Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Dân dã món bánh miền Tây

Miền Tây được xem là xứ sở của rất nhiều món ăn giản dị nhưng lại mang một nét đặc trưng rất riêng. Ngoài những món được chế biến từ đặc sản vốn có của vùng sông nước, người dân nơi đây còn sáng tạo ra những món ăn vặt dân dã, dễ đi vào lòng người với cái tên gọi cũng giản dị như chính cách mà họ chế biến: bánh cam, bánh còng, bánh lá…

Dân dã món bánh miền Tây

Bánh lá

Bánh lá là một loại bánh cực kì dân dã của người miền Tây được ông bà xưa làm ra trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh và thiếu thốn. Bánh lá có 2 loại là bánh lá mít và bánh lá mơ.

Bánh lá
Bánh lá mít

Bánh lá phổ biến nhất xưa kia là bánh lá mít. Món bánh này có tên như thế vì sau khi nhào, nặn, người làm trét một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi thưởng thức, người ta tách bánh ra khỏi lá mít, cho vào đĩa rồi chan ngập nước dừa, đậu phộng lên trên. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh, mùi thơm thoang thoảng của lá mít kích thích mọi giác quan khiến mọi người ăn hết đĩa bánh vẫn còn thòm thèm.

Khác với bánh lá mít một chút về nguyên liệu là có thêm lá rau mơ tạo màu xanh đậm và khi hấp chín sẽ cho màu nâu đất đặc trưng, và hình dáng cũng đa dạng hơn tùy theo cách nắn bột của người làm: miếng tròn dẹt hay những sợi ngắn, xoăn lại như hình con nui...

Bánh lá
Bánh lá mơ

Bánh lá mơ là loại bánh có tính mát vì được làm từ lá mơ có tác dụng nhuận gan, thanh nhiệt, tiêu thực, sát khuẩn… dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Ăn bánh lá mơ với nước cốt dừa trắng sẽ tạo cho người ăn cảm giác rất lạ, beo béo của nước cốt dừa hòa quyện chút ngọt ngọt của đường và thơm vị đậu phộng rang (hoặc mè rang), kết hợp với cái hương thơm ngai ngái mùi lá mơ rất đặc biệt.

Bánh cam, bánh còng

Bánh cam, bánh còng

Chính cái tên gọi cũng có thể để bạn hình dung được được phần nào loại bánh được trẻ con vùng quê yêu thích. Bánh cam và bánh còng có điểm chung là đều làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nên ăn không ngán lại dẻo dai thơm ngon. Ở giữa bánh có nhân đậu xanh, được tán nhuyễn trộn với đường cát vàng. Và chỉ khác nhau mỗi cái hình dáng. Bánh cam thì có hình dáng tròn tròn như quả cam, bánh còng thì như cái còng (giống như cái vòng tay). Sau khi được tạo hình và đem chiên lên thì có màu vàng cam rất đẹp mắt. 

Bánh cam, bánh còng
Bánh cam mặn

Người miền tây còn biến tấu loại bánh cam trên thành một loại bánh khác với cái tên gọi là bánh cam mặn. Bởi phần nhân bên trong không làm từ đậu xanh mà là củ sắn xào với thịt băm. Khi ăn người ta thường bổ một đường dọc theo chiếc bánh và cho vào đó 1 ít dưa chua làm từ củ cải trắng, củ cải đỏ bào sợi, rồi cho vào một chút nước tương để thưởng thức.

Bánh tai yến 

Bánh tai yến

Với hình dáng giống như tổ chim yến, bánh tai yến có công thức chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa trộn chung và ủ khoảng 4 giờ. Từng thìa bột được cho vào chảo dầu nóng. Khi phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng, bánh có hình chiếc nón úp ngược thì vớt ra, xếp bánh lên khăn giấy cho thấm bớt dầu, rồi bày ra đĩa. Bánh ngon nhất là khi còn nóng, cái vị giòn giòn, ngọt ngọt như tan trên đầu lưỡi làm người ta ăn hết một cái rồi lại muốn ăn thêm cái nữa.

Nếu có dịp du lịch về các tỉnh miền Tây, bạn hãy tìm mua và thưởng thức những loại bánh này để cảm nhận cái dân dã, mộc mạc này nhé.


Tổng hợp

Phú Quý ơi, đợi ta về

Hè tìm về với đảo Phú Quý - Bình Thuận luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ. Không những được về với biển cả mà còn được thoải mái tạo dáng check in tại muôn vàn cảnh đẹp của nơi đây, Phú Quý điểm đến chưa bao giờ hết hot.

Phú Quý ơi, đợi ta về

1. Vịnh Triều Dương

Phú Quý ơi, đợi ta về

Đây là một điểm đến quen thuộc đối với khách du lịch. Vịnh có bãi cát rộng, biển xanh trong và được che phủ bởi hàng dương rợp bóng. Nơi này thích hợp việc tổ chức dã ngoại và thưởng ngoạn, giúp bạn giải tỏa bớt áp lực tìm sự bình yên cho mình.

2. Bãi Nhỏ

Phú Quý ơi, đợi ta về

Là một trong những bãi tắm đẹp của Phú Quý. Bãi cát hình lưỡi liềm được bao bọc bởi những phiến đá đen có hình thù kì dị nhưng lại vô tình tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho Bãi Nhỏ. Mặt nước ở Bãi Nhỏ rất lung linh nên bạn không chỉ được tắm thoải thích mà còn được dạo chơi để chụp ảnh.

3. Phong Điện

Phú Quý ơi, đợi ta về

Bạn nên ghé địa điểm này vào lúc xế chiều, vì khi ấy trời sẽ đỡ nắng hơn. Buổi xế chiều ở đây gió mát lồng lộng, bãi đất trống rộng mênh mông, tha hồ chơi đùa chụp ảnh cùng cánh quạt gió, lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất tại Phú Quý - Bình Thuận.

4. Bờ kè Ngũ Phụng

Phú Quý ơi, đợi ta về

Bờ kè Ngũ Phụng ít đá, biển trong và đẹp. Ngồi ở bờ kè vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn buông trên biển là một trong những trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng với những người bạn của mình nắm tay nhau đón chờ giây phút yên bình này nhé.

Xem thêm: Đảo Phú Quý và những điểm đến còn ít người biết

Tổng hợp

Somaliland, quốc gia không có gì ngoài tiền

Ít ai biết được rằng Somaliland là một quốc gia không nằm trên bản đồ, mặc dù đã giành được độc lập. Đây thực sự là một quốc gia nghèo đến mức chẳng có gì ngoài tiền, người dân ở đây đau đầu vì có quá nhiều tiền nhưng lại không thể mua được những gì mà họ muốn.

Somaliland, quốc gia không có gì ngoài tiền

Tiền giấy được buôn bán công khai

Tiền giấy được buôn bán công khai

Ở Somaliland chỉ sử dụng tiền giấy và người ta được phép buôn bán tiền giấy một cách công khai ngoài chợ như mớ rau, con cá. Tiền được cột thành từng bó, tính theo ký và đôi khi là cả xe tải.

Shiling Somaliland không có giá trị quốc tế

Shiling Somaliland không có giá trị quốc tế

Vì tiền Shiling Somaliland không có giá trị quốc tế nên nó không có tỷ lệ hối đoái chính thức. Do đó, người dân cũng không biết làm gì với tiền này và hy vọng du khách có thể mua nó để làm quà kỷ niệm, và họ sẽ đổi được ngoại tệ có giá trị hơn.

Tiền được tính theo bó

Tiền được tính theo bó

Kể từ năm 1994 tiền Shilling ra đời, người dân phải đổi 7.000 tờ Shilling mới được 1 đô la, điều đó có nghĩa rằng nếu muốn mua một thứ gì đó, bạn phải đem theo rất nhiều bó tiền. Thậm chí nếu mua một thứ gì đó có giá trị, đôi khi tiền phải chở bằng cả xe tải.

Người dân Somaliland than phiền nhà không có chỗ chứa tiền

Người dân Somaliland than phiền nhà không có chỗ chứa tiền

Ở Somaliland, người dân hoàn toàn mất niềm tin vào tiền, thậm chí tiền vứt như rác ngoài đường mà chẳng ai buồn nhặt. Người ta còn than phiền rằng tiền quá nhiều không có chỗ chứa trong nhà.

Bán tiền cho khách du lịch

Bán tiền cho khách du lịch

Mặc dù quốc gia này không cấm bán tiền giấy, hầu hết người dân sống nhờ vào việc bán tiền cho khách du lịch. Có rất nhiều mệnh giá tiền khác nhau, đa phần người dân thường đổi lấy đô la. Khi du khách tới đây, họ cảm giác người dân như một ngân hàng tư nhân nhỏ, khác một cái là họ bày bán tiền giống như những sạp nhỏ ngoài chợ. Hoạt động buôn bán lúc nào cũng diễn ra tấp nập, nhộp nhịp du khách tứ phương.

Quốc gia không có gì ngoài tiền

Quốc gia không có gì ngoài tiền


Trong mắt mọi người, quốc gia này chẳng có gì ngoài tiền. Việc buôn bán tiền dường như trở thành một nét đặc trưng mỗi khi nhắc tới Somaliland. Người ta còn ví rằng hoạt động buôn bán tiền ở đây chẳng khác gì phố Wall ở Mỹ. Tại đây, người dân địa phương sẽ bán tiền của họ cho khách du lịch chỉ để đổi lấy một thứ gì đó thực sự có giá trị.

Đi chợ bằng một xe tải tiền

Đi chợ bằng một xe tải tiền

Có một bài báo trước đây đăng tin một du khách người Mỹ đến Somaliland. Anh ta tò mò về việc buôn bán tiền ở nước này, vì vậy anh ta đã trả 100 đô la cho người bán hàng địa phương. Chủ quầy bán nói rằng hiện tại không đủ tiền, do đó yêu cầu người này chờ một lúc trong khi ông ta đi gom tiền. Một lúc sau, chàng trai người người Mỹ choáng khi thấy ông ta chở nguyên một xe tải tiền tới. Cuối cùng, chàng trai này chỉ lấy vài bó tiền và số tiền còn lại không thể mang về được.


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến