Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Món ngon Bắc Kạn, một lần ăn nhiều ngày luyến

Ngoài cảnh đẹp non nước hữu tình của hồ Ba Bể thu hút khách du lịch, Bắc Kạn còn có những đặc sản khiến bước chân lữ khách phải lưu luyến.

Món ngon Bắc Kạn, một lần ăn nhiều ngày luyến

Bánh pẻng phạ

Bánh pẻng phạ

Bánh pẻng phạ thường xuất hiện trong dịp người Tày vùng Ba Bể đón mừng năm mới hay lễ hội xuống đồng. Hình dáng chiếc bánh không có gì đặc biệt, viên bánh tròn tròn cỡ trái nhãn lồng.

Bên ngoài có lớp bột trắng che lớp bột nâu bên trong. Bánh pẻng phạ là một trong những món ăn truyền thống của dân tộc Tày để dâng trời đất.

Bánh pẻng phạ chế biến không cầu kỳ nhưng mùi vị thơm ngon. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo nếp được nhào với nước chè mạn pha đặc để lấy màu nâu và vị chát, một chút rượu trắng cho dậy mùi.

Măng vầu

Măng vầu

Rừng Bắc Kạn có rất nhiều loại măng như: măng tre, măng trúc, măng nứa, măng mai… nhưng nếu nói là đặc sản phải kể đến thứ “măng vầu” hay còn gọi là “măng đắng”. Theo kinh nghiệm của những người đi hái măng, vào đầu vụ những mầm măng vầu mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị hơi hơi hơi đắng, còn từ sau tháng 2 Âm lịch, măng lại chuyển sang vị đắng gắt hơn.

Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món ngon nhưng hấp dẫn hơn cả có lẽ là măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt. Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng luộc thật đắng vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này. Cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần khi nhai kỹ, thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ.

Bánh ngải

Bánh ngải

Mỗi dân tộc đều sáng tạo ra những loại bánh có hương vị khác nhau, có một loại bánh mà chỉ người Tày mới có đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng.

Phở chua

Phở chua

Nhắc đến phở chua Bắc Kạn, rất nhiều người tò mò về nguyên liệu cũng như hương vị của món ăn. Nguyên liệu và cách chế biến của món phở chua rất đơn giản gồm có bánh phở được phơi nắng cho se lại, miến dong chao qua mỡ, thịt ba chỉ, hành phi, đậu phộng rang, các loại rau thơm, dưa chuột, giấm, đường…

Cách chế biến cũng cực kỳ đơn giản. Sau khi chuẩn bị xong hết những nguyên liệu khô, người dân sẽ chuẩn bị phần nước sốt với tỏi băm, giấm, đường, nước mỡ. Nước sốt nấu cho sệt lại và đem trộn với những nguyên liệu đã chuẩn bị trước. Món phở chau vừa ngon, vừ mát, giải ngấy, đây chính là nét riêng trong văn hóa ẩm thực của người dân Bắc Kạn và cũng là điều khiến thực khách mê mẩn.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến, một loại đặc sản quý của ẩm thực dân tộc Tày. Người Tày truyền miệng rằng, bánh ra đời từ câu chuyện kén rể của một gia đình Tày xa xưa, có cô con gái rất xinh đẹp và kén rể bằng một loại bánh ngon, lạ. Rất nhiều chàng trai mang các loại bánh ngon, làm từ sơn hào hải vị đến ra mắt, nhưng không vừa lòng gia đình. Còn chàng trai nghèo không có tiền mua cao lương, mỹ vị để làm bánh thì lại nghĩ ra món bánh làm từ trứng của kiến và bột gạo. Món bánh hết sức bình dân đó lại được lòng mọi người, chàng trai đã lấy được cô gái. Từ đó, người Tày làm bánh trứng kiến trong những dịp lễ quan trọng. Vì vậy, không phải lúc nào cũng có thể được ăn bánh trứng kiến mà phải tin dịp lễ hoặc nhà có khách quý.

Để làm ra những chiếc bánh, đòi hỏi rất nhiều công phu. Bà con người Tày phải lên nương, lên núi để lượm trứng kiến, có khi cả mất cả ngày trời chỉ lượm được một, hai bát nhỏ, vì giờ kiến không nhiều nữa. Trứng kiến là trứng của kiến lành, làm tổ trên thân cây rừng. Trứng to bằng hạt gạo tẻ, có màu trắng sữa, căng mọng. Sau khi rửa qua, trứng kiến được rang chín, trộn gia vị, thịt băm, lạc rang và vừng để làm nhân bánh. Bột bánh làm từ gạo nếp pha thêm chút gạo tẻ, xay nhuyễn, nhào dẻo, dát mỏng, nhồi nhân, rồi nặn thành hình vuông, bọc vào lá vả, đem hấp chín. Lá bọc bánh chỉ dùng lá vả, lấy lá bánh tẻ, bỏ phần gân và cuống lá đi, gói bên ngoài bánh.

Khi ăn bánh, người ta ăn cả phần lá vả kèm với bánh. Bánh có vị rất lạ, dẻo mềm, thơm của gạo nếp nương hòa với vị thanh mát, hơi ngái của lá vả, vị béo ngậy đậm đà của trứng kiến, tạo nên hương vị tuyệt vời.


Tổng hợp

6 vùng đất dành cho các tín đồ yêu động vật

Nhật Bản có hòn đảo dành riêng cho mèo hay thỏ, Bahamas hấp dẫn khách du lịch bởi số lượng lợn hoang lớn. Đó là những vùng đất có nhiều động vật hơn người sinh sống.

Nhật Bản có hòn đảo dành riêng cho mèo hay thỏ, Bahamas hấp dẫn khách du lịch bởi số lượng lợn hoang lớn. Đó là những vùng đất có nhiều động vật hơn người sinh sống.

Đảo Big Major Cay, Bahamas

Big Major Cay hay còn gọi đảo lợn, là vùng đất xưa kia không có người ở, tọa lạc tại Exuma, Bahamas. Sở dĩ địa điểm du lịch nổi tiếng này có tên gọi độc đáo như vậy bởi đây là nơi cư trú và sinh sống của đàn lợn hoang. Đặt chân đến đây, bạn sẽ thấy khoảng 20 con lợn đi lại tự do bên bãi biển. Hiện nay, người dân từ nơi khác cũng đã di chuyển đến hòn đảo để sinh sống và phát triển các dịch vụ du lịch.

Big Major Cay hay còn gọi đảo lợn, là vùng đất xưa kia không có người ở, tọa lạc tại Exuma, Bahamas. Sở dĩ địa điểm du lịch nổi tiếng này có tên gọi độc đáo như vậy bởi đây là nơi cư trú và sinh sống của đàn lợn hoang. Đặt chân đến đây, bạn sẽ thấy khoảng 20 con lợn đi lại tự do bên bãi biển. Hiện nay, người dân từ nơi khác cũng đã di chuyển đến hòn đảo để sinh sống và phát triển các dịch vụ du lịch.

Đảo Tashirojima, Nhật Bản

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Làng Zao, Nhật Bản

Làng Zao, tỉnh Miyagi, thuộc vùng cao nguyên dãy núi Zao (Nhật Bản), nổi tiếng là nơi sinh sống của 6 loài cáo hoang dã với hàng trăm cá thể. Ngôi làng được thành lập từ năm 1990, đến nay là điểm du lịch hút khách của tỉnh Miyagi.

Làng Zao, tỉnh Miyagi, thuộc vùng cao nguyên dãy núi Zao (Nhật Bản), nổi tiếng là nơi sinh sống của 6 loài cáo hoang dã với hàng trăm cá thể. Ngôi làng được thành lập từ năm 1990, đến nay là điểm du lịch hút khách của tỉnh Miyagi. 

Cáo tại làng Zao được bảo tồn trong môi trường hoang dã, sống tự do theo bản năng, tập quán. Đây là nơi có khí hậu phù hợp cho loài cáo sinh sản và phát triển. Ngôi làng bắt đầu mở cửa cho du khách tham quan từ 9-16h, giá vé vào cửa là 700 yen/người (khoảng 155.000 đồng). Cáo trong làng đi lại tự do và thân thiện với con người.

Cáo tại làng Zao được bảo tồn trong môi trường hoang dã, sống tự do theo bản năng, tập quán. Đây là nơi có khí hậu phù hợp cho loài cáo sinh sản và phát triển. Ngôi làng bắt đầu mở cửa cho du khách tham quan từ 9-16h, giá vé vào cửa là 700 yen/người (khoảng 155.000 đồng). Cáo trong làng đi lại tự do và thân thiện với con người.

Okunoshima, Nhật Bản

Okunoshima (Nhật Bản) là thiên đường thỏ ở Nhật với số lượng lên tới hàng trăm con. Nhiều giả thuyết được đưa ra về sự tồn tại của thỏ trên đảo. Có người cho rằng, thỏ được đưa đến đảo Okunoshima từ Thế chiến thứ 2 làm vật thử nghiệm vũ khí hóa học của quân đội. Luồng ý kiến khác cho rằng, kể từ khi hòn đảo phát triển du lịch, người dân đã nuôi thỏ nhằm thu hút du khách và ngày nay chúng sinh sôi với số lượng lớn.

Okunoshima (Nhật Bản) là thiên đường thỏ ở Nhật với số lượng lên tới hàng trăm con. Nhiều giả thuyết được đưa ra về sự tồn tại của thỏ trên đảo. Có người cho rằng, thỏ được đưa đến đảo Okunoshima từ Thế chiến thứ 2 làm vật thử nghiệm vũ khí hóa học của quân đội. Luồng ý kiến khác cho rằng, kể từ khi hòn đảo phát triển du lịch, người dân đã nuôi thỏ nhằm thu hút du khách và ngày nay chúng sinh sôi với số lượng lớn.

Đảo hải cẩu, Nam Phi

Đảo hải cẩu là một hòn đảo nhỏ trên vịnh False, gần thủ đô Cape Town, Nam Phi. Không giống những hòn đảo khác, nơi này không có cây cối hay thảm thực vật xanh mượt, thay vào đó là những đàn hải cẩu và các tảng đá trơ trọi. Mỗi ngày, hàng trăm con hải cẩu chen chúc phơi mình tắm nắng trên những phiến đá.

Đảo hải cẩu là một hòn đảo nhỏ trên vịnh False, gần thủ đô Cape Town, Nam Phi. Không giống những hòn đảo khác, nơi này không có cây cối hay thảm thực vật xanh mượt, thay vào đó là những đàn hải cẩu và các tảng đá trơ trọi. Mỗi ngày, hàng trăm con hải cẩu chen chúc phơi mình tắm nắng trên những phiến đá.

Đảo Cayo Santiago, Puerto Rico

Đảo Cayo Santiago (Puerto Rico) là nơi trú ngụ của gần 1.000 con khỉ rhesus. Chúng là hậu duệ của hơn 400 con khỉ được nhập từ Ấn Độ vào năm 1938 để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Hiện tại, hòn đảo là cơ sở nghiên cứu loài linh trưởng của một số tổ chức khoa học. Các chuyên gia thường chỉ làm việc tại đây vào ban ngày và sẽ trả lại không gian biệt lập dành cho loài khỉ khi màn đêm buông xuống.

Đảo Cayo Santiago (Puerto Rico) là nơi trú ngụ của gần 1.000 con khỉ rhesus. Chúng là hậu duệ của hơn 400 con khỉ được nhập từ Ấn Độ vào năm 1938 để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Hiện tại, hòn đảo là cơ sở nghiên cứu loài linh trưởng của một số tổ chức khoa học. Các chuyên gia thường chỉ làm việc tại đây vào ban ngày và sẽ trả lại không gian biệt lập dành cho loài khỉ khi màn đêm buông xuống. 


(Tổng hợp)

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Thánh địa bình yên Hàm Thuận Nam

Nhắc tới Bình Thuận, người ta thường nghĩ ngay đến bãi biển Mũi Né. Nhưng Hàm Thuận Nam mới là “thánh địa” cho những ai thích sự thơ mộng yên tĩnh và vẻ đẹp thiên nhiên thuần túy.

Thánh địa bình yên Hàm Thuận Nam

Bãi biển Hàm Thuận Nam hoang sơ 

Bãi biển Hàm Thuận Nam hoang sơ

Khác với vẻ tấp nập, ồn ào ở Phan Thiết, làng chài ven biển Hàm Thuận Nam mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình. Đâu đó là hình ảnh quen thuộc của những chiếc thuyền đánh cá xa bờ, là hình ảnh bà cụ đang ngồi cắt vẩy cá mỗi buổi sáng, là những đứa trẻ đang chơi đùa với những con cua khi đợi bố mẹ chúng chở đi học. Không có nhiều khu nghỉ mát lớn và đông đúc khách như ở Mũi Né, Hàm Thuận Nam rất yên tĩnh nhưng sở hữu các bãi biển rất đẹp, nước trong, xanh biếc, bãi cát trắng xóa xen lẫn hàng phi lao mát rượi, thanh bình. 

Hải đăng Kê Gà 

Hải đăng Kê Gà

Ở độ cao 65m so với mặt biển, hải đăng Kê Gà lâu nay vẫn là niềm tự hào của ngành du lịch Bình Thuận. Đây là ngọn hải đăng được kiến trúc sư người Pháp Chnavat thiết kế, xây dựng từ năm 1899 bằng đá hoa cương, có 184 bậc thang xoắn ốc. Đặt chân lên hải đăng, cả một vùng biển trời xanh ngắt sẽ thu vào tầm mắt, gió lồng lộng thổi với trùng lớp sóng biển vỗ về dưới chân tháp tạo ra một khung cảnh bình dị sẽ khiến bạn vô cùng thích thú. 

Dinh Thầy Thím 

Dinh Thầy Thím

Dinh Thầy nằm giữa thảm rừng yên tĩnh, kiến trúc mang đậm nét cổ kính với những mái ngói đỏ cong vút, cùng những hình tượng đắp nổi tinh xảo trên cột, trên vách... vẫn trường tồn theo năm tháng, và đã được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia. Khu vực dinh ngập tràn bóng mát của những cây cổ thụ, vài cụ già tóc phơ ngồi kể chuyện ngày xưa hay đánh cờ. Cách dinh khoảng 3km về hướng tây là khu mộ của Thầy Thím và mộ của đôi hắc, bạch hổ. 

Dinh Thầy Thím không chỉ là nơi du khách thập phương đến cúng bái mà còn là nơi để chiêm ngưỡng, tham quan một thắng cảnh núi biển thanh bình, tìm hiểu văn hóa, lịch sử của vùng đất Lagi. 

Núi Tà Cú 

Núi Tà Cú

Nằm ven quốc lộ 1A tại thị trấn Thuận Nam, Núi Tà Cú là một địa điểm leo núi, một thắng cảnh kỳ thú của tỉnh Bình Thuận có đỉnh cao 649m so với mặt nước biển. Khung cảnh nơi đây hoang sơ, kỳ vỹ với núi non trùng điệp, thấp thoáng mái chùa cổ kính ẩn sau rừng cây, khí hậu năm trong lành mát mẻ. Trên đỉnh núi có 2 ngôi chùa nổi tiếng là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Long Đoàn rất phù hợp cho các chuyến hành hương. 

Đến Tà Cú vào mỗi độ xuân về, bạn thỏa thích ngắm hoa mai vàng, hoa vông đỏ nở thơm nức cả cánh rừng. Nhiều loại cây như trắc, giáng hương, bằng lăng rợp cả ngọn núi. Đặc biệt, dòng nước suối trong vắt tuôn ra từ những khe đá trên núi mát lạnh, trong veo càng làm cho khung cảnh thiên nhiên trở nên kỳ thú. 

Ngắm pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á 

Ngắm pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á

Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn tại chùa Linh Sơn Trường Thọ với tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên tay, lưng tựa vào núi dài 49m, rộng 8.8m, cao 12.2m (tính từ vai xuống) đặt sau chính điện. Pho tượng này đã được công nhận là tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi dài nhất đông Nam Á và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo. 

Tác phẩm do nghệ nhân Trương Đình Ý chủ trì được tạo tác từ năm 1958 đến 1962 và hoàn toàn được làm bằng công sức lao động của con người, không dung máy móc hay cần trục, cùng với sự hỗ trợ của đông đảo Phật tử khắp các tỉnh miền Nam. Tượng Phật toát lên vẻ an lạc trong một cấu trúc tôn nghiêm nhưng giản dị. Cách thể hiện những đường nét trong bộ cà sa trên thân tượng rất đơn giản nhưng sắc như triết lý của đạo Phật.


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến