Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Có thể nói thật khó để tim thấy một nơi nào trên đất nước này giống như Hà Nội. Khó có thành phố nào có cả nét thơ mộng của Đà Lạt, náo nhiệt của Sài Gòn và nét cổ kính của Huế, Hội An…

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

Nếu bạn chưa từng một lần đến Hà Nội, hãy dành vài ngày ngắn ngủi ghé thăm thủ đô bình dị này!

Thời gian thích hợp để đi du lịch Hà Nội

Hà Nội 4 mùa đều đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là mùa thu vào khoảng tháng 8 đến tháng 11. Khi ấy Hà Nội là của hương hoa sữa, những con đường ngập lá vàng rơi, bầu trời xanh ngắt, nắng hanh vàng và gió heo may se lạnh… quãng thời gian tuyệt vời nhất trong năm, Hà Nội bỗng trở nên dịu dàng và lãng mạn sau cái nóng oi bức của mùa hè. Với tôi tới Hà Nội mùa thu là thích nhất!



Mùa xuân và mùa đông Hà Nội lạnh, nhiều bạn bè của tôi ở Sài Gòn tò mò về cái lạnh của Hà Nội. Nếu bạn chưa từng tận hưởng giá rét miền Bắc thì đi du lịch Hà Nội mùa đông cũng rất thú vị. Khi ấy ra đường nhìn ai cũng dễ thương như  con gấu bông, thở ra khói, quần áo thì đủ màu và còn quàng khăn cổ, đội mũ len, đeo găng tay nữa.

Mùa hè Hà Nội thì khỏi nói, nóng – oi bức – kẹt xe – bụi đường… nóng tới mức lúc nào cũng chỉ muốn nhảy xuống hồ bơi hoặc chui vào một quán bia hơi nào đấy lấy bia dội lên đầu cho khỏi nóng. Mùa hè ở Hà Nội thường người ta đi Sapa , Mộc Châu hoặc Cát Bà, Hạ Long… để tránh nóng.

Đi du lịch Hà Nội bằng phương tiện gì?

Bạn có thể đến Hà Nội bằng máy bay, xe ô tô khách, xe máy hoặc tàu hỏa (tàu lửa). Nếu ở xa tôi nghĩ rằng thuận tiện nhất là đi máy bay. Ở gần thì có thể chọn đi xe ô tô khách, tàu hỏa hoặc xe máy.
Lưu ý: bạn nên hỏi giá trước khi bắt đầu đi và nên chọn những hãng taxi lớn như Mai Linh hoặc Nội Bài để tránh trường hợp bị chém.
- Tàu hỏa (tàu lửa): Giá vé tàu Bắc – Nam giao động từ 750.000 đ đến 1.300.000 đ một chiều chiều tùy thuộc vào loại vé (ghế cứng, mềm, giường nằm). Mất hơn 2 ngày (45 – 50h để đến Hà Nội)
- Ô tô khách: Có hai hãng xe khách lớn chạy tuyến Bắc Nam là Hoàng Long và Mai Linh. Bạn có thể mua vé tại bến xe miền Đông, xe thường chạy từ khoảng 6h chiều. Giá vé gần đây nhất khoảng 900.000đ/vé giường nằm.
- Xe máy: Nếu bạn đi bằng xe máy thì quá tuyệt! Hành trình này cực kì đẹp, khoảng 1 tuần chạy xe là tới Hà Nội. Trên đường đi bạn có thể ghé Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị… chơi. Bạn sẽ được chinh phục những con đèo đẹp tuyệt vời như Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân và chinh phục cả quốc lộ 1A nữa.
Khi tới Hà Nội: di chuyển bằng taxi, xe ôm (hoặc thuê xe máy) và xe bus trong thành phố. Nhưng tốt nhất là thuê một chiếc xe máy để tiết kiệm chi phí. (Giá khoảng 50 – 200.000 đ/1 ngày). Và nhớ hỏi trước giá khi đi xe ôm.

Địa điểm du lịch Hà Nội

Hà Nội có rất nhiêu địa điểm du lịch để bạn ghé thăm, tuy nhiên còn tùy thuộc vào thời gian bạn ở lại và tài chính. Bên dưới đây tôi sẽ liệt kê một vài địa điểm để bạn tham khảo.

Địa điểm văn hóa: Hà Nội có rất nhiều địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng như Lăng Bác, chùa Một Cột, Văn Miếu, Hoàng Thành, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng Hồ Chí Minh, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm, hồ Tây, phố Cổ.

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, người Hà Nội thường tới đây xem lễ hạ kéo cờ (6h sáng) và hạ cờ (9h tối). Khi ấy tất cả mọi người đứng trang nghiêm – Ảnh: Trần Đức Khôi

Địa điểm lãng mạn: cầu Long Biên, hồ Gươm, hồ Tây, bãi đá sông Hồng, công viên Bách Thảo, công viên Thủ Lệ.
Địa điểm vui chơi: nhà thờ lớn. Trà đá vỉa hè ở bất cứ đâu. Bia hơi Tạ Hiện, café bờ hồ (Hồ Hoàn Kiếm), cafe Lâm, bar cỏ dành cho dân bụi ở Phố Cổ, Vincom Bà Trị, Vincom Maga Mall Royal city (Nguyễn Trãi), công viên nước Hồ Tây, rạp chiếu phim quốc gia, The Garden Mễ Trì, tòa nhà Keangnam hơn 70 tầng…

Phố Tây của Hà Nội – Tạ Hiện. Giống như Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện của Sài Gòn nhưng không đông bằng.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương

Các địa điểm du lịch gần Hà Nội:

- Làng gốm Bát Tràng (cách Hà Nội 15km về phía Long Biên)
- Làng cổ Đường Lâm (cách Hà Nội hơn 30km về phía Hà Tây, đi lối Nhổn hoặc đại lộ Thăng Long)
- Thành Cổ Loa (nằm ở phía huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km)
- Vườn quốc gia Ba Vì (Nằm ở phía Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 30km)
- Tây Thiên thiền viện & Tam Đảo (cách Hà Nội 50km về phía Vĩnh Phúc)
- Chùa Hương (cách Hà Nội khoảng 50km)

Ẩm thực Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội mang đậm nét văn hóa của người Tràng An xưa, có hương vị đặc trưng rất riêng. Có rất nhiều món ngon để bạn thưởng thức:
- Phở: món ăn đặc trưng nhất của Hà Nội. Tôi đã ăn Phở ở Sài Gòn và Nam Định nhưng thấy Phở Hà Nội là ngon nhất. Hà Nội có đủ loại phở: phở bò (nổi tiếng phở Thìn bờ hồ hoặc 11 Lò Đúc), phở gà (172 Tôn Đức Tháng và Quán Thánh), phở cuốn (Tây Hồ), phở trộn (Lãn Ông) và phở áp chảo (Bát Đàn). Mỗi loại phở đều có một đặc trưng riêng và món nào cũng rất ngon. Tôi đặc biệt thích món phở cuốn.

Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn ngọn đặc trưng khác như cốm Làng Vòng, thịt chó Nhật Tân, chả cá Lã Vọng, bún chả, bún thang, bánh cuốn Thanh Trì, bánh Tôm Hồ Tây, chân gà nướng, nầm bò nướng, bún đậu mắm tôm…

Ở Hà Nội không ăn nhanh như ở Sài Gòn, đến đây bạn có thể từ từ chọn món và thưởng thức. Đừng quên hỏi giá trước khi ăn nhé! Tôi thường nghe bạn bè trong Nam kể về việc bị chém khi đi ăn, mua sắm ở Hà Nội chỉ vì nói giọng miền Nam. Đây là một trong những điều không được hay của những người bán hàng, nhưng bạn đừng lo đấy chỉ là một số ít thôi…

Khách sạn tại Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ. Không khó gì để có thể tìm được một phòng cho mình, giá từ 150 – 300.000 đ/1 đêm là loại trung bình. Còn khách sạn 3 sao, 4 sao ở Phố Cổ thì đắt hơn và chủ yếu dành cho khách du lịch nước ngoài. Bạn có thể tìm khách sạn, nhà nghỉ ở Long Biên, quận Hai Bà Trưng.s
Nếu bạn đi bụi và cần trợ giúp về phòng nghỉ tôi có thể cho bạn ở nhờ, phòng tôi ở Mỹ Đình cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km.

Những điều tôi thích ở Hà Nội

Đầu tiên có thể kể đến con gái Hà Nội, chắc chắn bạn sẽ ấn tượng bởi những cô gái với nước da trắng và giọng nói nhẹ nhàng ở đây.

Mùa thu Hà Nội đẹp tuyệt vời! Có lẽ là đẹp nhất trong tất cả các mùa thu mà tôi từng biết.
Người ta thường nói “Hà Nội đẹp nhất về đêm”, mà đúng thế thật. Khi đêm xuống thì Hà Nội khoác lên mình một diện mạo mới: không còn ồn ào, không tiếng còi xe, chỉ còn tiếng đêm im lặng trên những con đường vắng và những người quét rác, bán hàng rau chuẩn bị cho phiên chợ sáng sớm. Muốn thấy cuộc sống Hà Nội về đêm bạn có thể ghé thăm chợ đầu mối hoa quả ở chân cầu Long Biên vào lúc 3 – 4h sáng.
Nếu bạn tò mò đêm Hà Nội ra sao, hãy ghé thăm bài viết này của tôi Hà Nội về đêm

Hà Nội có 4 mùa, tôi rất thích mùa đông ở Hà Nội được thở ra khói và quàng khăn.
Hà Nội có thể thoải mái nghe điện thoại ngoài đường mà chẳng sợ bị giật như Sài Gòn.
Hà Nội cũng thơ mộng, tuy không bằng Đà Lạt nhưng ít mưa hơn Đà Lạt rất nhiều.
Hà Nội có nhiều mùa hoa: hoa sữa trên đường Nguyễn Du (mùa thu), hoa sưa trên đường Phan Đình Phùng (mùa xuân – tháng 3), hoa đào ở Nhật Tân (mùa xuân –  tháng 2), hoa ban trắng gần Lăng Bác (mùa đông), hoa sen ở Hồ Tây (mùa hè tháng 5 – 6)

Và còn rất nhiều điều nữa để bạn tự khám phá!

Đi phượt đêm ở Hà Nội

Hà Nội về đêm không sôi động như  Sài Gòn, người dân ở đây có thói quen đi ngủ trước 11h. Nhưng nếu bạn muốn thấy thêm một Hà Nội khác như tôi nói ở trên: không còn ồn ào, không tiếng còi xe, chỉ còn tiếm đêm im lặng trên những con đường vắng… thì bạn có thể đi tìm. Có rất nhiều bạn sinh viên ở Hà Nội thường tổ chức những buổi phượt đêm, tôi thấy điều ấy rất thú vị vì nó sẽ cho bạn cái nhìn khác về thành phố này. Tuy nhiên nếu đi buổi đêm thì bạn nên mang theo giấy tờ tùy thân kẻo bị công an hoặc cảnh sát cơ động kiểm tra nhé!

Nên xem bài: Lời khuyên khám phá Hà Nội

Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Hà Nội

Người Hà Nội thích uống cafe và trà nóng, nhưng thường ngồi lâu để bàn công việc chứ không để giải khát như ở Sài Gòn.
- Du lịch Hà Nội vào mùa hè nên chọn trang phục gọn nhẹ, thấm mồ hôi vì thời tiết lúc đó rất nóng bức. Ngược lại nếu đến Hà Nội vào mùa đông nên mang theo áo khoác, trang phục lạnh vì nhiệt độ có khi xuống dưới 10 độ.
- Ở Hà Nội có rất nhiều đền, chùa nên các bạn ở trong Nam đi du lịch Hà Nội nên mặc trang phục kín đáo, không mặc váy ngắn, quần short… đến những nơi linh thiêng hoặc vào thăm lăng Bác.
- Phố cổ Hà Nội như một mê cung, đi đến đây tốt nhất bạn nên mang theo một tấm bản đồ du lịch.
- Khi mua sắm tại những khu chợ bạn nên trả giá, người bán hàng tại Hà Nội nhiều khi khó tính và không được lịch sự bởi thế nếu bạn chỉ có ý định xem mà không mua thì nên đi vào buổi chiều. Vì vào buổi sáng họ kiêng hỏi mà không mua, họ quan niệm như thế là xui cho cả ngày. Khi trả giá cũng đừng nên trả giá quá gay gắt, hay chỉ trả một giá rồi đi, tốt nhất nên trả giá lần một, rồi thêm lên một chút, dù có không mua được món đồ cũng nên mỉm cười và cảm ơn người bán hàng. Nói với họ bạn muốn đi xem thêm các hàng hóa khác trước khi quyết định có mua hay không.
- Nếu bạn nói giọng miền Nam rất dễ bị cho một cái giá “miền Nam”. Như kiểu “cho con một tô Phở” thì giá sẽ cao hơn với “cho cháu một bát Phở”. Hay những người xe ôm già sẽ gắt gỏng…

Xem thêm Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội


Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

Hà Nội của tôi ồn ào, náo nhiệt và xô bồ là thế. Nhưng Hà Nội đẹp, bình dị, thân thương có lẽ ít người nhận ra. Có thể vì bạn chưa từng một lần đặt chân đến và họ (những người sống ở đây) chưa xa Hà Nội bao giờ, chưa xa cái không khít ngột ngạt giờ tan tầm, chưa xa mùi hương hoa sữa nhức mũi, chưa xa cái lạnh miền Bắc… những điều ấy quá đỗi thân thuộc đến mức khó nhớ, khó thấy đẹp, khó yêu.

Nhưng bạn ở xa tới du lịch Hà Nội cũng cần tìm hiểu những lưu ý sau:

Thời tiết

Miền Bắc có bốn mùa rõ rệt trong năm. Chính vì vậy thời tiết là điều bạn cần quan tâm khi đi du lịch. Mùa hè trời thường rất nắng nóng, mùa đông thì rất lạnh, mùa xuân thì hay mưa phùn, ẩm ướt. Ngoại trừ việc bạn muốn trải nghiệm sự khác biệt về thời tiết thì chọn vào những mùa đặc biệt. Còn nếu không thì mùa thu khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm tốt nhất để bạn đi.

Đặt phòng khách sạn tại Hà Nội

Nếu bạn lần đầu đến Hà Nội thì nên nên trải nghiệm việc lưu trú ở phố cổ một lần. Hãy chọn và đặt các khách sạn ở gần Nhà Thờ Lớn, Mã Mây, Hàng Hành, Hàng Trống, Hàng Bông, Hàng Gai... Từ đây bạn có thể thưởng thức sự nhộn nhịp về đêm của trung tâm Hà nội một cách dễ dàng nhất.

Còn với những người muốn một sự yên tĩnh thì nên đặt phòng khách sạn quanh Hồ Tây là rất đáng cân nhắc. Khi đó bạn có thể thuê một chiếc xe máy để giảm chi phí đi lại. Ở đây, bạn có được không khí trong lành nhất của Hà Nội, cũng như thưởng thức sự lãng mạn của Hồ Tây mỗi khi chiều xuống. Một không khí có lẽ Tp.HCM sẽ không có được.

Ăn uống tại Hà Nội

Hà Nội có truyền thống ẩm thực lâu đời với nhiều món ngon nổi tiếng như phở, phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác bánh phở mỏng và mềm, thưởng thức món Chả Cá Lã Vọng, Chả cá Lã Vọng được ăn kèm với bún cùng các loại rau thơm: hành hoa, hành củ, thì là, húng lạc và lạc rang chấm kèm nước mắm tôm hoặc nước mắm ngon . Món này được ăn lúc nóng nghi ngút, vừa ăn vừa ngâm nga mới thấy hết được vị ngọt của thịt cá, tận hưởng hương thơm ngào ngạt của chả cá và các loại gia vị. Ngoài ra bạn cũng nên một lần thưởng thức món  bánh cuốn Thanh Trì hay Bánh Tôm Hồ Tây, cốm làng vòng..

Các giấy tờ cần thiết

Khi đi du lịch các bạn cần lưu ý mang theo các giấy tờ tùy thân sau:
- CMND gốc hoặc hộ chiếu, bằng lái xe, vé tàu xe, các giấy tờ đặt chỗ và dịch vụ khác (nếu có)…

- Trẻ em có bản chính hoặc bản sao giấy khai sinh có chứng thực.

- Sổ tay nhỏ ghi chép những địa chỉ, số điện thoại có thể liên lạc nếu bạn có việc cần liên hệ.

- Bản sao giấy đăng ký kết hôn (1 khách nước ngoài + 1 khách Việt Nam ở chung phòng)

- Phiếu xác nhận đặt phòng của Discounttravel để làm thủ tục đăng ký khách sạn.

Nên xem: Kinh nghiệm sắp xếp đồ khi đi du lịch

Tiền, thẻ ATM

Dĩ nhiên là đi du lịch sẽ phải mang theo tiền nhưng cũng không nên mang quá nhiều. Vì vậy phải chuẩn bị thật kỹ để đế lúc lên đường có khi lại quên.

Ngoài ra để thuận tiện thì bạn nên đem theo thẻ ATM để tránh xảy ra mất mát hoặc trường hợp hết tiền còn có thể gọi cho người thân nhờ hỗ trợ.

Vệ sinh cá nhân

Để thuận tiện cho việc vệ sinh cá nhân bạn cũng nên chuẩn bị:

- Bàn chải, kem đánh răng, dung dịch súc miệng, lược, khăn mặt.

- Dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem chống nắng, dung dịch tẩy trang.

- Kem và đồ dùng cạo râu cho nam, các loại mỹ phẩm.

Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân trong những chuyến du lịch, bạn cần mang theo xà phòng diệt khuẩn để giữ cho đôi tay luôn sạch sẽ, giảm thiểu khả năng ngộ độc thực phẩm.

Đồ điện tử

Để có thể lưu giữ những khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ hay để thư giãn và có thể giải quyết công việc từ xa bạn nên mang theo một số vật dụng sau:

- Bản đồ

- Máy chụp ảnh, pin, sạc, thẻ nhớ

- Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin

- Đồ sạc pin cho điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop, Ipad.

Lưu ý: Bạn nên xếp gọn trong túi chống thấm nước.

Y tế

Bạn cũng nên lưu ý mang theo thuốc cảm, băng cá nhân, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc say tàu xe, máy bay... để đề phòng những lúc bị cảm hay tai nạn bất ngờ tại điểm du lịch.

Trang phục

- Quần áo

Các bạn chú ý nên mang theo những bộ quần áo gọn nhẹ, dễ giặt và dễ gấp nhỏ. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý mang theo nón, áo mưa, dù gấp nhỏ để tránh mưa và tránh nắng.

Đi biển: Khi đi biển các bạn cần mang theo quần áo tắm, khăn, kem chống nắng, nón rộng vành...

Đi leo núi: Trang phục gọn gàng, giầy đế thấp (bata hoặc giày thể thao là tốt nhất), trang phục giữ ấm, khăn quàng...

- Giày dép

Khi đi du lịch bạn phải di chuyển thường xuyên và đi bộ khá nhiều. Do đó bạn cần chuẩn bị giày, dép đế mềm để thuận tiện và thoải mái di chuyển.

Những lưu ý khác

Hầu hết mọi người đều có cách nhìn chung rằng: sử dịch các dịch vụ tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đều không tốt như ở Tp.HCM. Chính vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng để đón nhận những “hạt sạn”, những “khó chịu” trong khi sử dụng các dịch vụ ở đây, với những lưu ý sau:
 - Trong hành lý tư trang để tại khách sạn, Quý khách lưu ý khoá lại hành lý cẩn thận trước khi rời khách sạn, không nên để các đồ có giá trị lớn hoặc tiền bạc trong hành lý để tại khách sạn.

- Trong trường hợp khách gặp vấn đề về sức khỏe thì phải báo ngay cho lễ tân khách sạn để nhờ giúp đỡ.

- Đối với những khách có bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch…cần phải mang theo thuốc đặc trị.
- Khi đi mua sắm, bạn tránh xem hàng vào lúc sáng sớm, tránh hỏi giá nhiều mà không có ý định mua.

- Nên tham khảo giá cả ở nhiều nguồn khác nhau và nhất định phải trả giá để tránh việc “bị hớ” hoặc bị “chặt chém” khi mua hàng.

- Hãy có một tấm bản đồ để xác định quãng đường đi, tránh việc bị người khác (xe ôm, taxi) đưa đi lòng vòng rồi tính tiền. Hãy hỏi về giá cả trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào. Cách tốt nhất là bạn nên nhờ lễ tân tại khách sạn mình ở tư vấn, giúp đỡ khi cần thông tin.

- Để thưởng thức hết vẻ đẹp thiên nhiên, kiến trúc kỳ vĩ ở các chùa lớn thì không nên đi các chùa vào mùa lễ hội.

 - Không nên chọn đi Sapa nếu chưa đặt được dịch vụ cần thiết từ trước. Vì số lượng các toa tàu hỏa có hạn, số lượng buồng phòng khách sạn cũng hạn chế; bạn có thể phải mua vé tàu hỏa với giá rất đắt và không có phòng để nghỉ ngơi. Vào những kỳ nghỉ dài ngày cho tất cả mọi người thì không nên đi. Vì bạn sẽ phải đi chợ miền núi với toàn người miền xuôi, sự thú vị khi khám phá nét văn hoá đặc trưng của vùng cao sẽ giảm đi rất nhiều.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch chùa Hương dịp tết 2014

Kinh nghiệm du lịch Sapa

Sapa năm nay có tuyết dày và mọi người thì đua nhau đi Sapa với mong muốn được ngắm tuyết, được đi trên tuyết và chụp hình với tuyết. Ngoài ra du lịch Sapa trước giờ vẫn là điểm đến lý tưởng cho các tour du lịch khám phá. Mời bạn cập nhật những kinh nghiệm mới nhất cho chuyến du lịch Sapa này nhé.

Thời điểm thích hợp đi du lịch Sapa

Du lịch sapa chủ yếu dựa vào tài nguyên khí hậu mát mẻ và du lịch văn hóa, là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Trong đó có hai dân tộc thiểu số nổi bật là Mông và Dao. Đến Sapa bạn sẽ được thư giãn trong bầu không khí mát lạnh của xứ sở cận ôn đới, đi thăm các bản làng dân tộc, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

Thời gian du lịch Sapa. Bạn có thể đi quanh năm, mùa hè thì mát, mùa đông thì lạnh nhưng lại được ngắm những biển mây, sương mù giăng kín thị trấn. Mỗi mùa có một cái hay riêng, theo kinh nghiệm du lịch Sapa của mình, bạn nên dành ít nhất là 2 ngày 1 đêm ở Sapa, đủ thời gian đi thăm quan những điểm đẹp nhất.

Xem thêm: Những lưu ý khi đến Sapa

Đi đến Sapa như thế nào?

Từ Hà Nội bạn có 2 phương tiện là tàu hỏa và xe ô tô để lên đến Sapa:

Tàu hỏa

Một ngày có 4 chuyến khởi hành Hà Nội – Lào Cai và ngược lại với các giờ chạy là: 19h40, 20h35, 21h10 và 21h50. Bạn sẽ mất 8 tiếng để lên đến Lào Cai. Vào các mùa cao điểm bạn nên liên hệ trước với các đại lý bán vé tàu đi Sapa để đặt vé khứ hồi, tránh trường hợp bạn sẽ không thể mua vé về Hà Nội.

Giá vé một chiều HN – Lào Cai dao động từ 250.000 đồng/người đến 650.000 đồng/người tùy theo vé mà bạn lựa chọn là giường nằm hay ghế ngồi. Bạn nên ra thẳng ga Hà Nội để mua vé, tốt nhất là trước đó khoảng 3-5 ngày, nếu đi được vào các ngày trong tuần thì sẽ không lo bị hết vé. Nếu mua giường nằm, bạn có thể chọn tầng 1 để dễ dàng di chuyển. Nếu đi cùng gia đình, hãy đăng ký cả một khoang để thuận tiện trong việc quản lý hành lý.

Điểm lưu ý đặc biệt, bạn phải đọc kỹ thông tin trên vé về số toa, số phòng, tránh trường hợp nhầm lẫn (cùng số phòng nhưng khác số toa) sẽ rất phiền phức khi bạn đổi lại sau đó.

Từ ga Lào Cai bạn đi xe bus lên Sapa với giá khoảng 50.000 đồng/người. Nếu các bạn đã đặt khách sạn trên Sapa, bạn có thể nhờ khách sạn cho xe xuống Ga đón, hoặc đặt dịch vụ này ở khách sạn. Đi xe khách có thể liên hệ nhà xe Minh Trung 0919986119.

Ô tô

Bạn có thể lựa chọn một trong 2 hãng xe được đánh giá là tốt nhất hiện nay cho hành trình Hà Nội – Lào Cai là xe Vietbus và xe Hưng Thành. Xe giường nằm, điều hòa với giá vé khá mềm, chiều Hà Nội - Lào Cai trung bình là 150.000 đồng đến 180.000 đồng/ người, từ Lào Cai lên Sapa là 50.000 đồng/người.

xe-ha-noi-lao-cai.jpg

Các hãng xe: Hải Vân (ĐT: 0203.872.606), Hà Sơn (ĐT: 04 66.62.62.62), Hưng Thành (ĐT: 0989.294.294), VietBus (ĐT: 043-627.27.27). Mỗi hãng có nhiều chuyến đi Sapa, chuyến sớm nhất từ 17h00. Ưu điểm của đi ô tô là đến thẳng thị trấn Sapa chứ không phải dừng lại ở trạm nào cả, xe cũng chạy chuyến đêm tương tự như tàu hỏa. Tuy nhiên đi bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Ngoài ra, đường lên Lào Cai, Sapa khá nhiều đèo dốc gập ghềnh.

Lời khuyên với các bạn có con nhỏ đi cùng thì nên lựa chọn phương tiện là tàu hỏa vì độ an toàn cao hơn cũng như không bị gò bò như ô tô, nhất là các bạn bị say ô tô vì đường lên Sapa rất dốc và quanh co.

Tại Sapa, nếu bạn có nhu cầu tự mình lái xe đi khám phá các địa điểm vui chơi thì bạn có thể thuê xe máy để chủ động đi lại với giá khoảng từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày (xăng bạn tự đổ).

Khách sạn tại Sapa

Ở Sapa có rất nhiều khách sạn với nhiều mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Đắt nhất là Victoria, Châu Long, khách sạn hạng vừa có Sapa View, Bamboo, Holiday, Fansipan View... hạng chuẩn có khách sạn Sapa, Sapa Star Light, Công đoàn... Các khách sạn này đều có giá cả phù hợp theo loại lựa chọn và rất chuyên nghiệp.

Resort Victoria Sapa

Thông thường khách sạn lớn nào cũng có nhà hàng và cũng có phục vụ ăn sáng buffet miễn phí (bao gồm trong tiền phòng), suất chỉ khoảng 90.000-100.000 đồng/khách là trung bình (ăn theo set menu), hoặc tự chọn (A la cart) thì sẽ đắt hơn, nhưng đồ ăn đảm bảo hơn và cũng sạch sẽ hơn.

Khách sạn giá rẻ ở Sapa

Có hai khu tập trung nhiều nhà nghỉ khách sạn giá rẻ ở Sapa đó là khu đường Cầu Mây và Fansipang, giá trung bình từ 200 – 300k/ đêm phòng 2 người. Mùa lễ tết có thể từ 250 – 350k/ ngày đêm tùy khách sạn. Một số khách sạn giá hợp lý mình đã từng ở :

- Nhà nghỉ Quốc Thái trên đường Fansipang, đoạn ngã rẻ sạu chợ, hôm mình ở là 200k/đêm có chỗ đỗ xe ô tô (chỉ được 2 xe 7 chỗ thôi), phòng có 2 giường đôi, 4 người ở (giá sẽ cao hơn chút). Ai cần sdt thì liên hệ mình.

- Hoàng Phương sát khách sạn công đoàn, cách nhà thờ khoảng 200m, cách bến xe khoảng 700m, ngay sát chợ và núi Hàm Rồng, vừa yên tĩnh, giá cả cũng phải chăng, khoảng 250k/ngày đêm (Lễ Tết thì khoảng 300k).

- Khách sạn Mimosa ngay dưới chân chợ, giá phòng khách sạn chấp nhận được (có chỗ để ngủ và tắm rửa vệ sinh): 250k/phòng/đêm (có 2 giường đơn)

- Khách sạn Mùa Xuân. Giá phòng ngày thường 250k. Ngày cuối tuần 300k. Phòng có 1 giường đôi và 1 giường đơn. Phòng nhìn sang đc dãy Hoàng liên Sơn và ngay gần chợ Sapa. Đi bộ mất 5p đến nhà thờ đá. Số đt ks: 0203871380

- Khách sạn – nhà hàng Little Sapa II. Địa chỉ: 38 Cầu Mây – Điện thoại: (020) 871238 – 871222. Chủ khách sạn: Chú Dũng – Di động: 01688 063 526. Chú này hiền khô, bạn gọi hỏi và book trực tiếp với chú luôn cũng được. Khách sạn này nằm ngay phố Cầu Mây, vị trí ngay trung tâm phố cổ thị trấn Sapa. Từ đây bạn đi bộ lòng vòng chơi chỗ này chỗ kia cũng gần. Đi bộ ra nhà thờ đá hay Hàm Rồng mất chừng 5-10. Bạn có 3 người, có thể thương lượng để lấy 1 phòng ngủ chung.

Các điểm du lịch ở Sapa

Có nhiều điểm để đi thăm quan ở Sapa, tuy nhiên có một số các điểm chính sau bạn không nên bỏ qua đó là : Bản Tả Van, bản Lao Chải, bản Tả Phình, bản Cát Cát, núi Hàm Rồng, Thác Bạc. Các điểm này không cùng hướng, đều rải rác quanh Sapa. Bạn nên thuê xe máy để đi cho tiết kiệm, nếu đi gia đình thì thuê ô tô riêng. Giá thuê xe máy từ 80k – 120k tùy loại xe, xăng tự đổ, thuê dễ dàng. Ô tô bạn có thể hỏi thêm ở khách sạn bạn ở.

Đường từ Sapa đi bản Tả Van và Tả Phình đều có các ruộng bậc thang rất đẹp. Bản Tả Phình là bản người Dao đỏ, bạn có thể sử dụng dịch vụ tắm lá thuốc tại đây. Bản Tả Van nằm trong một thung lũng, mùa đông và xuân có mây bao phủ. Đường đi Tả Van cũng là đường đi Bản Hồ và Bãi đá cổ Sapa. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng bạn có thể nhìn bao quát toàn bộ thị trấn Sapa, một view đẹp đáng để đi. Nếu bạn thích trekking thì có thể đi Tả Van hoặc Cát Cát, trekking rất thoải mái và tự do, nên đi trek vào mùa thu hoặc đông xuân, thời tiết lạnh hơn.

Xem thêm: Những kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng ngắm những thảm hoa trên đường đi. Khi tới Sân Mây, bạn sẽ có dịp phóng mắt để nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao. Núi cao gần 2.000m so với mực nước biển, nằm ở khu trung tâm.

Giá vé tham quan: khoảng 70. 000 VND

Bản Cát Cát

Cách trung tâm khoảng 12 km. Là bản làng nghề du lịch lớn ở Sapa. Vào bản thăm quan bạn có thể mua được những món quà lưu niệm nho nhỏ để về làm quà cho người thân.

Giá vé tham quan: khoảng 40.000VND

Thác Bạc 

Là dòng thác đổ xuống từ trên cao, bọt tung trắng xóa nên được gọi tên như vậy. Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét, là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sapa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác.

Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sapa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10cm.

Giá vé tham quan: khoảng 10.000VND

Cầu Mây

Cách Sapa khoảng 17 km. Cây cầu nổi tiếng bằng dây mây này bắc qua con sông Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn.Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, bạn thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.

Bãi đá cổ Sapa

Là khu di tích có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây.

Ở đây xuất hiện những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt.

Bản Tả Van (bản du lịch lớn ở Sapa) 

Với dịch vụ homestay cho khách du lịch. Ở Tả Van bạn có thể được thưởng thức các điệu múa mang đậm tích chất dân tộc Giáy và có thể tham gia múa sạp cùng với người dân trong bản. Từ Tả Van, bạn có thể liên hệ với 1 số người dân tộc để vào bản Tả Phìn để tận mắt thăm quan cuốc sống thường nhật của những người dân trong bản cũng như tham gia vào các trò chơi như bập bênh, xích đu… với các trẻ em ở bản.

Khi đêm xuống, thành phố bé xíu trở nên đẹp một cách huyền ảo. Đi trong sương mù trên những con dốc, ngồi sưởi bên bếp than hồng, ăn trứng gà nướng chấm với bột nêm sẽ đem lại cho bạn những cảm giác thật tuyệt vời.

Một số lưu ý nhỏ cho bạn: nếu sau một ngày đi chơi bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ngần ngại mà hãy thưởng thức ngay dịch vụ tắm lá người Dao và massage chân ở đây để xua tan đi mọi mỏi mệt trong người. Chi phí 1 lần dịch vụ vào khoảng 200.000 đồng/lần.

Tắm lá dao

Giá vé tham quan một số điểm khác

Bản Sín Chải 20.000VND
Bản Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ 40.000VND
Bản Má Tra – Ta Phìn 30.000VND
Thác Tình Yêu 35.000VND
Phan Si Păng (chưa bao gồm bảo hiểm và phí) 150.000VND

Ăn uống ở Sapa

Ăn các bữa chính và ăn sáng bạn có thể vào khu chợ ẩm thực gần quảng trường, đối diện nhà thờ, có đầy đủ các món ăn và giá tiền đều public, các nhà hàng trên Sapa đều có public menu ở ngoài rất tiện cho bạn lựa chọn. Các quán ăn vỉa hè cũng sẵn, cho những ai thích ăn vặt : đồ nướng, nem chua v.v.v.

Ăn

Ăn sáng: Quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn hoặc vào trong chợ Sapa có quán phở nhà sàn ăn ngon rất ngon và giá cả phải chăng.

Ăn trưa – tối: Có hai quán được nhiều người bản xứ giới thiệu có tên là Dũng hoặc Hoa Đào đồ ăn ngon, giá cả vừa phải hoặc một loạt các hàng ăn ở bên hông nhà thờ Sapa. Đặc biệt rau ở Sapa rất ngon, thích hợp với không khí se lạnh vào buổi tối bạn có thể gọi món lẩu gà để ăn và thưởng thức vị ngọt của rau Sapa.

Ăn đêm, vặt: Ăn đồ nướng, trứng nướng, thịt xiên ỏ một loạt các hàng vỉa hè gần nhà thờ (đường đi lên núi Hàm Rồng) và đoạn Hồ. Số lượng đồ nướng ở đây phải nói là bạt ngàn.

Nếu chỉ định ăn thử mỗi thứ một ít thì đảm bảo khi đứng lên bạn cũng phải căng đẫy bụng rồi. Mà nếu có chọn ra một số loại để ăn thì khi về bạn sẽ tiếc hùi hụi, bởi đồ nướng ở Sapa, mỗi thứ đều được tẩm ướp với hương vị khác nhau, chẳng có món nào giống món nào đâu.

Ví như món bò cuốn cải mèo, hẹ tươi chẳng hạn, vị đắng đặc trưng của cải mèo sẽ làm bạn phải “nhăn nhó” nhưng không thể dừng ăn, hay củ khoai tím bở tơi ngọt lừ và cả món đậu phụ nhự hơi “khó ăn” lúc ban đầu nhưng khi quen rồi thì lại đâm nghiện, rồi thì một loạt chả cá hồi, chả tôm, chả mực, lòng phèo, cơm lam, bí bao tử….

Uống

Ở Sapa có hàng loạt các quán café với view tuyệt đẹp. Bạn có thể chọn một quán café sang trọng với không khí tĩnh lặng bên trong các nhà hàng hay một quán café nằm trên vỉa hè, bên hông nhà thờ, chợ Sapa để có thể thỏa sức ngắm quang cảnh đường phố Sapa.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Núi Tà Cú

Ngoài ra bạn nên tham khảo các chương trình tour du lịch Sapa của các công ty Du lịch uy tín và chuyên nghiệp như Vietravel.

Nếu bạn có kinh nghiệm khác về du lịch Sapa hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Kinh nghiệm Du lịch Pattaya

Pattaya là một thành phố của Thái Lan cách thủ đô Bangkok khoảng 165 km về phía Đông Nam, thuộc tỉnh Chon Buri. Trước kia Pattaya là một làng chài nhỏ ven biển. Nhưng ngày nay, nơi đây thu hút vô số du khách mỗi năm. Ngôi làng chài yên tĩnh biến mất, thay vào đó là các cửa hàng cửa hiệu, nhà nghỉ, nhà hàng và khách sạn. Những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp như Jomtien và KoLan đã cuốn tất cả du khách. Bạn có thể đi dạo trong phố đi bộ (Walking street), hòa mình vào cuộc sống sôi động về đêm, đi shopping, hay ngồi thư giãn ở một quán bar nào đó.

Xem thêm: Những điều cần biết trước khi tới Thái Lan

Thành phố Pattaya với những bãi biển thơ mộng 

Đi Pattaya từ Bangkok

Từ Sân bay đi Pattaya

Sân bay Survanabhumi: lấy hành lý xong đi thang máy xuống tầng 1 ra cửa số 7 ở bên trái sát Food Court có quầy bán vé bus, vé là 121bath/người, đi 2h – 2h30p là tới. Vì 1 ngày có 2 chuyến nên nếu mình không trùng giờ có thể đi Airport Raillink hoặc Taxi về Mochit, Ekkamai, Victory Monument mua vé đi PAT (nếu ai đi HUAHIN cũng tương tự)
Sân bay DMK (hãng Air Asia): Đi taxi đến Mochit mua vé đi PAT

Khi xe bus tới Pattaya lái xe sẽ đi dọc từ North Pattaya -> Center Pattaya -> South Pattaya, bạn ở khu nào thì nhắc lái xe cho xuống khu vực đó.

Taxi ở Pattaya là dạng xe tải nhỏ, giống Ford Transit chở khách phía sau đuôi giống Xe Dawoo nhà mình. Gọi là Sỏng Thẻo. Xe này chạy cứ 1 lần quẹo là 10baht. Bạn nào biết đi lại một chút thì sẽ tiết kiệm được kha khá.

Pattaya là 1 bãi biển có 3 con đường chạy dọc theo nó và song song với nhau:

Beach road (Pattaya 1) Giống Trần Phú của Nha Trang. Cái tên nói lên tất cả, đi dọc theo nó thì sẽ nhìn thấy bãi biển. Nơi đây tập trung nhiều hàng quán, dịch vụ và các trung tâm shopping cũng như giải trí hay nhất ở Pattaya (không tính ở Jomtien hay Naklua). Đường 1 chiều: chạy từ Bắc xuống Nam là chiều thuận.
Pattaya second road: song song với Beachroad nhưng lùi vào sâu hơn khoảng 100-200m. Đây là cửa sau hoặc cửa trước của các trung tâm chạy dọc Beach road tức là chúng ta có thể vào các center này bằng 2 đường. Đường này cũng là 1 chiều và ngược beach road từ Nam tới Bắc, tuy nhiên có khá nhiều ngõ để các bạn đi tắt.

Pattaya third road: song song với 2 road kia nhưng xa hơn tầm 800-1000m, cái đường này hơi bị vắng vẻ và yên tĩnh nhưng nếu thuê khách sạn trên đường này rất tiện vì rẻ, yên tĩnh và sạch vì ít người ở, đường này 2 chiều.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái lan

Thuê xe máy tại Pattaya

Nếu không ngại và thích tự do bạn có thể thuê xe máy. Nhiều khách sạn cho thuê với giá hợp lý, khoảng 150bath ~ 110k / ngày/ 24h, xăng tự đổ, và phải đặt cọc tùy hoàn cảnh (có thể charge 1000 + passport, thuê ngoài thì đắt hơn). Nên thuê xe máy vì thứ nhất đi lượn ở Pattaya = xe máy là tiện nhất. Vừa thoải mái, tự do vừa an toàn, chú ý nhớ vài luật cơ bản:
- Thái đi ngược chiều với chúng ta, họ đi bên trái
-  Luôn đội mũ bảo hiểm
- Cứ đỗ xe dưới lòng đường thoải mái, quay đầu vào vỉa hè và chìa mông ra ngoài, rất an toàn và freedom. - - Chỉ nhớ là, những lề vỉa hè nào kẻ màu trắng sọc đỏ là ko được đỗ, đó là nơi cấm hoặc ưu tiên cho xe police. Màu vàng sọc trắng là vô tư. Tóm lại cứ nhè chỗ nào có nhà hàng hay shopping 7/11 mà đỗ trước nhà nó, nó nhìn hộ cho. Mình có thể ra beach road đỗ rồi đi tắm biển.
- Không được nude khi lái xe, nghiêm cấm
- Luôn mang giấy tờ tùy thân theo, photo 1 bản passport đề phòng đổi tiền hoặc back up.

Khách sạn ở Pattaya

Để lựa chọn phòng khách sạn ở Pattaya bạn có thể tham khảo qua trang đặt phòng uy tín như : Agoda.vn. Nên chọn những khách sạn ở khu Pattaya 2nd Road cho thuận tiện đi lại. Xem bảng giá phòng tại Pattaya: Agoda.vn

Ngoài ra một kênh đặt Tour và Phòng cũng được khá nhiều bạn Việt Nam đặt đó là: hotels2thailand.com. Giá tour ở đây sẽ rẻ hơn nếu bạn đặt ở các đại lý bên Thái.

Đổi tiền

Có rất nhiều các quầy đổi tiền dọc đường, các bạn có thể đổi ở đây 1 ít, về BangKoK đổi sẽ được giá cao hơn. Do đó, các bạn nên photo 1 bản passport, khi đổi tiền mình không cần móc passport gốc ra vô mất công.

Ăn uống ở Pattaya

Trước khi lượn lờ ăn uống, hoặc đi chơi, bạn nên ra các trung tâm Tourist Information xin bản đồ du lịch, sẽ tiện hơn cho việc đi lại và tìm nhà hàng.

Thăm quan tại Pattaya

Pattaya không chỉ là một nơi nghỉ mát, mà đến đây, du khách có thể “tranh thủ quá bộ” đến những danh lam thắng cảnh cận kề Pattaya, như Phra Tamnak Hill, hay Wat Yannasangwararam, ngôi đền thờ Phật của hoàng gia được xây dựng theo phong cách Trung Hoa, Bottle Museum, với hơn 300 bức tiểu họa về các di vật kỷ niệm trên thế giới nằm trong những chiếc chai. Còn bảo tàng Ripley's Believe It or Not lại là một bộ sưu tập những đồ vật độc đáo chỉ có thể tìm thấy ở đây.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan

Đền Wat Yannasangwararam


Từ những bãi biển ở Pattaya, có rất nhiều hoạt động thể thao liên quan đến nước mà du khách có thể tham gia, như câu cá, bơi thuyền, trượt nước, lướt sóng… Bạn cũng có thể chơi golf, săn bắn, đua xe, cưỡi ngựa, chơi bowling...

Bãi biển Pattaya


Bãi biển Pattaya với bãi cát vàng hình lưỡi liềm duyên dáng chạy dài 4 km, nước biển ấm áp thuộc vùng nhiệt đới, gió mát dễ chịu, bãi biển hoàn toàn vắng lặng. Bãi biển ở Pattaya, có rất nhiều hoạt động thể thao liên quan đến nước mà du khách có thể tham gia, như câu cá, bơi thuyền, trượt nước, lướt sóng, lặn biển… Bạn cũng có thể chơi golf, săn bắn, đua xe, cưỡi ngựa, chơi bowling... Nhiều khách sạn cung cấp dịch vụ tập thể hình và câu lạc bộ sức khỏe.

Bãi biển Jomtien


Bãi biển Jomtiem: bãi biển Jomtiem là khu liên hợp nhà nghỉ mát, vài khách sạn lỗng lẫy, nhiều địa điểm bán món ăn đặc sản biển và các nhà hàng những địa điểm ưa thích dành cho giới chơi thể thao dưới nước, có đầy đủ trang thiết bị cho môn lướt ván có buồm, môn chèo thuyền, môn bơi lặn thể thao có trang bị ống hơi, sẵn sàng cho khách hàng thuê mướn, cùng môn thuyền máy chạy nhanh trên mặt nước và trang thiết bị trượt ván. Đây được xem là bộ môn thể thao yêu thích nhất của vùng biển này.

Phố đi bộ Walking Street


Phố đi bộ ( Walking Street): Phố đi bộ Walking Street nằm ở giữa khu trung tâm và Jomtien - khu phía nam. Ban ngày, đây là một khu chợ với rất nhiều quần áo, tranh ảnh, đồ trang sức, đá quí, đồ thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm. Nhưng về đêm, toàn khu phố như đưựoc bao phủ bởi . Những ánh đèn màu lấp lánh sáng rực trên bầu trời đêm, quầy bar, câu lạc bộ đêm, quán rượu đầy nghẹt khách chen chân, tiếng đàn, tiếng hát sôi động và các đôi tình nhân dập dìu, say sưa.

Trung tâm thương mại Royal Garden Plaza

Royal Garden Plaza là một trung tâm mua sắm ở Pataya, đồng thời cũng là một resort. Ngoài ra plaza có một khu ăn uống, bán quần áo, một khu video, khu chơi video game, các quầy hàng thủ công mỹ nghệ, nhà thuốc và các nhà hàng. Một số cửa hàng thuộc các chuỗi cửa hàng nổi tiếng của thế giới.

Vườn nhiệt đới Nong Nooch 

Vườn nhiệt đới Nong Nooch: Vườn nhiệt đới Nong Nooch nằm trên trục đại lộ số 3 từ Bangkok đi Pattay là một khu du lịch khép kín, nhà hàng, các resort cao cấp cho du khách lưu trú, sân khấu biểu diễn nghệ thuật, khu biểu diễn của 42 con voi được thuần dưỡng. Đến nay “Suan Nong Nooch” đã trở thành khu vườn cây nhiệt đới đẹp nổi tiếng không chỉ ở Thái Lan mà cả thế giới.

Công viên Mini Siam 

Công viên Mini Siam: Công viên Mini Siam (Thế Giới Thu Nhỏ) nằm trên đường Sukhumvit, km 143, rộng 30 ray với bầu không khí thoáng mát và phong cảnh tự nhiên. Là nơi xây dựng lại những công trình kiến trúc cổ xưa, những di sản văn hoá của thế giới theo tỉ lệ thu nhỏ khoảng 1:25 lần

Làng voi Pattaya

Nằm trên đường Phonpraphanimit, làng voi Pattaya mang đến cho du khách cơ hội chúng kiến tận mắt cuộc sống thường ngày của các chú voi và những người quản tượng. Tại đây còn có các sân khấu biểu diễn xiếc voi với các màn diễn ấn tượng như voi đá banh, chiến tranh voi hay voi diễu hành

Đảo San Hô Koh Larn

Có bờ biển cát khá rộng, mịn màng mà Pattaya không có, chính là nơi kỳ diệu, giúp du khách thoải mái thư giãn. Tại bờ biển mọc lên nhiều nhà hàng chuyên phục vụ biển đặc sản cao cấp ngon lành và sẵn có cơ sở vật chất dành cho các môn thể thao ở dưới nước, đối với những vị khách muốn khuấy động ngay ghế dựa lưng của họ tại bờ biển. Ngoài ra, tại hòn đảo này cũng có một số sân chơi golf.
Đảo San Hô Koh Larn 

Năm này qua năm khác, du khách khám phá càng ngày càng xa hơn về phía Nam của Pattaya, phát hiện nhiều vùng nghỉ mát lý tưởng, kết hợp những căn nhà nghỉ mát, tọa lạc quanh một hồ nước êm dịu nên thơ, cung ứng cho du khách nhiều hoạt động thích thú: những buổi biễu diễn voi, vườn ươm hoa phong lan và khu vườn trồng xương rồng đủ loại

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Campuchia
Tour Pattaya thuộc chương trình du lịch Thái Lan, mời bạn tham khảo tại website bán tour trực tuyến hàng đầu Việt Nam, website: www.travel.com.vn

Các công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

1. Dinh Độc Lập

Dinh độc lập. Ảnh: ditich.dinhdoclap
1-1542-1389841063.jpg
Dinh Độc Lập tên gọi trước đây là Dinh Norodom được khởi công ngày 23/2/1868 do kiến trúc sư Hermite phác thảo, đến năm 1871 thì hoàn thành. Công trình được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Năm 1962 sau cuộc đảo chính dinh mới được xây lại trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ngày nay, Dinh Độc Lập là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

2. Nhà hát lớn 

Nhà hát lớn TP HCM. Ảnh: edensaigonhotel.
2-3641-1389841063.jpg
Nhà hát lớn Thành phố nằm trên đường Đồng  Khởi, quận 1, được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Hoàn thành ngày 1/1/1900, nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố. 

3. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: tour-asia
3-7158-1389841064.jpg
Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, thuộc Tổng giáo phận TP HCM. Tháng 8/1876 nhà thờ được chính thức xây dựng do kiến trúc sư J. Bourard chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng, đến ngày 7/10/1877 thì hoàn thành. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và cả nước ngoài. 

4. Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: panoramio
4-7218-1389841064.jpg
Ngày 26/4/1964, Việt Nam Quốc Tự được khởi công dưới sự giám sát của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Chùa được xây dựng với một ngôi tháp 7 tầng mái cong, chạm trổ tinh vi trong không gian thiên nhiên rộng rãi, với các cảnh quan đặc sắc hài hòa mang đậm bản sắc phong cách kiến trúc Việt Nam. Đến nay, chùa Việt Nam Quốc Tự vẫn là điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo xa gần và đông đảo các du khách khi đến với TP HCM.

5. Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ảnh: panoramio
5-2876-1389841065.jpg
Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tạo nên sự tương tác sinh động, đẹp mắt và trở thành tâm điểm của Sài Gòn ngày nay.

6. Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành. Ảnh: tapchinhadep
6-4511-1389841065.jpg
Chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm xây dựng và tên gọi, đến năm 1912 chợ được khởi công xây dựng và hoàn thành tháng 3/1914 với tên Bến Thành đến ngày nay. Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng bắc, nam, đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang.

7. Đường hầm sông Sài Gòn

Đường hầm sông Sài Gòn về đêm. Ảnh: SGTT
7-5005-1389841066.jpg
Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á. Sau gần 7 năm xây dựng, ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Đường hầm hoàn thành giúp kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố.

8. Trụ sở UBND TP HCM

Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: didau.org
8-4431-1389841066.jpg
Trụ sở UBND TP HCM trên đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1 là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.Trước khi trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM, tòa nhà có tên là Dinh Xã Tây, sau đổi thành Tòa Đô Chánh Saigon. Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất TP HCM.

9. Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng. Ảnh: panoramio.
9-5093-1389841066.jpg
Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Cũng chính tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.

10. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: SGTT
10-9800-1389841066.jpg
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục nghìn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước. Ngày 28/11/1927 bảo tàng chính thức được xây dựng theo ban thiết kế của kiên trúc sư Delaval với lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”. Sau ngày 30/4/1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp quản nguyên vẹn. Ngày 26/8/1979, ngành chức năng đã đổi tên là Bảo tàng Lịch sử TP HCM, sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM cho đến nay.
Paka Jatrang (tổng hợp)

Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc

Du lịch Hàn Quốc là một điểm đến tuyệt vời, chúng ta đã khá quen thuộc về xứ sở Kim Chi qua những bộ phim nổi tiếng. Từ đó bạn cũng có thể hình dung ra một đất nước phát triển với những phong cảnh đẹp của xứ ôn đới. Thời điểm đẹp nhất và thuận lợi nhất để đi Hàn Quốc là vào mùa thu, khi những con đường, cánh rừng tràn ngập mầu Đỏ Vàng của cây lá. Thời điểm không nên đi là mùa hè, lúc khách du lịch Hàn đi du lịch nhiều dẫn tới sự xô bồ và dịch vụ bị đẩy lên cao.

Nên đi du lịch xứ Hàn theo tour hay tự đi

Du lịch Hàn Quốc nên tự đi hay theo tour, cái này cũng còn tùy thuộc vào mỗi yêu cầu của từng người. Đi theo tour du lịch, họ tổ chức tốt nhưng chương trình đi rất nhanh, kiểu như cưỡi ngựa xem hoa. Đồ ăn có thể có bữa tốt, bữa dở. Với hình thức đi tự túc thì cũng có ưu điểm là thời gian dừng lại các điểm du lịch tùy thích, tự do khám phá và giao lưu.

Visa Hàn Quốc

Đây có lẽ là mục quan tầm hàng đầu khi đi Hàn Quốc. Bởi đã số các bạn trên các diễn đàn đều hỏi về vấn đề này. Theo ý kiến của mình, nếu bạn có thời gian và có kinh nghiệm xin visa rồi thì có thể tự đi làm thủ tục Visa đi Hàn Quốc. Còn nếu bạn không có thời gian thì nên thuê dịch vụ, bạn cũng sẽ phải tự chuẩn bị một số giấy tờ, nhưng ít ra thì cũng đỡ mệt hơn là tự đi làm. Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ theo yêu cầu của đơn vị làm dịch vụ Visa thì bạn chuyển cho họ đi làm hộ. Các công ty du lịch họ có kinh nghiệm và quan hệ nên làm Visa rất nhanh.

Tự làm thủ tục xin Visa đi Hàn Quốc

Để tự làm thủ tục Visa bạn cần chuẩn bị một số thông tin cơ bản sau. Có thể tham khảo thêm về thông tin xin Visa tại trang web của đại sứ quán Hàn Quốc:

http://vnm-hanoi.mofa.go.kr/worldlanguage/asia/vnm-hanoi/visa/application/index.jsp

Hồ sơ Visa du lịch 3 tháng Hàn Quốc, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới: (phải xếp theo thứ tự nhé, không là bị trả về)

1. Đơn xin cấp visa có dán 1 ảnh 3.5 x 4.5 nền trắng (Đơn này download trong trang hanquocngaynay.com, nhưng hình như trang này bị lỗi thì phải. Tốt hơn là nên đến Phòng lãnh sự (Phụ trách việc cấp thị thực, xác nhận lãnh sự v..v), tại Tầng 7, Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2.

2. Hộ chiếu gốc vẫn còn thời hạn 1 năm trở lên (có thể hỏi lại, có thể là 6 tháng còn hạn).

3. Lịch trình du lịch viết bằng tiếng Anh (khuyến khích nên có).

4. Bản dịch và công chứng sổ hộ khẩu ra tiếng Anh (khuyến khích nên có).

5. Bản dịch và công chứng giấy khai sinh ra tiếng Anh.

6. Một bản Photo chứng minh thư.

7. Bản dịch và công chứng hợp đồng lao động ra tiếng Anh.

8. Dịch và công chứng sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất ra tiếng Anh.

9. Đơn xin nghỉ phép viết bằng tiếng Anh có chữ ký và con dấu của công ty. Cái này nên tự viết cho đỡ tốn 50k tiền dịch và công chứng.

10. Bản photo sổ tiết kiệm hoặc ra ngân hàng nơi mở sổ xin 1 giấy xác nhận đã gửi tiết kiệm từ ngày nào đến ngày nào với số tiền bao nhiêu bằng tiếng Anh. Lưu ý là sổ tiết kiệm phải từ 100 triệu trở lên và đã gửi được 3 tháng rồi. Nếu hồ sơ đẹp thì có thể họ du di vụ chưa gửi đủ 3 tháng. Nếu không có sổ tiết kiệm thì có thể thay thế bằng giấy tờ xe ô tô đứng tên bạn hoặc giấy tờ nhà đất đứng tên bạn.

11. Nếu có thì bạn đặt luôn vé máy bay và đặt khách sạn qua agoda. Sau đó in vé máy bay + giấy tờ chứng minh đặt phòng ở agoda. Cái này cũng không giám chắc, nếu tự tin sang được Hàn thì cứ làm và nộp theo.

Trường hợp bị gọi phỏng vấn, bạn cũng đừng lo lắng nhiều. Cứ tự tin và trả lời mọi câu hỏi theo sự thật.

Nếu đến Đại Sứ Quán Hàn Quốc ở toà nhà Charmvit (Grand Plaza) – Trần Duy Hưng (Hà Nội), bạn đừng lên thẳng Văn phòng ở tầng 7 mà qua Phòng tiếp dân của ĐSQ ở tầng hầm B1 (hỏi bảo vệ sẽ được chỉ đường), tại đây bạn lấy số (loại số xin Visa). Phải có số này thì khi lên tầng 7 em trai tiếp tân mới chịu lấy số nộp/nhận hồ sơ visa cho bạn.
Chú ý

Em trai ngồi quầy tiếp tân tầng 7 chả biết gì về visa đâu, mặt cau có ra vẻ khó khăn hỏi này nọ vậy thôi. Lấy số rồi bạn cứ đi thẳng vào trong chờ đến lượt hoặc cần hỏi gì thì hỏi nhân viên ngồi ở các quầy bên trong mới chính xác.
Một lưu ý nữa, là tin vui cho những bạn sắp đi Korea. Thông tin mới được ban hành hồi tháng 6. Nếu bạn đã có Visa của Mỹ, Nhật, Úc, Eu, New Zealand, Uk, Canada nếu quá cảnh tại hàn quốc sẽ được ở Hàn quốc từ 72h – 30 ngày. Cái này sẽ có lợi cho những bạn có chuyến bay quá cảnh ở đây. Các bạn có thể kết hợp 1 Korea và những nước khác lân cận như Nhật Bản, hoặc Mỹ.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan

Vé máy bay đi Hàn Quốc

Từ Hà Nội đi Incheon

Vấn đề vé máy bay bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng để có thể săn được vé giá rẻ đi Hàn Quốc. Vấn đề kiếm được vé giá rẻ cũng khá là quan trọng, giảm thiểu được nhiều chi phí.  Bạn nên thường xuyên cập nhật tình hình vé của Vietnam Airlines để có giá vé hợp lý.

Vé máy bay Seoul đi Jeju

Ngoài đường hàng không, bạn có thể đi Jeju bằng cách đi tàu hoả/ ô tô đến một trong các điểm Busan/ Mokpo/ Wando rồi chuyển ferry ra đảo.
Tất cả các hãng hàng không Hàn quốc đều khai thác đường bay này với tần suất dày đặc hàng ngày, giống như chặng bay Hà Nội đi tp Hồ Chí Minh vậy. Trong đó có ba hãng giá rẻ là T’way Airlines, Jeju Air and Eastar Jet.
Một số bạn Tây ba lô cũng chọn đi Jeju bằng ferry nhưng từ Busan, vừa trải nghiệm phương tiện vừa tiết kiệm luôn một đêm trên biển. Tuy nhiên, xin lưu ý là ferry không hề rẻ hơn máy bay và giá thành tỷ lệ thuận với chất lượng dịch vụ.

Từ sân bay Incheon về khách sạn

Ở sân bay Incheon có 2 loại taxi giống như Nội Bài, đó là: airport taxi và taxi thường (ở ngoài vào đón khách). Nếu chẳng may bạn bắt trúng airport taxi thì giá gấp đôi taxi thường đấy, ngoài ra bạn còn phải chịu phí đường bộ nếu đi taxi. Trên trang chủ của sân bay nó gọi 2 loại taxi là deluxe và standard thì phải. Vậy phải làm sao?

Khi tới sân bay, bạn kiếm quầy information desk, chìa địa chỉ khách sạn bạn muốn tới ra hỏi nhân viên, tôi phải bắt chiếc limousine bus có trạm dừng nào gần chổ này nhất. Họ sẽ tận tình hướng dẫn cho bạn, nếu họ có hơn 2 người trực thậm chí họ có thể dẫn bạn ra tận nơi đón bus (vì có hơn chục trạm). Xe tới bạn để hành lý có người xếp cho bạn và đưa cho bạn 1 phiếu nhận hành lý (nhớ giữ cẩn thận, kẻo thất lạc). Lên xe bạn nói lại 1 lần nữa nơi muốn đến cho tài xế (chìa địa chỉ cả tiếng Anh và tiếng Hàn ra). Tới trạm tài xế sẽ kêu bạn và lấy đồ ra cho bạn. Nếu khách sạn ở xa trạm thì bạn có thể bắt tiếp taxi về khách sạn. Tài xế ở Hàn khá là trung thực, nên bạn khỏi sợ ấm ớ bị chở đi lòng vòng.

Sim mobile điện thoại

Mình có đọc được 1 thông tin vui nữa là có dịch vụ nhận Sim miễn phí. Cái này đã có 1 bạn ở diễn đàn Phuot làm được rồi. Các bạn thực hiện theo nhé. Chỉ cần vào website này và làm theo hướng dẫn http://koreasimblog.blogspot.com/2013/04/how-to-get-free-sim-card-and-also-use.html . Sau khi đăng ký, họ gửi thông báo về mail mình và có gửi cả địa chỉ lấy Sim. Có hai loại sim: sim thường và sim Micro cho ip4. Khi nhận Sim bạn cầm theo tờ giấy đã in sẳn Order confirmation, mang đến quầy K-books để lấy sim. Có thể tìm quầy K-book store này ở sân bay hoặc những nơi công cộng.

Lưu ý khi đi du lịch Hàn Quốc

Do Hàn Quốc không phải ai cũng nói được English giống như đi Singapore hay Malaysia. Nên bạn nhớ lấy namecard của khách sạn và nhờ nhân viên ghi phiên âm tiếng Hàn tên cuả khách sạn và nếu được thì viết to ra. Khi đi ra ngoài nếu cần hỏi đường về khách sạn, hoặc đi taxi thì chỉ cần giơ ra là oke. Giúp các bạn không bị lạc đường

Khi đến Hàn Quốc, chúng ta nên mang theo một ít ruốc, gia vị hoặc nước mắm trong trường hợp không làm quen được với thức ăn địa phương. Đồ ăn ở Hàn Quốc cay và nhạt tương đối khó ăn đối với người Việt Nam. Đồ ăn để trong túi ni lông đóng gói cẩn thận cho vào hành lý gửi (chú ý là cất giấu càng kỹ càng tốt). Bởi Hải quan HQ nghiêm cấm mang rau củ trái cây và thịt ko rõ nguồn gốc, do đó bạn đừng mang những thứ đó. Bạn cũng không cần phải mang theo mì tôm vì mỳ Hàn Quốc ngon lắm.
Đổi tiền, nên đổi tiền trước ở nhà, có thể lên Hà Trung đổi sang tiền won luôn.

Nếu đi vào mùa Thu Đông bạn nên chuẩn bị quần áo ấm đầy đủ. Mặc đồ lót sát người hoặc những loại áo quần mỏng mặc lót bên trong. Áo khoác dày và dài (nên đến khoảng đầu gối). Trang bị găng tay đầy đủ, khăn quàng v.v.v.

Trên máy bay, nhân viên sẽ phát cho 3 cái phiếu để bạn điền làm thủ tục nhập cảnh. Bạn đọc cẩn thận trước khi điền thông tin.
Sân bay Incheon rất lớn, lớn hơn nhiều so với Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Khi đến đây bạn nên quan sát kỹ cửa lấy hành lý, và đi theo bảng chỉ dẫn, tránh tình trạng bị lạc.

Đọc bài: Kinh nghiệm du lịch Singapore

Chơi gì ở Seoul và Jeju

Vào đầu tháng 3 Hoa đào chưa kịp nở. Thời điểm đẹp nhất để ngắm hoa đào là từ 10-25/4.

Về các điểm vui chơi như Lotteworld và Everland thì mình thấy Everland hay hơn. Nhưng sẽ tốn thời gian hơn của bạn hơn. Everland ở ngoài trời, cảnh trí cũng đẹp, và rất rộng, trò chơi cũng nhiều hơn Lotte. Với Lotte world, cái này nhỏ hơn, và ở trong nhà, nhưng có ưu điểm là không mất thời gian tìm đường như Everland. Với những bạn thích trò chơi mạo hiểm thì sẽ muốn đi Lotte hơn. Bạn nên đi 2 điểm này vào ngày trong tuần, nếu đi vào ngày cuối tuần hoặc dịp lễ tết thì sẽ xếp hàng chờ dài cổ mới được chơi.

Mùa đông Seoul thì chán, không có gì, chỉ có một màu xám xịt. Nếu ở Seoul 4 ngày, thì bạn đi thăm được khoảng 8 địa điểm theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi vì Seoul rộng, di chuyển mất thời gian.
Sông Hàn và tháp 63 tầng: đi trong một buổi chiều tối. Bạn có thể ra bờ sông mà hưởng gió đông, tháng 1 thì mặt sông đóng băng vùng gần bờ, có thể vui đùa cùng với Tuyết. Nên lên tháp 63 tầng vào buổi hoàng hôn sau đó ăn tối trên đó ngắm Seoul ban đêm, chụp ảnh, viết lưu niệm trên đó cũng hay. Ở trong tháp 63 đó có cả công viên thủy sinh vào xem cá các loại, phải mua vé.

Chơng-kyê-chơn, cổng thành Dongdeamun, chợ Dondeamun và mấy khu mua sắm quanh đó: mất một buổi chiều, tối nếu chịu được lạnh thì bạn có thể ra suối Chơng kyê đi dạo cũng được. Suối này vào mùa xuân, hè thì rất đẹp và mát (nhưng không có Hoa Anh Đào đâu), vào dịp năm mới và Noel thì đèn hoa rực rỡ rất đẹp. Bạn cũng có thể ra cổng thành Dondeamun chụp vài kiểu ảnh. Đồ ở chợ Dong thì cũng nhiều hàng Tàu, dành cho người lớn và người già, giới bình dân. Mấy khu mua sắm (một dãy các tòa nhà dọc trên 1 đường phố), bạn đi dạo và chọn hoa mắt thì thôi. Đồ đẹp và có thể mặc cả, tuy nhiên người bán hàng hay nhìn khách để hô giá. Cứ vào mấy hàng tự chọn, thử chán rồi mua.
Cityhall, Tháp Namsan, cổng thành Namdeamun, chợ Namdeamun, Myeongdong, mấy cái cung gần đó: thời gian đi trong 1 ngày, bạn di chuyển bằng tàu điện đến khu vực Seoul Station hoặc City Hall station vào khoảng 6 đến 8h sáng và quan sát giới công chức Hàn chen nhau đi làm. Sau đó lên mặt đất, dạo qua khu City Hall và thăm mấy cung ngay cạnh Cityhall, vào cung phải mua vé ( hình như là 1000 won). Cung này nhỏ, dạo khoảng 1 tiếng là xong. Ra gọi taxi sang chợ Namdeamun, bạn thích mua gì thì mua. Chú ý là bạn không nên mua sâm – linh chi và quần áo ở đây, dạo cho biết thôi. Ghé qua một loạt các cửa hàng bán máy ảnh và ống kính. Ăn trưa, sau đó gọi taxi đi tháp Namsan. Chơi ở tháp Namsan đến 3 giờ chiều thì di chuyển sang Myeongdong. Theo mình thì bạn có thể mua sắm đồ ở Myeongdong, phố mua sắm nổi tiếng của giới trẻ. Hàng hiệu có hết ở đó từ quần áo giày dép đến túi xách. Nên đến đó vào chiều thứ 7, đông vui lắm.
Đi Lotte World hoặc Everland: thời gian 1 ngày. Bạn nên vào website của nó tìm thông tin rồi chọn. Lotte World thì nằm ngay rìa thành phố, đi thẳng tàu điện ngầm đến được. Quy mô của Lotte thì nhỏ hơn Everland nhưng mà bạn chơi một ngày chưa chắc đã hết trò. Everland thì xa, ở đây có khu trượt tuyết 2 nguời ngồi trên cái máng rồi trượt xuống.

Phong cảnh Mùa Thu Vàng Hàn Quốc

Ngoài ra bạn cũng có thể tranh thủ sáng sớm thì đi tàu điện ra khu Kangnam xem khu ở của giới nhà giàu, ra Blue house. Buổi tối đi siêu thị, cứ tìm homever hoặc Emart thì có thể mua được. Đi Hyundai hoặc Lotte Department Store thì hàng cao cấp, window shopping cũng được.

Seoul Metropolitan Library: đây là 1 thư viện rộng lớn đẹp từ ngoài lẫn trong, sách nhiều lắm và trưng bày rất đẹp. Có 1 tầng bảo đảm phuoter nào cũng thích là tập hợp sách các nước, bản đồ du lịch các nước cứ lấy thoải mái, internet tra cứu nhanh, thủ thư thân thiện và tiếng anh tốt, mấy chỗ ngồi đọc sách cũng đẹp,

Seoul Museum of Art: một thế giới thú vị của âm thanh, ánh sáng, màu sắc, hình ảnh đánh thức giác quan bạn, đi trúng ngày còn được vào phòng lớn tham gia vài giờ của lớp học để có thể tự tạo những mô hình nghệ thuật hay hay.

Tắm hơi tập thể: bạn đừng nên bỏ qua trải nghiệm này. Thường thì các nơi đều có 2 loại giá, đi buổi tối đắt hơn ban ngày 1 chút nhé. Bạn thích giao lưu thì cứ đi Silloam, chỗ này các chị biết tiếng Anh, chỉ quấn khăn có 2 cục trên đầu chả khác film Hàn, du khách đủ nơi luôn cứ thể quây quần, cười nói rộn rã.

Đi Nami xem mùa thu thay lá.

Đi lại trong thành phố thì có taxi, xe buýt và tàu điện ngầm. Đi tàu điện ngầm thì bạn phải ra ga tàu điện ngầm, mua thẻ khoảng 10.000 won, trừ đi phí phát hành thẻ thì trong thẻ còn 7500 won. Có thể nạp thêm tiền ở máy nạp tiền tự động tại ga. Mỗi lần quẹt thẻ mất hơn 1000 won thì phải. Xe buýt cũng có thể dùng thẻ này để quẹt. Đây là 2 phương tiện rẻ, nên sử dụng. Taxi thì giá mở cửa là 2400 won vào ban ngày và 2800 won vào buổi tối (hình như thế). Taxi đi cũng đắt đấy, nên hạn chế thôi. Tất nhiên nếu bạn giàu thì xõa đi Mà cộng đồng Việt ở HQ khuyên không nên đi taxi màu đen, kiểu như taxi dù bên mình hay sao í. Tài xế taxi hầu như ko nói được tiếng Anh, nên bạn muốn đi đâu thì ghi rõ địa chỉ tiếng Hàn vào giấy, viết to vào để họ nhìn.

Khách sạn tại Hàn Quốc

Về đặt phòng khách sạn thì bạn nên đặt qua agoda hoặc trang web đặt phòng nào đó cho rẻ, đặt trực tiếp đắt lắm. Các bạn chủ yếu là đi cả ngày, tối về chỉ ngủ thôi. Nếu bạn không ngại thì có thể ra nhà tắm hơi, tìm một góc rồi khò. Gửi đồ, tắm hơi rồi ngủ ở đó luôn. Mỗi lần tắm hơi khoảng 15.000 won. Dân Hàn Quốc vẫn tắm hơi rồi ngủ qua đêm ở đó.

Banana Backpackers
30-1, Ikssun-dong, Jongno-gu, Seoul. Tel: +82-2-3672-1973.
Giá: Double/ Twin (no bunk-bed) room: 55.000won/night/2 persons.
Nhận xét:
Dễ tìm, đi lại cực kỳ thuận tiện: gần ga Anguk (subway Line 3, Exit 4), Jongno-3(sam)ga (Line 1, 3, 5); gần bus-stop Limo Airport bus No.6011 – trong vòng 150~400m.
Nằm trong khu Jongno-gu, trung tâm phố cổ của Seoul: phố cổ Insadong, các di tích chính – Changdeokgung, Gyeongbokgung, Changgyeonggung đều trong bán kính 10 phút du lịch bằng chân; Jongmyo Shrine, Tapgol park, làng cổ Bukchon Hanok village, phố ca-fe Samcheong-dong ~15 phút; Bosingak, suối Cheonggyecheon, trụ sở KTO, City Hall, Deoksugung, đều trong bán kính 20-30 phút. Unhyeongung Royal Residence thì sát đầu ngõ (thành tên Exit subway luôn mừ)
“Khách điếm” nhỏ xinh nhưng rất sạch sẽ, ấm cúng; staff thân thiện và giao tiếp tiếng Anh tốt.
Phòng sinh hoạt chung có 3 máy tính nối mạng; nhiều ổ cắm điện; điện thoại nội hạt free (nhờ staff quay số tại quầy).
Bếp + phòng ăn rộng rãi và sạch sẽ; bếp có đủ đồ dùng, gia vị; free trà gói và café hoà tan; tủ lạnh chung rộng, sạch, ngăn nắp.
Phòng giặt free (có 3 máy giặt + xà phòng, nước xả thơm), chỗ phơi đồ ngoài trời; dịch vụ sấy đồ giá 2.000won/lố.
Khăn tắm hơi nhỏ nhưng có thể xin thêm thoải mái.
Có nhiều loại bản đồ, tờ rơi và bản đồ thành phố riêng
Có nhiều ô cho khách mượn khi trời mưa.
Gửi đồ qua ngày free và được cất cẩn thận (Mình gửi lại hai túi to trong ba ngày đi Jeju, trong đó có một túi không có khoá -> nhận lại đồ nguyên trạng)
Để đặt phòng Banana Backpackers bạn có thể đặt tại trực tiếp tại Agoda. Tham khảo giá theo từng thời điểm tại đây.

Hotel Little France (đảo jeju)
Địa chỉ: 486-1, Seogwidong,Seogwipo-si, Seogwipo, Jeju-do, South Korea.
Tel: +82-64-732-4552.
Giá tham khảo: Modern room: VND 3,107,960.00 (USD 147.29)/3 nights/2 persons
Nhận xét:
Dễ tìm, đi lại thuận thiện: cách Bus-stop “New Gyeongnam Hotel” của Airport-bus No.600 khoảng 10 phút đi bộ kéo đồ, cách Seogwipo Local bus Terminal 15 phút đi bộ (đi chơi nên không kéo đồ).
Rất gần các điểm tham quan chính ở Seogwipo-si (đi bộ xung quanh dưới 30 phút, xem bản đồ khách sạn tại đây).
Có một máy tính nối mạng trong phòng.
Nhược điểm: Staff nói tiếng Anh không được tốt nên không tư vấn được nhiều.
Kiểm tra tình trạng phòng khách sạn Hotel Little France : tại đây

Goodstay December Hotel
Địa chỉ: 260-58, Yeon-dong, Jeju-si, Jeju International Airport / Jeju City, Jeju-do
Tel: +82-64-745-7800
Giá phòng tham khảo: Standard Double: VND 1,065,744.00 (USD 49.51)/1 night/2 persons
Nhận xét:
Dễ tìm, cách Bus-stop “T.H.E Hotel” của Airport-bus No.600 cũng 10 phút đi bộ kéo đồ.
Cách sân bay 5 phút và ~ 3.700 won bằng taxi.
Yongdam Rock, Jeju bus Terminal: ~ 7 phút & 5.000won taxi.
Staff nói tiếng Anh rất tốt.
Xung quanh phố xá đông đúc, ngỡ như đã về đến Seoul.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo qua các khách sạn sau:

Nếu bạn muốn ở Hostel thì mình recommend bạn cái Hostel này.
http://www.guesthouseinkorea.com/Jong-No/?M=Rate&L=1
Giá 1 phòng private single là Krw 30.000, rộng rãi, sạch sẽ, tiện nghi, ăn sáng free, internet free, ví trí gần trung tâm, cách quảng trường Gwang-hwa-mun & cung điện Gyongbokgung khoảng 1km thôi. Gần chợ Insa-dong, nhân viên nói tiếng Anh khá tốt, và rất nice, biết chơi guitar, piano & hát cũng hay nữa. Ở đó rất đầm ấm như ở nhà, mọi người thân thiện với nhau, buối tối các bạn từ nhiều nơi trên thế giới ngồi quây quần bên nhau, chia xẻ hình ảnh rồi cùng hát & chơi trò chơi tập thể.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Kinh nghiệm du lịch Malaysia

Du lịch Malaysia giờ đây đã khá thuận tiện cho mọi người dân Việt Nam. Mọi người thường kết hợp đi Malaysia với du lịch Singapore. Vì 2 đất nước này gần nhau và có thể di chuyển qua lại bằng xe Bus. Về Singapore mình đã có một bài viết cũng rất chi tiết về đi lại và các điểm must see rồi. Bài viết này mình sẽ viết tập trung về Malaysia, chủ yếu là cách đi lại, khách sạn và một số điểm du lịch.

Đi và đến tại Malaysia

Từ sân bay về trung tâm Kuala Lumpur

Nếu bạn bay VN airlines thì sẽ hạ cánh ở KLIA là sân bay quốc tế Kul, từ đây có thể đi tàu điện về thẳng KL sentral, còn bay Airasia thì sẽ hạ cánh ở LCCT là sân bay giá rẻ, từ đây có thể đi bus về thẳng KL Sentral hoặc đi free shuttle bus qua KLIA (cách đó khoảng 5km) để đi tàu điện về KL Sentral. Đi bus từ LCCT – KL Sentral thì mất khoảng 70ph, giá khoảng 9RM. Còn đi tàu điện thì mất 28ph, giá 35RM.

Đi và về từ LCCT đến KL Sentral có 3 loại phương tiện chính:

KLia Ekpress (35RM) chạy 160km/h và chỉ mất 28 phút, có việc gấp thì đi cái này cho nhanh để tiết kiệm thời gian
Bus các loại như Skybus, Aerobus,… (8-10RM) chạy cũng mất tầm hơn 1 tiếng 15 phút, thong thả thì đi cái này cho rẻ, và Skybus thì chạy từ 3h sáng
Taxi (~80RM tuỳ khu) bạn mua phiếu ở quầy và tiếp tân sẽ tính tiền tuỳ khu vực bạn đến xa hay gần và loại xe muốn đi, thời gian thì cũng tương đương đi bus nhưng được cái đưa về tận nơi, còn lúc đi ra LCCT thì bạn cứ ước lượng giá tầm đấy thôi để khỏi bị chém.

Chỗ gửi đồ ở sân bay LCCT

Ở sân bay LCCT có chổ gửi hành lý, tuy nhiên giá rất mắc, túi nhỏ giá 18RM/24h, túi lớn hình như còn mắc hơn.

Singapore đi Malaysia

Bạn nên xem thêm: Hành trình Singapore - Malaysia dịp tết Giáp Ngọ
Bạn có thể đặt vé xe bus qua các website sau. Đây là 2 site nổi tiếng mà các bạn đi du lịch Bụi Sing Mã hay đặt.
http://www.busonlineticket.com/
http://www.journeymalaysia.com/ptajb.htm#15

Từ sân bay Changi đi Melaka

Đi bằng MRT (tàu điện ngầm) từ sân bay Changi tới trạm MRT Marsling, sau đó đón bus đi Johor Bahru Sentral (#950 hoặc #107, hoặc bus nào đi Johor Bahru thì nhảy lên). Có thể dùng Ez-link – thẻ đi MRT của Sing.
Hành trình:
- Changi -> Marsling: MRT, chừng 15p, chắc thế thôi vì nhanh lắm.
- Từ Marsling -> trạm xuất cảnh Sing: đón bus (950, 107), làm thủ tục xuất cảnh Sing (cầm sẵn hộ chiếu, nếu không có gì phát sinh thì cộp phát là xong). Xong thì lại nhảy lên bus tới trạm nhập cảnh Malaixia, xuống làm thủ tục (cầm sẵn hộ chiếu, cộp cộp cộp 3 phát là xong).
- Từ Johor Bahru Sentral (viết tắt là JB sentral), muốn đi Melaka phải đi tiếp tới bến Lakin, không có đi thẳng đâu. Có bus đi Lakin hoặc đi taxi, mất có 8.6RM thôi (tầm 7-8km gì đó ko nhớ lắm). Từ bến xe Lakin mua vé bus đi Melaka (19RM). Có rất nhiều quầy bán vé, lúc tới Lakin là gần trưa và mua vé đi chuyến 11h30, đi mất 3h là tới Melaka Sentral. Đường đi rất đẹp, tài xế toàn phóng trên 100km/h. Ghế to, êm, ngủ tốt
- Từ Melaka Sentral có bus về trong phố cổ đi taxi hết 20RM (hỏi luôn ở quầy thông tin taxi, đồng giá hết, không mặc cả được), đi bus thì 1Rm/người.

Từ  Melaka đi Putrajaya

Đi ra bến xe (Melaka sentral), đón bus đi Putrajaya. Mình đi 1 vòng các quầy vé thì chỉ có mỗi Delima có xe đi Putrajaya. Đi chuyến 12h thì 2h hơn mấy phút tới nơi (trên đường đi có ghé TBS – bến xe mới của Malay). Giá vé 16RM/người.
Xuống tới nơi thì kịp đi “The cheapest tour in the world” – tour vòng quanh Putrajaya trong 3h, giá vé 1RM/người, có tour guide. Các bạn nên đi tour này, còn thời gian thì lang thang sau. Mỗi ngày có 2 tour, khởi hành từ Putrajaya Sentral lúc 10h30 và 2h30 (tới quảng trường Putrajaya square là 11h và 3h). Nếu định đi tour này các bạn cần căn thời gian kẻo lỡ.

Từ Putrajaya đi Kuala Lumpur

Đi bằng tàu điện trên cao (KL Rapid), 9RM/người. Đi cái này nhanh nhất, chỉ chừng 15 -20p. Trong khi đi bus/taxi thì thời gian gần như nhau, tầm 1h-1h30p trở ra, và dễ bị tắc đường.
Tàu sẽ tới KL Sentral, từ đây đi tàu về KLCC (dưới chân tháp đôi). Mua vé tàu ở máy bán tự động, rất rẻ. Nó là đồng xu nhựa, ko phải thẻ như ở Sing.

Từ Kuala Lumpur đi Singapore

Từ tháp đôi đi tàu điện ngầm tới Masjid Jamek rồi chuyển line đi tới trạm Bandar Tasik, đi bộ sang TBS – bến xe mới cực kỳ hoành tráng của Malay.
Vé của Transnational từ đây đi Sing là 46RM/người bao gồm 31RM tiền vé và 15RM tiền phí nhập cảnh Sing, chuyến muộn nhất là 23:59. Có thể mua online hoặc mua luôn từ Melaka Sentral. Bọn Transnational này ở bến xe nào cũng có quầy vé.
Vé xuất dạng giấy bóng, cứng. Khi tới giờ xe chạy sẽ có thông báo. Trên vé ghi rõ cổng ra xe (gate), bạn tìm đúng cổng và phải trình vé cho nhân viên kiểm soát vé rồi mới ra và lên xe được.
Trên đường về Sing sẽ có một lần xuống làm thủ tục xuất cảnh Malay, 1 lần xuống nhập cảnh Sing (sẽ được nhà xe phát tờ khai nhập cảnh Singapore – các bạn có thể lấy luôn trên máy bay lúc đi Sing mà khai sẵn, chứ trên xe, mắt nhắm mắt mở, xe rung khó viết lắm).

Đi lại ở Kuala Lumpur

Ở KL thì có hệ thống tàu điện Monorail và LRT với nhiều line khác nhau. Nếu đi từng trạm chỉ cần mua vé ở quầy bán vé hoặc máy bán tự động. Thường 1 chặng là 1.2 RM, xa hơn khoảng 1.5 đến 1.8 RM. Ở mỗi trạm đều có chỉ dẫn rõ ràng, hướng đi của các line, chỉ cần có bản đồ của hệ thống tàu điện thì sẽ rất dễ dàng đi lại bằng tàu điện. Khi mua vé lẻ, bạn sẽ nhận được những đồng xu nhựa màu xanh da trời, khi qua cổng chị đặt mặt đồng xu để máy quét mở cổng, khi nào xuống bến bạn nhét lại xu vào cổng trả lại máy.
Thẻ TouchnGo ở KL dùng như thẻ EZlink ở Sing, quẹt thẻ ở đầu vào & quẹt ra ở trạm ra. Tuy nhiên, thẻ này ko phải ở trạm LRT nào cũng có bán như ở Sing mà chỉ bán ở 1 số trạm nhất định.
Bạn vào đây để tìm những trạm có bán thẻ: http://www.touchngo.com.my/index.php…swhere2reloadt
Trạm thông dụng nhất có bán thẻ TouchnGo là KL Sentral.
Đi Genting Highland có 2 cách đi, tốt nhất là mua vé tại KL Sentral

Bus + Skyway: đi nhanh hơn nhưng có thể phải rồng rắn xếp hàng đợi skyway từ 30 phút đến 1 tiếng.
Bus lên thẳng Genting: không phải đợi nhưng đường đi thì dễ bị say xe vì đường đi loằn ngoằn.
Chiều về thì đi bằng bus về thẳng luôn, đừng đi skyway vào ngày cuối tuần vì phải xếp hàng rất đông. Bến xe là First World Bus Terminal, chuyến cuối là lúc 20h, thời gian chạy là 2h, giá vé 35RM.
Từ Kuala Lumpur Sentral đi Putrajaya

Tàu điện: 20 phút với giá 9,5RM, 30 phút có 1 chuyến.

Bus: 45 phút với giá 4RM, nhưng xuất phát tại ga Pasar Seni, phải đi từ ga KL Sentral bằng tàu điện LRT.

Xem thêm: Những lưu ý khi đi du lịch Malaysia

Khách sạn tại Malaysia

Với khách sạn ở Kuala Lumpur mình khuyên bạn nên tìm các khách sạn gần KL Sentral để tiết kiệm được thời gian và tiền bạc di chuyển.

Một kênh đặt phòng dễ dàng và giá hợp lý mà dân du lịch hay đặt là agoda.vn. Để đặt phòng qua Agoda bạn click vào đây để xem giá phòng tại Malaysia: click here.

Một số khách sạn nên tham khảo qua, được comments tốt từ các bạn đã đi về:

Khách Sạn One stop Residence & Hotel. Giá 41usd/ đêm trên Agoda, phòng đôi rất rộng, có cả phòng khách và phòng ngủ riêng biệt. Đánh giá khách sạn tốt với số tiền bỏ ra, có bể bơi và wife free, lễ tân dễ thương và tốt tính, gần trạm tàu điện, mỗi tội hơi xa trung tâm nên hơi vắng vẻ và không có ăn sáng. Ngoài ra khách sạn có 3-4 chuyến xe bus miễn phí trong ngày đi Twins tower (lượt về tự túc), phải đăng ký với lễ tân trước ít nhất 30p trước giờ xe chạy. Tham khảo giá phòng chi tiết ở đây.
Khách sạn MyHotel@Brickfields tại 68 Jalan Padang Belia. Giá hữu nghị khoảng 90RM/ đêm. Từ khách sạn nếu đi ra đầu phố rẽ trái 400m là station của Monorail, rẽ phải 500m là KUL sentral. Ngay đầu phố là cửa hàng ăn trưa khá rẻ, chỉ với 7, 8 RM một bữa là đã no nê.
PODs The Backpackers Home giá 35RM-45RM/nguoi, cái này cũng gần KL Sentral. Địa chỉ ở FB: https://www.facebook.com/pages/PODs-…91463930893594
Khách sạn The Nest. Check trên các forum thì thấy review và feedback khá tốt, giá cả hợp lý, lại ở trung tâm nữa. Địa chỉ website: http://www.thenest.com.my
Khách sạn ở Melaka

Ở Malacca bạn có thể chọn những khách sạn sau:

Courtyard @ Heeren Boutique Hotel http://courtyardatheeren.com/
Jonker Boutique Hotel http://www.jonkerboutiquehotel.com/
Guli Residence. Khách sạn 1 sao đầy đủ tiện nghi. Bạn xem phòng và giá tại đây
Fenix Inn http://www.fenixinn.com/. Thông tin về giá phòng và check Phòng tại Agoda
Những khách sạn này đều đẹp và vị trí ngay khu tham quan. Còn nếu bạn muốn giá thấp hơn có thể thử Hong Hotel, hơi xa 1 tí nhưng cũng ok lắm.
Thông giá phòng của các khách sạn trên, bạn xem tại Agoda.vn
Khách sạn ở Penang

Campbell House, 106 Lebuh Campbell
[email protected]
http://www.campbellhousepenang.com

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Campuchia

Điểm thăm quan

Những điểm thăm quan ở Mã lai bạn không nên bỏ qua đó là: thành phố Malacca, Kuala Lumpur (nơi có tháp đôi Petronas). Đảo Penang một thành phố di sản của Mã Lai giống như Hội An của mình. Hòn đảo Langkawi xinh đẹp, Cao nguyên Cameron tựa như Cao Nguyên Mộc Châu của mình vậy, lên đây để hòa mình vào thiên nhiên và tránh cái nóng của các thành phố. Ngoài ra còn có cao nguyên Genting, các khu Chùa chiền mang phong cách Ấn Độ và Trung Hoa ở các thành phố.

Đảo Penang

Thủ phủ của Penang là thành phố Georgetown với bề dày truyền thống lịch sử sáng chói và phát triển hiện đại. Nhiều khu vực ở Penang còn phảng phất nét cổ kính của quá khứ. Từ những con phố nhỏ, xe xích lô, những ngôi đền, những người bán hàng, tất cả  dường như thuộc về một quá khứ xa xưa.

Để đến Penang bạn có thể chọn hàng không giá rẻ AirAsia hoặc đi tàu hỏa giường nằm từ Kuala Lumpur đến ButterWorth rồi sau đi phà sang đảo. Dự định là sẽ tiết kiệm được tiền ngủ, thay vì ngủ trong khách sạn thì ngủ trên tàu từ 23h00 hôm trước đến 6h30 hôm sau là đến nơi. Phương tiện di chuyển quanh Peang là xe bus, rất thuận tiện. Từ bến phà về tòa nhà KOMTAR (là một hub bus) còn có hẳn một tuyến bus miễn phí. Sơ đồ các tuyến xe có thể lấy tại Information Counter ngay tại bến phà.

Putrajaya nằm cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 20 km. Để tới đây, tiện lợi nhất là đi theo xe tour hoặc taxi tham quan. Thành phố Putrajaya được xây dựng dựa trên ý tưởng một thành phố mới hiện đại thay thế cho thủ đô Kuala Lumpur. Và ý tưởng này đã được đệ trình lên bàn Chính phủ Malaysia vào cuối những năm 1980. Đến nay, nhiều công trình ở Putrajaya đã được hoàn thiện, diện mạo của thành phố đã hình thành.

Putrajaya cũng có thể coi là một thành phố hành chính, đến đây bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn những ngôi nhà đồ sộ với những nét kiến trúc Hồi Giáo và Trung Hoa. Nên đi thăm quan 1 ngày ở đây.

Thăm quan thành phố

Có thể thăm quan thành phố trong 2h bằng taxi với giá 40RM. Hỏi dịch vụ ngay tại Putrajaya Sentral.
Cách rẻ hơn là đi bus + đi bộ: ở Putrajaya Sentral có bảng thông tin các tuyến bus đến các địa điểm thăm quan rất đầy đủ. Bạn soi ở đấy mà đi thôi. Nếu mỏi chân quá thì bắt taxi, đi từ địa điểm này đến địa điểm khác mất khoảng ~10RM.
Các điểm thăm quan bạn có thểm tham khảo các địa điểm đến của Cheapest Tour. Hoặc đơn giản hơn là mua luôn tour này. Các điểm Must See tại đây: nhà thờ hồi giáo (Putra Mosque – Masjid Putra) và phủ thủ tướng (Perdana Putra). Từ chỗ này ngắm thành phố là đẹp nhất, chụp ảnh cũng chuẩn.

Thành phố Melaka

Một thành phố cổ của Malaysia với những khu phố của người Hoa – Chinatown được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Đến đây bạn nên dành nhiều thời gian để đi bộ ven bờ sông Melaka và con đường xương sống của Chinatown là Jonker St. Màu sắc dễ thấy nhất ở Melaka chính là màu đỏ, màu đỏ là màu may mắn của người Hoa nên khu Chinatown ngập tràn sắc đỏ của hình ảnh trang trí lẫn những chiếc đèn lồng.

Ngoài những nét cổ của người Hoa bạn cũng không thể bỏ qua. Nhà thờ Thánh Paul được xây dựng năm 1521. Nhà thờ không còn nóc, nhưng vẫn còn sàn và những bức tường vững chắc làm từ những khối đá vuông lớn màu đỏ.

Mua Sim ở Malaysia

Ở Malaysia có nhiều hãng mobile nhưng mình khuyên bạn dùng DIGI. Đây là hãng có giá gọi và hỗ trợ 3G tốt và rộng nhất. Bạn có thể đi bộ ra KL sentral mua SIM card gói DIGI EASY PREPAID 8,5 RM đã có 5RM trong tài khoản, đề nghị chủ cửa hàng kích hoạt SIM và tự thiết lập APN với APN name là DIGI và APN là diginet, các thông số khác dể mặc định. Giá gọi trung bình một cuộc về Việt nam chỉ khoảng 1RM (7 nghìn đồng Việt Nam, Nếu gọi ngoài 12 g đêm (11 g đêm ở VN) thì không mất tiền.
Để gọi về VN bấm số 008498xxx / 0084439xxxx . Để kiểm tra tài khoản bấm *126# bấm CALL sẽ nhận được tin nhăn thông báo tiền còn lại trong tài khoản. Khi cần nạp thêm tiền bấm *123*xxxxxxxxxxxx# xxxxxxxxxxxxx là số reload card mà bạn mua để nạp tiền thêm.

Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan

Chỉ nên gửi hành lý ở KS 4 sao trở lên. KS 3 sao cũng tạm được nhưng hình như họ không có dịch vụ này.
Bạn có thể gửi hành lý ở KL Sentral, giá gửi tùy kích cỡ của hành lý: 5RM, 10RM, 15RM, 20RM. Chú ý đọc kỹ số ngày được gửi. Chỗ gửi nhiều hơn 1 ngày là chỗ đối diện với chỗ bán vé tàu KTM Intercity.

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia

Địa chỉ: 4, Persiaran Stonor 50450, Kualar Lumpur.
Ðiện thoại: (60-3) 2148 4534.
Fax: (60-3) 2148 3270.
Email: [email protected].
Lãnh sự: Điện thoại: (60-3) 2148 4036

Bài đăng phổ biến