Được dựng lên với mục đích ban đầu là phòng thủ trong chiến tranh, những từng thành này vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính và hùng vĩ qua sự bào mòn của hàng thế kỷ, thu hút khách
du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng và trầm trồ.
Bình Dao, Trung Quốc
Nằm ở địa phận tỉnh Sơn Tây,
Trung Quốc, thành cổ Bình Dao được đặt viên gạch đầu tiên dưới thời Tây Chu, đến thời Minh Thái Tổ, khoảng năm 1370 thì được trùng tu lại và tới thời Khang Hy thì được xây thêm các lầu thành khiến nó có hình dạng như ngày hôm nay. Và được công nhận là di sản thế giới vào năm 1997.
Tòa thành là một công trình vĩ đại với chiều cao tới 12m, tổng chu vi là 6km với 6 cổng chính, 72 tháp canh và có hào sâu bao quanh. Hình dáng bên ngoài Bình Dao nhìn như hình con rùa, mỗi phía đông - nam - tây - bắc có một cửa. Cửa thành phía tây là đuôi rùa, đây cũng là chỗ thấp nhất của thành cổ, tất cả nước đọng của thành đếu chảy ra từ đây khiến cho thành cổ Bình Dao rất kiên cố, mang ngụ ý sâu sắc mãi mãi trường tồn.
Carcassonne, Pháp
Trước khi hiệp định Pyrenees được ký kết để chấm dứt cuộc chiến giữa
Pháp và
Tây Ban Nha, Carcassonne mang ý nghĩa là phòng thủ chiến lược. Sau đó những bức tường của nó dần xuống cấp và từng bị người dân yêu cầu phá bỏ chúng đi. Tuy nhiên, người ta đã nhận ra giá trị di sản và lịch sử của nó nên vào năm 1849, kiến trúc sư Eugene Viollet-le-Duc đã được giao nhiệm vụ khôi phục tòa thành này và nó vẫn sừng sững đến hôm nay.
York, Anh
York là một trong những thành phố cổ nhất ở
Anh với tuổi đời gần 2.000 năm tính từ thời Đế chế La Mã. Du khách có thể khám phá được dấu ấn của người La Mã, Viking hay người Anh cổ dưới những bức tường rêu phong này. Bên cạnh những chiếc cổng là các bảo tàng nhỏ lưu trữ hiện vật của hàng thế kỷ.
Những bức tường và pháo đài cổ bao quanh thành phố cảng Dubronvik được xây từ khoảng thế kỷ XIV, XV và được gia cố thêm vào thế kỷ XVII. Công trình này đã sinh tồn qua tất cả các cuộc tấn công suốt thời trung cổ và kể cả một trận động đất vào năm 1667. Đi dọc 2km chiều dài của pháo đài, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bên là thành phố cổ có lịch sử hàng thế kỷ, một bên là biển Adriatic xanh thăm thẳm với những con thuyền đang chầm chậm tiến vào bến cảng.
Tây An, Trung Quốc
Tây An trực thuộc tỉnh Thiểm Tây,
Trung Quốc. Có lịch sử hơn 3.000 năm, đây chính là kinh đô Trường An của 13 triều đại, từ Chu, Tần đến Hán, Tùy, Đường.
Cùng với bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ, thành cổ Tây An cũng là một kỳ quan với chiều cao lên tới 12m, dày 12 đến 18m và dài 14km. Tường thành bao quanh Tây An được tái xây dựng vào thế kỷ 14 thời kỳ đầu Nhà Minh. Đây là một trong những bức tường thành lớn nhất của thế giới với bề rộng đủ cho 5 chiếc xe đạp đi qua.
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công xâm phạm lãnh thổ. Việc xây dựng bức tường đầu tiên bắt đầu từ thời nhà Tần (221-206 TCN) và tiếp tục trong nhiều thế kỷ sau đó. Bức tường dài 13.171 dặm (21.196km), như ngày nay, phần lớn là công của triều đại nhà Minh (1368-1664 SCN), người không chỉ xây thêm về chiều dài và chiều rộng của bức tường, mà còn cho làm thêm các tháp canh trên tường. Bức tường được xây dựng để bảo vệ Trung Quốc khỏi sự xâm chiếm của quân Mông Cổ và bảo vệ con đường tơ lụa.
Nằm ở thung lũng Sous phía nam đất nước, thành phố là một trung tâm buôn bán, mậu dịch của Morocco từ thời trung cổ. Từ năm 1509, Taroudant trở thành kinh đô của nhà Saadi và vua Mohammed ash-Sheikh là người đã cho xây dựng bức tường cùng những pháo đài và tháp canh.
Taroudant còn được gọi là "Grandmother of Marrakech" bởi đây là một thành phố thu nhỏ tương tự như Marrakech với những bức tường bao bọc xung quanh. Ngày nay, thành phố là nơi buôn bán sầm uất và có một khu chợ ở gần hai quảng trường chính.
Trước khi được tái xây dựng bởi Raymond của Burgundy vào thế kỷ XI, Avila từng là một lãnh thổ bị tranh chấp giữa người Ả Rập và người Công giáo. Bức tường thành dài tổng cộng 2.5km với 88 tòa tháp, 6 cổng (1 trong số đó dẫn thẳng tới nhà thờ cơ đốc giáo của thành phố). Thành phố cũng là quê hương của thánh Teresa Sanchez de Cepeda y Ahumada, một nhà thần học và nữ tu nổi tiếng.
Erbil, Iraq
Dù chưa được nhiều người biết đến, nhưng thành cổ Erbil được giới nghiên cứu lịch sử đặc biệt quan tâm vì đây là khu dân cư mà con người cư trú liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Tòa thành này gây ấn tượng đầu tiên với địa thế rất đặc biệt: nằm trên một khu đất hình trong có chiều cao khoảng 30m.
Trong thế kỷ 20, trải qua những xáo trộn chính trị khốc liệt, thành cổ Erbil trở thành nơi định cư của khoảng 1.000 gia đình người Kurd, với những khu nhà lụp xụp tạm bợ nằm xen lẫn những di tích cổ xưa bề thế. Với những giá trị lịch sử to lớn, UNESCO đã công nhận thành cổ Erbil là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2007.
Tổng hợp