Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Bình yên giữa ruộng đồng Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang, nương mình dưới chân đỉnh núi Tây Côn Lĩnh là địa điểm thu hút đông đảo các bạn trẻ ghé thăm vào mùa thu. Mùa thu, cũng là mùa lúa chín, là lúc Hoàng Su Phì khoe sắc áo mùa vàng thướt tha bên dòng suối uốn lượn quanh co.

Bình yên giữa ruộng đồng Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang như một tác phẩm điêu khắc sắc nét 

Ruộng bậc thang như một tác phẩm điêu khắc sắc nét

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì dường như nó có độ cao hơn, dốc hơn và chênh vênh hơn hẳn, không giống như Mù Cang Chải hay Y Tý. Bởi nét đặc trưng riêng ấy mà cảnh sắc ở đây lại như có phần hùng vĩ hơn. Hình ảnh những bờ ruộng cao, thẳng đứng khiến cho nhiều người tưởng chừng như đang ngắm một tác phẩm điêu khắc công phu được bàn tay con người gọt đẽo. 

Vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lại khoác lên mình một tấm áo mới có sắc vàng lộng lẫy thướt tha. Rồi đến mùa nước đổ (tháng 5 - 6) lại thay màu áo, là sự hòa trộn giữa màu xanh non của lúa với ánh nước lấp loáng của hàng trăm bậc thang, trải dài trong không gian miên man tưởng chừng như bất tận từ đỉnh xuống chân núi. 

Tìm một chỗ đẹp trên đỉnh núi nhìn xuống, khách du lịch Hoàng Su Phì có thể phóng tầm mắt ra xa để quan sát những thửa ruộng nối đuôi nhau, ngoằn ngoèo xếp thành ngọn núi uốn lượn như các đường vân đất. Trước khung cảnh núi non trùng điệp ấy ta thấy như mình thật nhỏ bé giữa chốn bồng lai tiên cảnh này. 

Đến du lịch Hoàng Su Phì vào buổi hoàng hôn, bạn có thể ngắm nhìn những thửa ruộng long lanh từ tít trên đỉnh núi, làm người ta tưởng như không còn khoảng cách đất trời nữa, vung tay là có thể với đến tầng mây. Thế nên mới có nhiều nhiếp ảnh gia chọn mảnh đất này làm nguồn cảm hứng bất tận trước khung cảnh tuyệt tác của ruộng bậc thang, thiên nhiên và con người. 

Hoàng Su Phì, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp 

Hoàng Su Phì, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp

Đến Hoàng Su Phì, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bà con người dân tộc mặc váy áo sặc sỡ của đa dạng dân tộc khác nhau đang trồng cấy, như người Mông, người Dao, người Nùng... với bóng của họ đổ dài trên mặt nước lấp loáng. Ruộng bậc thang nơi đây không chỉ mang đến giá trị văn hóa mà nó còn mang đến giá trị vật chất cho bà con. Từ hàng trăm năm qua, bà con các dân tộc đã dùng xương máu của mình để tạo nên những thửa ruộng uốn lượn kỳ vĩ này. Xen giữa tầng tầng lớp lớp các thửa ruộng là nơi người dân tộc sinh sống. Đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn giữ nguyên được bản sắc dân tộc mình, từ trang phục, văn hóa, tập tục cho đến nét chân chất, hồn nhiên và mến khách. 

Nếu khách du lịch Hoàng Su Phì đến đây vào cuối tuần thì có thể tham gia chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào mỗi chủ nhật hằng tuần. Đây là phiên chợ đặc sắc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của bà con dân tộc. Bạn sẽ thấy được cảnh người người mặc váy áo xúng xính cùng sản vật của nhà mình đi về hướng chợ phiên. Ngoài là nơi mua bán trao đổi hàng hóa thì chợ còn là nơi trai gái gặp gỡ, hay bạn bè người thân gặp mặt nhau sau một khoảng thời gian xa cách. Nếu may mắn bạn còn được tham gia các lễ hội của dân tộc như lễ Lùng Tùng của người Tày, lễ mừng cơm mới của người La Chí… 

Di chuyển đến Hoàng Su Phì 

Di chuyển đến Hoàng Su Phì

Có hai ngả đường lên Hoàng Su Phì, đó là đi từ đường QL 2 qua Truyên Quang đến Hà Giang, hoặc đi từ đường Bắc Hà ( Lào Cai) qua Xín Mần đến. Cung đường nào cũng cách Hà Nội khoảng 300km và di chuyển rất khó khăn, với những con đường ngoằn ngoèo dọc theo ngọn núi nhỏ hẹp, ít xe cộ đi lại. 

Nếu bạn di chuyển bằng xe máy thì có thể chạy theo cung đường đi & về sau: Hà Nội - TP Hà Giang - Bắc Quang - Tân Quang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Cốc Pài - Lào Cai - Hà Nội. 

Còn trong trường hợp đi bằng ô tô thì bạn nên bắt xe khách đi từ Hà Nội - Hà Giang ở bến xe Mỹ Đình đến ngã ba Bắc Quang, sau đó các bạn đổi xe chạy thêm 58km nữa sẽ đến thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì.

Những lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì 

Những lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì

- Bạn nên mang theo đầy đủ giấy tờ xe, bởi bạn có thể thuê xe để di chuyển trong thành phố dễ dàng hơn. Khi chạy xe cũng nên lưu ý kiểm tra đầy đủ các phương tiện an toàn khi lưu thông: đèn pha, phản quang, phanh... 

- Nếu bạn cần sự trợ giúp trong quá trình phượt thì có thể liên lạc với bộ đội biên phòng. 

- Đừng quá tò mò với cuộc sống của người dân địa phương vùng cao nơi đây. - Khách du lịch Hoàng Su Phì nên lưu ý mang theo áo ấm bởi thời tiết ở đây khá lạnh. Tuy nhiên tránh ăn mặc cồng kềnh bởi bạn phải di chuyển trên đồi núi nhiều.


Nguồn: tổng hợp

Kỹ năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ cần có của người hướng dẫn viên

Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp là yêu cầu nghiệp vụ và là 1 nghệ thuật nên hướng dẫn viên cần phải học hỏi rèn luyện thường xuyên trong công việc, cùng với thời gian lao động nghề nghiệp sẽ làm cho hướng dẫn viên nhuần nhuyễn hơn, lời nói, điệu bộ, cử chỉ vừa chính xác vừa tự nhiên của hướng dẫn viên sẽ chiếm cảm tình của khách.



Dù có phương tiện kỹ thuật nhưng hướng dẫn viên vẫn phải sử dụng ngôn ngữ của mình là chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, hướng dẫn viên phải luyện cách phát âm 1 cách chính xác và phải điều tiết âm lượng 1 cách nhịp nhàng. Từng từ ngữ được sử dụng phải dễ hiểu, dễ nhớ với giọng nói của riêng mình có sức truyền cảm cuốn hút khách du lịch, gây ấn tượng mạnh với khách.

Giọng nói của hướng dẫn viên không căng thẳng hay ấp úng, nhát gừng mà phải tự tin, thoải mái, những từ đa nghĩa, tối nghĩa cần tránh sử dụng và không dùng những câu nói vắn tắt. Thông thường hướng dẫn viên cần sử dụng các câu đơn giản và ngắn gọn nhưng đủ thông tin.

Hướng dẫn viên cần luyện giọng nói chuẩn và cố gắng tránh dùng các ngữ điệu địa phương ít có tính phổ cập. Khi sử dụng ngoại ngữ cần tránh dùng những từ ngữ mà hướng dẫn viên không rõ nghĩa và nên dùng các câu ngắn gọn, súc tích. Cần chú ý tới việc sử dụng các thì, các thức và các danh từ, động từ, tính từ 1 cách chính xác để biểu đạt đúng thông tin tới khách , Hướng dẫn viên cũng không sử dụng các từ đệm thường xuyên hoặc những từ được dùng để lấp chỗ trống như “OK”, “as you know”, “actually”

Những từ dùng trong các câu cảm thán hay từ đệm cần hạn chế sử dụng trong ngôn ngữ hướng dẫn như các từ: kinh tởm, khủng khiếp, ghê rợn, tuyệt với,…nếu dùng thường xuyên đến mức lạm dụng hay không đúng ngữ cảnh sẽ gây cho khách cảm giác bị cường điệu hóa hay hụt hẫng sau đó, việc hò hét, kêu la trong hướng dẫn cần hết sức tránh.

Hiện nay hướng dẫn viên còn sử dụng micro hay 1 số phương tiện khuyến âm khác cần phải chú ý cách cầm micro 1 cách chắc chắn và tự nhiên, không xòe ngón tay, không nắm 2 tay, không buông lơi, cần phải nói chậm hơn bình thường 1 chút và điều chỉnh độ lớn của âm thanh cho vừa âm lượng với khách và luôn luôn hướng micro theo hướng quay của hướng dẫn viên để tránh mất tiếng hay nhỏ tiếng, không dùng loại micro có tiếng vang như dùng biểu diễn văn nghệ và không ho, hắt hơi hay hít thờ vào micro để khách nghe thấy.

Cùng với kỹ thuật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hướng dẫn viên phải hiểu và ứng xử với khách du lịch theo đúng các quy tắc và nghệ thuật giao tiếp. Các quy tắc và nghệ thuật này được thể hiện đầy đủ và chi tiết ở môn khoa học giao tiếp, có sự liên quan chặt chẽ với môn tâm lý khách du lịch. Trong mọi trường hợp, hướng dẫn viên cần phải có thái độ ứng xử như sau:

- Cần chủ động chào hỏi khách du lịch và những người liên quan trước trong tư thế hướng dẫn viên là người chủ
Thận trọng và chính xác, lịch thiệp khi xưng hô với khách có lứa tuổi, giới tính, cương vị xã hội (hoặc tôn giáo) khác nhau, nhất là khi sử dụng đại từ nhân xưng.
Không làm những động tác gây phản ứng không cần thiết từ khách hoặc những động tác bị coi là thiếu tế nhị, thiếu lịch sự (búng ngón tay, bẻ ngón tay, ngáp hay xỉa răng lộ liễu,..)

- Tỏ rõ sự quan tâm tới tất cả thành viên trong đoàn khách, không quá thiên vị hay quá chú ý, quá thờ ơ với 1 ai.
Cần nắm vững nghi thức giao tiếp với khách du lịch từ các dân tộc, quốc gia khác nhau (chẳng hạn: không bắt tay khách du lịch nước Anh khi mới gặp lần đầu, cách chào trịnh trọng, cầu kỳ, lịch sự của người Nhật, người Mỹ, người Đức, người Pháp, người Trung Quốc,..)
Khi tham gia giải trí, thư giãn với khách cần xin phép khách 1 cách lịch sự nếu muốn hút thuốc, hướng dẫn viên không hút thuốc, không nhai kẹo cao su khi đang thuyết minh, hướng dẫn cho khách.

- Cần nhìn thẳng vào mắt người khách trực tiếp nói chuyện với mình, trong trường hợp tiếp chuyện 1 đoàn khách thì nên nhìn thẳng vào từng người trong chốc lát và có thể dừng lâu hơn ở trưởng đoàn

- Cần hướng dẫn khách cách ăn uống 1 số món ăn dân tộc của địa phương và cần nắm vững các nghi thức ăn uống khi dự tiệc cùng khách (các nghi thức này cần phải học và ứng xử thành thạo)

- Cần sẵn sàng “cảm ơn”, “xin lỗi” khi gặp những trường hợp cụ thể, luôn giữ nét mặt tươi tắn với nụ cười trên môi, những câu chuyện vui, hài hước không lạc lõng với khung cảnh và phải vô hại.

- Các cử chỉ cần được sử dụng chính xác và không lạm dùng trong những tình huống cụ thể, chẳng hạn cử chỉ đó làm tăng sự chú ý của khách cùng với lời thuyết minh, làm vấn đề dễ hiểu hơn, dễ tiếp thu hơn, tư thế luôn tự nhiên, thoải mái, tự tin, các cử chỉ phối hợp nhịp nhàng.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Rong chơi khám phá những điểm đến nổi tiếng của Lăng Cô – Huế

Cảnh sắc nên thơ, trữ tình, những công trình kiến trúc thời Vua Chúa, cái tình chân phương và chất giọng nghe là “nghiện” của người Huế, cùng cái nét bình dị của vùng vịnh biển Lăng Cô đã làm nên một sức hút khó cưỡng cho vùng đất Cố đô.

Rong chơi khám phá những điểm đến nổi tiếng của Lăng Cô – Huế

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ

Chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km, nằm ngay đường Kim Long, thuộc xã Hương Long. Đặc biệt, với vẻ đẹp trầm tư, cổ kính, Chùa Thiên Mụ khẽ lặng mình soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng, tạo nên một bức tranh phong thủy đậm chất trữ tình.

Đến chùa Thiên Mụ du khách không chỉ được thưởng ngoạn nét đẹp cổ kính, sự thơ mộng của dòng sông Hương mà còn được nghe nhân dân kể lại những câu chuyện truyền thuyết, thần thoại bí ẩn về lịch sự dựng chùa, những câu chuyện oán tình nhân,…để phần nào hiểu rõ hơn sự linh thiêng kỳ diệu của mảnh đất này.

Đại Nội Huế

Đại Nội Huế

Đại Nội Huế là trung tâm lịch sử, công trình kiến trúc độc đáo trong quần thể di tích lịch sử Cố Đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11-12-1993.

Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành ngày nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, thành phố Huế. Từ Đại Nội du khách có thể đến thăm các điểm lân cận như Cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba,…

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định

Là lăng mộ của vua Khải Định, đây là một công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo trong cả quy mô lẫn kiến trúc nghệ thuật, đã cuốn hút không ít du khách ghé thăm. Với sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc phương Tây đã tạo nên những nét đẹp đa dạng, bắt mắt.

Bên ngoài là vậy nhưng khi du khách bước chân vào phía trong lăng, tất cả những nét đẹp Hoàng Gia được phơi bày trước mặt, khiến ta không khỏi ngạc nhiên. Những dược nét nghệ thuật tinh xảo, tỉ mỉ trong từng chi tiết, những sắc màu hài hòa đến kỳ lạ.

Nhà máy bia Carlsberg

Nhà máy bia Carlsberg

Nằm tại khu công nghiệp Phú Bài, cách trung tâm TP Huế khoảng 12km, nhà máy bia Carlsberg là điểm đến có một không hai dành cho những tín đồ bia và những ai quan tâm muốn tìm hiểu về nghệ thuật ủ bia. Đến đây du khách sẽ được tận mắt quan sát quy trình ủ bia và dây chuyền hiện đại cho ra những sản phẩm bia tuyệt hảo như: Huda, Huda Gold và Carlsberg.

Rừng nguyên sinh Rú Chá

Rừng nguyên sinh Rú Chá

Đến Rú Chá bạn như lạc vào một thế giới riêng với thiên nhiên, khung cảnh hoang sơ và yên ắng đến nao lòng. Hai bên lối đi vào Rú Chá là sự đan xen mát rượi của cây chá phủ bóng. Ở đây chỉ có duy nhất một hộ dân sinh sống và được người dân gọi là người giữ rú. Đặc biệt, giữa rú có miếu thờ Đức Thánh Mẫu. Theo người dân vùng này, miếu này rất linh thiêng và mang nhiều câu chuyện kỳ bí.

Bãi biển Lăng Cô

Bãi biển Lăng Cô

Địa hình bằng phẳng kéo dài hình vòng cung, bên trên là núi chạy dài ra biển và sở hữu dải cát trắng mịn, bãi biển Lăng Cô lọt vào top những bãi biển đẹp nhất thế giới. Nơi đây gần như còn nguyên sơ, cùng với những chiếc thuyền chài neo đậu làm cho nơi đây càng trở nên yên bình.

Đầm Lập An

Đầm Lập An

Đầm Lập An tọa lạc ở vị trí đẹp, ngay phía dưới chân đèo Phú Gia, được dải núi Bạch Mã hùng vĩ bao quanh, phía trước là vịnh Lăng Cô dịu êm với màu nước xanh ngọc bích. Tất cả tạo cho đầm Lập An một vẻ đẹp mơ màng khiến bao du khách phải ngẩn ngơ ngắm nhìn.Ít ai biết được đây từng là nơi câu cá yêu thích của vua Khải Định và vua Bảo Đại mỗi khi hè về. Lúc thủy triều xuống, du khách có thể theo chân người dân địa phương đi đào đụn cát để tìm sá sùng biển.

Cách đó không xa còn có một làng chài nhỏ với các nhà hàng hải sản, nơi bạn tha hồ khám phá đặc sản Lăng Cô, nhất là món hàu – một sản vật đặc biệt được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho người dân nơi đây.

Biển Chân Mây

Biển Chân Mây

Biển Chân Mây cũng là một bãi biển đẹp ở Lăng Cô được nhiều người lựa chọn tham quan khi du lịch nơi đây. Nằm cuối đường Chân Mây của thị trấn Lăng Cô, nơi con sông Bù Lu đổ ra biển, bãi biển Chân Mây, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp của bãi biển Chân Mây có dòng nước xanh mát hòa vào biển rộng bao la màu ngọc bích đẹp mắt. Đứng từ bãi biển này có thể nhìn thấy khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô trên mỏm núi vươn ra biển phía xa. Trên bãi biển trải dài này là những cột gỗ mắc những bóng đèn thắp sáng cho các cuộc lửa trại ban đêm nhộn nhịp trên biển, nhưng vào ban ngày lại rất mộc mạc nên thơ. Những trưa nắng hè trời quang mây tạnh, người ta có thể thấy những con sóng như mặt hồ vỗ về, không gian bỗng chốc hóa yên bình đến lạ.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến