Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Kinh nghệm du lịch Cửu Trại Câu - Trung Quốc

Cửu Trại Câu là một địa danh khá đẹp và nổi tiếng nằm ở phía bắc, tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc. Hành trình đi tới đó cũng khá phức tạp và vận chuyển dưới nhiều hình thức khá phức tạp, do vậy du lịch “bụi” chỉ phù hợp với các bạn trẻ ưa thích khám phá, nếu bạn ở tuổi trung tuổi thì nên đi theo tour do các hãng lữ hành tổ chức. Hiện có rất nhiều hãng lữ hành đã triển khai bán sản phẩm này có tham quan Thành Đô - Nga My Sơn và Cửu Trại Câu.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc


Theo truyền thuyết kể rằng, Cửu Trại Câu chính là những mảnh vỡ từ chiếc gương được làm từ gió và trăng của nam thần Đạt Qua tặng nữ thần Yêu Lạc Sắc Mô. Để rồi khi chạm chân đến, khắp không gian ngập tràn tiếng gió ngân vang, tiếng chim lảnh lót và cứ thế suốt dọc đường đi cảnh nối cảnh như trong một bức tranh thủy mặc.

Thời điểm tốt nhất du lịch Cửu Trại Câu

Cửu Trại Câu đẹp cả bốn mùa trong năm. Mùa xuân, những cánh hoa đào thắm tô điểm cho cánh rừng nguyên sinh, là là bay phất phơ trên làn nước biếc. Mùa hạ, bầu trời trong xanh phản chiếu xuống tấm gương soi phẳng lặng. Mùa thu, những thảm lá đỏ, lá vàng tạo nên một bức tranh thiên nhiêu tuyệt mỹ và mùa đông, màu trắng của tuyết và những bông hoa lất phất bay trong chiều đông u tịch, những cành lau nghiêng mình trong cơn gió lạnh.

Từ giữa đến cuối tháng 10 hàng năm được coi là thời điểm vàng để trải nghiệm vẻ đẹp của "thiên đường hạ giới".

Mùa thu là mùa đẹp nhất của Cửu Trại Câu

Cảnh sắc 4 mùa ở Cửu Trại Câu đều mang vẻ đẹp mê hoặc nhưng mùa thu (vào khoảng 15 - 25/10 hàng năm) mới là thời điểm đẹp nhất ở nơi đây với những thảm lá chuyển sắc vàng rực bên dòng nước trong xanh nhìn xuống tận đáy và ngọn thác trắng bạc. Toàn bộ khung cảnh Cửu Trại Câu mùa thu trông như chốn thần tiên mà khó ngôn từ nào có thể diễn tả, vì thế nó mới được mệnh danh là "Thiên đường nơi hạ giới". Tuy nhiên, trước khi tới được "thiên đường" thì du khách phải trải qua một hành trình khá phức tạp với nhiều lần di chuyển.
Cách đến Cửu Trại Câu
Từ Việt Nam đến Thành Đô

Từ Hà Nội hoặc TP HCM, du khách có thể đáp chuyến bay của Vietnam Airlines tới Thành Đô - thủ phủ của Tứ Xuyên. Sau một thời gian ngừng, hiện tuyến đường bay thẳng Hà Nội - Thành Đô đã hoạt động trở lại và có nhiều chương trình khuyến mại. Từ Hà Nội, bạn có thể mua được vé khuyến mại rẻ nhất tới Thành Đô là 3,1 triệu đồng khứ hồi (đã bao gồm đủ các loại phụ phí). Tuy nhiên, nếu mua sát ngày, giá vé có thể lên tới hơn 19 triệu đồng khứ hồi. Ngoài ra, du khách ở Hà Nội có thể lựa chọn bay của các hãng China Southern Airlines quá cảnh ở Quảng Châu thì giá vé sẽ rẻ hơn Vietnam Airlines. Cách khác, bạn có thể sử dụng các phương tiện đường bộ qua Nam Ninh chơi vài ngày rồi bay tới Thành Đô.



Ở TP HCM, Vietnam Airlines không có đường bay thẳng tới Thành Đô mà phải quá cảnh ở Bangkok hoặc Hong Kong. Nếu muốn tiết kiệm hơn bạn có thể chọn bay hãng Cathay Pacific quá cảnh ở Hong Kong với giá vé khứ hồi gần 10 triệu đồng.

Nếu đi du lịch “bụi” bạn có thể đi theo hướng đi tham quan Nam Ninh theo đường Lạng Sơn, hiện một số nơi ở Hà Nội có bán vé tuyến này là 300.000đồng/vé tới thẳng Nam Ninh rồi. Tuy nhiên bạn phải tự chuẩn bị hộ chiếu và làm thủ tục xin visa, tiếng Trung cũng là một trở ngại. Tới Nam Ninh, bạn có thể tham quan tại Nam Ninh vài ngày rồi bay đi Thành Đô - thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên - chi phí khoảng 1.000 NDT. Thành Đô cũng là một địa danh tuyệt vời để bạn khám phá và trải nghiệm 1- 2 ngày, sau đó lên đường đi Cửu Trại Câu.

Từ Thành Đô tới Cửu Trại Câu:

Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu cách Thành Đô 560 km. Nếu kinh phí dư dả và muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể di chuyển bằng máy bay của các hãng hàng không Air China, Sichuan Airlines, Hainan Airlines, South China Airways và China Eastern từ Thành Đô tới sân bay Cửu Hoàng mất khoảng 50 phút đến 1 tiếng rồi đi tiếp khoảng 80 km nữa tới Cửu Trại Câu. Giá vé khứ hồi thấp nhất vào khoảng 9 triệu đồng.

Nếu muốn đi theo kiểu du lịch khám phá để trải nghiệm vẻ đẹp của vùng đất này thì bạn nên chọn cách di chuyển bằng ô tô đường bộ qua Songpan khoảng 430 km, mất khoảng 10 - 12 tiếng. sáng tại bến xe Chandianzi (từ trung tâm đi ra mất khoảng 30 phút) có chuyến 8h và 8h30, bạn xe đi xe khách đến 18h-20h thì đến nơi. Giá xe bus giao động trong khoảng 150 – 200 NDT. Đi đường này cũng thích hợp nếu bạn muốn có thể ghé qua thăm dãy núi Hoàng Long.

Đường xá ở đây đẹp và xe to nên du khách sẽ không cảm thấy quá mệt mỏi.

Trên đường từ Thành Đô đến Cửu Trại Câu vào mùa thu (tháng 9, 10) sẽ có tuyết nên đường đèo rất nguy hiểm, khó đi vì thế bạn nên thuê xe của người dân địa phương để thuận lợi việc tham quan hoặc đăng ký qua các tour trọn gói tại các công ty du lịch uy tín nhằm đảm bảo chất lượng tham quan và sự an toàn.

Khách sạn ở Cửu Trại Câu

Trong khu bảo tồn Cửu Trại Câu không có điểm khách sạn chính thức nào. Quanh Cửu Trại Câu có rất nhiều khách sạn và hệ thống nhà nghỉ ở cùng người dân (homestay) của người dân tộc Tạng, chỉ cách cổng chào chừng 15 phút đi xe. Dù chưa đạt mức tiện nghi cao nhất như nhiều điểm du lịch khác ở Trung Quốc nhưng để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách sau khi tham quan thì các homestay và khách sạn ở đây đều ở mức chấp nhận được.

Một số khu nghĩ dưỡng, khách sạn 5 sao phổ biến ở quanh khu vực Cửu Trại Câu như InterContinental Resort Jiuzha Paradise hay Sheraton Jiuzhaigou Resort có giá khoảng 6 - 7 triệu đồng/đêm, khách sạn 4 sao như Jiuzhai Jin Jing Hotel hay Jiuzhaigou Xunji Hotel có giá khoảng 3 - 4,5 triệu đồng/đêm. Vì là mùa cao điểm nên giá phòng ở đây đều cao hơn bình thường khá nhiều. Bình dân hơn du khách có thể chọn khách sạn Jiuzhaigou Gesanghua, tòa nhà số 2 với mức giá hơn 300.000 đồng/đêm cho một giường trong phòng ngủ tập thể 8 giường... Bạn có thể tham khảo thêm trên một số trang đặt phòng trực tuyến như Agoda hay Booking.

Tiết kiệm và hợp lý nhất vẫn là nghỉ theo hình thức homestay. Không chỉ có giá cả bình dân, một điểm cộng nữa khi lưu trú tại nhà người dân địa phương là bạn vừa có cơ hội thưởng thức đêm tối đầy thú vị ngập tràn truyền thống văn hóa người Tạng lại vừa được ngắm bình minh sớm ngay trước cửa nhà.

Nếu bạn muốn ngắm bình minh sớm, thì nên lưu trú ở các nhà người Tạng nằm trong khu vực Cửu Trại Câu, vừa thưởng thức đêm tối đầy thú vị ngập tràn truyền thống văn hóa người Tạng, vừa được ngắm bình minh ngay ở trước nhà.

Các điểm tham quan trong Cửu Trại Câu

Giá vé vào tham quan khu du lịch sinh thái Cửu Trại Câu trong mùa cao điểm là 300 tệ (vào khoảng 1 triệu đồng/người). Tuy nhiên, từ giữa tháng 11 trở đi sẽ là mùa thấp điểm, vé vào cổng giảm chỉ còn 80 - 100 tệ.

Cửu Trại Câu gồm tổng cộng 114 hồ lớn nhỏ và hơn 17 thác nước, bạn sẽ không thể đi hết trong 1 ngày nhưng có một số điểm nổi bật nhất mà bạn không nên bỏ qua:

- Hồ Gấu Trúc - Panda Lake. Hồ rất đẹp với màu xanh biếc. Phân nửa hồ đã đóng thành băng. Màu trắng của băng, màu biếc của nước, màu nâu ủ rủ của những hàng cây đã trụi lá quanh hồ tạo thành 1 bức tranh thật mê hoặc

- Trân Châu Than là thác nước ngọc trai, ngọn thác hoang dã nhất trong 17 thác nước của Cửu Trại Câu, đây là điểm hội tụ của những dòng suối, hồ nước trên dãy núi cao 2.700m. Với vị trí nằm ngay trước cánh rừng nguyên sinh với những thảm lá đã chuyển sang màu đỏ và vàng rực rỡ, thác nước này là nơi lý tưởng để du khách thả bộ và ngắm nhìn thỏ, sóc chạy xung quanh.

- Ngũ Sắc trì là hồ sâu 6,6m, rộng gần 3.000m với màu nước biếc trong vắt đến kỳ lạ nhìn sâu xuống tận đáy. Hồ nước là một điểm nhấn giữa cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ của rừng cây cùng với đồi núi hoang sơ nguyên thủy.

- Thác Thụ Chính tuy không rộng nhưng cao hơn 30m, dòng thác chia thành hai dòng đổ xuống dưới vực sâu tung bọt trắng xóa.

- Hồ Trường Hải - vị trí cao nhất, là điểm tận cùng và cũng là hồ lớn nhất trong hệ thống du lịch Cửu Trại Câu với chu vi 7,5km, sâu hơn 100m, nước hồ được tích tụ từ băng tan trên những đỉnh núi xung quanh. Điều đặc biệt là dù không gian có lạnh giá thì nước hồ cũng không hề bị đóng băng.

Ngoài ra nơi này còn có rất nhiều cánh rừng nguyên sinh với hơn 200 loại cây chủ yếu như vân sam, hồng sam, thông dầu, hồng đuôi ngựa, song tử diệp, phong, liễu đỏ, đỗ quyên. Ngoài ra còn có rất nhiều loài quý hiếm, trong đó quý nhất là loài gấu trúc, quốc thú của Trung Hoa Đại Lục.

Mua sắm ở Cửu Trại Câu

Du khách có thể tìm mua các loại thuốc bắc, nấm, thảo dược của người dân tộc Tạng A Ba sống ở đây. Thịt bò Yak cũng rất ngon và nhiều đạm.

Nếu thích các đồ thủ công mỹ nghệ như đan lát, thêu, tranh vẽ thì bạn cũng có thể mua về làm kỷ niệm hoặc làm quà tặng vì các sản phẩm của người Tạng và Khương nổi tiếng khắp tỉnh Tứ Xuyên.
Một số lưu ý

Bạn nên mang theo đồ ấm vì khu vực này vào mùa thu nhiệt độ đã xuống khá thấp, dọc hai bên đường đi còn có tuyết và ban đêm trời rất lạnh.

Du lịch tự túc bạn cần phải xin visa Trung Quốc và trong đoàn đi nên có người biết tiếng Trung.

Nếu chưa quen đi du lịch bụi và không biết nói tiếng Trung, bạn nên mua tour từ các đại lý du lịch tại Thành Đô.

Mời bạn tham khảo tour Cửu Trại Câu của Vietravel.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Một số lưu ý khi đi du lịch Trung Quốc

Khi đi Du lịch Trung Quốc các bạn nên chú ý đến việc xin visa trước cũng như tìm hiểu phong tục tại chính điểm đến bạn sẽ trên tại Trung Quốc. Bạn nên học qua vài câu giao tiếp xã giao và chú ý tới đồ dùng cá nhân mang theo.

1. Nếu quý khách tự đi du lịch 

Trước ngày khởi hành 10 ngày, du khách nên đến Đại sứ quán Trung Quốc xin visa Trung Quoc để nhập cảnh, lệ phí là 40 USD. Bạn cũng có thể làm giấy thông hành và đặt xe đến Nam Ninh, Côn Minh... khoảng 1.500.000 - 2.000.000 VNĐ nếu đi đường bộ (giá này bao gồm xe và giấy thông hành). Nếu gặp khó khăn bạn có thể nhờ liên hệ với bộ phận du lịch nước ngoài của Vietravel.

2. Thời tiết 

Bạn nên nghiên cứu trước thời tiết tại các danh thắng du lịch thông qua các website hoặc công ty lữ hành, để chuẩn bị quần áo phù hợp. Mùa đông, nhiệt độ tại Bắc Kinh có thể xuống dưới 0 độ C
+) Mùa xuân  (từ tháng 2  - tháng 4) nhiệt độ từ 10 - 15 độ        
+) Mùa hè (từ tháng 5 - tháng 8) nhiệt độ từ 25 - 34 độ
+) Mùa Thu (từ tháng 8 - tháng 10) nhiệt độ từ 22 - 28 độ
+) Mùa đông  (từ tháng 11- tháng 1) nhiệt độ từ  - 5 độ - 15 độ

3. Ngôn ngữ 

Phần lớn người dân Trung Quốc không sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với người ngoại quốc, các biển hướng dẫn tại điểm tham quan, món ăn tại nhà hàng cũng không đề tiếng Anh nên du khách sẽ khó khăn khi tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tại nước này. Bạn cần đi cùng hướng dẫn viên và người biết tiếng Trung. Cẩn thận hơn, nên viết vào một tờ giấy những câu nói thông dụng bằng song ngữ để sử dụng khi cần thiết và mang một cây bút, tờ giấy phòng khi phải diễn giải bằng hình vẽ với người bản xứ.

4. Đồ dùng cá nhân nên mang khi đi du lich Trung Quốc

Du khách nên mang theo kem đánh răng, bàn chải, thuốc, dao cạo râu vì nhiều khách sạn không cung cấp những vật dụng này. Nên đổi tiền Nhân dân tệ ngay ở Việt Nam vì bạn sẽ khó tìm ngân hàng khi đến nước này. Bạn không mang theo các loại thức ăn, trái cây vào Trung Quốc vì sẽ bị tịch thu khi nhân viên hải quan phát hiện. Những vé tàu, xe, giấy tờ nhập cảnh không được vứt bỏ.
Khi đi tham quan, du khách nên sử dụng giầy thấp, ô che nắng vì sẽ phải đi bộ nhiều. Tại các điểm tham quan, bạn phải tuân theo sự hướng dẫn của người dẫn đoàn, nếu cần tách đoàn vì việc riêng phải báo cho trưởng đoàn, hoặc người đi trước biết. Nhiều địa điểm tham quan tại Trung Quốc có cửa vào và cửa ra tách biệt do vậy bạn cần đi theo đúng lộ trình.

5. Điện thoại

Khi gọi điện thoại quốc tế:
- Nên mua card điện thoại thẻ tại Trung Quốc, gọi tại các điểm điện thoại công cộng, giá sẽ rẻ hơn.
- Cách bấm số từ Trung Quốc: 00-84 + mã tỉnh (bỏ số 0) + số cần gọi (ví dụ: 00-84-4-2.2250777). Nếu gọi tới số di động: 00-84+số cần gọi bỏ số 0 ở trước số 9 (ví dụ: 00-84-988 598883)
Nếu điện thoại di động của Quý khách đ• nối mạng Quốc tế (roaming), khi tới Trung Quốc máy sẽ tự động dò tìm mạng của nước này. Khi đó Quý khách gọi về Việt Nam theo cách gọi Quốc tế. Khi gọi điện thoại nội hạt, Quý khách sẽ gọi trực tiếp không qua mã vùng Quốc tế.

6. Tiền tệ

Tỉ giá quy đổi tiền Nhân dân tệ tại từng thời điểm
- Có thể đổi tiền NDT tại khu phố cổ HN ; Không mang tiền Việt khi đi du lịch Trung Quốc(Tour Trung Quoc).
- Tỉ giá tương đương khoảng: 1USD ~ 6,7NDT (Nhân dân tệ);

7. Mua sắm

Bạn nên tỉnh táo trước các loại hình quảng cáo các loại thuốc, mỹ phẩm bởi người dân Trung Quốc rất giỏi trong lĩnh vực này, khiến bạn phải tự nguyện "rút hầu bao". Trước khi mua đồ trang sức, đá quý, th Bạn nên mang 1 máy tính tiền nhỏ để tiện trong việc mặc cả, mua sắm. Khách du lịch cũng cần cầm theo card địa chỉ của khách sạn để gọi taxi phòng khi bị lạc. Phải trả giá khi mua hàng tại cửa hàng, chợ vì các nơi này thường nói thách gấp 2-3 lần.

Bạn nên mang 1 máy tính tiền nhỏ để tiện trong việc mặc cả, mua sắm. Khách du lịch cũng cần cầm theo card địa chỉ của khách sạn để gọi taxi phòng khi bị lạc. Phải trả giá khi mua hàng tại cửa hàng, chợ vì các nơi này thường nói thách gấp 2 - 3 lần. Đơn vị đo lường 1kg Trung Quốc chỉ tương đương 0.5 kg Việt Nam.

8. Một số lưu ý khác:

- Du khách không nên hút thuốc và xả rác nơi công cộng, nơi có biển báo cấm vì có thể bị phạt do vi phạm. Khi hỏi thăm địa danh, bạn nên gặp cảnh sát giao thông vì nhiều người dân Trung Quốc cũng không biết hết các địa điểm danh thắng, đường sá.
- Giờ nhận phòng khách sạn: 14:00. Giờ trả phòng KS: 12:00.
- Tất cả mọi thắc mắc và yêu cầu cần giúp đỡ của Quý khách phải thông báo cho HDV địa phương trước khi kết thúc chương trình tham quan trong ngày. Quý khách chỉ gọi cho HDV địa phương khi thật cần thiết, các hoạt động ngoài giờ hành chính tuỳ thuộc vào sự đồng ý của HDV địa phương và Quý khách sẽ phải thanh toán các chi phí phát sinh ngoài giờ nếu HDV đồng ý làm thêm ngoài giờ.
- Chương trình tour đường bay thường không có bữa ăn trưa ngày đầu tiên, chỉ có ăn nhẹ trên máy bay nên Quý khách có thể chuản bị đồ ăn thêm trưa ngày đầu tiên ( bánh, sữa…) nếu thấy cần thiết.
- Trước khi kết thúc chương trình quý khách nên có chút tiền bồi dưỡng cho hướng dẫn và lái xe. Tối thiểu 3 USD/khách/ngày

9. Mua sắm khi đi du lịch Trung Quốc

Tour du lịch Trung Quốc hiện đang được khá nhiều du khách quan tâm, bởi trong chương trình có nhiều điểm đến phong phú. Nhưng mua sắm ở Trung Quốc, du khách cần đặc biệt chú ý nếu không muốn bị mua "hớ". Theo kinh nghiệm của nhiều du khách đã từng đi cũng như chỉ dẫn của các hãng lữ hành, tại nhiều chợ bán hàng lẻ hoặc nhiều siêu thị ở Bắc Kinh, Thượng Hải..., du khách nhớ trả giá khi mua sắm bởi các tiểu thương buôn bán ở đây "nói thách" chẳng kém gì các chợ ở Việt Nam, thậm chí nói thách còn khi ếp hơn.
Đã có không biết bao nhiêu câu chuyện, kinh nghiệm về mua sắm ở Trung Quốc được rỉ tai nhau đối với những người sắp đi du lịch Trung Quốc. Ấy vậy mà, mỗi khi trở về rồi, hầu hết du khách vẫn ngỡ ngàng nhìn chiếc ví rỗng của mình.

Các chiêu tiếp thị chuyên nghiệp

Từ "pro" hay được giới trẻ dùng nhất. Pro trong tiếng Anh có nghĩa là chuyên nghiệp. Khi đến thăm quan các điểm bán và giới thiệu sản phẩm nổi tiếng tại các địa phương Trung Quốc, ai cũng phải thốt lên hai từ trên: Marketing: Pro!

Thông thường, theo tour Bắc Kinh - Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu hoặc Hồng Kông - Ma Cao - Thẩm Quyến - Quảng Châu bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm nổi tiếng. Đến mỗi nơi, nhân viên của chính các cơ sở sẽ trực tiếp dẫn bạn đi tham quan cơ sở, sản phẩm. Quy trình làm ra sản phẩm cũng như sự đặc sắc của chất liệu được miêu tả kỹ càng, chi tiết nghe rất hấp dẫn.

Sau đó hướng dẫn viên dẫn bạn tới các quầy hàng bán sản phẩm. Tại khu bán chăn tơ tằm, có các nhân viên đứng làm ruột chăn ngay trước mắt bạn. Nếu muốn, bạn có thể cùng làm với họ. Chỉ mất khoảng 10 phút để làm xong ruột một chiếc chăn. Đồng thời, hướng dẫn viên sẽ nói về công dụng của chăn tơ tằm, cũng như loại sản phẩm này đã được những hoàng hậu nổi tiếng nào của Trung Quốc ưa chuộng. Không ít cụ ông cụ bà, đặc biệt các bà mẹ tre, không ngần ngại rút ví từ 460 tệ đến gần 1.000 tệ (1 tệ = 2.500 đồng) mua về cho con cháu mình.

Và với tất cả các sản phẩm có thương hiệu như đã nói (trà, lụa, ấm chén, ngọc, ngọc trai,...), hướng dẫn viên luôn không quên chỉ cho du khách cách phân biệt hàng thật, hàng giả. Khi niềm tin đã được tạo dựng, du khách dù biết giá cả rõ ràng đắt hơn ở Việt Nam thì vẫn rỉ tai bảo nhau "chất lượng hơn".
Một chiêu tiếp thị khách khác là hướng dẫn viên của cơ sở sẽ nói giá cả khá cao. Khi khách đang băn khoăn, hướng dẫn viên "tấn công" luôn "Quý khách yên tâm giá cả ở chỗ chúng tôi rẻ nhất. Vì quý khách mua tận cơ sở - tức tận gốc, nên chúng tôi sẽ trừ 40% chi phí vận chuyển cho quý khách".

Biết cách trả giá theo đúng chất lượng hàng

Trung Quốc là một trong những thiên đường mua sắm trên thế giới, đặc biệt Thượng Hải xếp ở hàng top 10. Do đó, nhiều du khách chọn tour du lịch Trung Quốc  để kết hợp mua sắm.

Nếu có nhiều tiền, bạn có thể đến các trung tâm mua sắm như phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh (Bắc Kinh), phía nam phố đi bộ Nam Kinh (Thượng Hải), phố Bắc Kinh (Quảng Châu),... Còn không nhiều tiền, bạn đến các cửa hàng trên đường phố, chợ, các điểm tham quan để mua đồ lưu niệm, hàng hoá. Ngoài ra, bạn sẽ rất dễ mua nhầm, mua hớ hoặc bị tráo tiền giả (thường là loại tiền mệnh giá 50 tệ và 100 tệ). Việc tiêu tiền phụ thuộc vào... tài trả giá của bạn.

Ví dụ, đến Quảng Châu hay  chợ Hồng Kông tại Bắc Kinh, bạn sẽ hoa mắt trước hàng hiệu siêu giả. Khách mới đi lướt qua các gian hàng, người bán đã tung ra đủ chiêu câu khách. Khi khách dừng chân, người bán giới thiệu thêm sản phẩm của hàng loạt tên tuổi Louis Vuiton, Prada, Polo, Chloé, Esprit, Fendi...
Chưa cần khách hỏi han, trả giá, người bán thường chỉ ra các chi tiết chứng tỏ hàng thật như phần lớn các cá nhân, cửa hàng Việt Nam vẫn bán hàng trên mạng cũng cố chứng tỏ "hàng nhập từ Mỹ, từ Pháp, từ Singapore... về". Những ai không sành sẽ tin ngay đó là đồ thật. Ngay lập tức, họ sẽ "hét giá trên trời". Bạn cứ trả giá dần từ 1/10 trở lên. Khi trả giá quá thấp, có thể bạn sẽ bị mắng. Nếu có hiểu, bạn cũng hãy cứ giả vờ lờ đi, coi như không hiểu. Khi đó, họ sẽ tự hạ giá dần dần với giá không ngờ.

Với kiểu kinh doanh như trên khiến nhiều du khách chỉ tiêu tiền tại những địa điểm mà hướng dẫn viên người Trung Quốc dẫn vào. Du khách không biết rằng họ bị mua với giá đắt hơn rất nhiều so với bên ngoài. Bởi ngoài các chi phí kinh doanh thông thường, những nơi đó còn "phải trả cho công ty du lịch 10 tệ/ khách, trả cho tài xế 50 tệ/ khách cho dù đoàn khách đó có mua hàng hay không". Theo tìm hiểu, hướng dẫn viên sẽ được trả hoa hồng từ 10-20% giá trị mỗi sản phẩm mà du khách mua, và mỗi cơ sở điểm đó thường có 30-50 đoàn từ 10-20 khách du lịch đến mỗi ngày.

Do đó, nếu đi du lịch không nên mua hàng tại các địa điểm hướng dẫn viên dẫn vào, hoặc các chợ ngoài. Để tránh mua nhầm hàng không tốt với giá quá cao, du khách nên mua hàng ở các siêu thị lớn.

10.  Một số câu tiếng Trung thông dụng khi đi Du lich Trung Quoc

1. Chào hỏi xã giao  

+ Chào người già, hoặc nơi sang trọng: Nín khảo                                      
+ Chào anh/chi/em: Ní khảo
+ Chào buổi sáng / buổi chiều / buổi tối: chảo sang / xe ủ / oản sang khảo
+  Chúc ngủ ngon: Oản an
+ Hỏi thăm sức khoẻ: Nỉ sân thỉ hảo ma?
   Tôi khoẻ / không khỏe: Ủa khấn khảo / pù khảo
+ Anh / chị có mệt  không: Nỉ  lây pú lây?
   Tôi mệt / không mệt  : Ủa lây / pú lây

 2. Hỏi đường

 +   Tôi bị lạc đường, xin đưa tôi về.... khách sạn: ủa mí lu le, chỉnh sung ủa tao ...chiểu tiên
+  Tôi muốn đến siêu thị.../ phố đi bộ: ủa eo tao ... sư chảng / ....xính pu lu.
Một số địa danh vui chơi giải trí:
+ Ở Bắc Kinh: Bẩy chinh
    Phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh: Uáng Phu Chỉnh sang chia
    Khu mua sắm Tây Đơn / Nhạc Tú: Xi Tan / Duê Siêu sư chảng
    Quảng trường Thiên An Môn:  Thiên An Mấn quáng chảng
    Vạn Lý Trường Thành: Oan lỉ cháng chấng
    Xem kinh kịch / võ thuật: can chinh chuy, ủ su.
+ Ở Thượng Hải: Sang Khải
   Phố Nam Kinh: Nán chinh lu
   Phố cổ Thượng Hải: chếng khoáng meo - sang khải củ chê
   Tháp truyền hình Đông Phương Minh Châ: tung phang miếng chu thả
    Sông Hoàng Phố: Khoáng bủ cheng
+ Ở Quảng Châu: Quảng châu
    Phố  Bắc Kinh: bẩy chinh lu
    Chợ Bạch Mã / Thượng Hạ Kiều  : Bái Mả / sang sia chiểu lu
    Công viên Việt Tú / Hoàng Hoa Cương: Uê Siêu / Khoáng Hoa Cảng cung wuán
+ Ở Thẩm Quyến: Sân Chân
    Chợ Đông Môn: Tung Mấn Lu
    Công viên Cửa Sổ Thế Giới: Sư chê chư choang
    Phố Hoa Cường Bắc:   Hoá Chéng Bẩy sang chê
+ Ở Hồng Kông: Seng Gảng
    Chợ Quý Bà: Nuỷ rến chê
    Công viêN Disneyland: Tí nây sư cung yúan

3. Mua sắm

+ Hỏi giá:
   Cái này bao nhiều tiền: Chưa cừa tua sảo chén?
+ Trả giá:
    Quá đắt, có thể rẻ hơn không: Thai quây le, piến y tiển khảo ma?
    Đắt quá, giảm giá được không: Thai quây le, cứa ỉ tả chứa ma?
    Đắt quá, ...đồng được không: Thai quây lê, ...coai khảo ma?
+ Thử quần áo, đổi màu, đổi cỡ khác
    Tôi có thể thử cái...này được  không: Ủa cứa ỉ sư sư ma?
     Cái này có cỡ to / nhỏ không: Chưa cưa yểu xiẻo / ta khao ma?
     Cái này có cỡ L. M. S không:  Chưa cưa yểu L/ M / S khao ma?
     Có màu...không: Yểu....sưa ma?
+ Một  số từ trong mua sắm:
    Quần dài: Ku chự
    Quần sóc / quần lửng : Toản Ku
    Đồ lót: Nây y
    Áo : sang yi
    Áo khoác: Sang y
    Giày dép: Xiế
+ Cách đếm:
1: y   ,     2: a   ,      3: san    ,    4: sư,      5: ủ   ,   6: liêu,     7: tri,                 8: pa,             9: chiểu
10: sứ,           11: sứ y,    12: sứ a,   13: sứ san.....
20: a sứ,          21: a sứ y,   22: a sứ a,   23: a sứ san...
30: san sứ,      31: san sứ y,         32: san sứ a.....
90: chiểu sứ,     91: chiểu sứ y,         92: chiểu sứ a....
100: y bải,    101: y bải y,          102: y bải a
110: y bải  y,   111: y bải y sứ y,     112: y bải y sứ a....
120: y bải a sứ,    121: y bải a sứ y,   122: y bải a sứ a...
130: y bải san sứ,  131: y bải san sứ y,   132: y bải san sứ a...
200: a bải,   201: a bải y,    202: a bải a...
210: a bải y sứ,    211: a bải y sứ y,    212: a bải y sứ a....
220: a bải a sứ...., 221: a bải a sứ y....
1000: y triên

4. Trong nhà hàng

+ Cho tôi...: cấy ủa...
+ Tôi muốn thanh toán: ủa eo chế chang
+ Một số từ về ẩm thực:
thịt bò / gà / lợn: niếu / chi / chu râu     ,  trứng: chi tan  ,   Cá / tôm: uý / sia
rau muống: kung xin trai,  rau cải trắng: bái trai,   bí đao: tung koa,
Nộm: léng trai,  dưa chuột: hoáng koa...
+ Đồ uống:
Nước khoáng: suẩy
Rượu / Bia: Chiểu / Pí chiểu
Co ca: Khứa khẩu khửa lưa
Nước ngọt có ga: Tri suẩy
Nước cam / táo / đào: Chấng chự / pính của chư

Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc

Đi tour du lịch Trung Quốc nói riêng hay bất kì tour du lịch nào bạn cũng nên thực hiện đúng yêu cầu của đoàn về thời gian tập trung theo đúng như hướng dẫn thông báo. Đừng để sự chầm trễ của mình ảnh hưởng đến cả đoàn. Dưới đây là một số thông tin cho bạn.

1. Xuất nhập cảnh

Khi đi du lịch Trung Quốc bạn phải điền vào tờ khai thủ tục XNC và hải quan theo mẫu cung cấp tại sân bay Quốc tế. Khi nhập cảnh vào Trung Quốc thì điền vào tờ khai nhập cảnh được cung cấp trên máy bay (hay tại cửa khẩu nhập cảnh nếu đi bằng đường bộ ) và tờ khai kiểm dịch. Bạn nhớ giữ lại các tờ khai XNC và tờ khai hải quan để khi về cần dùng. Khi xuất cảnh bạn không được mang theo giấy tờ, tài liệu của cơ quan, Đảng và nhà nước, vật liệu nổ, vũ khí và các vật liệu bị cấm khác. Các loại trái cây tươi không được nhập vào Trung Quốc.Theo quy định của hải quan Việt Nam, mỗi cá nhân khi xuất cảnh: Không được mang quá 3.000 USD nếu đi máy bay. Không được mang quá 500 USD, 5.000.000 VND và 5.000 NDT. Các máy điện thoại di động, máy quay phim, máy chụp ảnh loại chuyên dùng cần khai rõ ký hiệu, số máy vào tờ khai XNC.

2. Hành lý

Không mang theo các vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa; vật liệu nổ, vũ khí và các vật liệu bị cấm khác. Tránh mua về Việt Nam những mặt hàng tương tự hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em. Do giá tiền giặt là cao, bạn nên mang theo bàn là, xà phòng. Mang theo đồ dùng cá nhân: thuốc men, máy sấy tóc… (nếu cần). Khi đi du lịch Trung Quốc bạn nên mang theo các vật dụng cá nhân cần thiết như: bàn chải đánh răng, thuốc uống, khăn mặt, bàn cạo…Thời tiết buổi tối ở Trung Quốc lạnh hơn so với ở Việt Nam vì vậy bạn nên mang theo áo khoác nhẹ. Chú ý sao cho đồ mang theo là vừa đủ và gọn nhẹ. Loại quần áo bạn nên mang theo phù hợp với khí hậu từ 3 độ C – 15 độ C, lựa chọn loại giầy thấp, loại đã đi quen chân vì phải đi bộ nhiều. Điện 220V – 245V. Trong hầu hết các khách sạn, ổ cắm điện chỉ dùng phích cắm ba chấu vuông, nếu có nhu cầu sạc pin cho máy móc, điện thoại bạn nên mang theo ổ chuyển giắc cắm (Adapter).

3. Khách sạn

Khi đi du lịch Trung Quốc nói chung hay đi du lịch Thượng Hải, Nam Ninh…nói chung khi vào nhận phòng, bạn lưu ý kiểm tra, nếu thấy hỏng hoặc thiếu phải báo ngay cho HDV biết, nếu không khi trả phòng Quý khách phải bồi thường cho những đồ bị hỏng hoặc thiếu mà bạn không gây ra.

Nếu sử dụng đồ ăn uống có sẵn trong tủ lạnh của khách sạn, sử dụng điện thoại của khách sạn, bạn phải tự thanh toán chi phí phát sinh cho khách sạn khi làm thủ tục trả phòng. Khi đi ra ngoài khách sạn, bạn nên mang theo Card của khách sạn (thông thường có in địa chỉ và bản đồ) đề phòng đi lạc có thể tự mình lên Taxi về khách sạn. Bạn cũng nên xin số điện thoại cầm tay của HDV.

4. Ăn Uống

Khi đi du lịch Hồng Kông Trung Quốc bạn nên chuẩn bị một ít thức ăn khô như muối vừng, ruốc, mì gói… đề phòng bạn không quen ăn xì dầu, đồ ăn nhiều mỡ. Thông thường các món ăn khi đi tour du lịch Trung Quốc đều theo kiểu Hoa, ăn xì dầu. Trung Quốc không dùng nước mắm, ớt tương. Đồ ăn nhiều dầu mỡ, kể cả rau luộc. Bạn nên mang theo những đồ ăn khô như: mì gói, muối vừng, ruốc… phòng khi đồ ăn không hợp khẩu vị.


5. Mua Sắm

Hàng hóa tại các siêu thị, xin Quý khách đối chiếu giá cả và các siêu thị bán giá chênh lệch nhau khá nhiều. Khi mua hàng tại Trung Quốc, bạn chọn kỹ và mặc cả giá (vì tập quán mua bán của người TQ nói thách rất cao). Khi đi mua sắm nên mang theo một máy tính nhỏ. Kể cả khi HDV có nhã ý giúp bạn mua sắm, bạn cũng nên lưu ý cân nhắc và tham khảo giá cả trước khi mua, tránh xảy ra mọi hiểu lầm đáng tiếc.

Đến Trung Quốc bạn nên tham khảo tour Cửu Trại Câu của Vietravel.

Bài đăng phổ biến