Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Sử dụng các phương tiện truyền thông để nâng cao hiệu quả công việc của hướng dẫn viên

Du lịch là sự quảng bá hình ảnh văn hóa, thiên nhiên, con người... đến với du khách. Trong lĩnh vực du lịch nói chung và ngành hướng dẫn viên du lịch nói riêng thì việc sử dụng các phương tiện trợ giúp, truyền thông là một trong những yêu cầu cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công việc.



Ngày nay, một Hướng Dẫn Viên Du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo một số phương tiện truyền thông như: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh,…, khả năng tổ chức teambuilding, gala dinner,...góp phần rất lớn vào sự thành công của chuyến đi.

Đối với nghề nghiệp, Hướng Dẫn Viên Du lịch phải chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho du khách, không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm chính trị, đó là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, có thể quy vào hành vi bạo động chính trị, dễ làm mất sự ổn định xã hội.

Đối với du khách,  không được trễ giờ hay sai hẹn. Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách về sự thiếu chuyên nghiệp và tính nghiêm túc trong công việc.

Đối với Hướng Dẫn Viên Du lịch, cần phải am hiểu tường tận những điều Luật khác nhau về quốc gia hoặc địa phương, những yêu cầu, quy định tại các điểm tham quan để hướng dẫn du khách không vi phạm pháp luật và quy định của địa phương nơi du khách đến. Yêu cầu đặc biệt nhất là Hướng Dẫn Viên Du lịch không được say xe, việc di chuyển thường xuyên trên một đoạn đường dài với những điều kiện khác nhau yêu cầu Hướng Dẫn Viên Du lịch phải có một sức khỏe tốt để tổ chức những hoạt động trên xe phục vụ du khách.

Một yêu cầu nữa đối với nghề là Hướng Dẫn Viên Du lịch không được lợi dụng lòng tin, sự bỡ ngỡ của khách để “vòi tiền”, “ăn chặn” hay trục lợi cho bản thân, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bản thân Hướng Dẫn Viên Du lịch, của doanh nghiệp lữ hành; đồng thời làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của cả một địa phương, một đất nước – nơi du khách đến tham quan.

Hướng Dẫn Viên Du lịch có vai trò cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại, sống còn của một chuyến đi. Vì vậy, nghề Hướng Dẫn Viên Du lịch muốn thành công và đứng vững trong thời buổi toàn cầu hóa trước hết phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đề cập phía trên; đồng thời phải luôn tự tìm hiểu, nâng cao, bổ sung thêm những kỹ năng mới, cần thiết với nghề để hoàn thiện mình, mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và sự hài lòng cho du khách.

Năm con Heo, đi Đồi Con Heo

Vũng Tàu là một trong những địa điểm du lịch cực kì hấp dẫn đối với những đôi chân yêu xê dịch. Không phải chỉ có Hồ Tràm, Hồ Cốc, nơi đây còn có một Đồi Con Heo hoang du đầy mê hoặc.

Năm con Heo, đi Đồi Con Heo

Tọa lạc ngay Bãi Sau của TP. Vũng Tàu, Đồi Con Heo được xem như “ngọn hải đăng trên cạn” của thành phố. Cái tên “Đồi Con Heo” không biết có nguồn gốc từ đâu, nhưng có giả thuyết cho rằng vì trên đồi này thường xuất hiện gió heo may nên từng được gọi là Đồi Heo, thế nhưng không biết từ khi nào nó lại trở thành Đồi Con Heo và chính cái tên này đã gây cảm giác thích thú, tò mò khiến nhiều du khách tìm đến.

Năm con Heo, đi Đồi Con Heo

Đồi Con Heo trước đây là nơi khai thác đá nên thường không có nhiều người lui tới, nhưng hiện nay nơi đây được xem là đồi hoang độc đáo và thú vị của Vũng Tàu.

Năm con Heo, đi Đồi Con Heo

Khi mới đặt chân đến đây, có thể bạn sẽ bị hụt hẫng khi Đồi Con Heo thật ra chỉ là một ngọn đồi trọc trơ trọi. Tuy nhiên, khi tiến đến gần khu vực mép đồi, khung cảnh của đường cát dài Bãi Sau uốn lượn hòa cùng biển và trời xanh thăm thẳm hiện ra trước mắt sẽ không làm bạn thất vọng. Nhìn từ đỉnh đồi, bạn sẽ ngắm được cả một cung đường Thùy Vân, một góc đường Hạ Long và đảo Hòn Bà giữa biển. 

Năm con Heo, đi Đồi Con Heo

Vào mùa khô, Đồi Con Heo chỉ còn toàn sỏi đá mấp mô, tạo nên không gian hoang sơ trơ trọi nhưng cũng không kém phần bí ẩn. Con đường sỏi đá trên đồi như đưa lối cho du khách đến một thiên đường có thật. Cánh đồng cỏ trở nên xanh mơn mởn, những cánh hoa dại bên đường bắt đầu đâm chồi, những tảng đá vô hồn cũng trở nên hút mắt hơn.

Năm con Heo, đi Đồi Con Heo

Vào mùa mưa Đồi Con Heo khoác cho mình một mầu áo xanh mướt của thảm thực vật, đầy sức sống hòa mình vào cùng với non nước mây trời đẹp hệt như tranh vẽ.

Năm con Heo, đi Đồi Con Heo

Ngoài phong cảnh hữu tình, Đồi Con Heo còn hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ và những ai mê “phượt” bởi đồi cỏ khô với màu cháy vàng đẹp mê hồn hệt như ở trời Tây. Bên cạnh đó, dải phân cách trắng - đỏ cũng là background được yêu thích. Sở hữu view đẹp Đồi Con Heo không chỉ khiến giới trẻ mê chụp hình đứng ngồi không yên mà còn là địa điểm lý tưởng để các cặp uyên ương lựa chọn để chụp hình cưới ghi dấu những khoảnh khắc lãng mạn nhất của cuộc đời.


Tổng hợp

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

7 loài hoa thu hút khách du lịch ở Nhật Bản

Nhật Bản có nhiều loài hoa đẹp nở quanh năm nên nơi đây dần trở thành sự lựa chọn số 1 cho những tín đồ yêu hoa.

 7 loài hoa thu hút khách du lịch ở Nhật Bản

Hoa anh đào (Sakura)

Sakura là loài hoa biểu tượng cho người dân sống ở đất nước mặt trời mọc. Một bông hoa anh đào được ví như một cuộc đời của người võ sĩ samurai. Hoa thường bắt đầu nở từ tháng 3 đến hết tháng 5, thời điểm nở rộ nhất là vào tháng 3 đến tháng 4. Vì nở vào mùa xuân, hoa anh đào còn được xem như một trong những loài hoa biểu tượng của mùa này. 

Hoa anh đào (Sakura)

Thời điểm hoa nở khác nhau ở mỗi miền của Nhật Bản. Thông thường, hoa anh đào nở sớm nhất ở Okinawa (khoảng cuối tháng 1 đến đầu tháng 2) và nở muộn nhất vào tháng 5 ở Hokkaido. Hoa anh đào còn là biểu tượng của quốc lễ Hanami (lễ hội ngắm hoa truyền thống) từ thời Heian (794-1185) đến nay.

Những địa điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất ở Nhật: Koishikawa Korakuen; công viên Matsumae; lâu đài Osaka; lâu đài Himeji; công viên Sumida; công viên Hirosaki; công viên Ueno-Onshi-Kosen…

Hoa cúc Nhật Bản

Hoa cúc Nhật Bản

Từ lâu hoa cúc được xem như quốc hoa của nước Nhật. Không phải hoa anh đào, tuy rằng mọi người thường gắn liền hoa anh đào với Nhật Bản, nhưng nó chỉ là Quốc hồn của đất nước này. Hình ảnh bông hoa cúc với 16 cánh bằng nhau chính là Quốc hoa của Nhật Bản. 

Loài hoa này biểu trưng cho sự đầy đặn, phúc hậu, bản chất tốt đẹp và trường thọ. Hiện nay nó vẫn là loài hoa biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản. Hoa thường nở vào tháng 9 đến tháng 11. Một số lễ hội hoa cúc trong năm ở Nhật như lễ hội Choyo, lễ hội “Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima… 

Hoa mơ (Ume)

Hoa mơ (Ume)

Trước khi có hoa anh đào, hoa mơ chính là biểu tượng của quốc lễ ngắm hoa truyền thống Hanami. Hoa mơ với hai sắc màu trắng, hồng tô điểm cho mùa xuân Nhật Bản. Ume nở từ khoảng giữa tháng 2 đến giữa tháng 3. Nó được coi là một biểu tượng của sự kiên cường. Bởi bản chất loài hoa này cánh mỏng nhưng lại nở rực rỡ trong làn tuyết trắng muốt.

Hoa mơ ở Nhật còn cho trái mơ để ngâm rượu, ăn và làm mứt rất tốt cho sức khỏe. Địa điểm ngắm hoa mơ đẹp trên nước Nhật nổi tiếng là khu vườn Kairakuen thuộc thành phố Mito với 3.000 gốc cây hoa mơ. Ngoài ra còn có vùng thung lũng Tsukigase nằm bên dòng Satsuki, một khu vườn mơ nổi tiếng với 1.300 gốc mơ… 

Hoa thiếu nữ

Hoa thiếu nữ

Loài hoa này còn được gọi là hoa hồng Nhật Bản hay hoa sơn trà, hoa trà, tên tiếng Anh là Camelia. Hoa có vẻ đẹp không tì vết, căng mọng và tròn đầy như đúng cái tên gọi của nó. Hoa thiếu nữ ở Nhật Bản có 3 màu cơ bản là hồng, đỏ, trắng. Một số loài đặc biệt còn có màu vàng. Tuy được coi là một loài hoa đẹp, hoa thiếu nữ lại không có mùi hương. Đó cũng là nét riêng của loài hoa này. 

Hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu

Hoa thường nở vào đầu tháng 6 hàng năm, khi cơn mưa đầu mùa vừa đến trên đất nước Nhật Bản. Điểm đặc biệt của loài hoa này là sự chuyển tiếp về màu sắc. Ban đầu hoa có màu trắng, một thời gian sau lại chuyển sang màu xanh ngọc rồi hồng phớt. Đến khi có màu xanh lam hoa hoa lại chuyển dần sang màu xanh biếc… Hoa cẩm tú cầu thường mọc ở những công viên hay các khu vườn. Đôi khi nó còn mọc ở hai bên đường ray tàu hoả, lối vào đền chùa. Nơi ngắm hoa cẩm tú cầu đẹp nhất là tại đền Meigetsuin. 

Hoa chi anh (Shibazakura)

Hoa chi anh (Shibazakura)

Nếu hoa anh đào nở vào mùa xuân thì hoa chi anh lại nở vào mùa hè. Hoa có 3 màu cơ bản là trắng, hồng và tím. Loài hoa này có xuất xứ từ Bắc Mỹ với ý nghĩa biểu trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Hoa chi anh còn là loại hoa mau nở chóng tàn.

Để có thể ngắm hoa chi anh đẹp nhất, bạn hãy đến thâm quan tại lễ hội hoa chi anh diễn ra từ 19/4 đến 1/6 tại công viên Hitsujiyama ở thành phố Chichibu, tỉnh Saitama. 

Hoa cải dầu (Nanohana)

Hoa cải dầu (Nanohana)

Nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, hoa cải dầu nhuộm vàng cả sắc trời xuân của nước Nhật. Cải dầu ở Nhật được trồng thành những cánh đồng lớn. Mục đích của việc trồng loài hoa này không chỉ để ngắm, chúng còn có tác dụng để chế biến thực phẩm, ép dầu, dùng để làm món rau luộc, hay ăn kiểu tempura, thêm vào Ramen…

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp 

Bài đăng phổ biến