Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Nghề hướng dẫn viên du lịch đam mê vẫn chưa đủ.

Góp phần vào thành công của nghề hướng dẫn viên  với họ sự đam mê chưa hẳn đã đầy đủ, mà  phải hội đủ những tiêu chuẩn có thể nói là “thiên phú”. Bởi họ đâu chỉ hành nghề bình thường mà còn là những thông dịch viên hoàn hảo, một sứ giả cho một nền văn hóa của một đất nước, một dân tộc…


Nghề hướng dẫn viên du lịch đam mê vẫn chưa đủ.

Một nghề lắm thử thách

Nghề hướng dẫn viên du lịch rõ ràng như “làm dâu trăm họ” vì dẫn đoàn khách đi thì trong đó “9 người 10 ý”, quan trọng là sự hiểu biết về kiến thức để có thể “đau đâu chữa đó” mà làm vui lòng khách.

Môi trường du lịch Việt Nam hiện nay rất năng động và thoải mái. Theo nghề hướng dẫn viên, nghĩa là bạn đang nói với mọi người rằng, bạn là một người năng động bởi vì bạn đang trong vai trò của nhà quảng cáo, nhà ngoại giao, nhà kinh tế.

Khi du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cơ hội cho các bạn vào nghề rất nhiều nhưng sự sàng lọc cũng rất khắt khe, đòi hỏi bạn phải có đầy đủ các tố chất thì mới có thể làm việc tốt. Bạn sẽ phải thích ứng với những khó khăn của công việc này như đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, có khi cả ngày lễ, Tết cũng là một khó khăn cho các bạn. Khi lựa chọn nghề rồi thì bạn phải hy sinh theo đuổi nghề, có như thế nghề mới không phụ ta.

Nghề hướng dẫn viên du lịch, theo chia sẻ của những người trong nghề, bạn phải lắng nghe tất cả ý kiến, góp ý từ khách du lịch dù đó là những lời phàn nàn, không bằng lòng về cá nhân hay công ty cũng như cập nhật thông tin của khu, điểm dẫn khách đi tour. Cùng với đó là kinh nghiệm xử lý những tình huống bất chợt xảy ra với khách trong suốt thời gian đi tour.

Một điều rất quan trọng đối với người làm nghề hướng dẫn viên du lịch chính là biết được thế mạnh của mình là gì để tạo ấn tượng với khách.

Người hướng dẫn viên, nếu giữ vai trò trưởng đoàn thì phải luôn hiểu được tâm lý của khách, để có cách cư xử phù hợp. Chẳng hạn, du khách Anh rất chịu khó lắng nghe nhưng tính cách lạnh lùng, nên hướng dẫn viên phải giới thiệu và có những câu chuyện làm cho người ta có phản ứng lại. Trong khi đó người Mỹ thẳng thắn, luôn tò mò, thì người hướng dẫn phải có cách nói thông minh để bày tỏ quan điểm của mình cũng như làm khách hài lòng. Đặc biệt, luôn thể hiện sự quan tâm đến khách trong suốt thời gian đi tour, chịu trách nhiệm cao nhất về sự an toàn về người, hành lý, tư trang của khách.

Nhìn từ bên ngoài, đây là một công việc khá hào nhoáng nhưng với người trong cuộc, đây là một công việc đầy nhọc nhằn và áp lực cao. Không chỉ đòi hỏi nhiều tố chất như kiến thức, ngoại ngữ, năng khiếu, sức khoẻ, kinh nghiệm, lòng yêu nghề, mà còn phải chấp nhận một công việc căng thẳng, thời gian không ổn định, phải hiểu biết nhiều về địa lý, văn hóa, lịch sử của nước mình, nước bạn và cập nhật thông tin thường xuyên; cũng như những diễn biến đang diễn ra ở nơi đến để cập nhật vào kiến thức của mình…

Hướng dẫn viên- sứ giả của văn hóa

Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của con người tăng lên, việc đi du lịch diễn ra khá phổ biến. Bạn sẽ được đi nhiều nơi, tiếp cận với nhiều người, nhiều vùng văn hóa khác nhau. Bạn có cơ hội học hỏi thêm nhiều điều mới lạ trong văn hóa và cách sống từ mọi miền đất nước.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours, nguyên Chủ nhiệm CLB Hướng dẫn viên TP.HCM, chia sẻ: “Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn viên cũng cần phải có kiến thức rộng, từ lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội của nước ta đến nước bạn… Nghề này tuy vất vả thật, nhưng cũng đáng “đồng tiền bát gạo” để bạn trẻ theo đuổi”.

Khi bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ có điều kiện phát huy khả năng của mình, vận dụng những kiến thức được học vào công việc. Đây là một cơ hội tốt cho bạn thể hiện mình và gây được thiện cảm của du khách, giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống cũng như công việc. Bởi vì nghề này đang được lọt vào top những nghề phát triển lâu dài và bền vững, hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai.

Đại diện của Vietravel, nhận định: “Hiện tại, ngành Du lịch nước ta đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng, do đó sinh viên đang theo học ngành này không lo thất nghiệp, nhưng với điều kiện các em phải biết tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, không ngừng tìm tòi học hỏi, tích lũy vốn sống để có thể nhạy bén, ứng xử kịp thời trước mọi tình huống, đồng thời phải chú ý rèn luyện thể chất và phải chấp nhận chịu cực, không ngại thử thách”.

Ngọt ngào hương vị bánh ngon Nhật Bản

Xứ sở hoa anh đào Nhật Bản vốn nổi tiếng với nền ẩm thực tinh tế, đậm đà bản sắc phương Đông. Người Nhật yêu thích những hương vị tự nhiên, sự bài trí cầu kỳ làm nên món ăn tuyệt vời. Những món bánh ngọt cũng không ngoại lệ, với màu sắc bắt mắt, cách chế biến công phu, hương vị độc đáo của từng loại bánh ở đất nước này đã làm cho những ai một lần nếm thử đề phải vấn vương.

Ngọt ngào hương vị bánh ngon Nhật Bản

Baumkuchen 

Baumkuchen

Baumkuchen là một loại bánh ngọt độc đáo được khai sinh từ nước Đức nhưng lại thành danh ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Món bánh ngọt độc đáo này được hình thành từ 15 – 20 lớp bột. Tuy nhiên, trên thực tế bánh có thể có nhiều lớp hơn thế khi quá trình phết bột – nướng bánh – rồi lại phết bột liên tục được lặp đi lặp lại.

Sự quyến rũ của món bánh ngọt này bắt nguồn từ màu sắc, độ dày và dĩ nhiên phải kể đến cả hương vị. Bánh không nên có màu sắc quá đậm và các vòng tròn đồng tâm cần có độ dày ngang nhau. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được độ dai ở lớp vỏ nhưng bên trong lại mềm mại, ngọt ngào như bánh bông lan và tan ngay trong miệng, đọng lại dư vị ngọt mát khó cưỡng. 

Mochi

Mochi

Nhắc đến những món bánh ngọt nổi tiếng ở xứ sở Phù Tang thì không thể bỏ qua cái tên Mochi. Nhiều người cho rằng món bánh này được yêu thích bởi hình dáng xinh đẹp chẳng khác gì những chiếc Macaron ở nước Pháp. Món bánh gồm 3 lớp, lớp vỏ là cơm nếp giã nhuyễn bao bọc lớp nhân là đậu đỏ, đậu xanh, trà xanh, rồi cho thêm chút kem tươi, hoa quả ở lớp trong cùng. Ngoài ra, còn có món bánh Mochi giọt nước với tạo hình trong suốt, đẹp tinh xảo rất được du khách ưa chuộng.

Yokan

Yokan

Món bánh Yokan làm từ rong biển và đường mía, trông vẻ ngoài có nét giống thạch. Khi thưởng thức món bánh này bạn sẽ cảm thấy dường như mùa hè cũng trở nên dịu êm hơn rất nhiều. Điểm đặc biệt của bánh Yokan là những hình vẽ chìm bên trong bánh. Qua lớp bánh trong suốt, những hình ảnh hiện lên rất sống động và tinh tế như một bức tranh thu nhỏ. Thời xưa đây là món quà tặng phổ biến của giới quý tộc.

Dango

Dango

Đây là một loại bánh bao hình tròn thơm ngon được làm từ bột nếp, vo tròn thành từng viên nhỏ sau đó xiên vào que, rưới lên một lớp mật mía. Khi ăn bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự dẻo thơm cũng vị ngọt khó lòng cưỡng lại được. Nếu dùng kèm với một loại sốt đậu trắng đặc biệt, bánh sẽ ngon hơn nhờ vị đắng ngọt đặc trưng.

Tengu-Yaki

Tengu-Yaki

Tengu-Yaki là một đặc sản của vùng núi Takao, có hình dáng như khuôn mặt của Karasu Tengu, một con yêu tinh mũi dài. Kết hợp trong bánh là bột đậu không quá dày cũng không quá ngọt, bột bánh được làm từ đậu đen của vùng Hokkaido. Cắn nhẹ chiếc bánh với vỏ ngoài mỏng, giòn tan nhưng bên trong lại dai dai thơm thơm. Người ta nói rằng Karasu Tengu có khả năng xua đuổi tà ác, mang đến may mắn và tài lộc.


Tổng hợp

Tìm hiểu về trang phục truyền thống đón Tết ở các nước

Tết Nguyên Đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước thuộc Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, trang phục truyền thống thường được phái đẹp ưu tiên diện. Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng trang phục của 4 nước đều có điểm chung là mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Tết Nguyên đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước thuộc Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, trang phục truyền thống thường được phái đẹp ưu tiên diện. Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng trang phục của 4 nước đều có điểm chung là mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Sườn xám, Trung Quốc

Sườn xám là trang phục truyền thống dành cho phái nữ Trung Quốc. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái Trung Hoa xúng xính trong chiếc sườn xám màu đỏ – gam màu vốn được xem là may mắn tại các nước châu Á. Ngoài ra, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được ưa chuộng để diện vào ngày Tết.    Sườn xám của Trung Quốc ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Vào năm 1930-1940, tại Thượng Hải – kinh đô thời trang Trung Hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng. Do chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sườn xám không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo. Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc. Vào dịp Tết đến Xuân về, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Sườn xám là trang phục truyền thống dành cho phái nữ Trung Quốc. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái Trung Hoa xúng xính trong chiếc sườn xám màu đỏ – gam màu vốn được xem là may mắn tại các nước châu Á. Ngoài ra, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được ưa chuộng để diện vào ngày Tết.

Sườn xám của Trung Quốc ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Vào năm 1930-1940, tại Thượng Hải – kinh đô thời trang Trung Hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng. Do chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sườn xám không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo. Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc. Vào dịp Tết đến Xuân về, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Hanbok, Hàn Quốc

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô. Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục. Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương Đông. Ngoài Hanbok truyền thống với nhiều lớp áo váy, giới trẻ Hàn còn diện Hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô. Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục. Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương Đông. Ngoài Hanbok truyền thống với nhiều lớp áo váy, giới trẻ Hàn còn diện Hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Kimono, Nhật Bản

Các cô gái xứ Phù Tang thường lựa chọn kimono để diện vào dịp lễ hội. Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, nên họa tiết hoa, lá… vừa được sử dụng nhiều vào ngày Xuân vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản. Ngoài ra, yukaka cũng là trang phục truyền thống có thiết kế giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.    Bạn có biết, người mặc kimono cần phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Các cô gái xứ Phù Tang thường lựa chọn kimono để diện vào dịp lễ hội. Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, nên họa tiết hoa, lá… vừa được sử dụng nhiều vào ngày Xuân vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản. Ngoài ra, yukaka cũng là trang phục truyền thống có thiết kế giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.

Bạn có biết, người mặc kimono cần phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Áo dài, Việt Nam

Ra đời từ triều Chúa Nguyễn, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt. Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc áo dài đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ thủ công.

Ra đời từ triều Chúa Nguyễn, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt. Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc áo dài đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ thủ công.

Ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những phiên bản áo dài với sự khác biệt đôi chút về kiểu dáng. Những năm gần đây, áo dài diện trong mùa Xuân được cách tân mạnh mẽ, với kiểu dáng tiện dụng, thoải mái hơn cho những chuyến du ngoạn đầu năm.

Ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những phiên bản áo dài với sự khác biệt đôi chút về kiểu dáng. Những năm gần đây, áo dài diện trong mùa Xuân được cách tân mạnh mẽ, với kiểu dáng tiện dụng, thoải mái hơn cho những chuyến du ngoạn đầu năm.


(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến