Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Làm gì khi bị lạc đường ở nước ngoài?

Hiện nay, mọi người đều có xu hướng lựa chọn chuyến du lịch nước ngoài trong dịp nghỉ ngơi của mình. Dù là đi một mình hay đi theo đoàn cũng khó có thể tránh khỏi tình trạng lạc đường giữa nơi “đất khách quê người”. Vậy làm thế nào nếu du khách bị lạc đường trong chuyến du lịch nước ngoài?


Làm gì khi bị lạc đường ở nước ngoài?

Mang theo bản đồ hay điện thoại thông minh khi ra đường

Khi đi du lịch ở nước ngoài, dù là đi theo tour hay đi một mình, bạn cũng có thể dễ dàng bị lạc vì không thông thạo đường phố, ngõ hẻm của nơi đây như quê hương của mình. Chính vì thế, khi ra đường, bạn nên mang theo bản đồ có đánh dấu những “mốc” quan trọng như nhà thờ, quảng trường, ga tàu, bến xe buýt… Khi hỏi dùng bản đồ và chỉ tay vào các biểu tượng đó và bạn sẽ rất dễ dàng nhờ taxi hay phương tiện công cộng đưa trở về.

Hiện nay, những chiếc điện thoại thông minh, có tích hợp những tính năng 3G và GPS rất phổ biến, bạn có thể download các phầm mềm hỗ trợ để xác định vị trí của mình cũng như tìm lối ra trên bản đồ có sẵn để dễ dàng tìm được đường trở về.

Ghi nhớ

Trước khi ra khỏi nhà nghỉ hay khách sạn nơi bạn đang ở, bạn nên viết lại tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc mang theo namecard của khách sạn để trong túi quần áo và balô. Mỗi nơi đi qua, bạn nên ghi nhớ những "mốc" quan trọng, dễ nhớ như nhà thờ, quảng trường, ga tàu hay bến xe buýt. Nếu khó nhớ thì bạn nên chụp ảnh những địa điểm đó lại, vừa lưu giữ những tấm ảnh đẹp, vừa thuận tiện khi bạn bị lạc.

Còn nếu đang đi tour, nên ghi lại số điện thoại của trưởng đoànhướng dẫn địa phương để có thể dễ dàng liên lạc với họ khi bạn bị lạc. Và nếu có thể bạn hãy ghi nhớ địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam ở nơi bạn đến trước chuyến đi.

Hỏi thăm người dân bản địa

Bạn hãy tìm một người dân bản địa thân thiện để xin sự giúp đỡ, đó có thể là những người phụ nữ, học sinh hay những người lớn tuổi. Trước khi đi du lịch, bạn có thể chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay về những câu hỏi đường hay những lời chỉ dẫn đường đi bằng tiếng Anh thông dụng. Hoặc nếu không biết tiếng Anh, bạn có thể diễn tả bằng hành động, cử chỉ, người dân bản địa sẽ rất sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Bình tĩnh, đừng tỏ vẻ lo sợ

Nếu bạn bị lạc đường, bạn cần phải bình tĩnh, tránh tỏ ra vẻ hoảng sợ vì đôi khi kẻ xấu sẽ nhận thấy được “điểm yếu” của bạn và dựa vào đó sẽ gây hại cho bạn. Tránh đi vào những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, trở ngược lại đường cũ khi cảm thấy đã đi quá xa, giữ thái độ điềm tĩnh nếu có bị kẻ lạ quấy rầy.

Đặc biệt, nếu bạn đang đi du lịch ở những đất nước có tình trạng an ninh, chính trị kém ổn định, bạn càng cần phải chú ý đến an toàn của mình. Bạn nên mang theo cuốn sổ nhỏ để ghi lại những số điện thoại khẩn cấp mà bạn có thể cần: cảnh sát, cứu hỏa, cứu thương để phòng những trường hợp cần thiết.

Đến khách sạn, cửa hàng gần nhất 

Nếu quên mang theo điện thoại hoặc điện thoại của bạn gặp khó khăn lúc bạn đang bị lạc, bạn nên ghé vào một khách sạn hay cửa hàng gần nhất, mua một món đồ nhỏ và xin sử dụng nhờ điện thoại hay máy tính công cộng. Và bạn sẽ dễ dàng tìm được đường về hay gọi một chiếc taxi.

Tìm nhóm khách khác

Bạn có thể tìm một nhóm khách du lịch khác, đặc biệt là những nhóm khách có hướng dẫn viên du lịch đi kèm theo vì họ rất thông thạo đường phố tại nơi bạn du lịch để hỏi đường về.

“Cách hay nhất để đừng bị lạc là hãy cứ bị lạc trước đi”, ý của câu nói này là dù muốn hay không, khi đi du lịch ở nước ngoài bạn cũng sẽ một lần bị lạc và nếu bị lạc, bạn cứ bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn, chia sẻ trên đây, đường về nhà sẽ rất gần!

Theo mytour.vn

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Thú vị trước các món ẩm thực của Morocco

Được xem là một trong những nền ẩm thực nổi bật của Địa Trung Hải cũng như có danh tiếng trên thế giới, ẩm thực Morocco là sự kết hợp tài tình của các loại thịt cá, rau quả cùng những loại gia vị hiếm đặc trưng.  

Được xem là một trong những nền ẩm thực nổi bật của Địa Trung Hải cũng như có danh tiếng trên thế giới, ẩm thực Morocco là sự kết hợp tài tình của các loại thịt cá, rau quả cùng những loại gia vị hiếm đặc trưng.

Tagine (Tajine)


Tajine là món ăn truyền thống của Morocco, thậm chí đây còn được xem như biểu tượng quốc gia của đất nước này. Tajine gồm thịt gà, cừu, bò, cá và rau quả, các hạt như trái trám (olive), táo, lê, mơ, mận, nho, chà là, chanh, mật ong . Ngoài ra các loại gia vị cần thiết phải kể tới: quế, gừng, bột saffron, bột nghệ, ớt…    Từ tajine/tagine trong tiếng Morocco để chỉ món ăn và cũng là tên dụng cụ nấu món ăn này. Dụng cụ gồm có một đĩa sâu có nắp đậy hình nón, đĩa dùng để nấu và khi bỏ chóp ra dùng làm đĩa ăn. Chóp hình nón cao có mục đích làm tích tụ lại tất cả các hơi bốc lên từ món ăn, rồi đọng lại thành chất lỏng rơi xuống đĩa nấu thức ăn. Món ăn này được nấu như cách om của Việt Nam nhưng chỉ cần một lượng nước tối thiểu. Phương pháp nấu ăn này của người Morocco rất thiết thực trong những khu vực có nguồn nước bị hạn chế hoặc những nơi nguồn nước công cộng chưa có sẵn.

Tajine là món ăn truyền thống của Morocco, thậm chí đây còn được xem như biểu tượng quốc gia của đất nước này. Tajine gồm thịt gà, cừu, bò, cá và rau quả, các hạt như trái trám (olive), táo, lê, mơ, mận, nho, chà là, chanh, mật ong . Ngoài ra các loại gia vị cần thiết phải kể tới: quế, gừng, bột saffron, bột nghệ, ớt…

Từ tajine/tagine trong tiếng Morocco để chỉ món ăn và cũng là tên dụng cụ nấu món ăn này. Dụng cụ gồm có một đĩa sâu có nắp đậy hình nón, đĩa dùng để nấu và khi bỏ chóp ra dùng làm đĩa ăn. Chóp hình nón cao có mục đích làm tích tụ lại tất cả các hơi bốc lên từ món ăn, rồi đọng lại thành chất lỏng rơi xuống đĩa nấu thức ăn. Món ăn này được nấu như cách om của Việt Nam nhưng chỉ cần một lượng nước tối thiểu. Phương pháp nấu ăn này của người Morocco rất thiết thực trong những khu vực có nguồn nước bị hạn chế hoặc những nơi nguồn nước công cộng chưa có sẵn.

Trà bạc hà


Đây là đồ uống phổ biến ở Morocco, thường được phục vụ trong một bữa ăn. Thức uống này cũng được sử dụng trong những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của người dân nước này như đám cưới, sinh nhật hay các ngày lễ tôn giáo. Đặc biệt, người dân sử dụng đường phèn để làm cho vị trà được ngọt và thanh mát hơn. Trà thường được phục vụ trong một chiếc khay làm bằng kim loại, trang trí công phu, tinh tế.

Đây là đồ uống phổ biến ở Morocco, thường được phục vụ trong một bữa ăn. Thức uống này cũng được sử dụng trong những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của người dân nước này như đám cưới, sinh nhật hay các ngày lễ tôn giáo. Đặc biệt, người dân sử dụng đường phèn để làm cho vị trà được ngọt và thanh mát hơn. Trà thường được phục vụ trong một chiếc khay làm bằng kim loại, trang trí công phu, tinh tế.

Baghrir 


Baghrir, hay còn gọi là “bánh nghìn lỗ” là một trong những món ngon truyền thống của người Morocco, thường xuất hiện trong những bữa sáng ngày lễ tôn giáo. Những lỗ nhỏ trên mặt bánh là do bột đã được lên men trước khi nấu. Chúng sẽ được phủ với nước sốt bao gồm bơ tan chày và mật ong. Thêm chút hạt nhỏ và hoa quả khô để trang trí thêm cho những chiếc bánh.

Baghrir, hay còn gọi là “bánh nghìn lỗ” là một trong những món ngon truyền thống của người Morocco, thường xuất hiện trong những bữa sáng ngày lễ tôn giáo. Những lỗ nhỏ trên mặt bánh là do bột đã được lên men trước khi nấu. Chúng sẽ được phủ với nước sốt bao gồm bơ tan chày và mật ong. Thêm chút hạt nhỏ và hoa quả khô để trang trí thêm cho những chiếc bánh.

Couscous


Đây là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Bắc Phi. Những hạt nhỏ có màu vàng nhạt, trông như những hạt cơm được làm từ bột cán, sau đó đem đi hấp và thêm một số gia vị đặc trưng. Món ăn này thường đi kèm với 7 loại rau, đủ màu sắc và thường được phục vụ vào trưa ngày thứ 6, sau buổi cầu nguyện. Ngoài ra, còn có những biến thể của món ăn này, để phù hợp với sở thích của người ưa ngọt như thêm chút nho khô, hành tây caramel, quế hay hạnh nhân.

Đây là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Bắc Phi. Những hạt nhỏ có màu vàng nhạt, trông như những hạt cơm được làm từ bột cán, sau đó đem đi hấp và thêm một số gia vị đặc trưng. Món ăn này thường đi kèm với 7 loại rau, đủ màu sắc và thường được phục vụ vào trưa ngày thứ 6, sau buổi cầu nguyện. Ngoài ra, còn có những biến thể của món ăn này, để phù hợp với sở thích của người ưa ngọt như thêm chút nho khô, hành tây caramel, quế hay hạnh nhân.

Chebbakia


Món ăn thờm lừng này được làm từ những hạt mè nướng hòa quyện với hương vị của nghệ tây, nước cam, dầu ô liu và quế. Những chiếc bánh cookie với hình dáng của những bông hoa độc đáo sẽ được chiên trong một nồi mật mong cho đến khi sáng bóng và kết dính lại với nhau, sau đó, rắc hạt mè hoặc hạnh nhân cắt nhỏ lên.

Món ăn thờm lừng này được làm từ những hạt mè nướng hòa quyện với hương vị của nghệ tây, nước cam, dầu ô liu và quế. Những chiếc bánh cookie với hình dáng của những bông hoa độc đáo sẽ được chiên trong một nồi mật mong cho đến khi sáng bóng và kết dính lại với nhau, sau đó, rắc hạt mè hoặc hạnh nhân cắt nhỏ lên.

Thịt viên và trứng tagine


Đây là món ăn phổ biến thường xuất hiện trong những bữa cơm gia đình của người dân Morocco. Thịt viên được tẩm với ớt bột và thì là, sau đó viên thành hình tròn nhỏ, nấu trong nước sốt cà chua cho đến khi chín. Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan có thể được om cùng với nước sốt và thịt viên, tùy theo khẩu vị của mỗi người.

Đây là món ăn phổ biến thường xuất hiện trong những bữa cơm gia đình của người dân Morocco. Thịt viên được tẩm với ớt bột và thì là, sau đó viên thành hình tròn nhỏ, nấu trong nước sốt cà chua cho đến khi chín. Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan có thể được om cùng với nước sốt và thịt viên, tùy theo khẩu vị của mỗi người.


(Tổng hợp)

Phong tục đưa ông Công, ông Táo về trời của người Việt

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam.

Phong tục đưa ông Công, ông Táo về trời của người Việt

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người.

Phong tục đưa ông Công, ông Táo về trời của người Việt

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội. Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Lễ vật


Đồ lễ để cúng ông Công ông Táo thường có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và mâm cỗ. Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Ý nghĩa của cá chép 


Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời. Một số gia đình còn mua cá chép giấy để đốt cùng vàng mã sau khi cúng. 

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo


Ngoài những món đồ vàng mã đi kèm cho ông Công, ông Táo, thì mâm cơm cúng ông công trong này này không thể thiếu những món ăn lễ mặn như xôi gà, chân giò luộc, các món được nấu kèm với nấm, măng... lễ chay thì bao gồm trầu, cau, hoa quả, hương hoa, giấy vàng, giấy bạc… Tùy vào gia cảnh mỗi nhà hoặc phong tục từng vùng miền mà những món mặn hay đồ chay được thêm bớt cho phù hợp.


Ngày nay, các bà nội trợ không còn chỉ lo việc nhà như trước, nên có phần bận rộn. Vì thế mâm cỗ đưa ông Táo cũng có phần thay đổi theo cách tiện lợi nhất, đơn giản nhất. Các món trên mâm cỗ thường thấy là bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong. Nhưng dù có thay đổi thế nào thì mâm cỗ vẫn rất trông tươm tất.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến