Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Những đồ vật nên loại khỏi hành lý du lịch

Quần áo diêm dúa, giầy cao gót, chìa khóa cửa, dụng cụ thể thao... là những đồ vật không thật sự cần thiết cho chuyến du lịch của bạn.

Những đồ vật tưởng như rất cần thiết khi đi du lịch hóa ra lại không phải vậy. Tốt nhất nên cất chúng trong ngăn tủ và chỉ mang theo những đồ chuyên dụng. Để không phải hối hận khi đi du lịch, hãy bỏ những đồ vật sau ở nhà:

1. Túi đựng tiền

Những chiếc túi đựng tiền tiện dụng luôn đứng đầu trong danh sách những đồ thiết yếu nên dùng khi đi du lịch. Thế nhưng thực chất, chiếc túi bao quanh hông mà bạn thường thấy lại thường làm bạn cảm thấy khá khó chịu, đặc biệt khi trời nóng. Và sẽ thật xấu hổ mỗi khi bạn muốn trả tiền, kiểu như bạn để tiền ở trong... quần lót vậy. Thay vào đó, bạn hãy đựng tiền trong ví như vẫn làm, miễn là bạn luôn đề phòng trộm cắp.

2. Túi ngủ

Nếu như có ý định leo núi dài ngày, thì một chiếc túi ngủ có thể phát huy tác dụng, nhất là khi không tìm thấy nhà nghỉ trên núi. Thế nhưng nếu bạn đi biển hay đến những vùng đất khác thì chiếc túi ngủ là vật nên để ở nhà. Nhiều người nói họ ngại rằng giường khách sạn không sạch sẽ, thế nhưng bạn có thể sử dụng khăn tắm, khăn choàng để trải lên giường nếu ngại bẩn.

3. Quần áo, trang sức diêm dúa

Những bộ váy dài dạ tiệc hay những đồ đắt tiền là những thứ nên để trong ngăn tủ ở nhà. Bởi chúng không những làm bạn bất tiện khi di chuyển mà còn biến bạn thành mục tiêu cho những kẻ xấu. Thực tế là bạn đang đi du lịch chứ không phải đi dự liên hoan phim toàn cầu. Thay vào đó những bộ đồ thể thao tiện lợi sẽ là bạn đồng hành tuyệt vời của bạn.


Bạn sẽ không bao giờ động đến những đôi giày cao gót thế này đâu. Ảnh: Telegraph

4. Cả 'tủ thuốc'

Ngoại trừ những loại thuốc riêng chữa bệnh, bạn chỉ nên mang theo thuốc chống say xe, thuốc cảm, thuốc đau bụng. Những thứ khác nên để ở nhà hoặc có thể mua thêm tại nơi sắp đến nếu cần. Mang quá nhiều thứ thuốc theo người vừa khiến hành lý cồng kềnh, vừa có thể khiến thuốc bị hỏng vì để ở những nơi có nhiệt độ không phù hợp. 

5. Ảnh gia đình

Rất nhiều du khách nói rằng họ luôn mang theo những khung ảnh gia đình khi đi du lịch. Điều này thể hiện tình cảm của họ nhưng cũng không thật sự là cần thiết lắm. Bởi có thể khung ảnh sẽ bị gãy, vỡ khi di chuyển và họ cũng có thể xem ảnh gia đình trong laptop hoặc smartphone mà.

6. Thú nhồi bông

Bạn không thể ngủ nếu không có các bạn gấu, thỏ, vịt… ngủ cùng. Một vali chất đầy thú nhồi bông sẽ khiến bạn bị quá cân hành lý ở sân bay và làm bạn tốn thêm thời gian và công sức mang vác thêm hành lý nữa. Nếu nhất thiết phải mang theo, hãy chọn một trong số chúng thôi.

7. Toàn bộ chìa khóa nhà

Thay vì mang theo cả chùm chìa kháo to đùng, các loại từ khóa cửa nhà, khóa phòng, khóa két, khóa xe… bạn chỉ nên mang chìa khóa thật cần thiết để ra vào nhà. Những chìa khóa quan trọng khác nên cất trọng lọ, hộp ở nhà. Và chiếc chìa khóa mang theo cũng cần được cất kỹ càng, hoặc là để trong ngăn kéo nhỏ trong ví hoặc là để trong một chiếc túi nào đó luôn mang theo người.


Cất những chìa khóa quan trọng ở nhà và cũng đừng quên vị trí cất chúng nhé. Ảnh: freshandorganized


8. Vũ khí, đồ sắc nhọn

Bạn sẽ không ngờ rằng bộ dao nhỏ, dao xếp lại khiến bạn mất thời gian ở khu check-in. Hãy để chúng trong hành lý ký gửi chứ đừng để trong túi xách mang lên máy bay. Những đồ chơi của trẻ đôi khi cũng trở thành đồ cấm mang theo, hãy kiểm tra thật cẩn thận.

9. Dụng cụ thể thao

Bạn yêu thể thao cuồng nhiệt và không thể không đánh tennis mỗi ngày. Thế là chiếc vợt to oành được xếp ngay ngắn trong vali. Đây hoàn toàn là điều không nên bởi bạn có thể dễ dàng thuê chúng ở bất cứ khu chơi thể thao nào.

10. Đồ điện tử

Mang theo smartphone, laptop hay máy ảnh để ghi lại những khoảng khắc hay giải trí khi rảnh là điều bình thường. Thế nhưng việc mang theo máy sấy, máy là tóc… thật sự không cần thiết.


Thùy Dương tổng hợp

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Đừng hẹn hò với cô gái Đam mê du lịch

Đừng hẹn hò với cô gái thích đi du lịch. Có thể cô ấy đã lãng phí bằng đại học và thay đổi toàn bộ hướng đi sự nghiệp của mình. Hiện tại, cô ấy là một huấn luyện viên lặn hoặc giáo viên dạy yoga. Cô ấy không chắc chắn ngày phải thanh toán các khoản sinh hoạt phí đang cận kề. Dù vậy, cô ấy không làm việc như robot cả ngày. Cô đi chơi và nắm bắt tất cả những gì mà cuộc sống đem đến và đòi hỏi bạn cũng phải làm những điều tương tự như thế.

Xem thêm: 21 dấu hiệu bạn đã nghiện du lịchLý do nên đi du lịch khi còn trẻ

Liệu bạn có dám hẹn hò với 1 cô gái như vầy với đầy đủ những thách thức sau đây:

Cô ấy sở hữu mái tóc rối bời được phủ màu ánh nắng mặt trời. Làn da không còn đẹp như trước do cháy nắng, những vết thương và vết cắn ở đâu đó trên cơ thể. Tuy nhiên cô ấy lại có hàng tá câu chuyện thú vị khác nhau để kể về những vết sẹo đó.

Đừng hẹn hò với cô nàng thích du lịch. Cô ấy khó tính. Những cuộc hẹn hò đi ăn tối, xem phim ở những trung tâm thương mại sẽ không xuất hiện trong ý nghĩ của cô gái. Tâm hồn cô khao khát những trải nghiệm nghiệm và cuộc phiêu lưu mới. Cô ấy sẽ không choáng ngợp bởi chiếc xe hơi mới cóong của bạn hay chiếc đồng hồ đắt tiền. Cô ấy thích leo núi hoặc nhảy dù hơn là ngồi nghe bạn khoe khoang sự giàu có của bạn.

Đừng hẹn hò với cô nàng thích đi du lịch bởi nàng ta sẽ khiến bạn phát cáu lên mỗi khi các hãng hàng không tung ra các chương trình bán vé giảm giá.  Cô ấy sẽ không tham dự bữa tiệc tại Republiq. Và cô ấy cũng ko bao giờ trả hơn 100$ cho để nghe Avicii hát  bởi cô ấy biết số tiền dành cho một tuần tụ tập tương đương với 1 tuần đi du lịch ở một nơi nào đó thú vị. Xem thêm: Những rắc rối thường gặp với bạn đồng hành khi đi du lịch

Cô ấy không thể có một công việc ổn định. Hoặc có thể cô ấy luôn nghĩ đến việc bỏ việc. Cô không muốn cống hiển bản thân mình vì giấc mơ của người khác. Cô có ước mơ của riêng mình và sẽ thực hiện chúng. Cô ấy là một người làm việc tự do. Cô ấy kiếm tiền từ việc thiết kế, viết lách, chụp ảnh hoặc bất kỳ công việc gì yêu cầu tính sáng tạo và trí tưởng tượng. Đừng làm mất thời gian của cô gái ấy để than phiền về công việc nhàm chán của bạn.


Đừng hẹn hò với cô gái thích đi du lịch. Có thể cô ấy đã lãng phí bằng đại học và thay đổi toàn bộ hướng đi sự nghiệp của mình. Hiện tại, cô ấy là một huấn luyện viên lặn hoặc giáo viên dạy yoga. Cô ấy không chắc chắn ngày phải thanh toán các khoản sinh hoạt phí đang cận kề. Dù vậy, cô ấy không làm việc như robot cả ngày. Cô đi chơi và nắm bắt tất cả những gì mà cuộc sống đem đến và đòi hỏi  bạn cũng phải làm những điều tương tự như thế.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch mùa đông

Đừng hẹn hò với cô gái thích du lịch bởi cô ấy đã lựa chọn một cuộc sống không ổn định. Cô ấy không có kế hoạch hay 1 địa chỉ cố định. Cô ấy dễ dàng thích nghi và nghe lời trái tim mách bảo. Cô ấy làm những gì mình thích mà không quan tâm người khác nghĩ gì. Cô ấy không đeo đồng hồ. Một ngày của cô ấy chạy theo quy luật của mặt trăng và mặt trời. Khi những con song biển đam mê vẫy gọi, cuộc sống dừng lại và cô ấy sẽ lãng quên những thứ khác trong một chốc lát để đến với biển. Nhưng cô ấy học được rằng thứ quan trọng nhất trong cuộc đời này không chỉ là lướt sóng.


Xem thêm: Bí kíp cho phụ nữ đi du lịch nước ngoài vào mùa hè

Đừng hẹn hò với cô gái thích đi du lịch bởi cô luôn nói lên suy nghĩ của mình. Cô ấy sẽ không bao giờ cố gắng gây ấn tượng với bố mẹ hay bạn bè của bạn. Cô ấy biết tôn trọng nhưng không sợ hãi khi tranh luận về các vấn đề quốc tế hay trách nhiệm xã hội.

Cô gái thích đi du lịch sẽ không bao giờ cần bạn. Cô ấy biết cách cắm trại và xoáy vít mà không cần sự trợ giúp của bạn. Cô ấy nấu ăn ngon và không cần bạn phải trả tiền cho bữa ăn. Cô ấy quá độc lập và không quan tâm rằng bạn có đi du lịch cùng cô ấy hay không. Cô ấy sẽ quên ngay việc liên lạc với bạn khi cô ấy đến nơi.

Cô bận rộn sống trong hiện tại. Cô nói chuyện với người lạ. Cô ấy sẽ gặp nhiều người thú vị, có cùng suy nghĩ từ khắp nơi trên thế giới. Cô ấy sẽ cảm thấy nhàm chán bạn.

Vậy nên, đừng bao giờ hẹn hò với một cô gái thích đi du lịch trừ khi bạn có thể theo kịp cô ấy, Và nếu như bạn không có ý định yêu một cô gái thích đi du lịch, đừng giữ cô ấy bên mình. Hãy để cô ấy đi.

Xem thêm: 6 lý do nên hẹn hò với người đam mê du lịch

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Kinh nghiệm du lịch Hà Nội: 4 món cơm ngoại hấp dẫn ở Hà Nội

Cơm trộn Hàn Quốc, cơm niêu Singapore hay cơm cà ri Ấn Độ là những món cơm ngon và luôn đắt khách. Cơm luôn là lựa chọn dễ ăn cho ba bữa trong ngày. Dưới đây là 4 món cơm nước ngoài hấp dẫn bạn nên tìm thưởng thức.

Xem thêm: 10 món ngon đường phố hấp dẫn khi đi du lịch Thái Lan

Cơm trộn Hàn Quốc

Cơm trộn quyến rũ thực khách ở màu sắc và hương vị đậm đà khó quên. Ảnh: alpha.

Nhắc tới Hàn Quốc không thể không nhắc tới món cơm trộn Bibimbap. Món ăn này hệt một bức tranh rực rỡ sắc màu khiến thực khách thích thú.

Thành phần cơ bản của một bát cơm trộn gồm cơm trắng, các loại rau củ đã qua chế biến, thái nhỏ, trứng hoặc thịt bò và tương tiêu ớt. Các nguyên liệu khi chín được xếp gọn gàng trong bát. Trong đó cơm đặt dưới cùng, tiếp là rau, thịt, trứng và vừng. Tùy sở thích và vùng miền mà thành phần mỗi bát sẽ có sự đổi khác.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc

Hà Nội , món cơm này có bạn tại các nhà hàng Hàn Quốc ở Trần Quốc Hoàn, Trần Duy Hưng, Lý Quốc Sư, Thợ Nhuộm, Bà Triệu... với mức giá một bát từ 50.000 đến 100.000 đồng.

Cơm niêu Singapore

Lớp cháy vàng giòn rụm là điểm ấn tượng của nhiều thực khách về món ăn này. Ảnh: amthucbonmua.

Cơm niêu hay cơm tay cầm là món ăn phổ biến ở Singapore. Đặc điểm của món ăn này là gạo được nấu chín trong niêu, thay vì nấu trước bên ngoài. Điều này khiến cơm có lớp cháy vàng rộm bắt mắt.

Cơm niêu Singapore không có thức ăn kèm cố định mà thay đổi tùy nơi. Có thể kể đến như cơm niêu thịt xá xíu, cơm niêu bò, cơm niêu gà... Ở mỗi loại, thức ăn kèm được chế biến khéo léo, dậy mùi thơm quyến rũ. Khi ăn bạn nên đảo đều để các thành phần quyện lại với nhau

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Singapore

Một số địa chỉ bán cơm niêu ở Hà Nội là 111K1 Giảng Võ, số 2 Hàng Bài, 110b Nguyễn Chí Thanh, 60 Lê Văn Thiêm... Một niêu cơm có giá từ 40.000 đến 70.000 đồng

Cơm nướng Nhật Bản

Phần cơm nướng ngon hay không phụ thuộc vào cách bạn nêm nếm gia vị và đảo cơm. Ảnh: diadiemanauong.

Một trong những món ăn nhanh được ưa chuộng ở xứ sở hoa anh đào (Nhật Bản) là cơm nướng. Món ăn này sử dụng chảo nóng để làm chín các nguyên liệu. Nhiệt độ của chảo được giữ ở 270 độ C trong 5 phút đầu sau đó duy trì ở 80 độ C trong 20 phút sau. Theo cách này, bạn phải nhanh tay đảo đều để các nguyên liệu để không bị cháy.

Phần thức ăn dùng kèm món gồm thịt bò, thịt gà, các loại nấm,... Khi ăn bạn được phục vụ thêm một chén nước sốt nhỏ để rưới đều lên chảo.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản / Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc

Ở Hà Nội, bạn có thể thưởng thức tại 20 Đoàn Trần Nghiệp, 20 Đào Tấn với mức giá trung bình 80.000 đồng một suất.

Cơm cà ri Ấn Độ

Vị cà ri thơm ngon đưa cơm khiến nhiều người thích thú. Ảnh: qasic.

Cà ri là món ăn đặc trưng của Ấn Độ, có mùi vị đặc trưng và kén người ăn. Về Việt Nam, món này được biến tấu nhiều hơn để hợp với khẩu vị người dân. Trong đó sữa tươi được thay thế bằng nước cốt dừa...

Thành phần của cơm cà ri gồm các loại thịt, rau củ quả tùy sở thích, bột cà ri và cơm trắng hoặc vàng. Với công thức đặc biệt, kết hợp của nhiều loại gia vị mà món này có mùi vị rất đặc trưng. Bạn có thể cảm nhận được vị thơm của các loại thảo quả như hoa hồi, đinh hương, nghệ...

Bạn có thể thưởng thức món này tại số 550 Trần Khát Chân, 365 Kim Mã, 219 Nguyễn Ngọc Vũ... với mức giá từ 35.000 đến 70.000 đồng mỗi suất.

Diệu Huyền - VNExpess

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Nagasaki và khát vọng hòa bình

Ngay từ những năm tháng còn mài đũng quần trên ghế học đường, ký ức trẻ thơ của tôi vẫn luôn khắc khoải về lời giảng thâm trầm, sâu sắc của cô giáo dạy sử khi giới thiệu về Nagasaki.




Nằm ở phía Nam nước Nhật, Nagasaki là một trong những hải cảng sầm uất nhất xứ sở hoa anh đào và là cửa ngõ du nhập văn hóa phương Tây của Nhật thế kỷ XVI. Nhưng đó cũng là địa danh gắn với nỗi kinh hoàng thế kỷ: Lúc 11 giờ 2 phút ngày 9-8-1945, sau 3 ngày ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, Mỹ tiếp tục khủng bố tinh thần võ sĩ đạo, ý chí samurai quật cường của người Nhật bằng quả bom thứ hai ở Nagasaki, cướp đi 73.884 nhân mạng, làm bị thương 74.909 người, khiến gần 20.000 ngôi nhà bị thiêu rụi, trên 120.000 người trở thành vô gia cư; chưa kể hàng triệu người khác bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ; phải chịu đựng những tổn thất nặng nề về thể chất và tâm lý suốt cuộc đời còn lại.

Quả bom nguyên tử oan nghiệt ấy đã biến Nagasaki thành đống đổ nát; một nghĩa địa khổng lồ không bia mộ. Bằng những hình ảnh trực quan sinh động mà cô đã dày công tìm tòi, bài giảng của cô cứ mãi là nỗi ám ảnh song hành với cuộc sống của tôi suốt ngần ấy năm khi nhắc về tội ác chiến tranh, hủy diệt loài người… 30 năm sau, trong hành trình ngược xuôi xứ sở Phù Tang cùng đoàn nhà báo cả nước do Công ty Vietravel tổ chức, vào một chiều cuối thu, tôi đã đặt chân đến mảnh đất còn nguyên vẹn đến tận cùng nỗi đau mất mát không gì bù đắp nổi!
Nỗi buồn chiến tranh

Đưa chúng tôi tham quan Bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki - mở cửa vào tháng 4-1995, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Nagasaki bị ném bom, cậu hướng dẫn viên Tất Tử Khánh Châu của Vietravel giúp chúng tôi hình dung quá khứ kinh hoàng gần 70 năm trước khi chỉ tay vào quả bom mẫu plutonium đang trưng bày trong bảo tàng, có kích thước như quả bom thật đã ném xuống Nagasaki: dài 3,25 m; đường kính 1,52 m; nặng 4,5 tấn; sức tàn phá tương đương 21.000 tấn thuốc nổ, được cấu tạo bởi 50% sức nổ, 35% tia nhiệt và 15% chất phóng xạ.


Nagasaki qua các giai đoạn, trước và sau khi phải hứng chịu đại họa bom nguyên tử

Khánh Châu thuyết minh tiếp bằng giọng trầm buồn: Một định mệnh đắng cay cho Nagasaki là thành phố này thật ra không phải mục tiêu chính để ném quả bom thứ hai mà “đích ngắm” của Mỹ là thành phố kỹ nghệ Kokura, phía đông bắc đảo Kyushu. Nhưng sáng 9-8-1945, khi thiếu tá Charles W. Sweeney - cơ trưởng pháo đài bay B-29 Bockscar mang quả bom nguyên tử "Fat Man" bay đến Kokura những ba lần, bầu trời Kokura quá nhiều mây nên không thể nhìn rõ mục tiêu, vì thế Charles Sweeney quyết định đổi sang Nagasaki. Quả bom "Fat Man" nổ ở độ cao cách mặt đất 469 m, nhiệt độ 3.871°C và sức gió khoảng 1.000 km/giờ, tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ trên bầu trời. Khủng khiếp làm sao khi cơn bão lửa dữ dội kéo dài hơn nửa ngày, tàn phá toàn bộ nhà cửa, đường sá, cỏ cây và hủy diệt tất cả trong bán kính 3,2 km. Lúc này, có khoảng 200.000 người trong thành phố; chưa kể những người sống sót từ Hiroshima sơ tán đến Nagasaki! Nạn nhân không chỉ là người Nhật mà còn khoảng 27.000 lính Mỹ, 2.000 lao động các nước tại Nagasaki.

Chiếc đồng hồ quả lắc trưng bày tại bảo tàng

Tại bảo tàng, chúng tôi có dịp mục sở thị những hiện vật còn sót lại từ đống hoang tàn, đổ nát. Mọi thứ đã bị biến dạng, méo mó như đường rầy xe lửa, những chiếc dĩa còn vương đầy thức ăn, ly thủy tinh tan chảy trên bàn của một gia đình, những mẩu xương tay người co quắp dính trong quần áo, nón bảo hiểm… Tội nghiệp những nạn nhân còn sống sót, gương mặt, thân thể bị bỏng, tóc cháy, mắt mù, quần áo tả tơi…. Lòng chúng tôi se thắt khi tận mắt nhìn thấy những chiếc đồng hồ đeo tay và một đồng hồ quả lắc trưng bày tại đây chỉ đúng thời khắc tiền định của đại họa 11 giờ 2 phút… Không xót xa sao được khi chứng kiến những di chứng từ ảnh hưởng nặng nề của hậu chiến tranh: những người mẹ khắc khoải bên đứa con dị tật, những người già luôn thấp thỏm, phát điên khi nhìn thấy lửa…? Không ít thành viên trong đoàn đã rưng rưng nước mắt trước cảnh sắc này; biên tập viên xinh đẹp Kim Ngân của Đài Truyền hình Việt Nam, nói trong đôi mắt ngấn lệ: Thật không thể tưởng tượng đây là sự thật. Rồi cô lại so sánh: Chưa tang thương bằng những gì đã diễn ra tại chiến tranh Việt Nam và khủng khiếp bằng chất độc màu da cam mà dân tộc mình phải gánh chịu qua nhiều thế hệ!

Hai quả bom nguyên tử đã uy hiếp hoàn toàn tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật, buộc Thiên hoàng đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh sớm nhiều tháng, cứu sống nhiều sinh mạng vô tội. Cũng từ quyết định sáng suốt này mà từ đó người Nhật “ly khai” với chiến tranh, đứng ngoài cuộc với tội ác; chuyên tâm xây dựng đất nước đổ nát bằng một sức sống mãnh liệt, hồi phục thần kỳ để sau một thời gian ngắn trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới về kinh tế!

Một trong những chứng tích của chiến tranh đau thương tại Bảo tàng Nagasaki

Rời khỏi bảo tàng, những cung bậc tình cảm của chúng tôi như lắng xuống khi các thành viên trong đoàn đặt câu hỏi: Phải chăng chính nỗi đau thương từ hai vụ hủy diệt bằng bom nguyên tử là nguồn cội của sự yêu chuộng hòa bình ở nước Nhật sau chiến tranh?
Khát vọng hòa bình

Hành trình tour của chúng tôi tiếp tục tại Công viên hòa bình Nagasaki. Đây là nơi người Nhật thể hiện khát vọng hòa bình cũng như nguyện cầu cho thảm họa kinh hoàng không lặp lại nữa. Công viên Hòa Bình Nagasaki được xây dựng năm 1955 ở trung tâm nơi bom nguyên tử tàn phá thành phố. Đến nơi này vào thời tiết se lạnh chiều thu, bầu trời xám nghịt càng làm cho không khí thêm u tịch. Đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng sao giờ đây đứng trên mảnh đất đau thương này tôi vẫn như cảm nhận đầy đủ không khí tang tóc đến rợn người. Không hãi hùng sao được khi “điểm nhấn” của công viên là hình tượng 2 chiếc quan tài, một lớn một nhỏ màu đen tuyền bóng loáng như nhắc nhở về sự oan khiên của những linh hồn vô tội.

Chiếc quan tài đen tại Công viên Hòa bình Nagasaki

Trong công viên còn có rất nhiều tượng đài; nhưng ấn tượng nhất là tượng đài Hòa bình cao 9,7 m được xem như hiện thân cho ước vọng hòa bình của nhân dân Nagasaki cũng như người dân Nhật. Nhà tạc tượng Seibou Kitamura quê ở Nagasaki đã gởi gắm tình nhân ái và từ bi của Đức Phật vào tượng đài này. Hướng dẫn viên Khánh Châu giải thích: Tay phải tượng giơ lên cao về phía thiên đường thể hiện ý nguyện hòa bình vĩnh cửu; tay trái giơ ngang bằng để ngăn cản, chấm dứt sự đe dọa của vũ khí hạt nhân. Đôi mắt nhắm hờ cầu nguyện cho những nạn nhân của bom nguyên tử. Hằng năm nhân dân Nagasaki đều tổ chức lễ kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử, tưởng niệm hòa bình tại đây. Chắc hẳn người dân Nagasaki rất yêu chuộng hòa bình nên hàng ngày họ đều đến đây cắm hoa tươi trước tượng hòa bình.

Tượng đài của kiến trúc sư Naoki Tominaga tại Công viên Hòa Bình Nagasaki

Một tượng đài khác cũng đầy cảm xúc được kiến trúc sư Naoki Tominaga - người con của Nagasaki - thiết kế nhân kỷ niệm 50 năm ngày Nagasaki bị ném bom. Từ con số 70% nạn nhân là phụ nữ, trẻ em, vị kiến trúc sư tài năng này đã tạc nên hình ảnh một bà mẹ nâng niu, ôm ấp đứa bé thân yêu trên đôi tay như để chở che, bao bọc lấy con mình trước thảm họa chiến tranh. Hình ảnh đứa bé được kiến trúc sư ví von như nước Nhật lúc bị ném bom, đau khổ và nhỏ bé được bàn tay che chở, bao dung của người mẹ là cả thế giới ôm ấp, giúp đỡ… Gần đó là khu tưởng niệm trẻ em được trang trí bằng những chùm hạc giấy đủ sắc màu được người dân Nhật xếp gấp trong ý niệm thành khẩn cầu mong cho những linh hồn bé thơ mau siêu thoát và hòa bình được vĩnh hằng trên mảnh đất từng nhuốm máu bao sinh linh vô tội.


Thông điệp hòa bình của các quốc gia trên thế giới gửi tặng nước Nhật

Cùng chia sẻ khát vọng hòa bình, phản đối chiến tranh với nhân dân đất nước mặt trời mọc là những bức tượng thể hiện sự đồng điệu do các quốc gia trên thế giới hiến tặng theo lời kêu gọi của chính quyền Nagasaki từ năm 1978! Mỗi quốc gia thể hiện một hình ảnh khác biệt, nhưng tất cả đều tựu trung vào thông điệp yêu chuộng hòa bình. Rải rác đây đó trong công viên là hình ảnh những nạn nhân bom nguyên tử bị thiêu cháy hết quần áo, đau đớn, quằn quại trong tật nguyền... nhưng vượt lên nỗi đau để vươn tới một thế giới không còn tang thương, chết chóc.

Tác giả tại đài phun nước Hòa bình ở Nagasaki

Gần một giờ tha thẩn trong công viên với tâm trạng ngổn ngang, tôi bất chợt tìm được một hình ảnh đẹp tại đây là Đài phun nước hòa bình, được xây dựng tháng 8-1969 như lời nguyện cầu cho sự yên nghỉ của các linh hồn những nạn nhân của bom nguyên tử đã chết vì khát. Đài phun nước mang hình tượng đôi cánh bồ câu biểu tượng cho hòa bình, đường kính 18 m; cao 6 m; là nơi thu hút nhiều khách tham quan chụp hình lưu niệm khi đặt chân đến đây. Thương quá đi thôi câu nói của bé gái 9 tuổi tên Sachiko Yamaguchi khi quả bom kinh hoàng ném xuống Nagasaki được tạc trước đài nước: Cháu đã khát quá sức chịu đựng, nên khi nhìn thấy dòng nước đầy dầu trên bề mặt cháu đành uống thôi!

Tạm biệt Nagasaki, tôi nhớ mãi những cánh hạc hòa bình và luôn nguyện ước cho một thế giới không có chiến tranh, không còn những nỗi đau se thắt tâm hồn từ Nagasaki... Hãy chấm dứt chiến tranh, bởi chiến tranh đâu phải trò đùa... nhất là trên thân phận con người! 

(Nguồn: dulich.nld.com.vn)

Nagasaki và mối tình Việt - Nhật

Một vùng đất vươn lên từ đống hoang tàn đổ nát sau thảm họa bom nguyên tử đồng thời ghi dấu mối tình tuyệt đẹp liên quan đến một người con gái Việt Nam, đó chính là Nagasaki.



Khu phố Nagasaki ngày nay, nơi tâm điểm bom nguyên tử rơi năm 1945

Nagasaki là một trong 7 tỉnh nằm trên đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản. Trước khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2, người ta hầu như chỉ biết đến Okinawa là một hòn đảo nằm ở cực nam nước Nhật, vì nơi đây diễn ra những trận đánh tàn khốc giữa quân Mỹ và quân Nhật.

Người Mỹ đã tái hiện trận đánh này trong loạt phim truyền hình mang tên Thái Bình Dương mà khán giả VN đã có dịp thưởng thức. Trong khi chiến tranh đã kết thúc ở châu Âu với sự sụp đổ của phát xít Đức vào tháng 5.1945, thì phát xít Nhật ở châu Á vẫn còn đánh nhau dữ dội với quân Đồng minh, chưa có dấu hiệu gì cho thấy quân đội Nhật hoàng sẽ buông súng. Với ý đồ sớm kết thúc chiến tranh, ngày 6.8.1945, người Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, biến thành phố này thành đống hoang tàn đổ nát. Người Nhật chưa đầu hàng, và Nagasaki vẫn là một vùng đất “vô danh” chưa ai biết đến. Ba ngày sau, ngày 9.8.1945, lúc 11 giờ 2 phút, người Mỹ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ 2, biến Nagasaki thành địa ngục trần gian với khoảng 150.000 người chết. Đến lúc này nước Nhật mới đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Cái tên Nagasaki bắt đầu “nổi tiếng” từ dạo ấy.

Chứng tích và ám ảnh “vũ khí hạt nhân”

Nếu đi du lịch Nhật Bản, du khách VN thường chọn “cung đường vàng” Tokyo - núi Phú Sĩ - Nagoya - Kyoto - Osaka quen thuộc. Nhằm mục đích trải nghiệm cung đường mới, đoàn nhà báo chúng tôi, qua sự tổ chức của Công ty du lịchVietravel và Vietnam Airlines, đã có dịp đến Nagasaki vào những ngày cuối thu của miền nam nước Nhật để chiêm nghiệm những đổi thay suốt 70 năm qua của vùng đất này, sau thảm họa bom nguyên tử.

Nagasaki là một trong số ít ỏi những vùng đất được phép giao thương với nước ngoài hơn 400 năm trước, đồng thời là một quân cảng quan trọng của đế quốc Nhật trong thế kỷ 20. Ở Nagasaki có nhiều viện bảo tàng, như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Văn hóa, Bảo tàng Khoa học, Bảo tàng Nghệ thuật... giống như các bảo tàng đồng dạng trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc tính của đất nước và con người, Nhật Bản khác phần còn lại của thế giới ở chỗ họ thiết lập một số bảo tàng “không giống ai”, như bảo tàng mì gói ở Kanagawa và Osaka, vì đây là sản phẩm do người Nhật sáng chế; bảo tàng động đất ở Kobe vì nước Nhật ngày nào cũng có động đất; bảo tàng bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, vì tính đến nay đây là quốc gia duy nhất trên địa cầu “nếm mùi” loại bom khủng khiếp này.

Khu mộ của thương gia Araki Sotaro và công nương Ngọc Hoa - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

So với cảnh hoang tàn sau ngày bị ném bom vào năm 1945, Nagasaki ngày nay đã thay hình đổi dạng theo đà tăng tốc của đất nước mặt trời mọc để trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Nagasaki nhỏ hơn nhiều lần so với Tokyo hoặc Osaka, nhưng hạ tầng cơ sở và đời sống đô thị thì giống nhau, các tiện ích phục vụ cộng đồng như nhau. Khi màn đêm buông xuống, đứng trên đồi cao, bạn sẽ thấy toàn cảnh TP.Nagasaki lấp lánh ánh đèn trải rộng. Không hoa lệ, sặc sỡ sắc màu đậm đặc như Tokyo hoặc Osaka, nhưng đó là dạng ánh sáng của sự hồi sinh diệu kỳ sau những tháng ngày tăm tối 1945.

Mô hình đúng kích thước thật quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki

Tâm điểm chứng tích chiến tranh của Nagasaki ngày nay là cột bia bằng đá cẩm thạch đen đánh dấu đúng vị trí nơi quả bom nguyên tử rơi xuống cách nay 70 năm. Bên cạnh cột bia đánh dấu vị trí bom nguyên tử rơi, có một chứng tích khá đặc biệt, đó là chiếc cột bằng gạch đỏ của một nhà thờ. Không biết quân đội Mỹ chấm tọa độ thế nào mà quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki lại rơi đúng vị trí nhà thờ Thiên Chúa giáo có tên Urakami. Vào năm 1945, Urakami là nhà thờ lớn nhất và đẹp nhất châu Á thời đó, di ảnh trong bảo tàng đã nói lên điều này. Sau ngày định mệnh ấy, toàn bộ nhà thờ Urakami đổ sập, trơ lại vài chiếc cột.

Khi bạn tham quan bảo tàng bom nguyên tử ở Nagasaki, bước vào cửa sẽ thấy ngay người Nhật trưng bày những gì còn sót lại của nhà thờ Urakami ở gian thứ nhất, trong đó có cả những xâu chuỗi thánh giá của các linh mục và ma sơ.

Nếu bạn hỏi người Nhật sợ cái gì nhất trên cõi trần gian này, thì câu trả lời sẽ là: vũ khí hạt nhân.

Mối tình 400 năm

Ngoài chuyện có mối đồng cảm về chiến tranh, với du khách VN, Nagasaki còn lưu dấu một chuyện tình đẹp.

Đó là mối tình của thương gia người Nhật Araki Sotaro với Ngọc Hoa - ái nữ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Chuyện tình này có lẽ do thiên định. Vào đầu thế kỷ 17, thương gia Sotaro cũng như những nhà buôn khác ở Nagasaki cùng có mong muốn giong buồm ra khơi đến châu Âu để phát triển thương mại. Nhưng do dòng hải lưu đưa đẩy, hầu hết thuyền buôn của họ đều cập biển miền Trung VN, trong đó có Hội An. Miền Trung VN thời ấy được gọi xứ Đàng Trong, do chúa Nguyễn cai quản. Các thương gia Nhật đã mang đến VN những sản phẩm kim loại như đồng, thau, kiếm Nhật... và mua về gỗ, lụa, ngà voi, quế, trầm hương, nông sản... Rất nhiều thương nhân Nhật Bản thời ấy đã cưới vợ Việt và làm ăn, sinh sống ở Hội An. Đến đây thì chúng ta có thể hiểu vì sao người Nhật rất có cảm tình với phố cổ Hội An.

Trong số những thương gia người Nhật đến Đàng Trong thời ấy, chúa Nguyễn Phúc Nguyên rất có cảm tình với Araki Sotaro và ngài đã gả ái nữ Ngọc Hoa cho anh này vào năm 1619. Không có ý định ở lại Hội An như những đồng nghiệp khác, một năm sau (1620), Sotaro rước nàng Ngọc Hoa quy cố hương Nagasaki.

Theo lời chuyên gia người Nhật chuyên nghiên cứu về Nagasaki thì Ngọc Hoa được xem là người Việt đầu tiên định cư ở Nhật gần 4 thế kỷ trước. “Công - dung - ngôn - hạnh” vẹn toàn của Ngọc Hoa đã thu phục được trái tim của người dân Nagasaki. Người Nhật gọi nàng bằng một cái tên thân mật Anio-san (có nghĩa công nương, một người đẹp cả dung mạo lẫn tính nết).

Đoàn nhà báo chúng tôi có dịp đến thăm chùa Daionji (Đại Âm tự), nơi có một nghĩa trang chôn cất giới quý tộc và samurai, trong đó có mộ của Sotaro cùng công nương Ngọc Hoa. Thương gia Sotaro thuộc dòng dõi samurai, còn công nương Ngọc Hoa xuất thân từ giới quý tộc nên được chôn ở đây.

Theo quy định ở Nhật, khi chết không được chôn nguyên người như ở xứ ta, mà phải hỏa thiêu, rồi đem tro cốt cho vào một cái hũ đặt vào huyệt mộ. Cặp vợ chồng Việt - Nhật do đó cũng được an táng theo kiểu này. Nghĩa trang chùa Daionji nằm dốc đứng trên một ngọn đồi. Trên đỉnh đồi là mộ của những người “quyền cao chức trọng”, có cả mộ của tướng quân (shogun). Mộ của hai vợ chồng Sotaro - Ngọc Hoa nằm ở lưng chừng đồi, dưới một tán cây cổ thụ, từ dưới lên đến nơi khoảng 200 bậc thang. Không ai biết sinh nhật của cả hai người, chỉ biết rằng Araki Sotaro mất năm 1636, công nương Ngọc Hoa mất năm 1645. Chẳng hiểu do thiên định hay trùng hợp ngẫu nhiên mà 2 vợ chồng mất cách nhau 9 năm nhưng lại trùng ngày 6.11- thời điểm mùa thu lá đỏ ở miền Nam nước Nhật. Hai người có một con gái và hậu duệ của mối tình Việt - Nhật này hiện khá thành đạt tại tỉnh Yamaguchi nằm trên đảo Honshu kế bên.

Người miền Nam Nhật Bản nói chung và Nagasaki nói riêng khá cởi mở, tính tình dễ chịu và mến khách giống như người miền Tây Nam bộ ở VN. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng, xua tan cái lạnh cuối thu của xứ sở hoa anh đào... 

(Nguồn: TNO)

Thông tin tour

Bài đăng phổ biến