Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Về miền Tây thăm thú ngôi chùa bánh xèo độc nhất vô nhị

Suốt 18 năm, thiền viện Đông Lai (huyện Tịnh Biên, An Giang) đã có truyền thống lâu đời làm bánh xèo chay đãi khách thập phương đến cúng viếng. Đến đây, ngoài được thưởng thức món bánh xèo chay miễn phí, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng tận mắt tài nghệ đổ bánh xèo của những phật tử nơi đây.

Về miền Tây thăm thú ngôi chùa bánh xèo độc nhất vô nhị

Nguồn gốc tên gọi Chùa Bánh Xèo

Nguồn gốc tên gọi Chùa Bánh Xèo

Nếu bạn nào có dịp đặt chân đến vùng đất “Bảy Núi” linh thiêng, An Giang thì đừng quên ghé nơi đây viếng chùa xem cảnh đổ bánh xèo độc nhất vô nhị và thưởng thức bánh xèo miền Tây giòn rụm miễn phí các bạn nhé!

Chùa Bánh Xèo là cái tên được nhiều người đặt cho Thiền Viện Đông Lai nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sở dĩ có cái tên này là bởi vì ngôi chùa này có truyền thống làm bánh xèo chay miễn phí phục vụ khách thập phương đã 18 năm. Chính vì sự yêu mến và ngưỡng mộ hành động của nhà chùa nên người dân đã gọi tên là Chùa Bánh Xèo với lòng trân trọng đặc biệt.

Chùa lúc nào cũng đông khách ra vào 

Chùa lúc nào cũng đông khách ra vào

Tại Chùa Bánh Xèo, hiện tại có đến 10 đầu bếp tình nguyện làm món bánh xèo chay để phục vụ Phật tử thập phương. Bếp bánh xèo của chùa lúc nào cũng đỏ lửa và không ngớt khách ra vào.

Trong những ngày thường, nhà chùa thường đổ khoảng 2 giàn chảo với số lượng bánh khoảng 300 cái. Những ngày cao điểm như cuối tuần, số bánh có thể lên gấp đôi với 3-4 giàn chảo mới đủ để phục vụ nhu cầu của các Phật từ phương xa.

Món bánh xèo thơm ngon hấp dẫn

Món bánh xèo thơm ngon hấp dẫn

Bánh xèo được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, nước dừa, đậu hũ, đậu xanh, ăn kèm với bông điên điển và các loại rau rừng trên núi Cấm. Từ những nguyên liệu chay thông thường có ở nhiều nơi, những đầu bếp của Chùa Bánh Xèo An Giang đã tạo nên món bánh thơm ngon hấp dẫn.

Đội quân đổ bánh xèo hùng hậu

Đội quân đổ bánh xèo hùng hậu

Trái ngược với không khí trang nghiêm nơi chánh điện, góc bếp của chùa sôi nổi hẳn bởi những người thợ đổ bánh xèo điêu luyện. Bước chân vào gian bếp, ngoài ngửi thấy mùi thơm nức mũi từ những chiếc bánh xèo vàng tươi, có lẽ bạn sẽ có đôi chút "choáng ngợp" bởi "đội quân" đổ bánh hùng hậu gồm 4 giàn chảo, mỗi giàn từ 10-12 cái được xếp theo hình bán nguyệt.

Trong không gian có phần bức bối, chật hẹp, những người thợ vẫn miệt mài cho ra lò 6000 - 7000 chiếc bánh xèo mỗi ngày.

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ dưới sự quản lí của hàng chục tình nguyện viên nên chất lượng vô cùng đảm bảo. Trong đó, mỗi bếp sẽ có từ 2 đến 3 người đổ bánh và 3 người thay thế để phục vụ nhu cầu của phật tử.

Những đôi bàn tay thoăn thoắt lật bánh xèo để "đúc" nên những chiếc bánh xèo thơm ngon, giòn rụm nhất. Từ khuấy bánh đều tay, làm nhân đến canh lửa, lật bánh đều đòi hỏi sự tinh tế của người làm.
Bánh xèo chay, món ngon "đặc sản" của Chùa Bánh Xèo An Giang

Thực khách thưởng thức bánh chỉ việc xếp hàng vòng quanh các giàn chảo, đầu bếp sẽ đổ bánh vào đĩa cho từng người. Và điều đặc biệt là chùa sẽ không nhận lấy dù chỉ một đồng từ hoạt động ăn uống này...

