Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Hội chùa Hương đã chính thức khai mạc từ ngày mồng 6 Tết âm lịch. Những chia sẻ dưới đây sẽ góp phần nào giúp bạn có được chuyến hành hương an toàn và ý nghĩa.

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội du xuân, một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam được tổ chức hàng năm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. 

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Theo thường lệ, lễ hội Chùa Hương được chính thức khai hội vào ngày mùng 6 âm lịch và kéo dài cho đến gần hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ Hội chùa Hương không chỉ là hành trình đến với nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của đạo Phật mà còn là dịp để người dân, du khách khám phá và thưởng thức nét đẹp trù phú của thiên nhiên, danh lam thắng cảnh nơi đây. 

Chùa Hương được biết đến là một danh lam thắng cảnh với sự hiền hòa của núi non sông nước. khi hội tụ những hang động gắn liền với núi rừng rộng lớn. Vẻ đẹp hài hòa, sinh động, nhiều màu sắc làm cho non nước nơi đây trở nên lung linh, huyền diệu, lôi cuốn.

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Đi theo nhóm chừng 5-7 người sẽ tốt hơn đi theo đơn lẻ 1-2 người. Trước khi lên đường, bạn nên chủ động đổi tiền lẻ. Trang phục đi chùa nên đứng đắn, trang nhã. Để đảm bảo sức khỏe, du khách có thể cân nhắc lịch trình hợp lý cho chuyến đi: lên chùa bằng cáp treo và đi bộ xuống để vãn cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng non nước. Giá cáp treo một lượt là 90.000 đồng với người lớn và 60.000 đồng với trẻ em.

Chủ động đồ cúng lễ

Chủ động đồ cúng lễ

Nếu có điều kiện, du khách nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ ở nhà, vừa chủ động thời gian, vừa tiết kiệm hầu bao. Nên mang theo các lễ ngọt như vàng, hương, rượu cúng, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Không nên dâng các lễ mặn như gà, giò, xôi… Trong trường hợp chưa chuẩn bị lễ, du khách có thể mua tại khu vực suối Yến. Càng đi sâu vào trong, đồ cúng lễ được bày bán nhiều nhưng giá thành có thể đắt gấp đôi.

Không theo lời “cò” mời chào

Không theo lời “cò” mời chào

Đến chùa Hương có rất nhiều “cò mồi” lôi kéo. Để tránh bị chặt chém, du khách nên mua trực tiếp vé tại điểm bán của Ban tổ chức đặt ở cổng khu di tích với giá niêm yết 50.000 đồng/người. Với những người đi lẻ 1-2 người nên đi thẳng tới suối Yến chủ động tìm đò ghép. Trước khi xuống đò, bạn cần thỏa thuận giá cả rõ ràng và số khách cùng ngồi đò, tránh trường hợp bị tăng tiền và nhồi nhét thêm người. Với tuyến Hương Tích, giá vé đò là 35.000 đồng/người.

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp 

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp

Dù lực lượng chức năng đã dẹp bỏ nhưng tình trạng những sới bạc đỏ đen vẫn tiếp diễn. Bằng nhiều thủ đoạn lôi kéo, không ít du khách bị hấp dẫn và mất tiền oan với những trò bịp bợm. Tại khu vực chùa, suối Giải oan xuất hiện nhiều người xem bói dạo. Du khách không nên tin tưởng nhiều vào các bài bói may rủi mà ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ. Tại khu vực trước động Hương Tích, nhiều đối tượng lợi dụng sự lộn xộn, đông đúc để tranh thủ móc ví, điện thoại.

Mặc cả trước khi mua đồ

Tránh trường hợp giá cả hàng hóa bị “đội” lên gấp nhiều lần, trước khi dừng chân tại các hàng quán ven đường, du khách nên hỏi rõ giá cả. Một số mặt hàng đặc sản chùa Hương như mơ rừng, rau sắng… mua ở khu vực gần suối Yến sẽ có giá hợp lý hơn so với nơi khác.

Mặc cả trước khi mua đồ

Gọi vào đường dây nóng nếu gặp sự cố

Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã công khai số điện thoại đường dây nóng để du khách tiện liên lạc nếu gặp phải trường hợp “chặt chém” về giá cả dịch vụ khi tham gia lễ hội. Trước khi hội chùa Hương chính thức khai mạc, Ban tổ chức đã tóm hàng loạt cò mồi để tạo sức răn đe. Tại nhiều điểm tham quan còn có các chốt công an để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Du lịch Ayutthaya, chiêm ngưỡng tháp Phật Wat Ratchaburana

Lào, Campuchia Thái Lan, Wat nghĩa là chùa, Wat Rachaburana là một trong những di tích sở hữu kiến trúc Hindu giáo đẹp nhất Thái Lan.

Ở Lào, Campuchia và Thái Lan, Wat nghĩa là chùa, Wat Rachaburana là một trong những di tích sở hữu kiến trúc Hindu giáo đẹp nhất Thái Lan.

Trong quan niệm Hindu giáo, phương hướng của đền thờ Hindu giáo có hai cách thể hiện: cách thứ nhất là biểu hiện ở bố trí cửa đền ở hướng Đông, cửa của sự sống. Cửa hướng đông là cửa mở duy nhất, ba cửa còn lại của mỗi ngôi đền đều được bít kín, gọi là cửa dụ, vì người Hindu giáo quan niệm rằng cửa mở chỉ dành cho người phàm, còn thần linh có phép thần thông sẽ ra vào các cửa dụ.

Ấn Độ và Thái Lan có nhiều mối liên hệ về văn hóa, giao thương, tôn giáo được ghi nhận từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên, những ảnh hưởng rõ nét nhất là sự hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Phật trải dài qua hàng thế kỷ cho đến tận ngày nay.

Ấn Độ và Thái Lan có nhiều mối liên hệ về văn hóa, giao thương, tôn giáo được ghi nhận từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên, những ảnh hưởng rõ nét nhất là sự hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Phật trải dài qua hàng thế kỷ cho đến tận ngày nay.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của Hindu giáo cũng lan tỏa trong đời sống – đặc biệt là hoàng tộc, với rất nhiều đền đài, kiến trúc ở các vùng cố đô như Sukhothai, Ayutthaya vẫn còn hiện hữu những dấu chỉ mang ảnh hưởng này.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của Hindu giáo cũng lan tỏa trong đời sống – đặc biệt là hoàng tộc, với rất nhiều đền đài, kiến trúc ở các vùng cố đô như Sukhothai, Ayutthaya vẫn còn hiện hữu những dấu chỉ mang ảnh hưởng này. 

Biểu tượng Hoàng gia Thái Lan cũng là hình ảnh chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu trong tín ngưỡng Hindu giáo. Ngay cả tên hiệu của các triều vua Thái cũng mang ảnh hưởng Hindu, được lấy theo tên của anh hùng Rama trong sử thi Ramayana.

Biểu tượng Hoàng gia Thái Lan cũng là hình ảnh chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu trong tín ngưỡng Hindu giáo. Ngay cả tên hiệu của các triều vua Thái cũng mang ảnh hưởng Hindu, được lấy theo tên của anh hùng Rama trong sử thi Ramayana.

Ở thời kỳ Ayutthaya (1350 – 1767) được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là đền chùa, tháp Phật với những thừa hưởng đậm nét của dòng chảy Hindu vào Đông Nam Á. Hình thái kiến trúc tháp Phật, xây bằng gạch nung có phủ một lớp vữa để mộc, gọi là Chedi, tạo thành một điểm nhấn đẹp của cố đô Ayutthaya ở các phế tích còn lại như Wat Phra Si Sanphet, Wat Yanasen, Wat Yai Chai Mongkhon…

Ở thời kỳ Ayutthaya (1350 – 1767) được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là đền chùa, tháp Phật với những thừa hưởng đậm nét của dòng chảy Hindu vào Đông Nam Á. Hình thái kiến trúc tháp Phật, xây bằng gạch nung có phủ một lớp vữa để mộc, gọi là Chedi, tạo thành một điểm nhấn đẹp của cố đô Ayutthaya ở các phế tích còn lại như Wat Phra Si Sanphet, Wat Yanasen, Wat Yai Chai Mongkhon… 

Nhưng cũng có một hình thái kiến trúc khác theo dáng tháp, được gọi là Prang, với chi tiết trang trí cầu kỳ, đa dạng và tinh xảo hơn Chedi. Tại Thái Lan, Prang được xây nên nhiều nhất ở thời kỳ Ayutthaya. Khám phá những tháp Phật theo phong cách kiến trúc Prang đẹp nhất ở Ayutthaya phải kể đến Wat Ratchaburana trong khuôn viên khu công viên lịch sử Ayutthaya, trên đường Chi Kun cạnh Wat Mahathat – ngôi chùa nổi tiếng với hình ảnh gương mặt Phật được cây nuốt đền bao bọc theo thời gian.

Nhưng cũng có một hình thái kiến trúc khác theo dáng tháp, được gọi là Prang, với chi tiết trang trí cầu kỳ, đa dạng và tinh xảo hơn Chedi. Tại Thái Lan, Prang được xây nên nhiều nhất ở thời kỳ Ayutthaya. Khám phá những tháp Phật theo phong cách kiến trúc Prang đẹp nhất ở Ayutthaya phải kể đến Wat Ratchaburana trong khuôn viên khu công viên lịch sử Ayutthaya, trên đường Chi Kun cạnh Wat Mahathat – ngôi chùa nổi tiếng với hình ảnh gương mặt Phật được cây nuốt đền bao bọc theo thời gian.

Nếu so về quy mô của công trình, Wat Ratchaburana chỉ là một ngôi chùa nhỏ, nhưng tích truyện xây lên chùa lại là một hành trình ngược dòng lịch sử về năm 1424, khi vua trị vì Ayutthaya thời bấy giờ là Intharacha (1409 – 1424) qua đời, hai người con lớn Chao Ai Phraya và Chao Yi Phraya giao tranh để tranh cướp ngai vàng.     Cả hai đều tử nạn trong cuộc chiến ấy, con thứ 3 của vua Intharacha là Chao Sam Phraya được tôn lên làm vua, lấy hiệu Borommaracha II, và cho xây hai bảo tháp cùng ngôi chùa Wat Ratchaburana để tưởng nhớ hai người anh của mình.

Nếu so về quy mô của công trình, Wat Ratchaburana chỉ là một ngôi chùa nhỏ, nhưng tích truyện xây lên chùa lại là một hành trình ngược dòng lịch sử về năm 1424, khi vua trị vì Ayutthaya thời bấy giờ là Intharacha (1409 – 1424) qua đời, hai người con lớn Chao Ai Phraya và Chao Yi Phraya giao tranh để tranh cướp ngai vàng.

Cả hai đều tử nạn trong cuộc chiến ấy, con thứ 3 của vua Intharacha là Chao Sam Phraya được tôn lên làm vua, lấy hiệu Borommaracha II, và cho xây hai bảo tháp cùng ngôi chùa Wat Ratchaburana để tưởng nhớ hai người anh của mình.

Kiến trúc Wat Ratchaburana tương đồng với rất nhiều đền đài khác thời Angkor như Phnom Bakheng, Preah Rup, Baphuon, TaKeo, Angkor Wat… được gọi là đền núi, bởi những tòa tháp của đền là hình ảnh mô phỏng ngọn núi thiêng Meru, nơi thần linh ngự trị.

Kiến trúc Wat Ratchaburana tương đồng với rất nhiều đền đài khác thời Angkor như Phnom Bakheng, Preah Rup, Baphuon, TaKeo, Angkor Wat… được gọi là đền núi, bởi những tòa tháp của đền là hình ảnh mô phỏng ngọn núi thiêng Meru, nơi thần linh ngự trị. 

Những chi tiết trang trí ở Wat Ratchaburana mang hình ảnh rắn thần Naga nơi mi cửa, chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu cùng các thần hộ pháp Dvarapala… chính là sự kết hợp kiểu thức trang trí đền tháp Hindu giáo tiêu biểu vào hình thái chùa thờ Phật, thịnh hành ở cố đô Ayutthaya.

Những chi tiết trang trí ở Wat Ratchaburana mang hình ảnh rắn thần Naga nơi mi cửa, chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu cùng các thần hộ pháp Dvarapala… chính là sự kết hợp kiểu thức trang trí đền tháp Hindu giáo tiêu biểu vào hình thái chùa thờ Phật, thịnh hành ở cố đô Ayutthaya.

Dù bị tàn phá bởi chiến tranh, thời gian cùng nạn săn lùng các vật phẩm nghệ thuật, điêu khắc, tượng thờ, nhưng dấu ấn còn lại từ phong cách kiến trúc các ngôi chùa cổ kính, những hiện vật được bảo tồn… cũng đủ minh chứng một thời vàng son miền cố đô Ayutthaya– cửa ngõ giao thương trọng yếu của Thái Lan khi xưa với thế giới.

Dù bị tàn phá bởi chiến tranh, thời gian cùng nạn săn lùng các vật phẩm nghệ thuật, điêu khắc, tượng thờ, nhưng dấu ấn còn lại từ phong cách kiến trúc các ngôi chùa cổ kính, những hiện vật được bảo tồn… cũng đủ minh chứng một thời vàng son miền cố đô Ayutthaya– cửa ngõ giao thương trọng yếu của Thái Lan khi xưa với thế giới.


Nguồn: Internet

Rủ nhau về miền Tây du lịch dịp Tết Nguyên Đán

Rời khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của thành thị, xách ba lô lên và đi về mảnh đất miền Tây, bạn sẽ có khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời dịp Tết Nguyên Đán tại 5 địa điểm dưới đây.

Rủ nhau về miền Tây du lịch dịp Tết Nguyên Đán

1. Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ


Là một trong năm chợ nổi lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Cái Răng trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của du khách khi đến Cần Thơ. Đến đây bạn có thể hòa vào cuộc sống mưu sinh của người dân địa phương bằng cách đi thuyền trên sông, bên cạnh đó chợ nổi còn là địa điểm lý tưởng để chụp hình check-in.

Văn hóa chợ nổi của miền Tây sông nước



Bạn nên đến chợ nổi vào lúc tờ mờ sáng, bởi đây là thời điểm chợ hoạt động sôi nổi và đông vui nhất. Mọi sinh hoạt mua bán, ăn uống đều diễn ra trên sông, nhất định bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời ở nơi đây.

2. Rừng tràm Trà Sư, An Giang


Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang cách thành phố Long Xuyên gần 100km. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư đang là một trong những địa điểm tham quan tiêu biểu cho du lịch mùa nước nổi An Giang với diện tích lên tới 850ha. Ngoài ra đây cũng là cánh rừng tràm ngập nước có hệ động thực vật phong phú tại vùng miền Tây Nam Bộ.

Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là điểm thăm quan lý thú



Du khách tới đây tham quan sẽ cảm thấy choáng ngợp trước những hàng cây tràm hai bên đường. Không những thế, bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng lúa trải rộng thẳng cánh cò bay xen lẫn những hàng cây thốt nốt cao ngút ngàn.

Chụp ảnh sống ảo



Là cách bạn lưu giữ lại từng khoảng khắc đẹp nhất trong mỗi chuyến đi, mái chèo khua sóng nhè nhẹ trên dòng nước, ngắm hàng chục loại chim đang truyền cành hót véo von mà ngỡ ngàng đi vào chốn thần tiên

3. Cánh đồng quạt gió, Bạc Liêu


Với những tín đồ của chủ nghĩa xê dịch, khung cảnh cánh đồng rộng lớn với hàng chục tua-bin gió khổng lồ luôn khiến người ta nghĩ về đất nước Hà Lan xa xôi hay bầu trời phương Tây lãng đãng, yên bình.

Những cánh quạt gió khổng lồ



Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu chưa đầy 20 km, du khách cứ đi theo đường biển hướng về địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là có thể tận mắt chứng kiến những "người gác biển" khổng lồ. Khi cảm nhận được cơn gió biển mang theo chút hơi mặn mòi, bạn có thể ngước nhìn về phía biển Đông và bắt gặp những cánh gió khổng lồ từ phía xa. Càng tới gần, du khách càng háo hức tận mắt chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của những tua-bin gió.

4. Làng nổi Tân Lập, Long An


Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập có diện tích hơn 135 ha vùng lõi và 500 ha vùng đệm. Làng nổi Tân Lập là một khu rừng tràm nguyên sinh rộng lớn cùng với hệ động thực vật phong phú tại đây.

Con đường xuyên rừng độc đáo



Tại đây có con đường xuyên rừng uốn lượn là nơi thường xuyên được giới trẻ check-in. Con đường dài hơn 5 km được dựng lên giữa rừng tạo nên khung cảnh vô cùng độc đáo ở nơi đây, con người trở nên nhỏ bé lạc bước giữa rừng tràm nguyên sinh trên chiếc cầu nhỏ.

5. Nhà công tử Bạc Liêu, Bạc Liêu


Toạ lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quí phái của nó. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, nó được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng.

Công trình mang giá trị kiến trúc, lịch sử



Không chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho những chiếc bàn, những cái ghế nơi đây thêm đẹp và đặc sắc. Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo mà khó có nơi nào có được. Ngoài ra, trong nhà còn có những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mác nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội Trạch lúc bấy giờ.


Nguồn: Tổng hợp

Bài đăng phổ biến