cách cẩn trọng


Bạn đừng hy vọng mặc cả được giá thấp ở hầu hết các cửa hàng ở Châu Âu, đặc biệt là tại các chợ, nhà hàng bán đồ ăn, đồ uống. Tuy nhiên, một số khu chợ trời như Barcelona’s Els Encants, nơi bày bán vô vàn món đồ lưu niệm cổ, đồ thủ công, bạn có thể tìm thấy một vài gian hàng cho phép mặc cả, nhưng đừng cố mặc cả thấp hơn 10 đến 15% giá gốc sản phẩm. Nếu bạn mua nhiều, bạn cũng có cơ hội thương lượng để giảm giá, hãy nhớ mặc cả một cách lịch sự.

Chuẩn bị sẵn túi đựng đồ


Chuẩn bị sẵn túi đựng đồ

Ở một số thành phố lớn tại Châu Âu như Barcelona, London, RomeParis, các cửa hàng bị cấm phát miễn phí túi đựng đồ cho khách hàng. Thay vào đó, khách hàng sẽ phải trả một khoản tiền nhỏ để mua túi đựng đồ. Điều này nhằm mục đích hạn chế sử dụng túi nilon, bảo vệ môi trường.

Không mang túi lớn vào siêu thị


Hãy lưu ý, balo, ví kích thước lớn không được phép đem vào trong các cửa hiệu. Tại các siêu thị, cửa hàng lớn, bạn sẽ được cung cấp tủ cá nhân có khóa riêng để bảo quản đồ. Còn tại các tiệm nhỏ, túi xách của bạn sẽ được cất giữ sau quầy thu ngân trong lúc bạn lựa đồ. Một vài nơi nhân viên sẽ yêu cầu kiểm tra túi xách của bạn ngay khi đến cửa hàng và trước khi rời đi. Đừng khó chịu về điều này bởi đó là điều cần thiết.

Cầm theo hóa đơn và tiền lẻ


Cầm theo hóa đơn và tiền lẻ

Người Châu Âu rất chú trọng sự chính xác trong giá cả và thanh toán, họ không khuyến khích làm tròn hay thêm bớt. Từ những cửa tiệm nhỏ đến các trung tâm thương mại, mỗi cửa hàng đều tích trữ rất nhiều tiền lẻ để trả lại cho khách. Bạn cũng nên chuẩn bị một chút tiền lẻ để có thể thanh toán chính xác nhất số tiền phải trả.

Hạn chế dùng điện thoại


Trừ khi bạn cần sử dụng điện thoại nhờ Google Translate phiên dịch để trao đổi với người bán, tốt hơn hết hãy bỏ nó vào trong túi. Tuy nhiên, nếu bạn đặc biệt thích thú với món đồ độc lạ nào đó mà không có ý định mua chúng, bạn vẫn có thể xin phép chủ quán chụp một vài bức ảnh và đừng quên cảm ơn họ. Không phải chủ tiệm hay nghệ nhân nào cũng muốn được quảng cáo trên Instagram, Facebook của bạn đâu!

KHÔNG NÊN

Trông đợi một nụ cười


Một nụ cười xã giao bị cho là không đáng tin cậy trong văn hóa mua sắm của người Châu Âu. Điều này đặc biệt đúng đối với người dân vùng Đông Âu như RomaniaNga. Bất kể bạn chi bao nhiêu tiền cho cuộc mua sắm thì cũng đừng mong đợi một nụ cười từ người bán.

Chạm vào hàng hóa


Chạm vào hàng hóa

Nếu không phải là khách quen được chủ cửa hàng tin tưởng thì tốt nhất đừng chạm tay, cầm lên xem xét hàng hóa, nhất là ở các cửa tiệm nhỏ hay trong khu chợ trời.

Khi đến với chợ ẩm thực, bạn nên dạo quanh một lượt rồi gặp người bán, yêu cầu họ lấy những thứ bạn muốn một cách lịch sự. Hãy dùng tay để chỉ và nói “làm ơn” bằng tiếng địa phương. Nếu bạn có khả năng giao tiếp với họ, hãy cho họ biết bạn định chế biến món gì với nguyên liệu đó, người bán sẽ chọn cho bạn những thứ tươi ngon và phù hợp nhất.

Nếu bạn mua sắm ở chợ trời, bạn cũng nên nhớ chỉ quan sát bằng mắt chứ đừng động tay. Chỉ cầm một món đồ lên một cách nhẹ nhàng khi bạn thực sự có hứng thú với nó rồi trả giá. Nếu bạn và người bán không đạt được thương lượng, hãy đặt trả nó về đúng vị trí ban đầu.

Mua hàng rong không rõ nguồn gốc


Mua hàng rong không rõ nguồn gốc

Tại Châu Âu, tất cả các cửa hàng và sạp hàng trong chợ đều được cấp phép, nhưng những quầy bán rong trên lối đi bộ, trong các ga tàu điện ngầm thì không. Cho dù giá cả có vẻ hấp dẫn hơn rất nhiều nhưng tốt hơn hết bạn không nên mua sắm ở đó bởi có thể bạn sẽ đối mặt với những rắc rối pháp lý khi mua bán, tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.

Hút thuốc lá, ăn uống trong cửa hàng


Hút thuốc lá trong cửa hàng không bị cấm chặt chẽ nhưng ăn uống thì lại bị cấm tuyệt đối, ngay cả trong siêu thị. Nói chung, người Châu Âu, đặc biệt là người Pháp, Ý không chấp nhận việc vừa di chuyển vừa ăn uống, nhất là ăn uống khi đi mua sắm.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp


Đến khu du lịch sinh thái chùa Trầm bỏ quên muộn phiền

Khu du lịch sinh thái chùa Trầm nằm ở Chương Mỹ, Hà Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 24km. Bạn sẽ chỉ mất chưa đầy một giờ đồng hồ lái xe để đến được đây. Nơi này được biết đến là chốn du lịch tâm linh linh thiêng, thu hút du khách tìm về vãn cảnh chùa, níu lại những bình an từ trong tâm hồn. 


Khu du lịch sinh thái chùa Trầm là quần thể các ngôi chùa nằm trên núi Trầm, đó là chùa Trầm, chùa Hang, chùa Vô Vi. Với địa thế xung quanh là các núi nhỏ như núi Ninh Sơn, núi Tiên Nữ mang đến cảm giác bình yên, nhẹ nhàng cho du khách ghé thăm.

Chùa Trầm


Chùa Trầm là ngôi chùa chính của khu du lịch sinh thái chùa Trầm, được xây dựng vào năm 1669. Ngôi chùa linh thiêng này có thế tựa lưng vào núi Trầm và hướng mặt ra dòng sông Đáy êm đềm chảy trôi. Sân chùa rộng rãi, có nhiều cây cổ thụ tạo nên sự thanh tịnh, trang nghiêm. Cần lưu ý rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể khám phá hết chùa Trầm bởi có những khu vực chỉ mở cửa vào dịp lễ, Tết.


Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự an nhiên, bình yên trong tâm hồn nơi chốn cửa Phật. Cho đến nay thì chùa đã được trùng tu khá nhiều lần, tuy vậy những bức tượng Phật từ thế kỷ 18 – 19 vẫn còn được lưu giữ. Chính điều này đã tạo nên sự nổi bật, thu hút khách thập phương.

Chùa Hang


Chùa Hang tọa lạc ngay gần chùa Trầm, được xây dựng trong hệ thống hang động Long Tiên. Chùa Hang rộng khoảng 7m và cao 3m. Nhiều người khi đến khu du lịch sinh thái chùa Trầm, ghé thăm chùa Hang đều ví nơi đây tựa như một thế giới tách biệt hoàn toàn với bên ngoài.


Vào sâu bên trong, bạn sẽ nhìn thấy nơi thờ tượng Phật uy nghiêm, thanh tịnh. Hơn nữa, ở đây còn có nhiều khối thạch nhũ độc đáo với hình thù đa dạng được tạo nên từ những dòng nước len theo vách đá chảy xuống lâu ngày.

Chùa Vô Vi


Chùa Vô Vi nằm cách chùa Trầm khoảng 800m nên bạn có thể tản bộ hoặc đi xe để đến đây. Ngôi chùa này tọa lạc trên một núi đá nhỏ, bởi thế để lên được chùa du khách sẽ phải vượt qua hơn 100 bậc đá. Đứng từ trên cao nhìn xuống bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch sinh thái chùa Trầm. Dường như du khách khi đến đây đều sẽ có cảm giác mọi thứ trôi đi nhẹ bẫng, những muộn phiền thường nhật cũng nhờ đó mà tan biến hết.


Đặc biệt, nếu bạn đi đúng vào ngày 2/2 Âm lịch thì sẽ có cơ hội hòa cùng không khí của lễ hội chùa Trầm. Đây là dịp du khách tứ phương về thắp hương lễ Phật, tham gia các hoạt động, trò chơi dân gian như rối nước, đánh vật, chọi gà…

Núi Trầm thuộc khu du lịch sinh thái chùa Trầm


Sau khi vãn cảnh chùa, bạn có thể chinh phục núi Trầm với nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn. Khu vực núi Trầm được biết đến là một trong những điểm dã ngoại gần Hà Nội dành cho các bạn trẻ vào dịp cuối tuần. Tại đây, bạn có thể thỏa thích ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy vậy bạn cũng cần cẩn thận để hành trình leo núi được đảm bảo an toàn, và hơn hết sau mỗi chuyến đi chúng ta nên có trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi mình đặt chân đến.


Bài đăng phổ biến