Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Đại lý vé máy bay cần nhớ

Khi đại lý bán vé máy bay mới đi vào hoạt động dù có tìm hiểu kỹ bao nhiêu thì cũng không thể tránh được sai sót. Tuy nhiên những sai sót này càng hạn chế nhiều càng tốt. Để trở nên chuyên nghiệp hơn dù đại lý của bạn vừa mới đi vào kinh doanh, hãy tham khảo những kinh nghiệm sau.


Đại lý vé máy bay cần nhớ

- Một vài khách là người cao tuổi thường có thói quen xem lịch âm và có thể hỏi bạn về ngày âm. Rất nhiều đại lý bán vé máy bay đã bị nhầm lẫn ngày âm và ngày dương do quá trình tư vấn không rõ ràng. Hệ quả gây ra là đặt vé sai, lịch bay khác với mong muốn của khách và khi khách ra đến sân bay sai lịch nên không thể sửa chữa được. Việc này không chỉ gây ra lỡ việc của khách mà còn giảm uy tín của đại lý.

- Một lỗi sai chủ quan của đại lý bán vé máy bay nữa là sai tên khách. Thông thường hiện nay khách sẽ gọi điện để đặt vé. Có trường hợp khách nói ngọng hay nói quá nhanh khiến đại lý không nghe rõ. Để giảm tình trạng này, các đại lý hãy gửi tin nhắn hoặc email để xác nhận đến khách hàng. Hãy chắc chắn các thông tin về họ tên người bay, hành trình bay, giờ bay với khách hàng rồi mới xuất vé. Những trường hợp tên bị sai ký tự, đảo lộn họ và tên thì đại lý có thể nhờ hãng hỗ trợ để sửa lại miễn phí. Đừng quên nhắc nhở khách hàng đại lý bán vé máy bay chỉ chịu trách nhiệm các thông tin được ghi trong vé nên khách hãy kiểm tra thật kỹ vé trước khi thanh toán.

- Trong các trường hợp khách hàng muốn mua hành lý khi bay mà họ ở quá xa, rất khó thu tiền. Lúc này hãy nghĩ đến việc gọi đến hãng yêu cầu đặt thêm hành lý cho khách và khách sẽ trả thêm phí hành lý ở sân bay. Đây là cách rất tiện lợi cho cả phía đại lý và cho cả khách hàng.

Chăm sóc khách hàng là công việc không hề dễ dàng với các đại lý bán vé máy bay. Với những lỗi nhỏ trong quá trình làm việc có thể gây cho khách hàng bị lỡ chuyến bay hay các khoản phụ phí do không được đại lý tư vấn từ đầu.

Vậy nên để có thể hoạt động lâu dài và tạo hình ảnh đẹp với khách hàng, đại lý bán vé máy bay hãy học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Tháp Bánh Ít - Bình Định thu hút giới trẻ check in

Là một trong bảy cụm tháp nổi tiếng ở Quy Nhơn (Bình Định), tháp Bánh Ít khiến nhiều khách du lịch thích thú bởi vẻ đẹp huyền bí, lên hình ảo diệu.

Tháp Bánh Ít - Bình Định thu hút giới trẻ check in

Thu hút khách check in vào cuối tuần và lễ Tết

Thu hút khách check in vào cuối tuần và lễ Tết

Với vị trí nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tháp Bánh Ít là một trong những cụm tháp lâu đời theo kiến trúc Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Vào dịp cuối tuần, lễ, Tết nơi đây thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan, check-in. 

Còn được gọi là tháp Bạc

Còn được gọi là tháp Bạc

Toàn bộ quần thể có 4 tháp, nằm trên ngọn đồi thoải cách mực nước biển khoảng 100 m. Nhìn từ xa, cụm tháp có hình giống bánh ít, một đặc sản ở Bình Định. Ngoài cái tên quen thuộc, nơi đây còn được người dân gọi là tháp Bạc. 

Di tích Chăm cổ xưa

Di tích Chăm cổ xưa

Tháp Bánh Ít là di tích Chăm xưa cổ có lối thiết kế đa dạng, phong phú, mang đậm ảnh hưởng nghệ thuật Cham-pa nhưng vẫn có nét đẹp riêng của mảnh đất võ. Mỗi tháp có hình thù và kiến trúc riêng biệt, từng chi tiết chạm trổ, điêu khắc đều thể hiện nét bí ẩn mà bạn phải tìm tòi, khám phá.

Mọi ngóc ngách đều trở thành góc sống ảo

Mọi ngóc ngách đều trở thành góc sống ảo

Mọi ngóc ngách của tháp Bánh Ít đều được hội "sống ảo" khai thác triệt để. Đến đây, bạn nên diện những bộ đồ màu sắc sặc sỡ, thướt tha một chút sẽ đẹp và ấn tượng hơn. Ngoài ra, đế bức hình thêm phần ảo diệu, bạn có thể sử dụng thêm công nghệ chỉnh ảnh. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lạm dụng công nghệ quá đà, khiến bức ảnh trông lạ lẫm và khác xa với thực tế. 

Tượng thần Siva nổi tiếng bên trong tháp

Tượng thần Siva nổi tiếng bên trong tháp

Không chỉ tham quan phía bên ngoài tháp, đến đây bạn còn có cơ hội biết thêm về lịch sử, về những hiện vật còn sót lại từ thời xưa. Bên trong tháp có đặt bức tượng của thần Siva nổi tiếng bằng đá, dù tượng đã có nhiều phần bị vỡ, mất song giá trị vẫn vẹn nguyên như lúc đầu. 

Điểm du lịch không thể bỏ qua của Bình Định

Điểm du lịch không thể bỏ qua của Bình Định

Không gian thoáng mát cùng nét đẹp cổ kính ở tháp Bánh Ít chắc hẳn sẽ khiến cho du khách cảm thấy an nhiên trong tâm hồn. Dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch năm nay, nếu có cơ hội ghé đến Bình Định, nơi đây là địa điểm bạn không thể bỏ qua.


Nguồn: tổng hợp

Mê mẩn trước những đồ thủ công tinh xảo tại Fukushima, Nhật Bản


Tại Nhật Bản, vùng Tohoku, Fukushima được du khách khắp nơi đặc biệt yêu thích bởi nghề thủ công cổ xưa ấn tượng tại đây. Những sản phẩm ở vùng Tohoku được thực hiện bởi sự ti mỉ và công phu của người nghệ nhân, khiến chúng đạt đến sự hoàn mỹ ấn tượng.

Tại Nhật Bản, vùng Tohoku, Fukushima được du khách khắp nơi đặc biệt yêu thích bởi nghề thủ công cổ xưa ấn tượng tại đây. Những sản phẩm ở vùng Tohoku được thực hiện bởi sự ti mỉ và công phu của người nghệ nhân, khiến chúng đạt đến sự hoàn mỹ ấn tượng.

Nến họa tiết


Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, những cây nến này được làm bằng nhiều lớp sáp từ cây sơn. Các nghệ nhân sẽ vẽ hình hoa lá và các họa tiết khác dọc thân nến.     Loại nến này trước kia được tầng lớp samurai và quý tộc sử dụng. Chúng đem lại không khí lễ hội vào những tháng mùa đông. Các thợ thủ công ở Aizu, Fukushima đã làm nến theo phương pháp truyền thống suốt hàng trăm năm.


Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, những cây nến này được làm bằng nhiều lớp sáp từ cây sơn. Các nghệ nhân sẽ vẽ hình hoa lá và các họa tiết khác dọc thân nến.

Loại nến này trước kia được tầng lớp samurai và quý tộc sử dụng. Chúng đem lại không khí lễ hội vào những tháng mùa đông. Các thợ thủ công ở Aizu, Fukushima đã làm nến theo phương pháp truyền thống suốt hàng trăm năm.

Magewappa


Dù ở trong nhà hàng cao cấp hay một quầy sushi nhỏ, bạn cũng sẽ nhận thấy phần lớn các quán ăn của Nhật Bản có chung một điều: sự tỉ mỉ trong trình bày. Nhiều bát đĩa dùng để bày thức ăn cũng là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó, có Magewappa hay các đồ gỗ uốn cong.     Magewappa có xuất xứ từ Akita, một trong 6 quận của Tohohku, được làm bằng cách ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào (thường là gỗ tuyết tùng hoặc gỗ bách) trước khi uốn thành các hộp cơm, giá hấp… Hương thơm tự nhiên và vân gỗ càng làm tăng sự ngon miệng cho thực khách.

Dù ở trong nhà hàng cao cấp hay một quầy sushi nhỏ, bạn cũng sẽ nhận thấy phần lớn các quán ăn của Nhật Bản có chung một điều: sự tỉ mỉ trong trình bày. Nhiều bát đĩa dùng để bày thức ăn cũng là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó, có Magewappa hay các đồ gỗ uốn cong.

Magewappa có xuất xứ từ Akita, một trong 6 quận của Tohohku, được làm bằng cách ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào (thường là gỗ tuyết tùng hoặc gỗ bách) trước khi uốn thành các hộp cơm, giá hấp… Hương thơm tự nhiên và vân gỗ càng làm tăng sự ngon miệng cho thực khách.

Búp bê Kokeshi

Không ai biết nguồn gốc chính xác của búp bê Kokeshi, nhưng món đồ thủ công truyền thống này là quà lưu niệm rất phổ biến. Vẻ mặt hiền lành của chúng được vẽ bằng tay với những nét đơn giản, sống động. Phần thân búp bê được tạc từ gỗ màu kem mài nhẵn.     Các búp bê gỗ này được cho là xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) ở khu suối nước nóng thuộc quận Miyagi, vùng Tohoku. Búp bê của các vùng khác nhau sẽ có sự khác biệt về nét mặt, vóc dáng và loại gỗ. Ngày nay, phiên bản hiện đại có các kiểu tóc sáng tạo và mặc kimono, được bày bán khắp Nhật Bản.

Không ai biết nguồn gốc chính xác của búp bê Kokeshi, nhưng món đồ thủ công truyền thống này là quà lưu niệm rất phổ biến. Vẻ mặt hiền lành của chúng được vẽ bằng tay với những nét đơn giản, sống động. Phần thân búp bê được tạc từ gỗ màu kem mài nhẵn.

Các búp bê gỗ này được cho là xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) ở khu suối nước nóng thuộc quận Miyagi, vùng Tohoku. Búp bê của các vùng khác nhau sẽ có sự khác biệt về nét mặt, vóc dáng và loại gỗ. Ngày nay, phiên bản hiện đại có các kiểu tóc sáng tạo và mặc kimono, được bày bán khắp Nhật Bản.

Hình thêu Kogin-zashi

Kogin-zashi là mẫu thêu hình học trên vải lanh và nhuộm chàm, một kiểu thêu truyền thống có từ thời Edo. Đằng sau sản phẩm tỉ mẩn này là sự cần cù và sáng tạo của người dân quận Aomori.     Để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt, các phụ nữ trong làng mặc nhiều lớp vải lanh. Họ thêu các sợ bông lên một số chỗ nhất định để vải được bền hơn, dần dần tạo ra kiểu thêu Kogin-zashi. Kỹ thuật này được bảo tồn chặt chẽ. Các mẫu thêu có quy tắc riêng, chỉ cần thay đổi một chút thì không còn là Kogin-zashi nữa.

Kogin-zashi là mẫu thêu hình học trên vải lanh và nhuộm chàm, một kiểu thêu truyền thống có từ thời Edo. Đằng sau sản phẩm tỉ mẩn này là sự cần cù và sáng tạo của người dân quận Aomori.

Để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt, các phụ nữ trong làng mặc nhiều lớp vải lanh. Họ thêu các sợ bông lên một số chỗ nhất định để vải được bền hơn, dần dần tạo ra kiểu thêu Kogin-zashi. Kỹ thuật này được bảo tồn chặt chẽ. Các mẫu thêu có quy tắc riêng, chỉ cần thay đổi một chút thì không còn là Kogin-zashi nữa.

Đồ sơn mài Tsugaru


Những món đồ bóng loáng này được phủ nhiều lớp sơn màu. Mỗi lớp phải thật khô trước khi sơn lớp tiếp theo. Kết quả thu được là các họa tiết tuyệt đẹp và chiều sâu của từng sản phẩm.     Đồ sơn mài Tsugaru bắt đầu được chế tác ở Aomori từ thế kỷ 17 và trở thành nghề thủ công truyền thống quôc gia vào năm 1975. Các món đồ được sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những món cao cấp hơn chỉ dùng để trang trí.


Những món đồ bóng loáng này được phủ nhiều lớp sơn màu. Mỗi lớp phải thật khô trước khi sơn lớp tiếp theo. Kết quả thu được là các họa tiết tuyệt đẹp và chiều sâu của từng sản phẩm.

Đồ sơn mài Tsugaru bắt đầu được chế tác ở Aomori từ thế kỷ 17 và trở thành nghề thủ công truyền thống quôc gia vào năm 1975. Các món đồ được sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những món cao cấp hơn chỉ dùng để trang trí.

Vải nhuộm Nambu

Ban đầu, đây là loại vải chủ yếu được các samurai sử dụng, sau đó kỹ thuật này được dùng cho cả kimono, túi và vải bọc. Trong đó, nghệ nhân sử dụng giấy nến để tạo ra các họa tết phức tạp.

Ban đầu, đây là loại vải chủ yếu được các samurai sử dụng, sau đó kỹ thuật này được dùng cho cả kimono, túi và vải bọc. Trong đó, nghệ nhân sử dụng giấy nến để tạo ra các họa tết phức tạp.




(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến