Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Cần làm gì khi bị say độ cao trong lúc leo núi?

Những năm gần đây Trekking và Hiking đang dần trở thành những lựa chọn du lịch đầy thử thách và hấp dẫn. Tuy nhiên, với những người mắc chứng say độ cao thì hành trình này vẫn luôn là điều mơ ước.

Cần làm gì khi bị say độ cao trong lúc leo núi?

Say độ cao là gì? Triệu chứng ra sao?

Say độ cao là gì? Triệu chứng ra sao?

Đi du lịch chúng ta thường quen với khái niệm say tàu, say xe, say sóng, Say độ cao là phản ứng vật lý của cơ thể khi lên cao đột ngột so với tốc độ điều chỉnh của cơ thể, gây ra tình trạng khó khăn trong việc hấp thụ oxy. Thường thì tình trạng này dễ xuất hiện khi bạn đang ở độ cao tầm 2.400m trở lên, lượng oxy loãng dần, áp suất trở nên thấp hơn khiến cơ thể gặp một số dấu hiệu của triệu chứng say độ cao như đau đầu từ nhẹ đến nặng kèm theo choáng váng, buồn nôn, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn có thể trở ngất xỉu hoặc khó thở. Môi và móng tay tím tái. 

Cần làm gì khi bị say độ cao?

Cần làm gì khi bị say độ cao?

Để đảm bảo an toàn cho bản thân trong những chuyến khám phá thiên nhiên, bạn cần nắm một số kiến thức cơ bản để tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm. 

1. Uống thuốc

Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể giúp kiểm soát tác động của chứng say độ cao. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách và hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.

2. Xuống nơi có độ cao thấp hơn

Ngay khi cảm nhận các triệu chứng say độ cao, dừng lại ngay, điều bạn cần làm lúc này là đi xuống nơi có độ cao thấp hơn để giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Đây là cách khắc phục nhanh và an toàn nhất trong trường hợp này.

Cần làm gì khi bị say độ cao?

3. Tập thích nghi với độ cao mới

Trong trường hợp không thể ngay lập tức xuống nơi có vị trí thấp hơn hoặc các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể ở yên tại chỗ, dành thời gian để nghỉ ngơi, thích nghi với độ cao mới. Chú ý cung cấp nước và tinh bột đồng thời thư giãn để cơ thể dần dần thích nghi.

4. Trang bị tốt kiến thức leo núi

Say độ cao đôi khi chỉ là một triệu chứng nhẹ, nhưng nếu không được quan tâm đúng mức có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, điều quan trọng hơn hết chính là bạn cần chuẩn bị một thể lực thật tốt cùng các kiến thức cơ bản để xử lý các tình huống phát sinh trong chuyến đi chuyến leo núi trở nên trọn vẹn.


Theo Zingnews

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Những vườn quốc gia thu hút khách du lịch ở Việt Nam

Mới đây, trang đánh giá và tư vấn du lịch The Culture Trip có trụ sở tại London (Anh) đã điểm qua các vườn quốc gia đẹp nhất Việt Nam trong đó có Yok Đôn (Đắk Lắk).

Những vườn quốc gia thu hút khách du lịch ở Việt Nam

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Với diện tích 123.326 ha, Phong Nha - Kẻ Bàng là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất ở Việt Nam và cũng là một trong những địa điểm du lịch Quảng Bình thu hút khách nhất. Vườn quốc gia này đã 2 lần được công nhận di sản thế giới vào năm 2003 và 2015.

Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương cách Hà Nội khoảng 120km được mệnh danh là món quà của tạo hóa. Nơi đây đặc biệt thu hút khách mỗi dịp cuối xuân đầu hè, bướm tràn ngập rừng Cúc Phương. Phổ biến nhất tại đây là bướm trắng, ngoài ra còn bướm khế, bướm phượng… 

Vườn quốc gia Yok Đôn

Vườn quốc gia Yok Đôn

Nằm ở tỉnh Đắk Lắk, York Đôn là vườn quốc gia duy nhất bảo tồn rừng khộp, đặc trưng với các cây họ dầu lá rộng. Tháng 12 đến tháng 2 hàng năm, rừng nhuộm lá vàng rực, rồi đến tháng 3, từng lớp lá khô rụng phủ xuống mặt đất. Mãi cho đến tháng 5, khi mùa mưa bắt đầu, cây nơi đây mới đâm chồi xanh trở lại. 

Vườn quốc gia U Minh Thượng

Vườn quốc gia U Minh Thượng

Ở Việt Nam, trong hệ sinh thái rừng tràm ngập phèn chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của vườn quốc gia U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng nguyên sinh, với các ưu hợp của rừng hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn. Nơi đây chính là khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới. 

Vườn quốc gia Côn Đảo

Vườn quốc gia Côn Đảo

Ngoài địa danh Nhà tù Côn Đảo thì Vườn quốc gia Côn Đảo chính là điểm đến thu hút khách tham quan nhất. Vườn quốc gia Côn Đảo được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là nơi nuôi, ấp và thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam. Nhiều du khách ghé khăm vườn quốc gia này để được trải nghiệm tour khám phá xem rùa đẻ trứng và thả chúng về biển. 

Xem thêm: Du lịch Côn Đảo chưa làm 5 điều này như chưa từng đi

Tổng hợp

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn

Yok Đôn, vườn quốc gia duy nhất Việt Nam bảo tồn rừng khộp đang vào mùa rụng lá khô, là điểm săn ảnh chim lý tưởng nhất khi đi tour Bản Đôn. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Võ Rin

Vườn Yok Đôn mùa này như thể "châu Âu mùa lá rụng" khi đi qua các thảm rừng khộp dọc đường liên khu trạm 5 và trạm 2. Không giống các khu rừng nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rậm hay rừng ngập mặn, Yok Đôn là rừng khộp duy nhất còn lại ở Việt Nam, có mùa xanh và mùa rụng lá như rừng ôn đới. Theo nhân viên kiểm lâm tại vườn, chữ "khộp" được đọc từ tiếng Lào, nghĩa là "khổ, nghèo", rừng khộp "nghèo" dinh dưỡng đất nên cây không lớn, tán không rậm và vào mùa khô thì cây trút lá để giảm thiểu tiêu hao năng lượng.

Tháng 12 đến tháng 2 hàng năm, rừng nhuộm lá vàng rực, rồi đến tháng 3, từng lớp lá khô rụng phủ xuống mặt đất và mãi cho đến tháng 5, khi mùa mưa bắt đầu, cây nơi đây mới đâm chồi xanh trở lại. Theo số liệu thống kê, hệ động vật tại Yok Đôn có hơn 450 loài, gồm 89 loài động vật có vú, 305 loài chim, 48 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, hàng trăm loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài côn trùng. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Ngô Vũ Thắng

Ngắm cảnh rừng mùa lá rụng và tìm hiểu các loài chim nằm trong số các hoạt động du lịch sinh thái phổ biến nhất, với 500.000 đồng/người/ tour 3 tiếng. Đi tour Bản Đôn để xem và săn ảnh chim bạn phải thức dậy sớm chuẩn bị hành trang và sẵn sàng vào 5h30, thời điểm ngắm chim tốt nhất trong ngày.

Theo ban quản lý, VQG Yok Đôn có khu hệ chim phong phú, là đối tượng yêu thích của các nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên. Các loài đặc trưng là gõ kiến xanh hông đỏ, vẹt ngực đỏ, sả rừng, phường chèo nhỏ, sáo nâu, yến mào, te vặt cho tới các loài chim nước quý hiếm như ngan cánh trắng, quắm lớn hay hạc cổ trắng. 

Anh Võ Rin chia sẻ để ngắm nhìn được nhiều loài chim, du khách nên chọn thời điểm giữa tháng 2 đến cuối tháng 4, cao điểm của mùa khô. Cây rừng rụng hết lá để chống chọi với thời tiết hanh khô của Tây Nguyên, do đó việc quan sát và chụp ảnh chim dễ dàng hơn.

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Ngô Vũ Thắng

Yến mào (chim trống) đang chăm con mới nở được hai tuần tuổi tại vườn Yok Đôn. Loài chim này có kích thước nhỏ, thân dài khoảng 20 cm, chim trống có mặt và phần cổ trên màu nâu nhạt nổi bật, có mào dựng và cánh dài màu xám. Chim mái giống chim trống nhưng không có phần màu nâu nhạt trên mặt và cổ họng. "Mùa yêu" của các cặp yến mào là những khoảnh khắc được các nhiếp ảnh gia canh chụp. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Võ Rin

Một trong những loài hiếm ở vườn Yok Đôn là hạc cổ trắng, có sải cánh 75 - 91cm, nhỏ hơn một chút so với các loài khác trong họ Hạc. Chim có đỉnh đầu màu đen, cánh và thân đen bóng tương phản với cổ trắng, mỏ đen với đầu mỏ màu đỏ đậm. Đây là loài định cư, sống ở vùng sình lầy, đất ngập nước và ven rừng, nhưng chỉ ở nơi trống trải. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Võ Rin

Diều hoa Miến Điện là loài định cư phổ biến tại Yok Đôn, sải cánh 51 - 71cm. Chim thường đậu cao trên các cây khô và khi sà xuống đất thì ve vẩy đuôi từ bên này sang bên kia, sinh cảnh ở các vùng rừng núi, có chỗ tới độ cao gần 2.500m và làm tổ từ tháng 1 - 10. 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Nguyễn Thùy Linh

Một trong những loài chim ấn tượng ở Yok Đôn là hù trán trắng. Đây là loài cú nhỏ, thân dài khoảng 20 cm, săn mồi ban ngày. Chim có lông mày trắng rậm, lòng mắt vàng nổi bật, thân trên màu xám nâu với nhiều điểm trắng và thân dưới trắng với nhiều sọc nâu trên ngực.  

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Võ Rin

Sả rừng, loài phổ biến trong vườn Yok Đôn. Chim trưởng thành có sải cánh 17 - 20cm. Tại Việt Nam, loài này còn phân bố ở rừng Mã Đà (Đồng Nai), VQG Cát Tiên (địa phận Tân Phú, Đồng Nai), VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) và rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM). 

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Ngô Vũ Thắng

Yok Đôn có 17 loài gõ kiến, gồm loài gõ kiến xanh hông đỏ (chim trống). Đây là loài có kích thước lớn trong nhóm gõ kiến, thân dài tới khoảng 33cm. Chim mái có đầu đen với sọc dài xuống đến gáy, cổ và hai bên gáy màu vàng chanh. Chim trống tương tự chim mái nhưng có mảng đỏ trên đỉnh đầu. Loài này thường kiếm ăn gần gốc cây, hốc đất để tìm mối.  

Đi tour Bản Đôn săn ảnh chim trong rừng khộp Yok Đôn
Ảnh: Nguyễn Thùy Linh

Loài trèo cây bụng hung có kích thước trung bình trong nhóm trèo cây, thân dài khoảng 13cm. Chim có đỉnh đầu và thân trên màu xám, sọc đen qua mắt nổi bật, thân dưới đỏ hung đậm với nhiều mảng lông bao đuôi trắng. Chim mái giống chim trống nhưng thân dưới nhạt màu hơn. 

Trong tháng 2 - 3 vừa qua, rừng khộp Yok Đôn đã nhiều lần đón tiếp nhóm nhiếp ảnh gia nổi tiếng gồm Ngô Vũ Thắng, Võ Rin và Nguyễn Thùy Linh đến đây săn ảnh.

Xem thêm: Khám phá Tây Nguyên du lịch Đắk Lắk, Đắk Nông có gì hot?

Theo VnExpress

Bài đăng phổ biến