Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

6 lời khuyên nằm lòng khi đi du lịch

Trước khi khởi hành đến một miền đất mới chắc chắn bạn sẽ lo lắng về những điều có thể gặp phải trên đường đi. Hãy giữ tâm trạng thoải mái để tận hưởng kỳ nghỉ một cách thư giãn, bình yên nhất. Sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn khi đi du lịch.




Thích nghi với thời tiết


Bởi vì đến một nơi mới nên có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu với sự thay đổi của thời tiết. Có những địa danh ban ngày có thể nắng nóng nhưng khi đêm xuống lại trở lạnh, bởi thế hãy xem trước dự báo thời tiết, chuẩn bị các loại trang phục đa dạng để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc học cách thích nghi với thời tiết sẽ giúp cho chuyến đi của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tôn trọng văn hóa địa phương


Mỗi điểm đến đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, vì vậy bạn nên tôn trọng các phong tục tập quán ấy. Hãy đảm bảo sẽ không có bất cứ hành vi nào được coi là xúc phạm đến người bản địa, thậm chí cần tìm hiểu trước những điều cấm kỵ để không gặp rắc rối khi đi du lịch.

Đừng ngại trả giá khi mua đồ


Một số người thường tỏ ra ngần ngại khi trả giá, nhưng ở các cửa hàng bán lẻ nhỏ hoặc các khu chợ đêm thì bạn nên trả giá để mua được món đồ ưng ý và hợp lý nhất. Mẹo nhỏ chính là bạn hãy đề nghị người bán hàng ra giá thấp nhất rồi hẵng mặc cả cho đến khi cả hai bên đi đến giá thỏa thuận. Việc trả giá khi mua đồ cũng là cách để bạn học cách tương tác và hiểu hơn về văn hóa bản địa.

Mang theo một số loại thuốc


Trong bất cứ chuyến đi du lịch nào bạn cũng cần mang theo một số loại thuốc phổ biến như thuốc tiêu hóa, đau đầu, thuốc sát trùng… Hãy để chúng trong túi xách để dùng ngay khi cần, điều này giúp đảm bảo cho sức khỏe của chính bạn.

Đề phòng ngộ độc thực phẩm

Thưởng thức ẩm thực là một phần không thể thiếu khi đi du lịch. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ gặp phải trường hợp bị ngộ độc thực phẩm bởi một số yếu tố. Vì thế, hãy đề phòng bằng cách vệ sinh bàn tay dưới vòi nước. Đừng để chuyến đi không trọn vẹn vì những điều không đáng có.

Luôn tự tin khi đi du lịch


Tự tin sẽ làm nên giá trị của riêng bản thân bạn, hãy đi với phong thái thoải mái, thư giãn hưởng thụ chuyến đi. Và cũng chính sự tự tin sẽ giúp bạn xử lý được những vấn đề gặp phải. Hãy cư xử khéo léo, kèm theo một nụ cười tươi khi giao tiếp với mọi người.

Theo Wanderlust Tips

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Đi tìm sự khác biệt của món phở - Món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam

Phở là một món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam. Đây là món ăn bình dị do người Việt chúng ta sáng tạo ra. Phở không chỉ đơn thuần là một món ăn, nó còn mang trong mình văn hóa ẩm thực Việt.

Đi tìm sự khác biệt của món phở - Món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam

Phở Hà Nội

Phở Hà Nội

Phở Hà Nội đã có từ xa xưa, nó trở thành một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người Hà Nội. Nước dùng của phở Hà Nội thường trong và ngọt, vị ngọt chân chất của xương, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm một chút mì chính vào nước dùng. 

Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ…

Phở Nam Định

Phở Nam Định

Phở Nam Định cũng có những đặc điểm chung như phở của các vùng khác là gồm bánh phở, nước phở, thịt bò hoặc thịt gà, và một số gia vị kèm theo, nhưng lại mang cái khác toàn diện mà khó có thể nhầm lẫn được. Bánh phở Nam Định là loại đặc biệt có sợi nhỏ ướt và mềm hơn so với bánh phở của Hà Nội. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt… Và nếu nói đến nước thì thường mang tính “gia truyền” những người thợ làm phở thường giấu kín bí quyết pha chế nước phở của mình và chỉ truyền cho thế hệ sau trong gia đình mà thôi. Nhưng có một điểm mà bạn có thể dễ dàng nhận biết là phở truyền thống của Nam Định không có hành tây.

Phở miền Nam

Phở miền Nam

Người Việt Nam ở phía Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 sau hiệp định Geneva mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm (rau ngổ), húng Láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác…. Nước phở (nước lèo) thường không được bỏ bột ngọt (mì chính) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.


Tổng hợp

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

7 tập tục kỳ lạ trên thế giới

Trong thế giới chúng ta đang sống còn vô số những điều kỳ lạ mà khi nhắc đến thì ai cũng phải mắt chữ A miệng chữ O vì kinh ngạc. Khóc trước đám cưới hay không dùng tay trái là hai trong nhiều tập tục kỳ lạ tại các đất nước mà du khách nên nắm rõ khi du lịch.

7 tập tục kỳ lạ trên thế giới

1. Không sử dụng phòng tắm sau khi kết hôn, Indonesia


Trong cộng đồng Tidong ở Indonesia, một cặp vợ chồng không được vào nhà tắm trong 3 ngày sau khi cưới. Nếu họ làm điều này thì nó coi được coi là điềm xui xẻo cho cuộc hôn nhân đó. Các cặp vợ chồng mới cưới ở Indonesia được theo dõi bởi các thành viên gia đình, những người đảm bảo họ không phá vỡ truyền thống này.

2. Khóc trước đám cưới, Trung Quốc


Trong khi ở nhiều nền văn hóa, đám cưới là một buổi lễ tràn ngập tiếng cười, thì ở Trung Quốc cô dâu thường khóc một tháng trước khi kết hôn. Sau vài ngày, cô dâu cùng các thành viên gia đình thể niệm niềm vui cho cuộc hôn nhân mới.

3. Không dùng tay trái, Trung Đông


Ở một số quốc gia Trung Đông, việc chào hỏi ai đó hoặc ăn bằng một tay trái có thể bị coi là thô lỗ và mất vệ sinh. Vì tay trái được sử dụng để lau người sau khi đi vệ sinh, nên nó được xem là bàn tay bẩn không bao giờ được sử dụng ở bàn ăn hoặc để chào hỏi bạn bè.

4. Đến muộn, Venezuela


Khi tham dự một sự kiện, một cuộc họp hay một bữa tiệc ở Venezuela, mọi người sẽ đến muộn hơn so với dự kiến ban đầu. Người Venezuela sống thoải mái và đối với các sự kiện xã hội lớn, đến muộn chỉ đơn giản là dấu hiệu cho thấy sự kiện đó được quan tâm nhiều hơn.

5. Ném quế vào người độc thân, Đan Mạch


Một truyền thống cũ từ thế kỷ 16 Đan Mạch vẫn còn tồn tại đến ngày nay là ném quế vào người. Nếu một người vẫn độc thân vào ngày sinh nhật của họ, bạn bè của họ sẽ ném quế vào người đó. Truyền thống này liên quan đến các thương nhân buôn gia vị Đan Mạch, những người thường không có thời gian cho hôn nhân do họ quá bận đi đó đây.

6. Không tặng hoa hồng vàng, Mexico


Hoa hồng là một món quà tuyệt vời để thể hiện tình cảm ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, với một số quốc gia, bạn nên lưu ý đến việc chọn lựa màu sắc vì nó liên quan đến truyền thống. Ở Mexico, tốt hơn là bạn nên tặng bông hồng đỏ truyền thống hơn là hoa hồng vàng vì nó có nghĩa là cái chết trong văn hóa Mexico.

7. Các cuộc họp kinh doanh trong phòng tắm hơi, Phần Lan


Xông hơi là một phần lớn của văn hóa Phần Lan, nó không chỉ là 1 loại hình dịch vụ phục vụ nơi nghỉ ngơi mà còn là nơi để thảo luận về các vấn đề kinh doanh hoặc thậm chí là chính trị. Trên thực tế, đó là một truyền thống phổ biến trong giới kinh doanh  để đàm phán, trò chuyện trong một môi trường thoải mái hơn.


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến