Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Du lịch Nhật Bản, lạc bước vào "xứ sở" của đồ ngọt

Bên cạnh công nghệ, nghệ thuật, văn hóa, Nhật Bản còn nổi tiếng thế giới bởi nền ẩm thực phong phú, từ đồ mặn đến đồ ngọt đều để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách, nhất là các món tráng miệng hoàn hảo cả về ngoại hình và độ thơm ngon.

Bên cạnh công nghệ, nghệ thuật, văn hóa, Nhật Bản còn nổi tiếng thế giới bởi nền ẩm thực phong phú, từ đồ mặn đến đồ ngọt đều để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách, nhất là các món tráng miệng hoàn hảo cả về ngoại hình và độ thơm ngon.

Bánh Momiji Manju


Momiji manju là một loại bánh nướng có hình lá phong (momiji). Món bánh này xuất hiện từ năm 1907 và có rất nhiều biến thể khác nhau về nguyên liệu và hình thức sau hơn 100 năm ra đời. Vỏ bánh được làm từ trứng, sữa, mật ong. Loại nhân phổ biến nhất là đậu đỏ và mứt dâu. Ngoài ra, nhân chocolate, vani, trà xanh cũng được nhiều người ưa chuộng. Người Nhật thường dùng bánh momiji manju với một tách trà xanh.

Momiji manju là một loại bánh nướng có hình lá phong (momiji). Món bánh này xuất hiện từ năm 1907 và có rất nhiều biến thể khác nhau về nguyên liệu và hình thức sau hơn 100 năm ra đời. Vỏ bánh được làm từ trứng, sữa, mật ong. Loại nhân phổ biến nhất là đậu đỏ và mứt dâu. Ngoài ra, nhân chocolate, vani, trà xanh cũng được nhiều người ưa chuộng. Người Nhật thường dùng bánh momiji manju với một tách trà xanh.

Bánh mì nướng mật ong (Shibuya Toast)

Món bánh này ra đời ở khu vực mua sắm sầm uất nổi tiếng của Nhật Bản - Shibuya. Đây là món bánh mì ruột mềm, được nướng với bơ và siro lá phong hoặc mật ong, ăn kèm trái cây và kem viên. Shibuya toast là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự giòn rụm của bánh mì nướng, vị ngọt ngào của siro và chút mát lạnh của kem tươi.


Món bánh này ra đời ở khu vực mua sắm sầm uất nổi tiếng của Nhật Bản - Shibuya. Đây là món bánh mì ruột mềm, được nướng với bơ và siro lá phong hoặc mật ong, ăn kèm trái cây và kem viên. Shibuya toast là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự giòn rụm của bánh mì nướng, vị ngọt ngào của siro và chút mát lạnh của kem tươi.

Dango

Dango là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản với hương vị ấn tượng. Đây là bánh trôi làm từ bột gạo, được xiên trên một cái que và có nhiều màu sắc khác nhau (hồng, trắng, xanh lá,…). Bánh có nhiều hình dạng tùy vào phong tục của từng khu vực như hình tròn, hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh hình tròn. Dango là món ăn bình dị, được người dân nước Nhật ưa chuộng và ăn quanh năm cùng với trà xanh.

Dango là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản với hương vị ấn tượng. Đây là bánh trôi làm từ bột gạo, được xiên trên một cái que và có nhiều màu sắc khác nhau (hồng, trắng, xanh lá,…). Bánh có nhiều hình dạng tùy vào phong tục của từng khu vực như hình tròn, hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh hình tròn. Dango là món ăn bình dị, được người dân nước Nhật ưa chuộng và ăn quanh năm cùng với trà xanh.

Bánh mì dưa lưới

Bánh mì dưa lưới có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và Mỹ Latinh. Đây là loại bánh ngọt có hình dạng giống một quả dưa lưới với lớp vỏ giòn rụm bên ngoài và sự mềm mịn bên trong. Nhờ độ thơm ngon và giá thành rẻ mà món bánh này xuất hiện ở hầu hết mọi cửa hàng tại Nhật, thậm chí còn được đưa vào các bộ phim và anime.

Bánh mì dưa lưới có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu ÁMỹ Latinh. Đây là loại bánh ngọt có hình dạng giống một quả dưa lưới với lớp vỏ giòn rụm bên ngoài và sự mềm mịn bên trong. Nhờ độ thơm ngon và giá thành rẻ mà món bánh này xuất hiện ở hầu hết mọi cửa hàng tại Nhật, thậm chí còn được đưa vào các bộ phim và anime.

Bánh cá (Taiyaki)

Taiyaki là một loại bánh nướng truyền thống hình cá tráp biển của Nhật Bản. Bánh được làm từ bột mì và thường có nhân là đậu đỏ. Ngoài ra, bánh còn được biến tấu với nhiều loại nhân khác như: kem trứng, socola, caramel, trà xanh,… hoặc nhân mặn như xúc xích, gà, phô mai,… Món bánh này có bán tại mọi cửa hàng tiện lợi, siêu thị ở Nhật, đặc biệt trong các lễ hội truyền thống, buổi dã ngoại, ngắm hoa ngoài trời.

Taiyaki là một loại bánh nướng truyền thống hình cá tráp biển của Nhật Bản. Bánh được làm từ bột mì và thường có nhân là đậu đỏ. Ngoài ra, bánh còn được biến tấu với nhiều loại nhân khác như: kem trứng, socola, caramel, trà xanh,… hoặc nhân mặn như xúc xích, gà, phô mai,… Món bánh này có bán tại mọi cửa hàng tiện lợi, siêu thị ở Nhật, đặc biệt trong các lễ hội truyền thống, buổi dã ngoại, ngắm hoa ngoài trời.


Đá bào Kakigori

Đá bào kakigori là một trong những món ăn có lịch sử lâu đời, nhiều người cho rằng kakigori xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 11. Đây là món tráng miệng sử dụng đá bào hương vị siro với topping từ trái cây và kem tươi. Hương vị phổ biến bao gồm dâu tây, anh đào, chanh, trà xanh, nho, dưa,… Điểm đặc biệt của món ăn này là có một viên bánh nếp của Nhật rưới thêm sữa đặc.

Đá bào kakigori là một trong những món ăn có lịch sử lâu đời, nhiều người cho rằng kakigori xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 11. Đây là món tráng miệng sử dụng đá bào hương vị siro với topping từ trái cây và kem tươi. Hương vị phổ biến bao gồm dâu tây, anh đào, chanh, trà xanh, nho, dưa,… Điểm đặc biệt của món ăn này là có một viên bánh nếp của Nhật rưới thêm sữa đặc.

Anmitsu

Anmitsu là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản rất được yêu thích trong những tháng hè nắng nóng. Một bát anmitsu thường gồm thạch rau câu, bánh nếp, mứt đậu đỏ, kem vani hoặc trà xanh, siro đường nâu và các loại trái cây khác nhau được cắt miếng nhỏ. Anmitsu mang một vẻ đẹp rất tinh tế nhờ sự kết hợp hài hòa của màu sắc và những nguyên liệu tự nhiên đúng chất Nhật Bản.

Anmitsu là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản rất được yêu thích trong những tháng hè nắng nóng. Một bát anmitsu thường gồm thạch rau câu, bánh nếp, mứt đậu đỏ, kem vani hoặc trà xanh, siro đường nâu và các loại trái cây khác nhau được cắt miếng nhỏ. Anmitsu mang một vẻ đẹp rất tinh tế nhờ sự kết hợp hài hòa của màu sắc và những nguyên liệu tự nhiên đúng chất Nhật Bản.

Kit Kat


Kit Kat có xuất xứ từ nước Anh và được đưa vào thị trường Nhật Bản từ năm 1973. Giờ đây, Kit Kat đã trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng ở Nhật và đất nước này hiện là thị trường lớn thứ hai của Kit Kat trên thế giới, chỉ sau quê hương của nó là nước Anh. Bên cạnh vị chocolate nguyên bản, người Nhật đã phát minh ra hơn 100 hương vị mới như: táo, bí đỏ, dâu, nho, lê, trà xanh, cam quýt, đậu nành,…

Kit Kat có xuất xứ từ nước Anh và được đưa vào thị trường Nhật Bản từ năm 1973. Giờ đây, Kit Kat đã trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng ở Nhật và đất nước này hiện là thị trường lớn thứ hai của Kit Kat trên thế giới, chỉ sau quê hương của nó là nước Anh. Bên cạnh vị chocolate nguyên bản, người Nhật đã phát minh ra hơn 100 hương vị mới như: táo, bí đỏ, dâu, nho, lê, trà xanh, cam quýt, đậu nành,…

Mochi


Mochi là một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp mochigome giàu gluten. Nhân mochi rất đa dạng, tùy theo khẩu vị và sở thích của từng gia đình. Món bánh này không những được ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn.

Mochi là một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp mochigome giàu gluten. Nhân mochi rất đa dạng, tùy theo khẩu vị và sở thích của từng gia đình. Món bánh này không những được ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn.

Bánh giọt nước (Mizu Shingen Mochi)

Mizu Shingen Mochi xuất hiện ở Nhật Bản vào mùa hè năm 2013 và nhanh chóng trở thành trào lưu ẩm thực mới không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới, nhờ hình dạng như giọt nước với màu trắng trong suốt và tinh khiết. Nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng miệng này chủ yếu là từ nước, nhưng không phải nước lọc thông thường mà là nước từ dãy núi Alps, sau khi mang về sẽ được cho thêm vài nguyên phụ liệu khác và đổ vào khuôn để nước đông đặc lại. Bánh có vị ngọt thanh, mát lạnh, mềm mại và thường được ăn kèm với bột đậu nành kinaki và siro đường đen.

Mizu Shingen Mochi xuất hiện ở Nhật Bản vào mùa hè năm 2013 và nhanh chóng trở thành trào lưu ẩm thực mới không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới, nhờ hình dạng như giọt nước với màu trắng trong suốt và tinh khiết. Nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng miệng này chủ yếu là từ nước, nhưng không phải nước lọc thông thường mà là nước từ dãy núi Alps, sau khi mang về sẽ được cho thêm vài nguyên phụ liệu khác và đổ vào khuôn để nước đông đặc lại. Bánh có vị ngọt thanh, mát lạnh, mềm mại và thường được ăn kèm với bột đậu nành kinaki và siro đường đen.


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Đến thăm quê hương của ông già Noel

Vào mỗi dịp Giáng sinh, khách du lịch từ khắp nơi thường đổ về thành phố Rovaniem (Phần Lan) để tận hưởng không khí ngày lễ và tìm gặp ông già Noel.

Đến thăm quê hương của ông già Noel

Lapland, Phần Lan

Lapland, Phần Lan

Theo truyền thuyết, ông già Noel sinh sống giữa những vùng núi tuyết phủ ở Bắc Cực nhưng vì muốn bảo vệ chốn bí mật, ông đã tạo ra một địa điểm khác để mọi người có thể đón Giáng sinh cùng mình. Năm 2010, thành phố Rovaniemi, thủ phủ vùng Lapland, đã tự nhận là quê hương của ông già Noel. 

Santa Claus Village 

Santa Claus Village

Cách trung tâm thành phố Rovaniemi khoảng 8 km về phía bắc, Santa Claus Village (Làng của ông già Noel) mở cửa chào đón du khách mỗi ngày. Điểm đến hút khách nhất của Lapland được miêu tả như một resort đúng nghĩa với hàng loạt cửa hàng lưu niệm, nhà hàng, quán cà phê... Tuy nhiên, 3 địa điểm hấp dẫn hơn cả chính là Santa Claus Office, Santa Claus Main Post Office và Arctic Circle. 

Santa Claus Office (văn phòng của ông già Noel) 

Santa Claus Office (văn phòng của ông già Noel)

Là địa điểm chính thức cho du khách gặp gỡ nhân vật nổi tiếng nhất thế giới - ông già Noel. Tại đây, trẻ nhỏ có thể khám phá nhiều bí mật thú vị về nhân vật này, chẳng hạn như bộ điều khiển tốc độ quay Trái Đất. Trung bình mỗi năm, ông già Tuyết đón tiếp khoảng 300.000 lượt khách. Đặc biệt, trong dịp lễ Giáng sinh, số lượng khách tăng vọt, ông già Noel cũng bận rộn hơn với hàng trăm lượt khách tới thăm mỗi ngày. 

Cơ hội chụp hình cùng ông già tuyết

Cơ hội chụp hình cùng ông già tuyết

Để gặp được ông già Tuyết và có cơ hội chụp ảnh cùng nhân vật này, du khách sẽ phải xếp hàng chờ lượt. Tuy nhiên, việc chụp ảnh không miễn phí. Mỗi lượt chụp chung với ông già Noel, du khách phải trả ít nhất 30 euro (35 USD) và không được sử dụng máy ảnh cá nhân. 

Tuần lộc kéo xe

Tuần lộc kéo xe

Tuần lộc kéo xe là một trong những hình ảnh gắn liền với ông già Noel nên chắc chắn đây là điều không thể thiếu khi bạn đến thăm nơi này. Dù không thể bay giữa trời như trong truyện cổ tích, du khách vẫn có thể trải nghiệm cảm giác ngồi trên cỗ xe thần kỳ được những chú tuần lộc kéo đi trên tuyết. Giá của dịch vụ này là 55 euro cho trẻ em và 77 euro cho người lớn trong quãng đường 3 km. 

Bưu điện chính của ông già Noel

Bưu điện chính của ông già Noel

Bưu điện chính của ông già Noel thuộc mạng lưới dịch vụ bưu chính quốc gia Phần Lan. Tại đây, du khách có thể "đặt hàng" ông già Noel gửi thiệp, quà Giáng sinh... đến những người thân yêu với một dấu bưu điện chính thức ở đây mà không nơi nào có để làm họ bất ngờ. Từ năm 1985, ông già Noel nhận khoảng 15 triệu lá thư từ 198 quốc gia, vùng lãnh thổ gửi đến, nên tại bưu điện, bạn cũng có thể xem qua những lá thư đáng yêu này của trẻ em khắp thế giới. 

Arctic Circle

Arctic Circle

Arctic Circle, hay vòng Bắc Cực là vĩ tuyến 66 độ 33 phút Bắc. Đây là một trong những dấu mốc địa lý đặc biệt trên Trái Đất - nơi diễn ra những hiện tượng kỳ thú như Mặt Trời nửa đêm (Midnight Sun) hay Đêm vùng cực (Polar Night). Vòng Bắc Cực chạy qua Santa Claus Village ở Rovaniemi được đánh dấu rõ ràng, dễ nhận biết. Do đó, khi đến đây, du khách không thể bỏ qua điểm check-in độc lạ này.

Ngoài ra, tại đây cũng có nhiều cửa hàng lưu niệm nơi du khách có thể mua vô số các món đồ liên quan tới dịp lễ cuối năm. 


Nguồn: tổng hợp

Sức hút cực kỳ hấp dẫn từ kinh doanh vé máy bay

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, vé máy bay cũng có thể kinh doanh được không. Tất nhiên là có và khả năng sinh lời rất cao mà lại ít rủi ro.


Sức hút cực kỳ hấp dẫn từ kinh doanh vé máy bay

Đầu tiên, bạn nên lập một đại lý bán vé máy bay cho riêng mình. Bạn có thể kinh doanh tất cả các hãng máy bay hiện nay. Việc thành lập đại lý bán vé máy bay tạo thương hiệu cho phòng vé của bạn. Mặt khác, được nhiều người biết đến và dễ dàng mua vé bất cứ lúc nào.

Thứ hai, bạn thường xuyên săn vé giá rẻ từ các đợt khuyến mại của các hãng. Lợi nhuận từ các đợt khuyến mại này là nguồn thu nhập lớn cho các phòng vé.

Thứ ba, tạo một website dành riêng cho phòng vé của mình. Kết hợp kinh doanh bán vé qua mạng. Chia sẻ trang website của mình trên các trang mạng vừa tạo thương hiệu cho phòng vé vừa được mọi người biết đến một các dễ dàng.

Thứ tư, đưa ra các chiến lược giảm giá từng tuần từng tháng. Các chiến lược đẩy mạnh doanh thu bán hàng cho phòng vé.

Tại sao kinh doanh vé máy bay lại có sức hấp dẫn như vậy?

Người xưa có câu “ phi thương bất phú”. Quả không sai, có kinh doanh thì mới có thể giàu được. Kinh doanh vé máy bay cực kỳ đơn giản mà lại nhàn hạ. Mặt hàng vô cùng đang dạ. Có nhiều hãng máy bay cho bạn lựa chọn. Chỉ việc trao vé đến người cần thì bạn đã có tiền. Giống như một nhân viên văn phòng việc khỏe thu nhập thì hấp dẫn. Bạn nghĩ như thế nào ? .Còn tôi sẽ bắt tay ngay vào việc này!

Bất cứ ai đều cũng có thể kinh doanh vé máy bay được. Bạn không có đủ vốn để mở cho mình một phòng vé. Nhưng bạn có thẻ làm cộng tác viên cho phòng vé đó. Thu nhập từ phần tram hoa hồng rất hậu hĩnh.

Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp việc kinh doanh phòng vé sinh lời cao nhất. Nếu có một số mẹo nhỏ khác vui lòng đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện bài viết của mình.

Bài đăng phổ biến