Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Cầu Oresund – Tuyệt tác kiến trúc “biến mất” giữa lòng đại dương

Oresund được coi là một cây cầu vĩ đại và thành công ngoài sức tưởng tượng của con người, khi có sự kết hợp điêu luyện giữa cầu văng bên trên và đường hầm bên dưới. Từ trên cao nhìn xuống, cây cầu như ẩn như hiện giữa lòng đại dương bao la.

Cầu Oresund – Tuyệt tác kiến trúc “biến mất” giữa lòng đại dương

Nối liền Đan Mạch và Thụy Điển


Cây cầu Oresund vượt biển, nối liền thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmo của Thụy Điển, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đan Mạch, George KS Rotne và hoàn thành vào năm 2000. Không đơn thuần là 1 cây cầu vắt ngang qua biển, Oresund là sự phối hợp của cầu bên trên và đường hầm dưới nước với chiều dài hơn 16km bao gồm 4km đường hầm dưới đáy biển, 4km đảo nhân tạo và 8km cầu dây văng.

Kiến trúc có 1-0-2



Cầu Oresund trải dài khoảng 8km trên mặt biển rồi hạ dần độ cao và bỗng 'lặn' mất tăm dưới mặt nước khiến du khách vô cùng ngỡ ngàng và thích thú. Thực chất, nó chạy tiếp vào một đường hầm dài tới 4km được xây trên một hòn đảo nhân tạo dưới eo biển Flint.  Cấu trúc của cầu không ảnh hưởng đến sự di chuyển tàu bè qua lại. Chiều cao của cây cầu Oresund ở đoạn dây văng đều được kiến trúc sư tính toán sao cho các tàu, thuyền cỡ vừa và nhỏ đều có thể đi qua được. Những cột tháp của cầu cao hơn 200m là những điểm gây ấn tượng mạnh nhất với du khách.

Đảo Peberholm, điểm nhấn bí ẩn nằm ngay trong tuyệt tác


Đảo nhân tạo Peberholm là điểm trung chuyển giữa cầu và đường hầm, được xem như là điểm nhấn của cây cầu đặc biệt này. Nguyên liệu xây lên điểm chuyển giao này được nạo vét từ lòng dại dương. Riêng 4km đường hầm được tạo nên từ xi măng trên đất liền, sau đó hạ thủy xuống một cái rãnh lớn đào sẵn dưới biển.


Hòn đảo còn nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú, gồm hơn 500 loại cây khác nhau, đồng thời là nơi các loài chim cũng như cóc xanh chọn để sinh sản và trú ẩn. Tuy nhiên, hòn đảo nhân tạo này không mở để đón khách du lịch tham quan, dẫu vậy nó vẫn để lại ấn tượng tuyệt vời cho mọi người mỗi khi đi qua đây.

Ý nghĩa về giao thông, kinh tế


Oresund là cây cầu dành cho cả ô tô và xe lửa: tuyến đường đa luồng bên trên dành cho ô tô, 2 luồng phía dưới dành cho xe lửa. Khoảng 2/3 người dân chọn hình thích di chuyển bằng tàu hỏa vì tính tiện dụng và an toàn của nó.


Theo tính toán từ các chuyến xe, lưu lượng các phương tiện di chuyển mỗi giờ là 4600 xe – một con số quá khủng. Trong vòng 1 năm, cầu Oresund phục vụ cho 3 triệu xe ô tô, 560 nghìn xe tải, 60 nghìn xe buýt. Trung bình có khoảng 3.7 triệu người thường xuyên di chuyển qua cầu để đi lại và làm việc ở cả 2 quốc gia.


Nhờ có cây cầu này, thời gian di chuyển từ thành phố Malme của Thụy Điển đến sân bay Kastrup gần Copenhagen chỉ tốn có 21 phút. Rõ ràng, cây cầu này mang lại ý nghĩa thiết thực về mặt kinh tế, giao thông cho cả 2 nước Đan Mạch và Thụy Điển.

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn chẳng may bỏ lỡ cây cầu Oresund trong hành trình tham quan của mình. Đây sẽ là cơ hội quý giá để bạn chiêm ngưỡng kiệt tác được tạo nên giữa óc sáng tạo và kĩ thuật điêu luyện của con người.


Tổng hợp

Khoai deo: Đặc sản dân dã, thấm đượm tình quê Quảng Bình

Nhắc đến đặc sản Quảng Bình thì nhất định không thể nào bỏ qua món khoai deo mộc mạc, dân dã nhưng lại có sức hấp dẫn lạ kỳ. Du khách khi đến với mảnh đất miền Trung này đều dễ “gửi tim mình lại” vì chính những điều dung dị, ấm áp mà nơi đây có sẵn. 

Quảng Bình vốn là mảnh đất quanh năm phải gánh chịu nắng gió khắc nghiệt của thiên nhiên. Có lẽ vì thế mà những củ sắn, củ khoai từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong đời sống người dân năm tháng khốn khó. Nhưng điều đặc biệt là khoai Quảng Bình trồng trên đất cát mang mùi vị rất đặc trưng, bùi bùi, ngọt ngọt khác hẳn những vùng khác.

Quảng Bình vốn là mảnh đất quanh năm phải gánh chịu nắng gió khắc nghiệt của thiên nhiên. Có lẽ vì thế mà những củ sắn, củ khoai từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong đời sống người dân năm tháng khốn khó. Nhưng điều đặc biệt là khoai Quảng Bình trồng trên đất cát mang mùi vị rất đặc trưng, bùi bùi, ngọt ngọt khác hẳn những vùng khác.

Khoai lang dân dã được chế biến đa dạng thành nhiều món ăn ngon như khoai lang nướng, nấu súp, khoai lang chiên… nhưng đến với dải đất nhỏ Quảng Bình bạn còn được thưởng thức món khoai lang mang tên khoai deo.

Khoai lang dân dã được chế biến đa dạng thành nhiều món ăn ngon như khoai lang nướng, nấu súp, khoai lang chiên… nhưng đến với dải đất nhỏ Quảng Bình bạn còn được thưởng thức món khoai lang mang tên khoai deo.

Khoai lang dân dã được chế biến đa dạng thành nhiều món ăn ngon như khoai lang nướng, nấu súp, khoai lang chiên… nhưng đến với dải đất nhỏ Quảng Bình bạn còn được thưởng thức món khoai lang mang tên khoai deo.

Khoai deo được chế biến rất dễ, với nguyên liệu chính là những củ khoai lang sống. Theo lời người dân, khoai lang sau khi thu hoạch về thì không nên chế biến ngay mà phải đợi một thời gian cho khoai ráo nước, nhưng nhất định không được mọc mầm. Khi bề ngoài củ khoai không còn căng mọng thì đem rửa sạch rồi sau đó luộc chín.

Khoai deo được chế biến rất dễ, với nguyên liệu chính là những củ khoai lang sống. Theo lời người dân, khoai lang sau khi thu hoạch về thì không nên chế biến ngay mà phải đợi một thời gian cho khoai ráo nước, nhưng nhất định không được mọc mầm. Khi bề ngoài củ khoai không còn căng mọng thì đem rửa sạch rồi sau đó luộc chín.

Khoai deo được chế biến rất dễ, với nguyên liệu chính là những củ khoai lang sống. Theo lời người dân, khoai lang sau khi thu hoạch về thì không nên chế biến ngay mà phải đợi một thời gian cho khoai ráo nước, nhưng nhất định không được mọc mầm. Khi bề ngoài củ khoai không còn căng mọng thì đem rửa sạch rồi sau đó luộc chín.

Công đoạn tiếp theo chính là bóc lớp vỏ khoai, thái lát mỏng rồi phơi dưới trời nắng to trong khoảng thời gian từ 7 – 9 ngày. Khoai deo ngon thường có màu cánh gián, khi ăn bạn dễ dàng cảm nhận được độ dẻo, ngọt thơm và vị bùi.

Công đoạn tiếp theo chính là bóc lớp vỏ khoai, thái lát mỏng rồi phơi dưới trời nắng to trong khoảng thời gian từ 7 – 9 ngày. Khoai deo ngon thường có màu cánh gián, khi ăn bạn dễ dàng cảm nhận được độ dẻo, ngọt thơm và vị bùi.

Đến Quảng Bình bạn sẽ nghe nói rằng: “Người làm nên miếng khoai deo ngon là một nghệ nhân, người biết thưởng thức khoai deo lại là một nghệ sĩ”. Bạn nên cắn miếng khoai deo một cách chậm rãi, từ từ cảm nhận được vị ngọt bùi, thơm ngon tuy mộc mạc nhưng lại khó có thể trộn lẫn bất cứ nơi đâu.

Đến Quảng Bình bạn sẽ nghe nói rằng: “Người làm nên miếng khoai deo ngon là một nghệ nhân, người biết thưởng thức khoai deo lại là một nghệ sĩ”. Bạn nên cắn miếng khoai deo một cách chậm rãi, từ từ cảm nhận được vị ngọt bùi, thơm ngon tuy mộc mạc nhưng lại khó có thể trộn lẫn bất cứ nơi đâu.

 Với những người con Quảng Bình xa quê thì món khoai deo chính là món quà quê giản dị mà thân thương vô ngần. Và những vị lữ khách đến Quảng Bình cũng rất thích thú thưởng thức món đặc sản dẻo dẻo, dai dai rất lạ miệng. Bạn cũng có thể mua khoai deo mang về làm quà tặng người thân, bạn bè sau chuyến đi.

Với những người con Quảng Bình xa quê thì món khoai deo chính là món quà quê giản dị mà thân thương vô ngần. Và những vị lữ khách đến Quảng Bình cũng rất thích thú thưởng thức món đặc sản dẻo dẻo, dai dai rất lạ miệng. Bạn cũng có thể mua khoai deo mang về làm quà tặng người thân, bạn bè sau chuyến đi.


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Khám phá vẻ đẹp kiêu sa của chùa Hsinbyume

Đến với Myanmar bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đặt chân tới ngôi chùa Hsinbyume nhé. Tại đây bạn sẽ được khám phá nét kiến trúc vô cùng đặc sắc và có ngay cho mình những tấm ảnh check in cực kỳ lung linh đấy.

Khám phá vẻ đẹp kiêu sa của chùa Hsinbyume
Ảnh: "I AM KOO"

Chùa Hsinbyume nằm ở Mandalay, có vị trí tại phía Tây sông Irrawaddy và gần với ngôi làng Mingun, chính vì thế mà bạn có thể kết hợp tham quan 2 địa điểm này luôn đấy. Ngôi chùa Hsinbyume là điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng với kiến trúc ấn tượng.

Khám phá vẻ đẹp kiêu sa của chùa Hsinbyume

Ảnh: "@ppiasalinton"

Khi đến đây chắc chắn bạn sẽ tò mò muốn biết về lịch sử hình thành của ngôi chùa Hsinbyume. Đó là một câu chuyện tình yêu hết sức lãng mạn của vị hoàng tử mang tên Bagydaw với người vợ Hsinbyume. Giữa họ là một tình yêu đầy ngọt ngào tuy nhiên khi sinh con, nữ hoàng chẳng may đã qua đời. Hoàng tử Bagydaw đã mất một thời gian rất dài chìm đắm trong đau khổ, tuyệt vọng vì thế vào năm 1816, ngài đã ra lệnh xây dựng ngôi chùa Hsinbyume dành cho người vợ mà ngài hết sức trân quý. Ngôi chùa đã trải qua nhiều thăng trầm, tuy nhiên vẫn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

Khám phá vẻ đẹp kiêu sa của chùa Hsinbyume

Ảnh: " @_alyciac"

Ngôi chùa với sắc trắng muốt thoát tục, cùng những đường lượn sóng ấn tượng đã gây bão dân tình một thời gian dài bởi vẻ đẹp quá lung linh. Từng lối đi, mái vòm,... đều được tạo dựng tỉ mỉ, tinh vi và sắc sảo đủ để làm nổi bật mọi khung hình. Như thể đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là một miền cổ tích rất mực nên thơ, huyền ảo.

Khám phá vẻ đẹp kiêu sa của chùa Hsinbyume
Ảnh: "@delululs"

Mọi du khách có thể ghé thăm ngôi chùa, khám phá mọi ngóc ngách và thu về vô số những bức ảnh tuyệt đẹp có một không hai. Ở mỗi lỗi đi quanh chùa và từng bậc thang trắng muốt, các bạn đều có thể check in hàng nghìn kiểu ảnh để đời giữa khung cảnh Mandalay yên bình.

Khám phá vẻ đẹp kiêu sa của chùa Hsinbyume
Ảnh: "@sumyatnandarhla"

Để có được một chuyến du lịch khám phá chùa Hsinbyume thật trọn vẹn bạn cần lưu ý một số điều sau đây nhé: Thời gian (nên ghé đến vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, vì lúc này khung cảnh trở nên đẹp nhất và bạn không phải lo bị nắng nóng), ăn mặc (bạn hãy ăn mặc kín đáo lịch sự nhé, các khu vực trong chùa thường không được mang dép đấy).

Tổng hợp


Bài đăng phổ biến