Visa Schengen được biết tới là tấm visa quyền lực bậc nhất trên thế giới khi có thể sử dụng nhập cảnh vào 26 quốc gia châu Âu cũng như hưởng những đặc quyền khi xin visa của 1 số nước thuộc Châu lục khác. Vì vậy mà việc xin visa Schegen cũng không hề dễ dàng. Tại bài viết này, hãy tìm hiểu cách xin visa châu Âu Schegen đơn giản và tỷ lệ đỗ cao nhất nhé!
|
Visa Schengen được mệnh danh là tấm visa quyền lực bậc nhất trên thế giới |
Visa Schengen là gì?Visa Schengen xuất phát từ một hiệp ước được ký kết giữa 26 nước châu Âu, cho phép tự do di chuyển trong khu vực này. 26 nước châu Âu bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Áo, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Luxembourg, Phần Lan, Đan Mạch, Đan Mạch, Hungary, Liechtenstein, Slovakia, Hy Lạp, Latvia, Litva, Slovenia, Na Uy, Thuỵ Điển, Estonia, Iceland và Malta. Chỉ cần có được visa của một trong những nước trên bạn sẽ được tự do nhập cảnh vào các nước còn lại. Ngoài ra, một số vùng lãnh thổ như Vatican & San Marino (thuộc Italia) , Monaco, Andorra, . .. cũng cho phép người có visa Schengen nhập cảnh.
Nhiều người thường nhầm lẫn Visa Schengen là visa châu Âu. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước châu Âu đều chấp nhận visa này. Ngoài 26 quốc gia trên, người sở hữu visa Schengen sẽ quyền nhập cảnh một số quốc gia khác và hưởng một số đặc quyền như Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Albania, Bulgaria, Colombia, Croatia, Cyprus, Georgia, Serbia, Romani, Montenegro, Belarus, Sao Tome, Principe, Bosnia, Herzegovina, Kosovo với số ngày quy định.
|
Sở hữu visa Schengen đồng nghĩa với bạn có thể nhập cảnh tại 26 nước châu Âu và nhiều quốc gia khác |
Các loại Visa Schengen
1. Visa Schengen loại A hoặc Visa quá cảnh sân bay
Visa loại A cho phép công dân của các quốc gia không thuộc khối Schengen quá cảnh hoặc chờ chuyến bay chuyển tiếp của họ trong khu vực quốc tế của một sân bay nằm ở một quốc gia thuộc khối Schengen. Người có thị thực loại A không được phép vào quốc gia thuộc Schengen nói trên.
2. Thị thực Schengen loại C
Visa Schengen ngắn hạn là loại phổ biến nhất. Nó được cấp bởi các dịch vụ thị thực (đại sứ quán, lãnh sự quán, nhà cung cấp bên ngoài được chỉ định) của một quốc gia thuộc khu vực Schengen. Nó cho phép chủ sở hữu ở lại hoặc đi lại tự do trong khu vực Schengen dưới 90 ngày trong 6 tháng. Bạn có thể kiểm tra xem mình có cần thị thực Schengen loại C hay không bằng cách đọc các yêu cầu nhập cảnh visa Schengen.
Theo mục đích chuyến đi của bạn, thị thực Schengen loại C lưu trú ngắn hạn có thể là
Single visa: visa cấp một lần.
Double visa: cho phép du khách xuất nhập cảnh 2 lần trong thời gian visa còn hạn.
Multi visa: được ra vào nhiều lần trong khối Schengen.
|
Visa loại C ngắn hạn và cũng phổ biến nhất trong các loại visa Schengen |
3. Thị thực Schengen loại D
Loại D là loại visa có thời hạn lưu trú lâu nhất, tối đa 90 ngày và có hiệu lực lên đến 180 ngày. Visa này được cấp cho người có mục đích học tập, công tác tại khối Schengen. Visa loại D được cấp bởi cơ quan lãnh sự của quốc gia Schengen theo luật pháp quốc gia đó. Vậy nên, cần phải liên hệ với các cơ quan cung cấp của đất nước đó để biết các điều kiện và thủ tục khác nhau cần phải đáp ứng. Trong một số điều kiện nhất định, nó có thể được cấp dưới dạng visa lưu trú dài hạn một lần hoặc nhiều lần.
Lưu ý khi xin Visa Schengen
Vì xin visa Schengen đồng nghĩa với bạn có thể chỉ cần xin visa của 1 nước là có thể di chuyển giữa 26 nước trong khối, vì vậy bạn nên lấy visa Schengen ở quốc gia nào bạn mong muốn đến trước hoặc có thời gian du lịch dài nhất.Bên cạnh lịch trình di chuyển, mục đích xin visa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xin visa của bạn. Ví dụ như mục đích chính là thăm thân ở Ý nhưng lại xin visa Pháp sẽ rất khó để đỗ visa cho trường hợp này.
|
Khi xin visa đi du lịch châu Ấu, hãy cẩn thận vì đây là loại visa có tỷ lệ trượt khá cao |
Điều chú ý quan trọng không thể bỏ qua chính là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, cẩn thận và đúng hạn. Hầu như đơn khai và những giấy tờ cơ bản xin visa Schengen đều được quy định giống nhau nhưng mỗi nước sẽ có quy định về địa điểm, hồ sơ khác biệt. Bạn cần lưu ý nhất đến lịch hẹn phỏng vấn visa. Nếu không xin được lịch hẹn thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch xin visa và lịch khởi hành của bạn. Và tất nhiên, đừng đến muộn trong ngày phỏng vấn visa nhé!
Nguồn: travel.com.vn