Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn

Yok Đôn, vườn quốc gia duy nhất Việt Nam bảo tồn rừng khộp đang vào mùa rụng lá khô, là điểm săn ảnh chim lý tưởng nhất khi đi tour Bản Đôn. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Võ Rin

Vườn Yok Đôn mùa này như thể "châu Âu mùa lá rụng" khi đi qua các thảm rừng khộp dọc đường liên khu trạm 5 và trạm 2. Không giống các khu rừng nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rậm hay rừng ngập mặn, Yok Đôn là rừng khộp duy nhất còn lại ở Việt Nam, có mùa xanh và mùa rụng lá như rừng ôn đới. Theo nhân viên kiểm lâm tại vườn, chữ "khộp" được đọc từ tiếng Lào, nghĩa là "khổ, nghèo", rừng khộp "nghèo" dinh dưỡng đất nên cây không lớn, tán không rậm và vào mùa khô thì cây trút lá để giảm thiểu tiêu hao năng lượng.

Tháng 12 đến tháng 2 hàng năm, rừng nhuộm lá vàng rực, rồi đến tháng 3, từng lớp lá khô rụng phủ xuống mặt đất và mãi cho đến tháng 5, khi mùa mưa bắt đầu, cây nơi đây mới đâm chồi xanh trở lại. Theo số liệu thống kê, hệ động vật tại Yok Đôn có hơn 450 loài, gồm 89 loài động vật có vú, 305 loài chim, 48 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, hàng trăm loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài côn trùng. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Ngô Vũ Thắng

Ngắm cảnh rừng mùa lá rụng và tìm hiểu các loài chim nằm trong số các hoạt động du lịch sinh thái phổ biến nhất, với 500.000 đồng/người/ tour 3 tiếng. Đi tour Bản Đôn để xem và săn ảnh chim bạn phải thức dậy sớm chuẩn bị hành trang và sẵn sàng vào 5h30, thời điểm ngắm chim tốt nhất trong ngày.

Theo ban quản lý, VQG Yok Đôn có khu hệ chim phong phú, là đối tượng yêu thích của các nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên. Các loài đặc trưng là gõ kiến xanh hông đỏ, vẹt ngực đỏ, sả rừng, phường chèo nhỏ, sáo nâu, yến mào, te vặt cho tới các loài chim nước quý hiếm như ngan cánh trắng, quắm lớn hay hạc cổ trắng. 

Anh Võ Rin chia sẻ để ngắm nhìn được nhiều loài chim, du khách nên chọn thời điểm giữa tháng 2 đến cuối tháng 4, cao điểm của mùa khô. Cây rừng rụng hết lá để chống chọi với thời tiết hanh khô của Tây Nguyên, do đó việc quan sát và chụp ảnh chim dễ dàng hơn.

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Ngô Vũ Thắng

Yến mào (chim trống) đang chăm con mới nở được hai tuần tuổi tại vườn Yok Đôn. Loài chim này có kích thước nhỏ, thân dài khoảng 20 cm, chim trống có mặt và phần cổ trên màu nâu nhạt nổi bật, có mào dựng và cánh dài màu xám. Chim mái giống chim trống nhưng không có phần màu nâu nhạt trên mặt và cổ họng. "Mùa yêu" của các cặp yến mào là những khoảnh khắc được các nhiếp ảnh gia canh chụp. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Võ Rin

Một trong những loài hiếm ở vườn Yok Đôn là hạc cổ trắng, có sải cánh 75 - 91cm, nhỏ hơn một chút so với các loài khác trong họ Hạc. Chim có đỉnh đầu màu đen, cánh và thân đen bóng tương phản với cổ trắng, mỏ đen với đầu mỏ màu đỏ đậm. Đây là loài định cư, sống ở vùng sình lầy, đất ngập nước và ven rừng, nhưng chỉ ở nơi trống trải. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Võ Rin

Diều hoa Miến Điện là loài định cư phổ biến tại Yok Đôn, sải cánh 51 - 71cm. Chim thường đậu cao trên các cây khô và khi sà xuống đất thì ve vẩy đuôi từ bên này sang bên kia, sinh cảnh ở các vùng rừng núi, có chỗ tới độ cao gần 2.500m và làm tổ từ tháng 1 - 10. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Nguyễn Thùy Linh

Một trong những loài chim ấn tượng ở Yok Đôn là hù trán trắng. Đây là loài cú nhỏ, thân dài khoảng 20 cm, săn mồi ban ngày. Chim có lông mày trắng rậm, lòng mắt vàng nổi bật, thân trên màu xám nâu với nhiều điểm trắng và thân dưới trắng với nhiều sọc nâu trên ngực.  

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Võ Rin

Sả rừng, loài phổ biến trong vườn Yok Đôn. Chim trưởng thành có sải cánh 17 - 20cm. Tại Việt Nam, loài này còn phân bố ở rừng Mã Đà (Đồng Nai), VQG Cát Tiên (địa phận Tân Phú, Đồng Nai), VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) và rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM). 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Ngô Vũ Thắng

Yok Đôn có 17 loài gõ kiến, gồm loài gõ kiến xanh hông đỏ (chim trống). Đây là loài có kích thước lớn trong nhóm gõ kiến, thân dài tới khoảng 33cm. Chim mái có đầu đen với sọc dài xuống đến gáy, cổ và hai bên gáy màu vàng chanh. Chim trống tương tự chim mái nhưng có mảng đỏ trên đỉnh đầu. Loài này thường kiếm ăn gần gốc cây, hốc đất để tìm mối.  

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Nguyễn Thùy Linh

Loài trèo cây bụng hung có kích thước trung bình trong nhóm trèo cây, thân dài khoảng 13cm. Chim có đỉnh đầu và thân trên màu xám, sọc đen qua mắt nổi bật, thân dưới đỏ hung đậm với nhiều mảng lông bao đuôi trắng. Chim mái giống chim trống nhưng thân dưới nhạt màu hơn. 

Trong tháng 2 - 3 vừa qua, rừng khộp Yok Đôn đã nhiều lần đón tiếp nhóm nhiếp ảnh gia nổi tiếng gồm Ngô Vũ Thắng, Võ Rin và Nguyễn Thùy Linh đến đây săn ảnh.

Xem thêm: Khám phá Tây Nguyên du lịch Đắk Lắk, Đắk Nông có gì hot?

Theo VnExpress

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Lang thang Quy Nhơn 1 ngày nắng, ngắm Eo Gió hoang sơ

Bên cạnh các địa danh nổi tiếng ở Quy Nhơn, Eo Gió được nhiều khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp hoang sơ mà đầy thi vị.

Lang thang Quy Nhơn 1 ngày nắng, ngắm Eo Gió hoang sơ

Eo Gió là một địa danh đầy nắng và gió với cảnh quan hoang sơ và kì vĩ tiêu biểu cho vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất Quy Nhơn. Tên gọi Eo Gió bắt nguồn từ hình dáng địa lý của khu vực này, đứng từ trên các mỏm đá xung quanh nhìn xuống bạn sẽ thấy một eo biển nhỏ được che chắn bởi hai dãy núi như một vòng tay ôm gọn bãi biển tuyệt đẹp ở đây.

Lang thang Quy Nhơn 1 ngày nắng, ngắm Eo Gió hoang sơ

Vách núi đá cao uốn lượn ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành một eo biển hút gió, thu hút khách đến ngắm cảnh, tắm biển và "check-in sống ảo".

Lang thang Quy Nhơn 1 ngày nắng, ngắm Eo Gió hoang sơ

Nét độc đáo cuốn hút của Eo Gió được tạo nên từ đá và nước. Trải qua bao năm tháng nước chảy đá mòn, và quá trình phong hóa của gió biển đã tạo nên 19 hang động với những cái tên rất ngộ nghĩnh như hang Kỳ Co, hang Ba Nghé, hang Dơi, hang Sức Khỏe,… Dưới chân núi là bãi đá Đẻ với những con đường gập ghềnh muôn vàn bãi đá phủ được bào mòn từ nước biển qua năm tháng. Những viên đá ở đây có nhiều kích thước và hình dạng kì thú, tạo nên một tuyệt tác của đá và nước vô cùng độc đáo. 

Lang thang Quy Nhơn 1 ngày nắng, ngắm Eo Gió hoang sơ

Trên con đường đất cũ, những bậc thang được dựng với tay vịn an toàn, đẹp mắt để du khách dễ dàng di chuyển, tham quan. Màu nâu đất của thành lan can hòa với màu đất nổi bật giữa cảnh vật hoang sơ này. Bám trên những vách đá những khóm xương rồng cũng tạo cho khung cảnh nơi đây có thêm điểm nhấn.  

Lang thang Quy Nhơn 1 ngày nắng, ngắm Eo Gió hoang sơ

Quanh eo biển là cánh đồng cỏ xanh rì, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những đàn dê thẩn thơ gặm cỏ. Từ vòng eo dãy núi này, bạn có thể bước từng nhịp lên bậc thang. Từ từ cảm nhận lối nhỏ dẫn mắt bạn đến bờ biển rộng, “chạm” gần hơn những đợt sóng ào ào vỗ tới, tung bọt mát rượi.

Lang thang Quy Nhơn 1 ngày nắng, ngắm Eo Gió hoang sơ

Đến Eo Gió, ngoài việc thưởng ngoạn ngắm cảnh, khám phá, săn ảnh hay nằm trên tảng đá nghe tiếng sóng vỗ, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm như câu cá, lặn ngắm san hô, tắm biển,… Trong ánh chiều tà, khung cảnh ở Eo Gió càng thêm thơ mộng,... Eo Gió là một địa danh du lịch vẫn còn hoang sơ. Nhưng nếu một lần chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh tuyệt mỹ nơi đây, bạn sẽ thấy cảm giác choáng ngợp, mê đắm cảnh sắc nơi đây.

Xem thêm: Du lịch Quy Nhơn có gì? Điểm đến hút khách ở Quy Nhơn

Tổng hợp


Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Khắp các góc đường Hoàng Diệu, Thanh Niên, Yên Phụ, Bắc Sơn,… hoa ban đang nở tím một vùng trời thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng, check-in.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Hoa ban, loài hoa đặc trưng của Tây Bắc, xuất hiện ở Hà Nội từ những năm 1960. Hoa được trồng tại nhiều tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, đường Thanh Niên, Yên Phụ... Thích ứng với khí hậu của thủ đô, hoa ban thường nở từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 và kéo dài khoảng một tháng, trở thành một nét đặc trưng của thành phố.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Một trong những điểm ngắm hoa ban đẹp nhất là trên đường Hoàng Diệu, đối diện khu vực Đài tưởng niệm Bắc Sơn. Ở đây có đường đi bộ, với khoảng 20 cây ban được trồng thẳng hàng, cùng nở rực thu hút nhiều người tới chụp ảnh.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Ban thuộc loài thân gỗ nhỏ, thuộc chi Bauhinia, có tên tiếng Anh là Camel’s foot (bàn chân lạc đà). Vào mùa đông cây trút lá, dồn nhựa vào thân để nuôi nụ, đợi xuân sang ấm áp. Vì vậy khi hoa nở, cây thưa lá. Cây ban khá cao, lại được cắt tỉa theo lối cây đô thị nên cần có sự chăm sóc tốt để hoa nở đẹp khi vào mùa.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Bông hoa ban có 5 cánh, thường có màu trắng sọc hồng, tím, phớt tím và hồng. Hoa ban ở Hà Nội là hoa có màu tím hoặc phớt tím. Hoa không có hương thơm nhưng nhị có vị ngọt, người dân tộc Thái có món ăn truyền thống là nộm hoa ban.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Ngoài hoa ban, tháng 3 cũng là mùa hoa sưa của Hà Nội. Du khách có thể ngắm sắc hoa trắng muốt trên các tuyến đường Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám...


Theo VnExpress

Bài đăng phổ biến