Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Đi tìm sự khác biệt của món phở - Món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam

Phở là một món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam. Đây là món ăn bình dị do người Việt chúng ta sáng tạo ra. Phở không chỉ đơn thuần là một món ăn, nó còn mang trong mình văn hóa ẩm thực Việt.

Đi tìm sự khác biệt của món phở - Món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam

Phở Hà Nội

Phở Hà Nội

Phở Hà Nội đã có từ xa xưa, nó trở thành một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người Hà Nội. Nước dùng của phở Hà Nội thường trong và ngọt, vị ngọt chân chất của xương, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm một chút mì chính vào nước dùng. 

Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ…

Phở Nam Định

Phở Nam Định

Phở Nam Định cũng có những đặc điểm chung như phở của các vùng khác là gồm bánh phở, nước phở, thịt bò hoặc thịt gà, và một số gia vị kèm theo, nhưng lại mang cái khác toàn diện mà khó có thể nhầm lẫn được. Bánh phở Nam Định là loại đặc biệt có sợi nhỏ ướt và mềm hơn so với bánh phở của Hà Nội. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt… Và nếu nói đến nước thì thường mang tính “gia truyền” những người thợ làm phở thường giấu kín bí quyết pha chế nước phở của mình và chỉ truyền cho thế hệ sau trong gia đình mà thôi. Nhưng có một điểm mà bạn có thể dễ dàng nhận biết là phở truyền thống của Nam Định không có hành tây.

Phở miền Nam

Phở miền Nam

Người Việt Nam ở phía Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 sau hiệp định Geneva mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm (rau ngổ), húng Láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác…. Nước phở (nước lèo) thường không được bỏ bột ngọt (mì chính) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.


Tổng hợp

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

7 tập tục kỳ lạ trên thế giới

Trong thế giới chúng ta đang sống còn vô số những điều kỳ lạ mà khi nhắc đến thì ai cũng phải mắt chữ A miệng chữ O vì kinh ngạc. Khóc trước đám cưới hay không dùng tay trái là hai trong nhiều tập tục kỳ lạ tại các đất nước mà du khách nên nắm rõ khi du lịch.

7 tập tục kỳ lạ trên thế giới

1. Không sử dụng phòng tắm sau khi kết hôn, Indonesia


Trong cộng đồng Tidong ở Indonesia, một cặp vợ chồng không được vào nhà tắm trong 3 ngày sau khi cưới. Nếu họ làm điều này thì nó coi được coi là điềm xui xẻo cho cuộc hôn nhân đó. Các cặp vợ chồng mới cưới ở Indonesia được theo dõi bởi các thành viên gia đình, những người đảm bảo họ không phá vỡ truyền thống này.

2. Khóc trước đám cưới, Trung Quốc


Trong khi ở nhiều nền văn hóa, đám cưới là một buổi lễ tràn ngập tiếng cười, thì ở Trung Quốc cô dâu thường khóc một tháng trước khi kết hôn. Sau vài ngày, cô dâu cùng các thành viên gia đình thể niệm niềm vui cho cuộc hôn nhân mới.

3. Không dùng tay trái, Trung Đông


Ở một số quốc gia Trung Đông, việc chào hỏi ai đó hoặc ăn bằng một tay trái có thể bị coi là thô lỗ và mất vệ sinh. Vì tay trái được sử dụng để lau người sau khi đi vệ sinh, nên nó được xem là bàn tay bẩn không bao giờ được sử dụng ở bàn ăn hoặc để chào hỏi bạn bè.

4. Đến muộn, Venezuela


Khi tham dự một sự kiện, một cuộc họp hay một bữa tiệc ở Venezuela, mọi người sẽ đến muộn hơn so với dự kiến ban đầu. Người Venezuela sống thoải mái và đối với các sự kiện xã hội lớn, đến muộn chỉ đơn giản là dấu hiệu cho thấy sự kiện đó được quan tâm nhiều hơn.

5. Ném quế vào người độc thân, Đan Mạch


Một truyền thống cũ từ thế kỷ 16 Đan Mạch vẫn còn tồn tại đến ngày nay là ném quế vào người. Nếu một người vẫn độc thân vào ngày sinh nhật của họ, bạn bè của họ sẽ ném quế vào người đó. Truyền thống này liên quan đến các thương nhân buôn gia vị Đan Mạch, những người thường không có thời gian cho hôn nhân do họ quá bận đi đó đây.

6. Không tặng hoa hồng vàng, Mexico


Hoa hồng là một món quà tuyệt vời để thể hiện tình cảm ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, với một số quốc gia, bạn nên lưu ý đến việc chọn lựa màu sắc vì nó liên quan đến truyền thống. Ở Mexico, tốt hơn là bạn nên tặng bông hồng đỏ truyền thống hơn là hoa hồng vàng vì nó có nghĩa là cái chết trong văn hóa Mexico.

7. Các cuộc họp kinh doanh trong phòng tắm hơi, Phần Lan


Xông hơi là một phần lớn của văn hóa Phần Lan, nó không chỉ là 1 loại hình dịch vụ phục vụ nơi nghỉ ngơi mà còn là nơi để thảo luận về các vấn đề kinh doanh hoặc thậm chí là chính trị. Trên thực tế, đó là một truyền thống phổ biến trong giới kinh doanh  để đàm phán, trò chuyện trong một môi trường thoải mái hơn.


Nguồn: tổng hợp

An Giang đâu chỉ có núi và chùa

Nổi tiếng là vùng đất tâm linh, Châu Đốc (An Giang) thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi non và những ngôi chùa lộng lẫy. Nơi đây còn có những điểm đến cũng không kém phần hấp dẫn như những vườn dâu trĩu quả, hồ bơi trên núi…

An Giang đâu chỉ có núi và chùa

Vườn dâu da Bảy Núi

Vườn dâu da Bảy Núi

Núi Cấm không chỉ nổi tiếng với Tượng Phật Di Lặc cao nhất trên đỉnh núi ở châu Á, Thiền Viện Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh, Hồ Thủy Liêm, Hồ Thanh Long, Cáp treo Núi Cấm, suối Thanh Long.... mà còn là nơi trồng nhiều loại trái cây đặc sản thơm ngon và ngọt ngào của vùng miền sơn cước. Ngoài mít, xoài, su su, bơ, sầu riêng…. thì Dâu da núi Cấm là một loại trái cây rất được sự ưa chuộng của nhiều du khách.

Vườn dâu da Bảy Núi

Hằng năm cứ độ mùa khoảng tháng 4 âm lịch rơi ngay vào lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam cũng là lúc mùa dâu da trên đỉnh núi Cấm vào mùa thu hoạch.

Đến đây vào thời gian này bạn sẽ được mãn nhãn với những vườn dâu vàng ươm, trĩu quả và tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh hái dâu của sơn dân ngay trên chuyến hành trình lên núi của mình.

Hồ Otuksa

Hồ Otuksa

Hồ Otuksa có mặt nước yên lặng như tờ, không khí thông thoáng, mát mẻ. Nằm gần sát dưới chân Thiên Cấm Sơn, hồ Otuksa có mặt nước yên lặng như tờ. Đây là một hồ nước có khung cảnh tuyệt đẹp và khá hoang sơ. Vì nằm cách xa trung tâm nên nơi đây còn được ít người biết đến.

Vương quốc xương rồng

Vương quốc xương rồng

Với diện tích khoảng 800m2, vườn xương rồng của ông giác có hàng trăm chủng loại xương rồng với hình dáng khác nhau. Có cây to tròn hơn vòng tay người ôm hoặc cao lênh khênh như những gã khổng lồ, với những chiếc gai dài tua tủa. Có cây gai mịn như tơ, uốn lượn hình rồng trông đẹp mắt. Mỗi cây xương rồng có hình dáng khác nhau, được đặt vào các chậu phù hợp, tạo nên nét độc đáo cho khu vườn.

Nếu bạn là người yêu loài cây này và đam mê chụp ảnh, thì đây là địa điểm check-in lý tưởng trên đường đến Châu Đốc – An Giang đấy.

Hồ bơi trên núi 

Hồ bơi trên núi

Không phải chỉ có ở những thành phố biển xinh đẹp, bạn mới được khám phá những bể bơi view ghiền mắt. Mà ngay tại những cánh đồng lộng gió ở An Giang bạn lại được trải nghiệm bơi ở một nơi sang chảnh trong khách sạn Victoria Núi Sam Lodge, ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên hoang sơ, bao quanh là hệ thống kênh rạch và đền chùa tôn nghiêm cổ kính.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến