Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Điểm tên 5 món ăn đường phố nổi tiếng của Indonesia

Đến Indonesia bạn không thể nào bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn đường phố siêu ngon của đất nước này được. Nào hãy cùng với chúng tôi gọi tên 5 món ăn đường phố hấp dẫn nhất tại Indonesia nhé.

Điểm tên 5 món ăn đường phố nổi tiếng của Indonesia
Ảnh: "Hello Fresh"

Bakso

Bakso

Bakso, hay súp thịt viên, là một trong những món ăn đường phố rất phổ biến tại Indonesia, bạn có thể tìm thấy chúng từ các xe bán hàng rong đến nhà hàng lớn. Thịt viên thường được làm từ hỗn hợp thịt bò xay và bột sắn, tuy nhiên cũng có loại được làm từ thịt gà, cá hoặc tôm, thậm chí thịt trâu. Nước dùng Bakso được nấu từ bò hoặc gà, ăn kèm mì sợi, giá đỗ, đậu phụ và hành lá. Một tô súp thịt viên nóng hổi, thơm nức là thứ mà không một thực khách nào có thể cưỡng lại.

Gado Gado

Gado Gado

Gado gado là một món salad thông dụng, khá quen thuộc trên đường phố ở Indonesia. Điểm độc đáo của món ăn này là các thành phần chủ yếu là đồ chay như cơm tấm, rau xanh, dưa chuột, đậu rán, nước sốt đậu phộng, hành tây và có thể kèm thêm trứng luộc.

Thịt nướng Satay

Thịt nướng Satay

Satay là món thịt xiên nướng được tẩm ướp với đậu phộng và một số gia vị đặc trưng khác. Thịt Satay ở Indonesia được là từ thịt gà, thịt cừu hoặc thịt bò sau đó xiên vào các que tre được nướng trên bếp than hồng rực.Với mùi hương thơm nồng món ăn này thu hút du khách qua đường và làm hài lòng những thực khách khó tính nhất.

Otak Otak

Otak Otak

Otak Otak là một loại bánh chả cá nướng nổi tiếng tại vùng đảo Riau, Indonesia. Với sự kết hợp độc đáo từ thịt cá xay, bột năng và gia vị cuốn trong lá chuối và nướng trên than đã tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn cho món ăn. Otak Otak không chỉ thơm ngon mà bề ngoài cũng rất đẹp mắt được rất nhiều người yêu thích.

Rawon

Rawon

Rawon là món súp thịt bò với màu đen rất hấp dẫn. Thành phần chính để làm món ăn này là thịt bò và hạt đen Keluak. Hạt đen Keluak được người dân luộc kĩ và vùi vào tro trong một tháng để loại bỏ các chất độc hại trước khi trở thành nguyên liệu độc đáo cho Rawon. Ngoài ra, món ăn cũng được cho thêm gia vị Bumbu để tạo thành hỗn hợp nước sốt. Đây là món ăn được nhiều khách du lịch tìm kiếm thưởng thức nhất mỗi khi đến với Indonesia.

Tổng hợp


Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Nghề pha chế rượu - Nghề thời thượng của giới trẻ

Nghề pha chế rượu cocktail được đánh giá là nghề thời thượng dành cho giới trẻ bởi không phải người làm nghề pha chế nào cũng nắm được những thao tác thuần thục và kỹ thuật pha chế độc đáo, sáng tạo.


Nghề pha chế rượu - Nghề thời thượng của giới trẻ

Nghề pha chế phải học hành bài bản

Cũng giống như các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, giải trí khác như nhà hàng và khách sạn khác, nghề pha chế cũng cần thời gian học tập và được đào tạo bài bản để có kiến thức nền, từ đó vận dụng các loại đồ uống để pha chế ra các loại thức uống hỗn hợp với hương vị độc đáo riêng biệt.

Nhân sự học nghề pha chế trên thị trường hiện nay chủ yếu là các bạn trẻ năng động, phần lớn là các bạn du học sinh ở nước ngoài có điều kiện và cơ hội biết đến công việc thật sự của bartender và “học nghề” để kiếm thêm thu nhập. Một đặc thù khác của nghề bartender đó chính là “không công khai” giảng dạy do định kiến xã hội, do môi trường làm việc của nghề bartender gắn liền với địa điểm nhạy cảm khiến phụ huynh thường không đồng ý cho con em theo nghề pha chế, dù đây thực sự là một ngành nghề hái ra tiền dành riêng cho các bạn trẻ.

Nghề pha chế không chỉ dành riêng cho đàn ông, thời gian gần đây một số bạn nữ cá tính có niềm đam mê và quyết tâm theo đuổi con đường pha chế chuyên nghiệp, đặc biệt là phái nữ cần bỏ ngoài tai định kiến “con gái làm việc trong quán rượu” để theo đuổi niềm đam mê của mình.

Nghề pha chế cần khổ luyện mới thành công

Nhiều học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo dạy pha chế thời gian đầu sau khi tốt nghiệp khá khó tìm việc làm và rèn luyện tay nghề. Edward Wong - Vua pha chế Cocktail trong một chuyến đi huấn luyện nghiệp vụ cho các bartender tại khách sạn Caravelle đã nhận xét: “Bartender chỉ có một con đường để tiến xa trong nghề pha chế đó chính là KHỔ LUYỆN… Một nhần viên pha chế được xem là chuyên nghiệp cần có kỹ năng pha chế, biểu diễn cả trăm loại cocktail và khả năng nhớ tên hàng trăm khách hàng thường xuyên lui tới quầy bar của mình. Không chỉ chú trọng kỹ năng pha chế các loại thức uống, bartender thực thụ phải tạo được bầu không khí vui nhộn, biết cách giao tế khéo léo với khách tại quầy bar. Điều này không phải dễ nếu như bạn không có ý thức rèn luyện”. Tiêu chí chuyên nghiệp dành cho nghề pha chế

Để trở thành nhân viên pha chế chuyên nghiệp, nhân viên pha chế cần đảm bảo các tiêu chí: khả năng đo lường và định lượng sao cho đảm bảo các yếu tố cân bằng về màu sắc, mùi vị…và kỹ năng pha chế, trình bày sản phẩm đẹp mắt và khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt, tiếng Anh với khách hàng cùng kỹ năng tạo bầu không khí vui nhộn và biểu diễn kỹ năng pha chế thật tốt.

Mức lương trung bình dành cho nhân viên pha chế thường dao động từ 5 – 7 triệu trong một ca làm việc, chưa kể nếu biết cách tạo niềm vui cho thực khách thì bạn sẽ nhận được một khoản tiền vui không nhỏ. Chính vì thế, nếu đam mê với sắc màu xanh đỏ của các loại đồ uống và thích tự do sáng tạo những công thức pha chế chỉ của riêng bạn, đừng ngần ngại mà hãy thử thả mình vào không gian sôi động của nghề pha chế.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Kỹ năng cần thiết của một quản lý khách sạn giỏi

Người quản lý khách sạn cần phải luôn chắc rằng nhân viên của họ đang cung cấp một dịch vụ thân thiện và tốt nhất đến khách hàng. Khách hàng chính là người quyết định khách sạn của bạn thuê bao nhiêu nhân viên, ở những vị trí nào, thực hiện các công việc gì và tài chính của khách sạn và đảm bảo các hoạt động được diễn ra đúng lịch trình.


Kỹ năng cần thiết của một quản lý khách sạn giỏi

Chính vì thế, vị trí quản lý khách sạn rất quan trọng và then chốt trong khách sạn. Chủ khách sạn có thể thuê một người có khả năng đảm nhận vị trí này hoặc chính bản thân họ. Tuy nhiên người đó cần phải có khả năng xử lý các tình huống căng thẳng từ việc chăm sóc khách hàng, chú ý đến chi tiết nhỏ trong hoạt động của khách sạn đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tuyệt vời và kỹ năng lắng nghe khách hàng trong bất cứ trường hợp nào.

1. Kiểm soát công việc tốt

Đảm nhiệm vị trí quản lý khách sạn nghĩa là bạn sẽ phải quản lý nhiều nhân viên ở các phòng ban khác nhau và năm giữ nhiều vị trí quan trọng hơn: bạn sẽ cần giám sát, theo dõi nhân viên trong quá trình họ thực hiện công việc như lau dọn, chào hỏi khách hàng, làm bếp, thái độ lễ tâm và nhiều hoạt động khác, điều này tuỳ thuộc vào quy mô mỗi khách sạn khác nhau. Khối lượng công việc ở vị trí này khá nhiều, vì vậy việc bạn rơi vào trạng thái căng thẳng là điều rất dễ xảy ra.

Vì vậy kiểm soát những căng thẳng này trong công việc sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình làm việc của một quản lý khách sạn, và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của nhân viên khách sạn khi họ nhìn thấy bạn căng thẳng. Hãy kiểm soát sự căng thẳng và xử lý nó là một cách giúp cả bạn và nhân viên của bạn có một tâm trạng tốt khi làm việc, cho phép bạn có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào của khách sạn một cách nhanh chóng và hiệu quả

2. Khả năng quan sát tốt

Người quản lý khách sạn cần có môt khả năng quan sát tốt. Dĩ nhiên là như vậy vì bạn sẽ là người giám sát nhân viên của bạn, có khả năng quan sát tốt bạn sẽ có những quyết định đúng đắn với mỗi nhân viên trong khách sạn.

Mỗi khách sạn đều phải được vận hành theo các tiêu chuẩn cụ thể. Bạn cần phải chắc chắn rằng những nhân viên vệ sinh đang dọn dẹp phòng đúng cách và duy trì điều kiện vệ sinh trong khách sạn của bạn. Bạn cũng sẽ cần phải thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm khi chuẩn bị thức ăn cho khách hàng, đây là một vấn đề rất được nhiều khách hàng quan tâm khi dùng bữa tại khách sạn.

Hơn nữa, bạn cũng cần nắm rõ hơn ai hết mọi hoạt động đang diễn ra trong khách sạn. Đừng bao giờ để bất cứ nhân viên nào làm việc mà bạn không biết, hoặc họ sẽ bị mất kiểm soát trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách sạn. Việc thường xuyên đốc thúc, kiểm tra công việc của nhân viên một phần giúp bạn giải quyết những vấn đề phát sinh kịp thời, phần còn lại tạo cho nhân viên ý thức làm việc tốt hơn bởi họ biết luôn có những người có thể kiểm tra họ bất cứ lúc nào.

3. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất cứ ai đều cần nếu muốn trở thành một người quản lý khách sạn. Tại nơi làm việc, bạn sẽ phải quản lý nhân viên từ tất cả các phòng ban cũng như làm việc với khách hàng. Bạn cần phải cho nhân viên thấy rằng họ có đang làm việc đúng cách hay không và khuyến khích họ nếu cần. Hoặc cũng có thể là nở một nụ cười tươi với bất cứ khách hàng nào để họ nhận ra rằng quyết định lựa chọn khách sạn của bạn là đúng đắn.

Giao tiếp với nhân viên hay khách hàng không chỉ là cách giúp bạn tạo dựng mối quan hệ gần gũi, gắn bó hơn mà còn giúp bạn hiểu được họ đang nghĩ gì, họ có muốn chia sẻ điều gì với bạn không. Là một người quản lý khách sạn, bạn sẽ cần phải thường xuyên giao tiếp với nhân viên để đảm bảo lịch trình công việc đúng và cho họ biết thời điểm nào khách sạn bận rộn nhất (nhất là với những nhân viên mới).

4. Kỹ năng lắng nghe

Bên cạnh việc là một người giao tiếp tốt, bạn cũng cần là một người biết lắng nghe người khác nói, nhất là nhân viên và khách hàng của bạn, vì nếu bạn không nghe, có thể bạn sẽ bỏ lỡ một vấn đề quan trọng nào đó quyết định đến danh tiếng, thành khách sạn của bạn.

Đó là lý do tại sao bạn nên dành thời gian để tắng nghe nhân viên, khánh hàng và những người quan bạn nói nhiều hơn, hiểu được khách hàng, nhân viên chính là cách bạn tạo một môi trường làm việc tốt ở khách sạn và giúp hiệu quả công việc được nâng cao. Tôn trọng khách hàng, nhân viên, họ sẽ tôn trọng lại bạn.

Bài đăng phổ biến