Sự nhiệt tình của các thợ làm bánh khiến du khách cảm thấy rất thoải mái dù phải xếp đợi hàng dài trong không gian có phần chật hẹp.

Những đĩa bánh xèo vàng ươm "chờ sẵn" thực khách đến thưởng thức

Những đĩa bánh xèo vàng ươm "chờ sẵn" thực khách đến thưởng thức

Mỗi người sẽ chủ động lấy bánh xèo đem về bàn, tự phục vụ và dọn dẹp sau bữa ăn. Đó chính là tính tự giác -  một nét đẹp văn hóa rất hay ở "ngôi chùa bánh xèo" này.

Bánh xèo giòn tan được cuốn cùng với dăm ba loại rau, chấm với nước mắm chua ngọt đúng điệu miền Tây dân dã, mộc mạc.

Vì là bánh xèo chay nên phần nhân bánh cũng khá đơn giản chỉ với: đậu xanh luộc, đậu hủ, tàu hủ ky, nấm mèo, giá, củ sắn còn vỏ bánh là bột gạo pha với bột giòn ăn kèm với các loại rau rừng trên núi Cấm, đặc biệt là rau kim thất mọc dại theo triền núi nên mùi vị thanh khiết, độc đáo, ít nơi nào có được.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Phố Barkhor và những địa điểm du lịch được yêu thích nhất Tây Tạng

Khung cảnh hùng vĩ của Tây Tạng và những bí ẩn bất tận luôn là lý do khiến bất cứ ai cũng muốn đến nơi đây một lần trong đời. Du lịch Tây Tạng là đến với những lâu đài hùng vĩ, đồ sộ như một quả núi; đến với cái không gian tĩnh mịch đầy khói hương và âm vang những câu thiền trầm mặc.

Phố Barkhor và những địa điểm du lịch được yêu thích nhất Tây Tạng

Phố Barkhor

Phố Barkhor

Ẩn mình bên trong trung tâm thành phố cổ kính Lhasa là phố Barkhor - nơi nổi tiếng bởi dòng người qua lại đông đúc và nhịp độ bán buôn dày đặc hiếm thấy ở đất Tây Tạng. Đây là điểm "nhất định phải đến" nếu bạn muốn tìm nhiều về một vài tập tục cổ xưa, hay lối sống truyền thống của người dân bản địa.

Nơi đây có hơn 120 cửa hàng thủ công mỹ nghệ, 200 quầy bán buôn với khoảng 8,000 loại hàng hóa khác nhau. Bạn có thể tìm thấy những tượng Phật đồng, sách kinh, dao Tây Tạng hay thậm chí cả những món hàng từ Ấn Độ, Nepal, Burma hay Kashmir.

Hồ Namtso

Hồ Namtso

Namtso được xem là thắng cảnh đẹp nhất xứ Tây Tạng. Nằm về hướng Bắc của thành phố Lhasa khoảng hơn 200km, biển hồ Namtso là một trong số những biển hồ lớn nhất thế giới. Trong tiếng Tạng, Namtso có nghĩa là "hồ thiên đường", biển hồ kì vĩ này nằm trên độ cao hơn 4,700m - nơi lưng chừng của đất trời giao thoa.

Tĩnh lặng và rộng lớn là hai từ duy nhất bạn có thể dùng để diễn tả khoảng không ở nơi đây. Nền trời xanh bao la cuồn cuộn từng tảng mây trắng chêm giữa những đỉnh núi trùng điệp. Hồ Namtso còn là địa điểm linh thiêng đối với tính ngưỡng Phật giáo Tây Tạng, cứ vào đúng năm con cừu theo lịch Tây Tạng, người dân nơi đây sẽ hành hương đổ về hồ này; lễ lạc và cúng viếng ở 4 đền thờ thiêng xung quanh hồ.

Chùa Jokhang

Chùa Jokhang

Nằm ngay trong quảng trường Barkhor, chùa Jokhang là tâm điểm của Phật giáo Tây Tạng, địa điểm linh thiêng nhất đối với người dân ở đây.

Jokhang là ngôi chùa có phong cách kiến trúc pha trộn giữa kiến trúc Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ, do vua Tùng Tán Cán Bố cho người xây dựng vào thế kỉ VII để tặng cho 2 người vợ của mình là công chúa Xích Tôn (xứ Nepal) và công chúa Văn Thành (xứ Tây Tạng).

Biệt điện Norbulingka

Biệt điện Norbulingka

Được xây dựng năm 1755, biệt điện này là nơi các Đa Lai La Ma thường hay lui tới ở vào mùa hè. Bên trong khuôn viên trộng 36 hecta này là hơn 374 căn phòng lớn nhỏ. Đây cũng là nơi sở hữu khu vườn thượng uyển lớn, đẹp nhất trong các di tích lịch sử tại Tây Tạng và là nơi diễn ra lễ hội Shoton Festival. 

Thảo nguyên Litang

Thảo nguyên Litang

Thảo nguyên Litang với những cánh đồng cỏ mướt như gương, trải dài bất tận cũng là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Tây Tạng. Bức tranh thiên nhiên với những thảo nguyên mênh mông, hồ trên núi xen lẫn mây xanh bay trên bầu trời vô cùng ấn tượng.

Ngoài ra, Litang còn có những kiến trúc độc đáo như chùa Ke'er của Hoàng Giáo, chùa Lenggu của Bạch Giáo, đặc biệt là lễ hội đua ngựa truyền thống hằng năm vô cùng ấn tượng.


Tổng hợp

"Ăn sập" Phan Thiết với các món ăn chơi giá dưới 20.000 đồng

Nhắc đến ẩm thực Phan Thiết, du khách sẽ phải xuýt xoa trước nhiều món đặc sản hấp dẫn, đa phần là hải sản. Bên cạnh đó, các món ăn vặt tại thành phố biển này luôn thu hút mọi du khách đến thưởng thức, không chỉ ngon, đa dạng, các món ăn vặt ở đây còn có giá khá mềm.

Nhắc đến ẩm thực Phan Thiết, du khách sẽ phải xuýt xoa trước nhiều món đặc sản hấp dẫn, đa phần là hải sản. Bên cạnh đó, các món ăn vặt tại thành phố biển này luôn thu hút mọi du khách đến thưởng thức, không chỉ ngon, đa dạng, các món ăn vặt ở đây còn có giá khá mềm.

Bánh quai vạc 

Khá giống với bánh bột lọc Huế, giá 15.000 đồng một đĩa. Bánh được làm nhỏ, với lớp vỏ dai, mềm, trong suốt, để lộ nhân tôm và hấp dẫn nhờ hương vị của nước mắm ngon. Món này cũng là món ăn được cho cả ngày. Không chỉ ăn kèm nước mắm, người Phan Thiết còn thích cho bánh quai vạc vào bánh mì, rưới nước mắm ớt lên. Để ăn món này, bạn có thể đến chợ Phan Thiết hoặc góc ngã tư Cao Thắng - Trần Hưng Đạo vào buổi chiều, hoặc các quán bánh canh vào buổi sáng.

Khá giống với bánh bột lọc Huế, giá 15.000 đồng một đĩa. Bánh được làm nhỏ, với lớp vỏ dai, mềm, trong suốt, để lộ nhân tôm và hấp dẫn nhờ hương vị của nước mắm ngon. Món này cũng là món ăn được cho cả ngày. Không chỉ ăn kèm nước mắm, người Phan Thiết còn thích cho bánh quai vạc vào bánh mì, rưới nước mắm ớt lên. Để ăn món này, bạn có thể đến chợ Phan Thiết hoặc góc ngã tư Cao Thắng - Trần Hưng Đạo vào buổi chiều, hoặc các quán bánh canh vào buổi sáng.

Bánh canh chả cá

Đến Phan Thiết mà bỏ qua tô bánh canh thơm trong nước dùng, với những miếng chả cá thơm lựng, tươi dai thì thật thiết sót. Món này được ăn nhiều vào buổi sáng và chiều tối, giá 20.000 đồng một tô. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món này ở khắp nơi, tham khảo một vài địa điểm như quán Bà Lý số 556 Trần Hưng Đạo,  ngã tư Cao Thắng - Thủ Khoa Huân, bánh canh cô Yến trên đường Thủ Khoa Huân gần nhà thờ Thanh Hải. Các hàng bán bánh canh thường có thêm bánh mì trứng, xíu mại và chả cá

Đến Phan Thiết mà bỏ qua tô bánh canh thơm trong nước dùng, với những miếng chả cá thơm lựng, tươi dai thì thật thiết sót. Món này được ăn nhiều vào buổi sáng và chiều tối, giá 20.000 đồng một tô. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món này ở khắp nơi, tham khảo một vài địa điểm như quán Bà Lý số 556 Trần Hưng Đạo,  ngã tư Cao Thắng - Thủ Khoa Huân, bánh canh cô Yến trên đường Thủ Khoa Huân gần nhà thờ Thanh Hải. Các hàng bán bánh canh thường có thêm bánh mì trứng, xíu mại và chả cá.

Bánh bèo

Bánh bèo ở Phan Thiết nhỏ xinh như chiếc nắp chai, nhưng dày, béo. Bánh thường được ăn kết hợp cùng bột đậu xanh, tóp mỡ, hành, tôm, thịt rim và nước mắm pha đậm đà.    Ngoài bánh bèo mặn, ở Phan Thiết còn có bánh bèo ngọt có hương lá dứa, màu xanh, chấm kèm muối mè rất ngon. Bạn có thể ghé đến chợ Phan Thiết hay dọc đường Hải Thượng Lãn Ông để thưởng thức món này, với giá 15.000 đồng một phần.

Bánh bèo ở Phan Thiết nhỏ xinh như chiếc nắp chai, nhưng dày, béo. Bánh thường được ăn kết hợp cùng bột đậu xanh, tóp mỡ, hành, tôm, thịt rim và nước mắm pha đậm đà.

Ngoài bánh bèo mặn, ở Phan Thiết còn có bánh bèo ngọt có hương lá dứa, màu xanh, chấm kèm muối mè rất ngon. Bạn có thể ghé đến chợ Phan Thiết hay dọc đường Hải Thượng Lãn Ông để thưởng thức món này, với giá 15.000 đồng một phần.

Răng mực

Ở xứ biển, răng mực (nguyên liệu vốn bị bỏ quên từ lâu) cũng có thể trở thành một món ăn ngon tuyệt với khá nhiều lựa chọn từ răng mực nướng, hấp, xào lăn, chiên..., thường được dọn ăn kèm đồ chua, rau răm, ớt xanh. Với món này bạn có thể ghé quán dọc bờ kè sông Cà Ty, trên đường Nguyễn Tất Thành đường ra biển Đồi Dương, hoặc khu ăn đêm trên đường Võ Thị Sáu với giá 15.000 đồng một đĩa.

Ở xứ biển, răng mực (nguyên liệu vốn bị bỏ quên từ lâu) cũng có thể trở thành một món ăn ngon tuyệt với khá nhiều lựa chọn từ răng mực nướng, hấp, xào lăn, chiên..., thường được dọn ăn kèm đồ chua, rau răm, ớt xanh. Với món này bạn có thể ghé quán dọc bờ kè sông Cà Ty, trên đường Nguyễn Tất Thành đường ra biển Đồi Dương, hoặc khu ăn đêm trên đường Võ Thị Sáu với giá 15.000 đồng một đĩa.

Bánh mì

 Bánh mì khá đơn sơ với các loại nhân như xíu mại, chả hấp, chả chiên, trứng luộc… nhưng lại hấp dẫn với các loại rau dưa, và đượm vị với nước mắm ớt thơm cay. Bánh mì được bán khắp nơi ở Phan Thiết hầu như cả ngày, với giá khá rẻ chỉ từ 8.000-12.000 một ổ. Bạn có thể tìm thấy bánh mì ở nhiều nơi. Về ban đêm, nổi tiếng nhất là quán “bánh mì đợi” trên đường Nguyễn Huệ, dưới chân cầu Lê Hồng Phong, bán từ 20h đến khuya.

Bánh mì khá đơn sơ với các loại nhân như xíu mại, chả hấp, chả chiên, trứng luộc… nhưng lại hấp dẫn với các loại rau dưa, và đượm vị với nước mắm ớt thơm cay. Bánh mì được bán khắp nơi ở Phan Thiết hầu như cả ngày, với giá khá rẻ chỉ từ 8.000-12.000 một ổ. Bạn có thể tìm thấy bánh mì ở nhiều nơi. Về ban đêm, nổi tiếng nhất là quán “bánh mì đợi” trên đường Nguyễn Huệ, dưới chân cầu Lê Hồng Phong, bán từ 20h đến khuya.

Trứng vịt lộn, cút lộn 


Trứng vịt lộn, cút lộn ở đâu cũng có, nhưng nếu thích ăn vặt, bạn cũng đừng bỏ qua món này khi đến Phan Thiết. Món khác đôi chút là ngoài rau răm, trứng còn được ăn cùng đồ chua, tỏi, muối tiêu, ớt, với giá 6.00-7.000 một trái. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở các hàng quán dọc lề đường ở Phan Thiết vào mỗi buổi chiều tối.

Trứng vịt lộn, cút lộn ở đâu cũng có, nhưng nếu thích ăn vặt, bạn cũng đừng bỏ qua món này khi đến Phan Thiết. Món khác đôi chút là ngoài rau răm, trứng còn được ăn cùng đồ chua, tỏi, muối tiêu, ớt, với giá 6.00-7.000 một trái. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở các hàng quán dọc lề đường ở Phan Thiết vào mỗi buổi chiều tối.

Bánh tráng mắm ruốc nướng


Bánh tráng mắm ruốc nướng là một trong những món đặc sản được nhiều người yêu thích. Khác với phiên bản “pizza kiểu Việt” của bánh tráng nướng Đà Lạt, bánh ở Phan Thiết có thêm mắm ruốc, bơ, trứng, chả, nem, hành lá… nướng chín rồi cuộn tròn hay gấp tam giác, giá 5.000 một cái.     Trước cổng trường học hay dọc ngã tư Trần Hưng Đại - Thủ Khoa Huân, ngã 3 Tam Biên gần cà phê Tiếng Xưa đường Trần Hưng Đạo; hay trên đường Ngư Ông lối vào Vạn Thủy Tú… là những nơi nổi tiếng với món này.

Bánh tráng mắm ruốc nướng là một trong những món đặc sản được nhiều người yêu thích. Khác với phiên bản “pizza kiểu Việt” của bánh tráng nướng Đà Lạt, bánh ở Phan Thiết có thêm mắm ruốc, bơ, trứng, chả, nem, hành lá… nướng chín rồi cuộn tròn hay gấp tam giác, giá 5.000 một cái. 

Trước cổng trường học hay dọc ngã tư Trần Hưng Đại - Thủ Khoa Huân, ngã 3 Tam Biên gần cà phê Tiếng Xưa đường Trần Hưng Đạo; hay trên đường Ngư Ông lối vào Vạn Thủy Tú… là những nơi nổi tiếng với món này.

Trái cây đĩa Phan Thiết 

Cũng là sự kết hợp của nhiều loại trái cây tươi ngon theo mùa, nhưng trái cây đĩa Phan Thiết lại có sự khác biệt đôi chút so với những vùng miền khác. Đó là điểm nhấn từ phần nước cốt dừa, si-rô, đậu xanh đánh, đậu phộng, sầu riêng bánh lọt ăn kèm, giá 18.000 một đĩa. Dọc con đường Nguyễn Tất Thành hướng ra biển Đồi Dương và trên đường Cao Thắng đoạn gần ga xe lửa cũ là tập trung đông quán bán món này.

Cũng là sự kết hợp của nhiều loại trái cây tươi ngon theo mùa, nhưng trái cây đĩa Phan Thiết lại có sự khác biệt đôi chút so với những vùng miền khác. Đó là điểm nhấn từ phần nước cốt dừa, si-rô, đậu xanh đánh, đậu phộng, sầu riêng bánh lọt ăn kèm, giá 18.000 một đĩa. Dọc con đường Nguyễn Tất Thành hướng ra biển Đồi Dương và trên đường Cao Thắng đoạn gần ga xe lửa cũ là tập trung đông quán bán món này.

Bánh căn 

Bánh căn cũng là một trong những món ăn chơi giá rẻ mà bạn không thể bỏ qua. Bánh căn Phan Thiết khá khác so với Phan Rang, Vũng Tàu hay Đà Lạt. Bánh không được cho thêm trứng hay nhân trong lúc đổ, nhưng lại ăn kèm với nhiều món như nước cá kho, trứng vịt, tóp mỡ, xíu mại viên, xoài băm, nước mắm, khế băm.., với giá 2.000 đồng một cặp. Bạn có thể ghé đến quán Bánh Căn số 168 Thủ Khoa Huân, quán bánh căn số trên đường Hải Thượng Lãn Ông hoặc quán dưới chân cầu Dục Thanh.

Bánh căn cũng là một trong những món ăn chơi giá rẻ mà bạn không thể bỏ qua. Bánh căn Phan Thiết khá khác so với Phan Rang, Vũng Tàu hay Đà Lạt. Bánh không được cho thêm trứng hay nhân trong lúc đổ, nhưng lại ăn kèm với nhiều món như nước cá kho, trứng vịt, tóp mỡ, xíu mại viên, xoài băm, nước mắm, khế băm.., với giá 2.000 đồng một cặp. Bạn có thể ghé đến quán Bánh Căn số 168 Thủ Khoa Huân, quán bánh căn số trên đường Hải Thượng Lãn Ông hoặc quán dưới chân cầu Dục Thanh.


(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến