Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Kỳ lạ bảo tàng phân ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản, một bảo tàng theo phong cách pop-up mới xuất hiện nhưng chủ đề của nó mới là thứ khiến người ta ngạc nhiên. Bảo tàng này chuyên giới thiệu về phân.

Kỳ lạ bảo tàng phân ở Nhật Bản

Bảo tàng Unko

Bảo tàng Unko

Tọa lạc tại Yokohama, tỉnh Kanagawa, khoảng 40 km (25 dặm) về phía nam Tokyo. Đại diện của bảo tàng Unko chia sẻ với CNN: “Chúng tôi tin rằng đây là bảo tàng đầu tiên trên thế giới có chủ đề về phân.

Những mô hình mang tính giải trí

Những mô hình mang tính giải trí

Đây chỉ là những mô hình mang tính giải trí và không có phân thật trong bảo tàng. Đó chỉ là các thiết kế theo phong các pop-up sặcc sỡ và rất dễ thương”.

Bảo tàng sẽ chính thức khai trương vào tháng 8 năm 2019

Bảo tàng sẽ chính thức khai trương vào tháng 8 năm 2019

Bạn có thể ngồi trên những nhà vệ sinh giả màu sắc rực rỡ, thăm thú và chụp ảnh check-in cùng các biểu tượng nghệ thuật về chuyển động ruột của con người. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể chơi trong hố bóng nhồi đầy mô hình phân bằng bông và các mô hình màu sắc khác.

Gần 10.000 người đã đến tham quan trong tuần mở cửa thử

Gần 10.000 người đã đến tham quan trong tuần mở cửa thử

Nó đã trở thành điểm hút khách du lịch mới ở đất nước mặt trời mọc. Du khách tới bảo tàng Unko có thể được học cách nói “đi ị” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Bảo tàng pop-up trở thành xu hướng của giới trẻ

Bảo tàng pop-up trở thành xu hướng của giới trẻ

Các bảo tàng pop-up với sức hút truyền thông xã hội lớn đã trở thành một xu hướng lớn trong vài năm trở lại đây thu hút sự chú ý không nhỏ của giới trẻ. Đầu tiên là bảo tàng Thực phẩm kinh dị ở Thụy Điển được mở cửa vào năm 2018 và bây giờ là đến sự xuất hiện của bảo tàng pop-up về phân ở Nhật Bản.


Nguồn: tổng hợp

Tìm hiểu về tháp cổ nghìn năm ở miền 'đất Võ, trời Văn"

Từ lâu, Bình Định không chỉ nổi tiếng là miền "đất Võ, trời Văn" mà còn mang vẻ đẹp bí ẩn với hàng loạt đền tháp nghìn năm tuổi trên kinh đô vương quốc Chămpa vàng son rực rỡ.

Cụm tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) được xây vào vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa. Trong số hơn 60 công trình kiến trúc tháp còn lại trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định là địa phương thứ hai có nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam, chỉ sau Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Cụm tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) được xây vào vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa. Trong số hơn 60 công trình kiến trúc tháp còn lại trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định là địa phương thứ hai có nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam, chỉ sau Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Du khách chụp ảnh lưu niệm giữa khung cảnh thơ mộng ở tháp Dương Long. Đây là ngôi tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với chiều cao tháp Giữa 42 m, tháp Nam 36 m, tháp Bắc 34 m... Xuất phát từ trung tâm TP Quy Nhơn, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy trong vòng bán kính 40 km có thể khám phá các tháp Chăm cổ ở miền "đất Võ, trời Văn".

Du khách chụp ảnh lưu niệm giữa khung cảnh thơ mộng ở tháp Dương Long. Đây là ngôi tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với chiều cao tháp Giữa 42 m, tháp Nam 36 m, tháp Bắc 34 m... Xuất phát từ trung tâm TP Quy Nhơn, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy trong vòng bán kính 40 km có thể khám phá các tháp Chăm cổ ở miền "đất Võ, trời Văn". 

Không chỉ có quy mô cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, cụm tháp Dương Long còn có kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế trên những phiến đá. Hiện Bình Định còn 8 cụm với 14 tháp Chăm nổi tiếng gồm tháp Bánh Ít, Dương Long, tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông (còn là chân đế).

Không chỉ có quy mô cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, cụm tháp Dương Long còn có kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế trên những phiến đá. Hiện Bình Định còn 8 cụm với 14 tháp Chăm nổi tiếng gồm tháp Bánh Ít, Dương Long, tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông (còn là chân đế).

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá gồm những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loại hoa lá, các loài thú như voi, khỉ, rắn, chim thần Garuda, Kala, thủy quái Makara... Các cụm đền tháp nằm xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn.

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá gồm những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loại hoa lá, các loài thú như voi, khỉ, rắn, chim thần Garuda, Kala, thủy quái Makara... Các cụm đền tháp nằm xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn.

Tháp Cánh Tiên ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Chămpa (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Tháp Cánh Tiên ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Chămpa (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Phần phía ngoài của góc tường tháp Cánh Tiên được ốp bằng những phiến đá sa thạch có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa. Tháp cao gần 20 m được xây vào thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.

Phần phía ngoài của góc tường tháp Cánh Tiên được ốp bằng những phiến đá sa thạch có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa. Tháp cao gần 20 m được xây vào thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.

Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) được xây vào cuối thế kỷ 12, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Về phố biển thăm di tích tháp Đôi, du khách thích thú khi nghe câu ca dao ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng…

Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) được xây vào cuối thế kỷ 12, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Về phố biển thăm di tích tháp Đôi, du khách thích thú khi nghe câu ca dao ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng…

Những thân dừa cổ thụ tạo không gian xanh, thơ mộng bên di tích lịch sử văn hóa tháp Đôi. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam.

Những thân dừa cổ thụ tạo không gian xanh, thơ mộng bên di tích lịch sử văn hóa tháp Đôi. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam.

Tượng Linga-Yoni được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch trong lòng di tích tháp Đôi (Quy Nhơn). Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Tượng Linga-Yoni được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch trong lòng di tích tháp Đôi (Quy Nhơn). Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi.

Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi.

Di tích tháp Đôi hàng ngày hút nhiều du khách tham quan. Các nhà khảo cổ ví các cụm tháp Chăm ở Bình Định như bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Hệ thống các công trình tôn giáo bằng gạch của nền văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại trên đất Bình Định.

Di tích tháp Đôi hàng ngày hút nhiều khách du lịch tham quan. Các nhà khảo cổ ví các cụm tháp Chăm ở Bình Định như bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Hệ thống các công trình tôn giáo bằng gạch của nền văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại trên đất Bình Định.

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Mái vòm độc đáo ở cụm tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm.    Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Mái vòm độc đáo ở cụm tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm.

Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít. Quần thể tháp Chăm còn được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm chủ biên.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít. Quần thể tháp Chăm còn được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm chủ biên.


Nguồn: Internet

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Thả hồn trên những đồng cỏ đẹp nhất Trung Hoa

Trung Quốc, một quốc gia có dân số đứng đầu trên thế giới, có diện tích lãnh thổ nhất nhì trên trái đất là nơi có nhiều đồng cỏ đẹp nổi tiếng. Cùng ngắm nhìn những thảo nguyên đẹp nhất Trung Quốc và mơ về những đồng cỏ ngập nắng, đầy gió.

Thả hồn trên những đồng cỏ đẹp nhất Trung Hoa

Thảo nguyên Yili

Thảo nguyên Yili

Thảo nguyên Yili nằm ở khu tự trị Tân Cương, mang một vẻ đẹp tao nhã và được mệnh danh giống như đường lên tiên cảnh. Đây là nơi nhìn thấy mặt trời đầu tiên quanh năm ở phía Nam mảnh đất này.
Đồng cỏ nơi đây luôn tươi tốt, nhất là vào mùa hè nhờ nguồn nước từ các con sông lớn xung quanh đã cung cấp. Đến thảo nguyên Yili vào tháng 6 đến tháng 9, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh rực rỡ sắc màu của các loại hoa dại, đặc biệt nổi tiếng có mùa mơ nở thành rừng, tạo nên cảnh quan làm mê đắm lòng người. 

Thảo nguyên Sangke

Thảo nguyên Sangke

Sangke thuộc địa phận tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc, là thảo nguyên nổi tiếng nhất vùng ngự trị Tây Tạng Gannan nằm ở độ cao 3000m so với mặt nước biển. 

Thảo nguyên này được đặt theo tên của một loài hoa gọi là Sangke - một loài hoa mọc trải dài đến tận chân trời như tấm thảm khổng lồ trên nền cỏ xanh. Ở đây du khách có thể cưỡi ngựa hoặc đạp xe trên cỏ, dựng lều cũng như tận hưởng những món ăn địa phương chính hiệu. 

Thảo nguyên Narat

Thảo nguyên Narat

Narat được ví như là tấm chăn vàng khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống. Đây là một phần của thảo nguyên Yili. Narat có chiều dài 180km dọc lòng sông, và được bao quanh 3 phía bởi núi Tianshan. Phong cảnh rực rỡ, khí hậu trong lành, vạn vật sinh sôi cùng nhau đua nở, nhưng khá hoang vu một chút vì nó nằm ở gần khu vực biên giới, Narat là điểm đến lý tưởng với những ai ưa mạo hiểm.

Thảo nguyên núi Qilian

Thảo nguyên núi Qilian

Núi Qilian là nơi giao nhau của hai tỉnh Gansu và Thanh Hải của Trung Quốc với độ cao 4.000 - 5.000m so với mực nước biển. Vùng thảo nguyên núi Qilian còn nổi tiếng với nhiều loài hoa dại, vào mùa hè chúng nở rộ tạo thành một thảm hoa màu vàng tuyệt đẹp.

Với các mùa trong năm khá đặc biệt “là mùa Hè nhưng không giống mùa hè, đến mùa Xuân cũng không có nhiều vẻ đẹp đặc trưng của mùa Xuân”, người ta chỉ thấy rằng cứ đến những tháng ngày rét mướt thì khắp khu vực được bao quanh bởi tuyết trắng. Thế nhưng màu sắc của cánh đồng vẫn điển hình cùng nhiều màu rõ rệt “xanh từ các thảm cỏ, chuyển nâu khi chúng úa dần”. Thời gian lý tưởng để du lịch đến nơi này nên vào tháng 7 hoặc tháng 8 trong năm.

Thảo nguyên Ordos

Thảo nguyên Ordos

Ordos là sự kết hợp giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời và văn hóa các dân tộc thiểu số vô cùng đặc sắc. Thảo nguyên này được chia thành rất nhiều khu khác nhau: khu biểu diễn nghệ thuật, khu cung cấp dịch vụ ăn uống, khu nghỉ dưỡng và một số khu khác nữa. 

Ngoài ra, lều của người Mông Cổ nằm rải rác trên thảm cỏ nhìn như những ngôi sao trên bầu trời xanh thẳm. Lều còn dùng làm nơi ăn uống cho những du khách đến tham quan nơi đây.

Thảo nguyên Hulun Buir

Thảo nguyên Hulun Buir

Tên gọi của thảo nguyên Hulun Buir được ghép bằng tên của hai hồ nước lớn là Hulun và Buir. Người dân sống ở quanh khu vực này tự hào khi Hulun Buir là một trong ba thảo nguyên đẹp nhất thế giới. Với hơn 3.000 con sông, 500 hồ nước lớn nhỏ và những cánh đồng cỏ, Hulun Buir giống như một tấm thảm cỏ xanh trải dài đến bất tận. Vào mùa hè, cảnh quan nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc với màu xanh của bầu trời, hồ nước, cây cỏ và màu đỏ của đất và cả những dãy núi nhấp nhô ở phía xa.

Thảo nguyên Xilin Gol

Thảo nguyên Xilin Gol

Xilin Gol theo ngôn ngữ của người Mông Cổ thì đó là “Con sông giữa những ngọn đồi”. Nằm ở khu vực ngoại thành của thành phố Xilin Gol - khu nội tự trị của Mông Cổ, thảo nguyên này là một khoảng không rộng lớn được trải dài ra xa, địa hình bằng phẳng, xung quanh có nhiều sông hồ, cỏ cây xanh tốt. Nó được đưa vào danh sách các khu sinh thái quốc gia cần được bảo tồn từ năm 1985.

Nơi đây có rất nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có sếu đầu đỏ, thiên nga... Ngoài việc là địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách vào mùa hè thì Xilin Gol còn là nơi các nhà nghiên cứu của Trung Quốc thường xuyên ghé thăm.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến