Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Bông điên điển và loạt món ngon từ điên điển mùa nước nổi

Bông điên điển là loại sản vật tiêu biểu của mùa nước nổi ở miền Tây, với vị thanh mát, hơi nhẫn, bùi bùi. Loài hoa này có thể được chế biến ra rất nhiều món ăn ngon.

Bông điên điển và loạt món ngon từ điên điển mùa nước nổi

Bông điên điển xào

Bông điên điển xào

Đối với bông điên điển, xào là cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng mang đến hương vị hấp dẫn, bắt cơm. Điên điển thường được xào chung với tép, thịt bò, trứng, thậm chí là chỉ cần xào với tỏi thôi cũng đã rất ngon.

Bông điên điển muối dưa

Bông điên điển muối dưa

Bông điên điển muối dưa là một trong những cách chế biến lạ vị để thưởng thức đặc sản này. Người ta thường muối bông điên điển với giá, hẹ, ớt, hành tím... Tuy nhiên, để món ăn thơm ngon, trước khi muối, bông điên điển phải được sơ chế sạch, nhặt bỏ từng cọng, bỏ cả những phần dập úa, chỉ giữ lấy bông đạt yêu cầu.

Lẩu mắm

Lẩu mắm

Lẩu mắm miền Tây có nguyên liệu đa dạng. Thành phần chất đạm thường có đủ các loại cá (cá lóc, cá hú, cá kèo...), lươn, tôm, mực, ba rọi, heo quay, chả cá... Các loại rau, hoa, củ ăn kèm cũng rất phong phú, như bông điên điển, bông súng, bông so đũa, bông bí, bông lục bình, khổ qua, cà tím, rau nhút, rau đắng, kèo nèo, muống bào, bắp chuối, giá, bạc hà...

Bún cá

Bún cá

Bún cá là đặc sản trứ danh ở Châu Đốc, An Giang cuốn hút thực khách bởi nước dùng đậm đà, thơm mùi mắm, kết hợp cùng những miếng nạc cá lóc đồng vàng màu nghệ, những miếng heo quay mỡ béo, da giòn... Đặc biệt, món ăn sẽ kém phần hấp dẫn nếu thiếu bông điên điển ăn kèm giá sống, rau muống, rau thơm...

Bánh xèo

Bánh xèo

Người miền Tây thường cho bông điên điển vào làm nhân bánh xèo. Tại vùng sông nước Cửu Long, món bánh xèo không giống một số nơi, thường được đổ trong chảo to với lớp vỏ bánh mỏng, giòn, kết hợp cùng các nguyên liệu như tép, thịt heo, thịt vịt, đậu xanh...

Gỏi điên điển

Gỏi điên điển

Gỏi bông điên điển ở miền Tây thường trộn cùng những con tép nhỏ tươi rói, được gọi là tép đồng, tép rong, tép riu, tép trấu, tép mòng, tép muỗi... Tùy nguyên liệu kết hợp, cách chế biến của người nấu, vùng miền... gỏi bông điên điển trộn tép có nhiều hương vị khác nhau. Với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hấp dẫn, món gỏi này thích hợp để phục vụ khai vị.

Xem thêm: Nhớ thương ẩm thực miền Tây mùa nước nổi

Tổng hợp


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Gọi tên những thức quà mùa thu làm say lòng người

Cứ mỗi độ thu sang người ta không chỉ được thưởng thức những chiếc bánh Đoàn viên mà còn được ngất ngây trước những trái hồng vàng ánh, những món đặc sản làm từ cốm, từ sấu.

Gọi tên những thức quà mùa thu làm say lòng người

Xôi cốm

Xôi cốm

Trời mùa thu Hà Nội, dưới cơn mưa se se lạnh mà được thưởng thức món xôi cốm nóng hỏi thì còn gì bằng. Không chỉ dừng ở đỗ xanh, xôi cốm còn có thêm nhiều nguyên liệu khác như hạt sen, dừa sợt, khi cho vào miệng thì bao nhiêu hương vị kết hợp tạo nên món xôi cốm không thể tuyệt vời hơn. Có lẽ cũng chính nhờ món xôi cốm này làm cho mùa thu Hà Nội đẹp hơn, quyến rũ hơn và ấm áp hơn.

Bánh trung thu

Bánh trung thu

Bánh mang vẻ đẹp ý nghĩa và giá trị tinh thần bánh trung thu trở thành món quà thể hiện yêu thương dành tặng những người thân mỗi dịp mùa thu về, đặc biệt là ngày Tết Trung thu. Bánh trung thu thực sự mang một nét đẹp tinh túy. Nó đã vượt lên trên giá trị ẩm thực để trở thành giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn, chứa đựng tinh hoa văn hóa của con người Việt Nam.

Sấu chín

Sấu chín

Nếu mùa sấu xanh kéo dài cả độ vài tháng hè thì mùa sấu chín dầm chỉ vỏn vẹn cuối tháng 8 đầu tháng 9, là hương vị đặc biệt một năm chỉ có một lần. Người Hà Nội sành ăn đã đem sấu vào biết bao món ăn ngon, nào là canh rau muống luộc, vịt om sấu, nước sấu, sấu dầm, ô mai sấu... đặc biệt là sấu chín dầm. Có bao người mê sấu xanh dầm mà chẳng ăn được nhiều bởi vị cay vị ngọt của gia vị đôi lúc không át được độ chua đến nhăn mặt của quả sấu đầu mùa. Thế nên vị sấu chín thanh thanh dìu dịu lại dễ chịu và hấp dẫn hơn cả. 

Kem cốm

Kem cốm

Dù không phải mùa hè nhưng những cây kem cốm mát lạnh vẫn rất được ưa chuộng. Được làm kết hợp với sữa, nên kem cốm có mùi hương lừng đặc trưng khiến từ người lớn đến trẻ nhỏ đều yêu thích. 

Hồng giòn

Hồng giòn

Hồng được trồng nhiều ở Đà Lạt, Mộc Châu, Bắc Hà, Sơn La thích hợp ở vùng cao, nhiệt độ dịu mát. Khi chín, hồng có lớp vỏ nhẵn bóng màu vàng ánh hồng và lớp thịt bên trong giòn giòn, thơm thơm, ngọt đậm. Đối với team mê ăn hồng giòn sấy dẻo, đây là dịp thích hợp nhất để có thể mua hồng giòn về làm hồng khô, hay còn gọi là hồng treo gió.

Xem thêm: Tháng 9 - đặc sản mùa thu chạm ngõ Hà Nội

Tổng hợp


Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Du lịch Đắk Lắk cùng 5 địa điểm cứ lên ảnh là hứng triệu like

Giữa vùng đất cao nguyên miền Trung, nhiều địa điểm ở Đắk Lắk nổi lên như một hiện tượng nhờ vào loạt ảnh check-in đẹp hút hồn của các Instagram-ers. 

Du lịch Đắk Lắk cùng 5 địa điểm cứ lên ảnh là hứng triệu like
Ảnh: @baotran_

Đá Voi Mẹ

Đá Voi Mẹ
Ảnh: @cuongkhii

Đá Voi Mẹ được mệnh danh là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam với chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m và chiều cao khoảng hơn 30m. Chính vì thế Đá Voi Mẹ không chỉ là nơi check-in lý tưởng mà còn là địa điểm thử thách mọi con tim mê chinh phục, để có những tấm ảnh đẹp nhất bạn phải leo từng bước chênh vênh lên dốc đá thoai thoải không có chỗ bám giữa gió trời cao nguyên. Từ trên cao nhìn xuống, núi đá này trông giống lưng một con voi to lớn.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
Ảnh: Bao Tran

Không chỉ là một chốn tâm linh để tịnh tâm, chùa Sắc Tứ Khải Đoan còn là điểm chụp ảnh đẹp lung được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vẻ đẹp của chùa Khải Đoan là sự kết hợp giữa vẻ đẹp kiến trúc, thiên nhiên giao hòa, quan trọng hơn cả là vẻ đẹp khắc cốt lịch sử ngàn đời không gì có thể thay thế được. Chùa Khải Đoàn mang đậm lối kiến trúc cung đình Huế, kết hợp với kiểu dáng thiết kế nhà sàn của Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê. Chất liệu chủ yếu để xây dựng chùa là gỗ. Tông màu nâu trầm của gỗ khiến cho ngôi chùa càng thêm phần trầm mặc, cổ kính hơn lên ảnh trông vô cùng ấn tượng.

Vườn thực vật Troh Bư

Vườn thực vật Troh Bư
Ảnh: @caybui, @kaeley.hat

Vườn thực vật Troh Bư là một vườn thực vật tư nhân, được xây dựng theo mục tiêu chính là bảo tồn các loài lan rừng tự nhiên Việt Nam vùng cao nguyên. Theo tiếng Ê Đê thì Troh Bư có nghĩa là “lũng cá lóc suối”. Địa điểm này mặc dù chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt lớn trong cộng đồng mê du lịch. Chỉ với 25k tiền vé tham quan, đến Troh Bư các bạn sẽ được dạo quanh các tiểu cảnh đẹp “cộp mác” phố núi để chụp ảnh. Đặc biệt, góc check-in nổi tiếng nhất tại đây chính là chiếc tổ chim sống ảo đẹp thần sầu.

Bảo tàng Thế giới Cà Phê

Bảo tàng Thế giới Cà Phê
Ảnh: @toominhtan, @ptrang2805

Đây được xem là bảo tàng cà phê đầu tiên của Việt Nam, bảo tàng Thế giới Cà Phê có thiết kế nương theo không gian quen thuộc của nhà rông Tây Nguyên, sử dụng chất liệu xây dựng mang tính bản địa. Không gian bên trong nơi đây tạo cảm giác như một đường cong đa hình vô cùng uyển chuyển và ấn tượng. Bảo tàng gồm nhiều không gian trưng bày các loại máy chế biến cà phê, dụng cụ làm cà phê thô sơ của người dân Tây Nguyên, không gian triển lãm những bức tranh được chụp bởi các nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Và điều đặc biệt là khu triển lãm các loại cà phê với phong cách sắp đặt cực kỳ mang chất Tây, sang trọng và đẳng cấp. 

Đồi cỏ hồng

Đồi cỏ hồng
Ảnh: @cuongkhii

Tọa lạc ngay trong khuôn viên của Bảo tàng Thế giới Cà phê, đây là đồi cỏ hồng độc nhất xứ Buôn Mê. Nếu đi từ cổng vào thì các bạn cứ để ý khu vực xung quanh là sẽ thấy ngay. Gọi là cỏ hồng nhưng thực ra cỏ ở đây có màu sắc không quá hồng, có ý kiến còn gọi đây là loại cỏ đuôi chồn đặc trưng của Đắk Lắk. Với background thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp này thì bạn chỉ cần diện outfit đẹp đẹp một xíu, vô đứng là auto có ảnh đẹp. 

Xem thêm: Về miền đại ngàn Đăk Lăk

Tổng hợp


Bài đăng phổ biến