Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Những món ăn đường phố tại Hong Kong nghe thôi đã thèm

Là địa điểm du lịch được ưa chuộng ở Châu Á, Hong Kong (Trung Quốc) có rất nhiều món ăn đường phố ngon tuyệt như nghe thôi đã thèm.

Những món ăn đường phố tại Hong Kong nghe thôi đã thèm

Bánh quế trứng

Bánh quế trứng

Đây là món bánh có độ phủ sóng cực rộng ở xứ cảng thơm. Cách làm món bánh quế trứng (waffle egg) này siêu dễ, chỉ gồm bột trộn trứng được cho lên chảo nướng và lật sau vài giây là đã có ngay chiếc bánh hấp dẫn.Những chiếc bánh giòn thơm phức này ngon nhất là khi ăn nóng. Bạn có thể tìm thấy món này ở gần như mọi con phố tại Hong Kong.

Cá viên cà ri

Cá viên cà ri

Là thức ăn được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong thành phố Hong Kong với giá rất rẻ. Những xiên cá sẽ được chiên giòn trong dầu nóng và sau đó nhúng ngập trong nước sốt cà ri hấp dẫn. Bạn có thể vừa đi dạo nhàn nhã, vừa thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn rất được ưa chuộng này. Một cốc nước dừa tươi mát lạnh sẽ là gợi ý tuyệt vời để dùng kèm khi thưởng thức cá viên cà ri.

Boh Loh Baau – Bánh dứa

Boh Loh Baau – Bánh dứa

Boh Loh Baau còn có tên “bánh dứa” do hình dạng mặt bánh có những đường khứa như thể vỏ trái dứa. Theo truyền thống, người dân Hong Kong thường dùng bánh khi còn ấm, kèm với lát bơ mỏng kẹp ở giữa vào bữa sáng hay bữa trà chiều. Bánh dứa vừa ra lò còn nóng hổi, dùng dao rạch ngang rồi để vào một miếng bơ vàng tươi béo ngậy, chỉ nhìn thôi đã thấy thèm.

Lòng heo chiên

Lòng heo chiên

Du khách không thể tự nhận mình là tín đồ ẩm thực đường phố thực sự nếu chưa thử qua món lòng heo chiên. Lòng heo được nhồi thịt chiên, ăn kèm tương, giấm siêu ngon. Những miếng lòng giòn, thơm được xiên vào chiếc que để du khách tiện thưởng thức. Các món ăn làm từ nội tạng ở Hong Kong vốn vô cùng đặc sắc vì thế đừng bỏ qua món này nhé!

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối

Một món vặt nữa du khách cũng nhất định phải thử khi du lịch Hong Kong chính là đậu phụ thối. Đúng như cái tên, mùi đậu phụ thối rất khó chịu, một số người không thể ngửi được mùi của đậu hũ thối, họ cho rằng nó giống mùi phô mai xanh hay thậm chí là mùi ống cống... Nhưng với những người biết ăn thì đậu hũ càng nặng mùi, càng ngon. Khi ăn, du khách sẽ cảm thấy nó thơm một mùi rất lạ lẫm, lại béo béo và thêm một ít tương ớt nữa thì tuyệt vời.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

La cà quán xá Hội An

Không chỉ những ngôi nhà cổ phủ đầy rêu xanh, ngói đỏ tường vàng hay Show diễn "Ký ức Hội An" mà những quán café cũng chính là địa điểm được nhiều du khách check in nhất khi du lịch Hội An.

La cà quán xá Hội An

Mót 

Mót

Địa chỉ: Vỉa hè 150 Trần Phú.

Gọi là quán cà phê thế thôi, chứ thật ra, Mót lại nổi tiếng với những món trà thảo mộc và sả chanh trang trí thêm hoa sen gợi một cảm giác rất Hội An. Không gian quán cũng y hệt như cái tên, hay có thể gọi là… vỉa hè nơi quán tọa lạc, phong cách bình dị, đôi lúc chỉ là chiếc ghế con kê để ngồi, nhưng đó cũng chính là điểm khiến du khách mê mẩn. 

Cocobox

Cocobox

Nằm giữa những con đường đầy màu sắc của Hội An cổ, Cocobox không chỉ là quán cà phê yêu thích của du khách Việt, mà còn là địa chỉ hay lui tới của các du khách nước ngoài. Được xây dựng trên concept quán cà phê kết hợp với bán nông sản hữu cơ, Cocobox có dáng vẻ một tiệm cà phê châu Âu cổ điển, nhưng vẫn có những nét để đồng điệu với không gian và hơi thở Á Đông đặc trưng của Hội An.

Địa chỉ:
• 94 Lê Lợi.
• 03 Châu Thượng Văn.
• 42 Bạch Đằng.
• 95 Nguyễn Thái Học.

The Chef

The Chef

Địa chỉ: 166 Trần Phú.

Điểm thu hút nhất của The Chef là Góc sân thượng được trang trí với đèn lồng, cây nêu lấp lánh cực nghệ sĩ và “so deep” luôn. Đứng từ đây bạn sẽ nhìn thấy toàn cảnh Hội An với những mái ngói bằng bằng, vàng ươm trong nắng sáng hoặc nhuộm đỏ trong ánh chiều tà.

Tầng 2, nơi phục vụ cà phê, được bài trí khá bắt mắt với những vách tường bằng gỗ sậm màu, bạn có thể vừa uống cà phê vừa trò chuyện cùng bạn bè, hoặc thậm chí là ngồi nghiền ngẫm những trang sách yêu thích.

Faifo Coffee

Faifo Coffee

Địa chỉ: 130 Trần Phú

Faifo Coffee nằm trong một ngôi nhà cổ 2 tầng, khá yên tĩnh, được bài trí đơn giản với gam màu vàng nâu chủ đạo, vừa ấm áp vừa đại biểu cho màu trà và cà phê – những loại thức uống quen thuôc của quán. Quán cà phê đẹp ở Hội An này cũng là điểm dừng chân lý tưởng cho “dân nghiện cà phê” và những ai mê săn ảnh đẹp.

Đến với Faifo bạn sẽ cảm thấy một nhịp sống chậm rãi, không xô bồ ồn ã, một chút hiện đại lắng quyện vào những nét cổ kính, với mái ngói lô xô nằm san sát nhau, với những con đường quanh co phố cổ và hương cà phê lảng vảng ngây ngất lòng.

Hoi An Roastery


Hoi An Roastery

Hoi An Roastery là xưởng cà phê rang xay của Hội An với 7 quán cà phê khác nhau trong lòng phố cổ. Dù là chung một cái tên Hoi An Roastery, nhưng nhiều người cho rằng Roastery Center tại 47 Lê Lợi có phong cách bài trí đẹp nhất với không gian rộng rãi và mang một hơi thở truyền thống. 

Điểm nhấn ở nơi được cho là quán cà phê đẹp ở Hội An này chính là cột kèo bằng gỗ, kết hợp với dàn đèn trần độc đáo được cách điệu từ lồng chim bằng tre. 

Địa chỉ:
• Roastery Center – 47 Lê Lợi.
• Market – 31 Trần Phú.
• Hoi An Roastery Riverside / Hoi An Roastery Bistro – 95 Bạch Đằng.
• Roastery Japanese Brigde – 135 Trần Phú.
• Roastery Temple – 685 Hai Bà Trưng.
• Roastery Lantern Street – 117 Nguyễn Thái Học.

Cocobana

Cocobana

Địa chỉ: 16 Nguyễn Thái Học.

Cocoban dành riêng cho những ai yêu thích những vật dụng trang trí từ thiên nhiên. Nơi đây dành hẳn một góc để trưng bày và cũng như tạo điểm nhấn với rất nhiều nón lá, các vật dụng quen thuộc làm từ thang tre, mây và nứa. Chúng được kết hợp và đặt để một cách tùy hứng nhưng đầy sự sáng tạo và lớp lang, tạo nên một tổng thể rực rỡ nhưng vẫn rất hài hòa, nhẹ nhàng và đầy những bất ngờ khiến bạn không thể rời mắt.

Đặc biệt, ở Cocobana còn có một khu làm giấy, một chiếc vườn nhỏ có bể cá; không gian đủ để bạn khám phá và mộng mơ một chút. Với những bạn thích chơi với nghệ thuật nhiếp ảnh sắp đặt, hoặc muốn có một góc ảnh check-in là lạ nhưng chất nghệ sĩ.

U Café

U Café

Địa chỉ: 120 Huyền Trân Công Chúa.

Mặc dù mang một nét u huyền, tĩnh lặng, hơi cổ điển nhưng U Café không tận dụng những nét quen thuộc của Hội An như tường rêu phong, mái ngói, đèn lồng… Bù lại, U Café có không gian được bao phủ bởi một hồ hoa súng cùng dàn dây leo xanh ngắt vô cùng thích mắt, nhìn thẳng ra sông Hoài. 

Reaching Out 

Reaching Out

Địa chỉ: 131 Trần Phú.

Ngay từ khi thành lập Reaching Out đã trở thành một quán cà phê đẹp ở Hội An được nhiều người yêu thích với lối kiến trúc sân vườn và những món đồ nội thất đậm chất Việt Nam. Không gian thanh nhã, giản dị và lúc nào cũng thoảng mùi trà thơm thoang thoảng, chắc chắn sẽ khiến ngay cả những ai khó tính nhất cũng cảm thấy hài lòng.


Tổng hợp

Những lầm tưởng của du khách nước ngoài về tên các món ăn Việt Nam

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Người ta nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", và có lẽ điều này cũng áp dụng cho phương diện ẩm thực, bởi vì đôi khi chỉ một cái tên nhưng lại được ông bà ta dùng để gọi nhiều món thoạt nghe có vẻ "không được liên quan" cho lắm. Hãy cùng điểm qua một số những cái tên trong ẩm thực Việt dễ khiến người ta hoang mang sau đây:

Bánh đa

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.    Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.

Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Chè

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp... Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt...

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp... Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt...

 Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà - được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi.

Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà - được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi. 

Nem

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men.

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men. 

Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ "nem" với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng... bối rối.

Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ "nem" với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng... bối rối.

Gỏi

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi "bất di bất dịch", đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me...).

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi "bất di bất dịch", đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me...).

Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ "gỏi" có lẽ vẫn sẽ mãi "mông lung" như thế.

Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ "gỏi" có lẽ vẫn sẽ mãi "mông lung" như thế.

Xem thêm: Vận dụng khoa học vào ăn uống như cách của ông bà ta


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến