Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Lên Suối Giàng uống chè Shan Tuyết

Xã Suối Giàng cách trung tâm huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) 12km. Là nơi cư trú lâu đời của đồng bào Mông, Suối Giàng mang đậm dấu ấn văn hoá đặc thù của bà con dân tộc Mông. Thiên nhiên còn hào phóng ban tặng cho miền sơn cước này một vùng chè Shan tuyết trải rộng trên diện tích khoảng 300ha với rất nhiều cây có tuổi đời lên tới vài trăm năm.

Lên Suối Giàng uống chè Shan Tuyết

Sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Khí hậu nơi đây mát lành với nhiều nét đặc trưng của miền ôn đới nên có thể trồng quanh năm các loài rau ôn đới, như cải Mèo, su su và các loại củ, quả khác. 

Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Nằm trên độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, khí hậu của Suối Giàng gần giống như Sapa, Đà Lạt. Du khách đến đây có thể trèo lên những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi, hái những búp chè xanh non cùng thiếu nữ Mông mến khách, hay dạo chơi dưới rừng Pơ mu hoặc phiêu du theo dòng thác Tập Lang rì rầm nước chảy, cùng chén trà tuyết bốc khói nghi ngút. Một cảm giác lâng lâng, khó tả khiến con người muốn tan chảy trong thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn.

Chè cổ thụ

Chè cổ thụ

Ai đã từng lên thăm Suối Giàng đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Ngay từ những năm 60 người ta đã thống kê có tới gần 40.000 cây chè Shan cổ thụ có độ tuổi từ 200-300 năm, còn những cây hàng trăm tuổi trở xuống thì nhiều không kể xiết. Giống chè Shan tuyết càng già, thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá xanh ngắt. 

Thức uống thơm ngon bậc nhất 

Thức uống thơm ngon bậc nhất

Chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước. Có cây đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người dân gọi là chè tuyết. Giống chè Shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là ở đây toàn bộ khâu thu hoạch, chế biến chè đều được làm thủ công.

Công đoạn chế biến chè

Công đoạn chế biến chè

Thường thì ở Suối Giàng mùa đông không có mặt trời, ngay cả buổi sáng mùa hè, búp chè cũng ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp không bị sâu, không quá già, sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất thiết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. Khi sao chè, phải luôn hơ tay trần vào chảo nóng để ước lượng nhiệt độ.

Trong quá trình sao, lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị vữa, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào.

Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy.

Suối Giàng thơm ngào ngạt vào mùa chế biến chè

Suối Giàng thơm ngào ngạt vào mùa chế biến chè

Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt mùi chè lá, chè búp, quyến rũ đến mức ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư vị vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi. Chè Shan tuyết có tác dụng tốt cho cơ thể, chống ôxy hoá, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái. Không những thế, bà con người Mông ở đây không nói tiếng phổ thông, nhưng họ đặc biệt hiếu khách. Chủ nhân những vườn chè sẵn sàng chia sẻ với du khách những ấm chè ngon do chính tay họ sao và chỉ bảo tận tình cách sao chè sao cho thơm ngon. Du khách như được sống trong một môi trường văn hóa thơm thuần khiết.


Nguồn: Tổng hợp

Vẻ đẹp của thành phố nặc mùi trứng thối ở New Zealand

Trong khi khách du lịch bị lôi cuốn vào những tuyệt tác tự nhiên ở Rotorua, một số khác lại háo hức khám phá kho tàng văn hóa của nơi này.

Sở hữu mạng lưới giao thông thuận tiện, Rotorua trở thành nơi cư trú lý tưởng, địa điểm thích hợp tổ chức các hội nghị, sự kiện lớn. Kỳ quan thiên nhiên độc đáo, nền văn hóa đặc sắc và lòng hiếu khách của người dân đã góp phần đưa Rotorua trở thành một trong những thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới.
Ảnh : Flip Flop Wanderers
Sở hữu mạng lưới giao thông thuận tiện, Rotorua trở thành nơi cư trú lý tưởng, địa điểm thích hợp tổ chức các hội nghị, sự kiện lớn. Kỳ quan thiên nhiên độc đáo, nền văn hóa đặc sắc và lòng hiếu khách của người dân đã góp phần đưa Rotorua trở thành một trong những thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới.

Rotorua là "thành phố lưu huỳnh"

Rotorua từ lâu đã là điểm đến du lịch lý tưởng đối với du khách đến New Zealand. Không chỉ thu hút bởi cảnh thiên nhiên lãng mạn với hồ nước tuyệt đẹp, điểm tham quan ngoạn mục, nơi đây còn gây ấn tượng với hình ảnh những người dân ấm áp, thân thiện. Thành phố chào đón khoảng 3,3 triệu du khách ghé thăm mỗi năm.
Ảnh: Flip Flop Wanderers.
Rotorua từ lâu đã là điểm đến du lịch lý tưởng đối với du khách đến New Zealand. Không chỉ thu hút bởi cảnh thiên nhiên lãng mạn với hồ nước tuyệt đẹp, điểm tham quan ngoạn mục, nơi đây còn gây ấn tượng với hình ảnh những người dân ấm áp, thân thiện. Thành phố chào đón khoảng 3,3 triệu du khách ghé thăm mỗi năm.

 Một biệt danh phổ biến của Rotorua là "thành phố lưu huỳnh". Tên gọi bắt nguồn từ hoạt động địa nhiệt ở đây. Khí thải H2S khiến toàn thành phố có mùi như trứng thối. Vùng trung tâm Te Ngae có mùi hăng đặc biệt do các mỏ lưu huỳnh dày đặc nằm cạnh ranh giới phía nam của Vườn Chính phủ. Do đó, khu vực này còn được gọi là “điểm lưu huỳnh”.

Một biệt danh phổ biến của Rotorua là "thành phố lưu huỳnh". Tên gọi bắt nguồn từ hoạt động địa nhiệt ở đây. Khí thải H2S khiến toàn thành phố có mùi như trứng thối. Vùng trung tâm Te Ngae có mùi hăng đặc biệt do các mỏ lưu huỳnh dày đặc nằm cạnh ranh giới phía nam của Vườn Chính phủ. Do đó, khu vực này còn được gọi là “điểm lưu huỳnh”.

Công viên Kuirau

Đi về cuối phía tây của Rotorua, du khách đến với công viên Kuirau. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những vũng bùn nhỏ luôn trong trạng thái sủi bọt và tỏa khói nghi ngút. Du khách đến đây khó lòng bỏ qua dịch vụ tắm suối nước nóng hay ngâm chân trong bể nước nóng. Trải nghiệm thú vị này đem đến cho bạn những giây phút thư giãn, khiến kỳ nghỉ của bạn càng trở nên tuyệt vời.

Đi về cuối phía tây của Rotorua, du khách đến với công viên Kuirau. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những vũng bùn nhỏ luôn trong trạng thái sủi bọt và tỏa khói nghi ngút. Du khách đến đây khó lòng bỏ qua dịch vụ tắm suối nước nóng hay ngâm chân trong bể nước nóng. Trải nghiệm thú vị này đem đến cho bạn những giây phút thư giãn, khiến kỳ nghỉ của bạn càng trở nên tuyệt vời.

Wai-o-Tapu

Wai-o-Tapu là địa điểm có hoạt động địa nhiệt mạnh trong khu vực núi lửa Taupo. Xung quanh nơi này có rất nhiều suối nước nóng tuyệt đẹp với những màu sắc sặc sỡ khác nhau. Nổi tiếng nhất là hồ Champagne với màu nước chia làm hai mảng rõ rệt xanh và vàng. Hồ chứa lượng lớn khí CO2 khiến cho nó trông như một ly sâm panh đang sủi bọt.

Wai-o-Tapu là địa điểm có hoạt động địa nhiệt mạnh trong khu vực núi lửa Taupo. Xung quanh nơi này có rất nhiều suối nước nóng tuyệt đẹp với những màu sắc sặc sỡ khác nhau. Nổi tiếng nhất là hồ Champagne với màu nước chia làm hai mảng rõ rệt xanh và vàng. Hồ chứa lượng lớn khí CO2 khiến cho nó trông như một ly sâm panh đang sủi bọt.

Hồ Tarawera 

 Tarawera ở Rotorua là hồ nước lớn nhất New Zealand, nổi tiếng với cảnh sắc tuyệt đẹp như tranh vẽ. Hồ rất sâu và rộng, nổi bật với màu nước xanh ngắt. Punaromia, điểm tiếp cận gần Tarawera nhất, là vị trí lý tưởng để du khách cắm trại, dựng tiệc ngoài trời.

Tarawera ở Rotorua là hồ nước lớn nhất New Zealand, nổi tiếng với cảnh sắc tuyệt đẹp như tranh vẽ. Hồ rất sâu và rộng, nổi bật với màu nước xanh ngắt. Punaromia, điểm tiếp cận gần Tarawera nhất, là vị trí lý tưởng để du khách cắm trại, dựng tiệc ngoài trời.

Làng Tamaki Maori 

Địa điểm lôi cuốn du khách vào hành trình trở lại thời đại tự hào của các chiến binh với những truyền thống cổ xưa. Đây là nơi nhận nhiều giải thưởng văn hóa nhất ở New Zealand. Du khách đến đây được trải nghiệm các nghi lễ, buổi biểu diễn độc đáo, đồng thời có cơ hội tìm hiểu văn hóa thông qua những câu chuyện đã lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Địa điểm lôi cuốn du khách vào hành trình trở lại thời đại tự hào của các chiến binh với những truyền thống cổ xưa. Đây là nơi nhận nhiều giải thưởng văn hóa nhất ở New Zealand. Du khách đến đây được trải nghiệm các nghi lễ, buổi biểu diễn độc đáo, đồng thời có cơ hội tìm hiểu văn hóa thông qua những câu chuyện đã lưu truyền qua nhiều thế hệ. 


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Khám phá bí mật bên trong hầm mộ không dùng để chôn người - Odessa

Nằm sâu trong khu phố của Moldavanka, bên trong một nhà để xe vắng vẻ xa con đường bên ngoài, là một cửa ngõ đặc biệt dẫn đến hầm mộ Odessa.

Khám phá bí mật bên trong hầm mộ không dùng để chôn người Odessa
Ảnh: Pavlo Fedykovych/CNN

Lịch sử giấu mình bên trong hầm mộ

Lịch sử giấu mình bên trong hầm mộ
Ảnh: Goneva

Hầm mộ được đánh giá là rộng lớn và phức tạp với hơn 2.000km chiều dài và hơn 1.000 lối đi đã được phát hiện. Chưa bao giờ được sử dụng để chôn cất người chết, nơi đây có lịch sử đen tối từ cuối thế kỷ 18, khi nó bắt đầu được xây dựng.

Lịch sử giấu mình bên trong hầm mộ

Được biết đến từ năm 1600. Đây từng là nơi trú ẩn của hàng chục các nhóm phiến quân Ukraina bị Liên Xô bỏ rơi trong chiến tranh Thế Giới thứ II. Trong thời gian đó, phát-xít Đức và Roma đã chọn ngẫu nhiên những lối thoát hiểm của đường hầm và niêm phong chúng lại với hy vọng nhốt vĩnh viễn đám binh lính ở dưới đó.

Lịch sử giấu mình bên trong hầm mộ

Hơn thế nữa, các “hầm ngầm” nơi đây không những đóng vai trò như một nơi trú ẩn không chỉ cho những người lính và người lính Xô-viết (Liên Xô cũ) mà còn là nơi trú ẩn cho những người dân, phụ nữ và trẻ em. Sau đó, hầm mộ hình thành nên các hầm trú ẩn chống hạt nhân của Chiến tranh Lạnh. Không ngạc nhiên, trên các bức tường của đường hầm, người ta có thể phát hiện các chữ khắc và dấu hiệu cũ cũng như đồ dùng quân sự và những tàn dư sau chiến tranh khác.

Lịch sử giấu mình bên trong hầm mộ

Khám phá hầm mộ

Khám phá hầm mộ
Ảnh: Panoramio

Men theo vệt sáng yếu ớt trong đường hầm dưới cái lạnh khoảng 13 độ C, du khách sẽ bắt gặp một boong-ke chống bom hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh dần mục nát. Đây chính là một trong những điểm tham quan đầu tiên. Không gian nơi hầm trú ẩn ẩm thấp, thinh lặng đến đáng sợ. Những sợi dây thép và lồng giam có từ thời Liên Xô cũ nay đã hoen gỉ, còn một phòng máy móc đã gần như hoàn toàn chìm trong nước.

Khám phá hầm mộ

Tiếp theo là phần được coi là "hoang dã" nhất nơi đường hầm, chính là một trong những mỏ đá coquina. Trái ngược với vẻ tan hoang của boong-ke, nơi này trưng bày những bức điêu khắc than trên tường, tất cả đều có chú thích ở dưới, thậm chí là những từ chửi thề.

Ngoài ra, dưới hầm mộ còn có một nơi trưng bày các công cụ được sử dụng để khai thác đá và nhiều kỷ vật từ thời Liên Xô, một nhà tù nay được cải tạo lại, và thậm chí có cả một nhà hàng dưới lòng đất.

Địa điểm du lịch “bất thường” của Ukraine

Địa điểm du lịch “bất thường” của Ukraine

Ngày nay, một số đường hầm được xây dựng lại, cho phép du khách tham quan, tìm hiểu về điều kiện sống của những người lính trước đây. Các đoạn được cho phép tham quan là một nơi tuyệt vời cho một chuyến khám phá thú vị không thể bỏ qua đối với người hâm mộ lịch sử và bí ẩn, mang đến những trải nghiệm khó quên.

Lưu ý:  Du khách đến đây không nên tự vào hầm, nên đi cùng hướng dẫn viên có kinh nghiệm vì rất dễ bị lạc vào bóng tối mà không thể thoát ra được, và phải trang bị mũ bảo hiểm và đèn pin trước khi đi sâu vào bên trong.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến