Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Shimonada được nhiều người gọi là “nhà ga cô độc” bởi lẽ xung quanh nó chỉ có tiếng sóng biển vỗ, và đối diện là vách núi cao lẻ loi. Thế nhưng nơi này lại có sức hút đặc biệt với du khách, đến đây bạn có thể vừa ngồi đợi tàu, vừa tận hưởng làn gió mát lành từ đại dương bao la và ghi lại hình ảnh du lịch ấn tượng.


Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Nhật Bản nổi danh thế giới với những địa điểm tham quan nổi tiếng như núi Phú Sĩ, tháp Tokyo Tower, đền Kinkaku-ji… Ngoài ra, trong mắt những người trẻ yêu du lịch khám phá thì ở xứ sở Phù Tang còn có nhà ga Shimonada.

Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Nhà ga Shimonada thuộc địa phận tỉnh Ehime, cô độc bên bờ biển vắng người. Nhà ga này thuộc tuyến đường sắt Yosan, vận hành từ năm 1935 và đã trở thành địa điểm thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia và du khách ở Nhật Bản.

Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Nếu muốn đến được “nhà ga cô độc” này bạn có thể di chuyển từ trung tâm Ehime bằng xe hơi hoặc tàu. Nhà chờ ở đây tựa như một trạm xe buýt thông thường, chỉ là mái che nhỏ cùng hai băng ghế gỗ, một mặt hướng ra biển, đánh dấu bằng tấm biển màu trắng in tên ga, đơn giản thế thôi nhưng khi chụp hình sẽ cho bạn khoảnh khắc “nghìn like”.

Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Đặc biệt, đến đây vào mùa hè bạn sẽ vô cùng thích thú trước khung cảnh biển xanh ngắt một màu ngọc bích đầy quyến rũ, trời cao vời vợi, không gian thoáng đãng tạo nên bức tranh đẹp đẽ, lưu luyến bước chân du khách.

Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Những ngày mưa, bạn sẽ có cảm giác cô lẻ, hiu quạnh nếu như bước chân đến nhà ga Shimonada. Sự lẻ loi giữa không gian rộng khiến du khách cảm thấy nhỏ bé, nhưng chính điều đó giúp bạn trân quý nhiều hơn những phút giây thực tại thảnh thơi.

Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Vào mùa hoa anh đào, khi sắc hoa tô thắm rợp màu thì điểm xuyến cho Shimonada sự bình yên, nhẹ nhàng và thu hút rất nhiều du khách tìm về. Đến đây, bạn cũng có thể dừng chân ở tiệm cà phê nhỏ nằm đối diện nhà chờ. Nhâm nhi một ly nước mát lành, ngồi chờ tàu đến trong khung cảnh thơ mộng sẽ không còn gì sánh bằng.

Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Thức dậy thật sớm hay ghé chân đến Shimonada khi chiều muộn bạn sẽ được thưởng lãm bình minh hay hoàng hôn đẹp mê ly tựa như lạc bước vào thế giới truyện tranh. Bởi thế nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản thì bạn nhất định đừng bỏ qua cơ hội ghi lại những khoảnh khắc ngọt ngào ở “nhà ga cô độc” mang tên Shimonada.

Shimonada: “Nhà ga cô độc” lẻ loi bên biển xanh ở Nhật Bản

Theo Wanderlust Tips | Cinet

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Malaysia luôn nổi tiếng với những hòn đảo xinh đẹp, mỗi năm đất nước này thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với mình. Bạn có muốn biết những hòn đảo ở Malaysia xinh đẹp như thế nào không? Hãy dành thanh xuân của mình để khám phá đi nhé.


Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Đảo Tioman

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Hòn đảo xinh đẹp này được bao quanh bởi dải san hô rộng lớn, và chính vì thế mà nơi đây rất thích hợp cho những ai muốn thử cảm giác làm thợ lặn. Tuy nhiên, không chỉ có thế, bạn hoàn toàn có thể đi trekking ở những khu rừng trên hòn đảo này. Nằm ở khu vực miền nam của biển Trung Quốc, hòn đảo này còn là nơi sinh sống lý tưởng của các loại rùa biển.

Đảo Perhentians

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Perhentians là một hòn đảo nằm phía Đông của Malaysia. Nơi đây sẽ hấp dẫn bạn với những bãi biển hoang sơ, nước trong vắt cho bạn ngắm nhìn những loài sinh vật biển. Buổi tối những quán bar được dựng ngay trên bờ biển với những chương trình biểu diễn của những nghệ sĩ lang thang.

Đảo Sipadan

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Nằm ngoài khơi bờ phía đông của đảo Boneo, thuộc bang Sabah của Malaysia, đảo từ lâu đã được biết tới như là thiên đường cho những người yêu thích môn lặn biển. Hòn đảo này đã được nhiều tạp chí lặn trên thế giới bầu là một trong những điểm lặn đẹp nhất. Sipadan thực chất là một công viên biển, nên mọi người không được sinh sống trên đảo. Khách du lịch lặn biển tới khu vực này phải ở trên đảo Mabul hoặc Kapalai, cách Sipadan khoảng 30 phút đi ca nô.

Đảo Penang

Dành cả thanh xuân để khám phá hết những hòn đảo xinh đẹp của Malaysia

Được biết đến với tên gọi ‘Hòn ngọc viễn Đông’, Penang là một trong những hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất châu Á, với vẻ đẹp tự nhiên, những di sản đậm bản sắc văn hóa và rất mến khách. Nó là điểm dừng chân lí tưởng cho khách du lịch với rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán bar, chợ đêm, các gian hàng bán đồ lưu niệm và những bãi biển sạch sẽ.





Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Đi đâu cũng “có đôi, có cặp” như các món bánh người Việt

Có những món bánh Việt Nam đi thành đôi và "thuộc về nhau" như một định lý, có món này thì không thể thiếu món kia được.

Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo "cặp"? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ "kinh điển":

Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo "cặp"? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ "kinh điển":

Bánh chưng - Bánh giầy

 Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.

Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.

Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ "mẹ tròn con vuông" để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.

Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ "mẹ tròn con vuông" để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.

Cụm "bánh chưng bánh giầy" vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.

Cụm "bánh chưng bánh giầy" vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.

Bánh trôi - Bánh chay

Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.

Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.

Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!

Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!

Bánh bò - Bánh tiêu

Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: "Ai… bánh bò, bánh tiêu không…"

Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: "Ai… bánh bò, bánh tiêu không…"

Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.

Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.

Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại "phản xạ có điều kiện", nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.

Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại "phản xạ có điều kiện", nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.

Bánh cam  - Bánh còng

Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi "thiên mệnh" này. Những câu rao như "ai bánh cam bánh còng hôn" kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.

Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi "thiên mệnh" này. Những câu rao như "ai bánh cam bánh còng hôn" kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.

Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.

Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.

Ở đâu có bánh cam, ở đấy có bánh còng, không thể khác đi được.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến