Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Bánh khoái: Nét dân dã của ẩm thực Quảng Trị

Ẩm thực Quảng Trị tuy dân dã nhưng lại có nét độc đáo khiến du khách say lòng. Trong số đó phải kể đến món bánh khoái thơm ngon, chỉ cần thưởng thức một lần là sẽ thương nhớ mãi.

Bánh khoái là một trong những món ăn vặt khá phổ biến ở Quảng Trị. Nhìn qua, món ăn này có mang dáng dấp của bánh xèo miền Nam, được làm từ bột gạo, kèm thêm nhân tôm, thịt và giá đậu. Nhưng chỉ có những ai từng thưởng thức món ăn này mới nhận rõ sự khác biệt. Bánh khoái nhỏ bằng bàn tay, giòn, có lớp da bánh dày.


Nhìn chung nhân bánh chỉ có 3 loại nguyên liệu kể trên, thế nhưng tùy vào khẩu vị thực khách mà người ta có thể cho thêm một số loại nấm, hành tây hay hải sản cho món ăn độc đáo này. Và cũng có đôi khi người chế biến chỉ cần vài lát thịt heo thái mỏng cũng có thể làm nhân bánh rồi.


Điều làm nên hồn cốt của bánh khoái trong ẩm thực Quảng Trị chính là các loại rau trái ăn kèm, như chuối chát, rau cải non cùng trái vả non. Bên cạnh đó, món ăn này được thưởng thức cùng loại nước lèo sền sệt, được làm từ ruốc, gan, thịt nạc heo xay nhuyễn sau đó trộn thêm tỏi, ớt, lạc vừng, nêm nếm một cách khéo léo. Nhiều người cho rằng chính loại nước chấm đặc biệt vừa cay, mặn, béo lại bùi bùi này khiến bánh khoái thêm tròn vị và khiến những người con Quảng Trị xa xứ ai cũng đều nhớ về bánh khoái.


Cắn một miếng bánh khoái, tan trong miệng là dư vị có đủ cay, mặn, ngọt, và chát của các loại rau ăn kèm. Người ta sẽ cảm thấy khoan khoái ngon lành, cái tên bánh khoái có lẽ cũng bắt nguồn từ cảm giác mà nó mang lại cho thực khách.


Nếu có cơ hội du lịch Quảng Trị bạn đừng quên thưởng thức món bánh khoái độc đáo này. Sau khi vi vu ngắm nhìn cảnh quan hữu tình, trải nghiệm hành trình đầy màu sắc, giữa không gian tràn ngập nắng gió, xa xa là tiếng sóng biển rì rào, ngồi nếm món bánh khoái thơm ngon sẽ là một trải nghiệm thật khó quên. Dường như miền đất miền Trung này gieo thương nhớ cho du khách cũng bởi sự độc đáo, dân dã mà thơm ngon trong ẩm thực Quảng Trị.

10 thói quen gây sốc thế giới của người Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước có dân số đông nhất Thế Giới, hơn 1,3 tỷ người. Đây cũng là cái nôi của rất nhiều phong tục tập quán của người Châu Á. Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng tồn tại những hủ tục khắt khe, lạc hậu và một số phong tục ít được biết đến gây sốc thế giới.

10 thói quen gây sốc thế giới của người Trung Quốc

1. Hôn nhân ma là có thật


Người nước ngoài có thể thấy kỳ lạ nhưng theo luật lệ tại một số vùng nông thôn của Trung Quốc, nơi mà nghi thức hôn nhân giữa người chết và người sống vẫn còn tồn tại. Điều này xảy ra vì một số lý do mà một chú rể bị bệnh nan y có thể đính hôn. Góa phụ có thể tham dự một lễ cưới trong đó chú rể quá cố được đại diện bởi một con gà trống trắng.

2. Bó chân gót sen


Đôi chân gót sen có từ cuối thế kỷ 13 và hiện trở nên quá lạc hậu, lỗi thời. Việc quấn chân trong gạc để buộc những ngón chân siết chặt với nhau vào đôi giày gót sen nhỏ xíu. Thói quen này dẫn đến bàn chân bị biến dạng vĩnh viễn.

3. Một số thang máy tránh số 4


Người Trung Quốc rất mê tín, một số người sẽ tránh các cuộc hẹn đặt phòng vào thứ 6 ngày 13 và tránh số 4. Trong tiếng Trung số 4 được coi là rất xui xẻo, nó tượng trưng cho cái chết. Với suy nghĩ này, nhiều thang máy ở Trung Quốc loại bỏ hoàn toàn số 4 trên bảng điều khiển.

4. Màu trắng là màu của tang tóc


Nhiều người thường màu đen mới là màu của cái chết, nhưng ở Trung Quốc thì đó lại là màu trắng. Điều này thể hiện rõ trên trang phục tang lễ cho khách, người chết sẽ được đặt cùng với hoa màu trắng và phong bì tiền.

5. Bao lì xì là quà tặng phổ biến


Đối với sinh nhật, lễ tốt nghiệp và lễ mừng năm mới, bao lì xì chứa đầy tiền là món quà phổ biến. Đây là biểu hiện của sự may mắn và là phương tiện xui đuổi tà ma.

6. Từ chối


Nếu có một người Trung Quốc tặng bạn món quà, hãy từ chối lịch sự một vài lần, bạn nên ít tỏ ra háo hức, điều này sẽ ghi điểm về nghi thức xã giao. Từ chối món quà đầu tiên là dấu hiệu của sự tôn trọng và khiêm tốn.

7. Chó cưng


Thực tế này có vẻ kỳ lạ khi Trung Quốc là quốc gia có số lượng người tiêu thụ thịt chó rất lớn. Trong thực tế, có nhiều giống chó được đánh giá cao như một biểu tượng của địa vị trong tầng lớp trung lưu mới nổi. Chẳng hạn giống chó ngao Tây Tạng này, giá của nó cực kỳ đắt đỏ lên tới 1.280.000 USD.

8. Nước sôi mới là nước uống


Người Trung Quốc quan niệm nước nóng sẽ giúp phục hồi sức khỏe và giảm bệnh tật. Do đó, trong nhiều nhà hàng ở Trung Quốc, rất ít nơi cung cấp nước đá hoặc nước lạnh.

9. Facekinis


Người Trung Quốc thích có một làn da trắng, do đó khi đi ra ngoài họ sẽ trùm kín người. Do đó nếu bạn tặng họ một Facekinis, một dạng mặt nạ chống nắng thì họ sẽ rất vui.

10. Chia sẻ quả lê


Trong tiếng Trung, tiếng “chia sẻ một quả lê” có nghĩa là chia tách, nó được xem là một điềm xấu, dấu hiệu cho thấy tình bạn có thể xấu đi.


Nguồn: tổng hợp.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Thế giới đón Valentine đặc biệt thế nào?

Một mùa Valentine nữa lại đến. Để đón chào ngày này, người dân ở mỗi quốc gia đều có cách riêng thể hiện tình cảm với nửa kia của mình. Cùng đi một vòng thế giới và khám phá những điều thú vị về ngày lễ này nhé. 

Thế giới đón Valentine đặc biệt thế nào?

Nhật Bản

Ở Nhật, ngày 14/2 (Valentine đỏ) như những cô gái khác trên thế giới, phụ nữ Nhật sẽ tặng quà cho các chàng trai mình có tình cảm, thường là hoa, quà, chocolate. Ngoài người yêu, họ còn tặng chocolate cho đồng nghiệp nam, bạn trai thân thiết bình thường. Món quà này được gọi là giri choko (tạm dịch: Chocolate lịch sự) để bày tỏ sự quý mến.

Nhật Bản

Phụ nữ Nhật Bản thường rất e thẹn nên 14/2 là cơ hội để họ thể hiện tình yêu của mình. Họ tin rằng chocolate được mua ngoài tiệm không phải món quà ý nghĩa cho tình yêu đích thực, do đó họ sẽ tự tay làm chocolate.

Nhật Bản

Ngày 14/3 (Valentine Trắng), chàng trai nào đã nhận được món quà của cô gái vào ngày 14/2 sẽ phải "đáp lễ" lại cho cô gái ấy.

Anh

Anh là "cái nôi" của Lễ Tình nhân. Món quà truyền thống ở Anh vào Valentine không phải chocolate hay hoa hồng mà là những chiếc thìa bạc. Các đôi uyên ương thường trao nhau bộ thìa bạc được khắc biểu tượng chìa khóa và ổ khóa, tượng trưng cho việc gửi chiếc chìa khóa mở cửa trái tim mình cho nửa còn lại.

Anh

Ngoài ra, còn có phong tục phổ biến nữa là những đứa trẻ sẽ hát những bài có liên quan đến Lễ Tình nhân và người lớn sẽ thưởng cho kẹo, trái cây hoặc tiền cho chúng.

Pháp

Có lẽ bạn chưa biết, ở Pháp từng xuất hiện phong tục "rút thăm tình yêu" dành cho những người độc thân bất kể già, trẻ. Họ sẽ đi đến những ngôi nhà đối diện nhau và cất tiếng gọi từ cửa sổ bên này đến cửa sổ bên kia rồi sau đó sẽ kết đôi với người được chọn.

Pháp

Nếu người đàn ông cảm thấy không phù hợp với người phụ nữ mình chọn, anh ta sẽ bỏ đi. Các cô gái sẽ đốt lửa để thiêu cháy hình ảnh của người đàn ông đã bỏ đi và chửi rủa anh ta thật lớn.

Sau này, phong tục đó bị bỏ, bởi nó mang đến ác ý cho người tham gia nên chính phủ Pháp phải chính thức ban hành lệnh cấm triệt để. Ngày nay, vào Lễ Tình nhân, những người yêu nhau sẽ dành trọn thời gian bên một nửa của mình và làm những điều họ thích.

Đức

Lễ Tình nhân trong tiếng tiếng Đức là Valentinstag. Chú lợn là biểu tượng may mắn và ham muốn ở đất nước này. Các mặt hàng trang trí hình lợn được tìm thấy ở khắp nước Đức. Quà tặng ở Đức vào Valentine khá phổ biến với những ký hiệu tình yêu cùng lời nhắn yêu thương, đặc biệt là các cây kẹo mút có khắc lời ngọt ngào.

Đức

Ngoài ra, người Đức cũng làm những bánh quy gừng với thông điệp tình yêu phủ bên trên. Có thời gian người Đức cũng chọn đúng ngày Valentine cho lễ rửa tội hay kết hôn của mình. Buổi lễ thường được trang hoàng đơn giản, chủ yếu là các bài thơ hay và ý nghĩa được trình bày bằng tranh minh họa.

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha

Ở xứ Valencia, Tây Ban Nha, ngày lãng mạn nhất trong năm là ngày 9/10, cùng dịp họ ăn mừng Ngày kỷ niệm Hội đồng Valencian và Ngày của Thánh Dionysius (Thánh Dionís) - người dân địa phương còn gọi là vị thánh bảo trợ của tình yêu.

Các lễ hội, diễu hành được tổ chức hoành tráng. Phái mạnh sẽ tặng người yêu món Mocadora, bánh hạnh nhân như biểu tượng của tình yêu. Ở Tây Ban Nha, theo truyền thống Lễ Tình nhân, đàn ông sẽ nhận quà là sách, trong khi phụ nữ được tặng hoa hồng.

Italy

Italy

Valentine ở Italy có thời gian được gọi là Ngày lễ mùa xuân. Theo phong tục cổ xưa, vào Lễ Tình nhân, nam giới ở nước này sẽ chuẩn bị cỗ xe đẹp nhất cùng người yêu dạo phố Các đôi tình nhân Italy tặng nhau một loại chocolate có tên là "Baci Perugini". Đây là loại chocolate hạt dẻ được bọc bằng giấy bạc in những câu thơ tình nổi tiếng, lời tỏ tình hay các thông điệp tình yêu

Bên cạnh hoa và chocolate, người Italy còn tặng những món quà rất đắt giá khác cho người phụ nữ của mình như nước hoa, trang sức kim cương.

Trung Quốc

Trung Quốc

Lễ tình nhân truyền thống của người Trung Quốc lại rơi vào 7/7 Âm lịch, gắn liền cùng chuyện tình của chàng Ngưu Lang chăn trâu và nàng tiên Chức Nữ dệt vải. Mối tình của họ bị phản đối nên chỉ gặp nhau đúng ngày 7/7 nhờ đàn quạ xếp hình cầu bắc ngang sông (cầu ô thước). Vẫn theo tích xưa truyền lại, người Trung Quốc coi ngày thất tịch là Valentine của riêng mình.

Trong ngày này, các cặp uyên ương sẽ cùng nhau lên chùa cầu Phật và mang về một cành hoa huệ trắng. Họ quan niệm hoa của ai héo trước thì người đó yêu ít hơn. 


Hình ảnh: Internet
Tổng hợp

Bài đăng phổ biến