Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Malaysia luôn nổi tiếng với những hòn đảo xinh đẹp, mỗi năm đất nước này thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với mình. Bạn có muốn biết những hòn đảo ở Malaysia xinh đẹp như thế nào không? Hãy dành thanh xuân của mình để khám phá đi nhé.


Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Đảo Tioman

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Hòn đảo xinh đẹp này được bao quanh bởi dải san hô rộng lớn, và chính vì thế mà nơi đây rất thích hợp cho những ai muốn thử cảm giác làm thợ lặn. Tuy nhiên, không chỉ có thế, bạn hoàn toàn có thể đi trekking ở những khu rừng trên hòn đảo này. Nằm ở khu vực miền nam của biển Trung Quốc, hòn đảo này còn là nơi sinh sống lý tưởng của các loại rùa biển.

Đảo Perhentians

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Perhentians là một hòn đảo nằm phía Đông của Malaysia. Nơi đây sẽ hấp dẫn bạn với những bãi biển hoang sơ, nước trong vắt cho bạn ngắm nhìn những loài sinh vật biển. Buổi tối những quán bar được dựng ngay trên bờ biển với những chương trình biểu diễn của những nghệ sĩ lang thang.

Đảo Sipadan

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Nằm ngoài khơi bờ phía đông của đảo Boneo, thuộc bang Sabah của Malaysia, đảo từ lâu đã được biết tới như là thiên đường cho những người yêu thích môn lặn biển. Hòn đảo này đã được nhiều tạp chí lặn trên thế giới bầu là một trong những điểm lặn đẹp nhất. Sipadan thực chất là một công viên biển, nên mọi người không được sinh sống trên đảo. Khách du lịch lặn biển tới khu vực này phải ở trên đảo Mabul hoặc Kapalai, cách Sipadan khoảng 30 phút đi ca nô.

Đảo Penang

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Được biết đến với tên gọi ‘Hòn ngọc viễn Đông’, Penang là một trong những hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất châu Á, với vẻ đẹp tự nhiên, những di sản đậm bản sắc văn hóa và rất mến khách. Nó là điểm dừng chân lí tưởng cho khách du lịch với rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán bar, chợ đêm, các gian hàng bán đồ lưu niệm và những bãi biển sạch sẽ.





Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Đi đâu cũng “có đôi, có cặp” như các món bánh người Việt

Có những món bánh Việt Nam đi thành đôi và "thuộc về nhau" như một định lý, có món này thì không thể thiếu món kia được.

Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo "cặp"? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ "kinh điển":

Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo "cặp"? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ "kinh điển":

Bánh chưng - Bánh giầy

 Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.

Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.

Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ "mẹ tròn con vuông" để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.

Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ "mẹ tròn con vuông" để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.

Cụm "bánh chưng bánh giầy" vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.

Cụm "bánh chưng bánh giầy" vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.

Bánh trôi - Bánh chay

Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.

Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.

Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!

Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!

Bánh bò - Bánh tiêu

Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: "Ai… bánh bò, bánh tiêu không…"

Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: "Ai… bánh bò, bánh tiêu không…"

Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.

Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.

Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại "phản xạ có điều kiện", nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.

Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại "phản xạ có điều kiện", nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.

Bánh cam  - Bánh còng

Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi "thiên mệnh" này. Những câu rao như "ai bánh cam bánh còng hôn" kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.

Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi "thiên mệnh" này. Những câu rao như "ai bánh cam bánh còng hôn" kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.

Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.

Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.

Ở đâu có bánh cam, ở đấy có bánh còng, không thể khác đi được.


Nguồn: Internet

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hồ muối Chaka, gương của bầu trời Trung Quốc

Hồ muối Chaka nằm ở huyện Ô Lang, tỉnh Thanh Hải, Tây Tạng, với tổng diện tích chỉ có 105 km2 nhưng lại là hồ muối kết tinh tự nhiên nổi tiếng không người Trung Quốc nào không biết. Được biết, tinh thể muối ở đây rất tinh khiết, có vị mặn đặc biệt hơn các loại khác và có lịch sử khai thác 3.000 năm.

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hồ muối Chaka, gương của bầu trời Trung Quốc

Hồ muối được kết tinh tự nhiên

Hồ muối được kết tinh tự nhiên

Hồ muối kết tinh tự nhiên này được xem là cánh cổng phía đông dẫn vào Bồn địa Qaidam (từ tiếng Mông Cổ: mang nghĩa dầm muối hay thung lũng rộng). Hồ rất cạn, nước chỉ đến mắt cá chân, vì vậy du khách có thể thỏa thích đi bộ qua.

Chiếc gương của bầu trời

Chiếc gương của bầu trời

Vào thời điểm khi trời quang đãng, mặt nước trong xanh của hồ phản chiếu bầu trời xanh ngắt như một chiếc gương khổng lồ dưới mặt đất. Điều này khiến hồ Chaka được đặt cho biệt danh “Gương của bầu trời”. Mực nước trong hồ rất nông, với chỗ sâu nhất chỉ đến mắt cá chân, nên du khách có thể đi trên hồ.

Phong cảnh đẹp như tranh vẽ

Phong cảnh đẹp như tranh vẽ

Khả năng lưu trữ muối của hồ này lên tới 448 triệu tấn, hàm lượng natri clorua cao tới 94%. Bên cạnh là mỏ muối lớn nhất Trung Quốc, nơi này còn được nhiều người biết đến vì có phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Khi thời tiết đẹp, nhìn từ xa trông hồ muối như một tấm gương phản chiếu bầu trời khổng lồ. Rất nhiều du khách không ngại đường xá xa xôi để được đến đây ngắm khuôn cảnh tuyệt đẹp này.

Hồ muối Chaka nằm ở độ cao 3.059m so với mực nước biển

Hồ muối Chaka nằm ở độ cao 3.059m so với mực nước biển

Cạnh hồ muối được phân bố rộng rãi bởi các con sông như sông Chaka, sông Mohe. Không giống như các hồ muối khác, hồ muối Chaka là một hồ muối với nước đặc, rất dễ khai thác. Chỉ cần đào sâu khoảng 10cm là có thể thấy được những tinh thể muối tự nhiên rất to bên dưới. Nếu nhìn kỹ, trông nó giống như pha lê, mùi vị hơi khác so với muối.

Tận mắt chứng kiến cảnh các vũng nước hình thành muối

Tận mắt chứng kiến cảnh các vũng nước hình thành muối

Nếu may mắn, du khách có thể nhìn thấy các vũng nước hình thành muối vào ban ngày. Cảnh tượng này rất đặc biệt, sự khúc xạ ánh sáng mặt trời qua hơi nước đem lại cảnh quan đẹp đến mức nghẹt thở.

Nhiệt độ vô cùng lý tưởng

Nhiệt độ vô cùng lý tưởng

Sở dĩ nói vùng muối trắng này như chốn thần tiên, bởi không chỉ cảnh quan thoáng đãng, êm dịu mà khí hậu quanh hồ cũng vô cùng khô ráo, mát mẻ. Ngay cả giữa mùa hè nóng bức, nhiệt độ trung bình ban ngày ở đây cũng chỉ khoảng 19,6 độ C.

Trải nghiệm bơi lội tại hồ muối

Trải nghiệm bơi lội tại hồ muối

Du khách đến hồ Chaka có thể trải nghiệm bơi lội hoặc nằm trên mặt hồ mà không cần đến áo phao, bởi muối và khoáng chất trong hồ cao hơn 8 lần so với mực nước biển nên khiến chúng ta có thể nổi trên bề mặt dễ dàng.


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến