Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

10 điều bạn sẽ nhớ đến cồn cào sau mỗi chuyến đi xa

Ngày nào cũng là cuối tuần, những món ăn siêu ngon... sẽ khiến các ấy không thôi xốn xang, mong ngóng một ngày có lại cảm giác đó. 

Ngày nào cũng là cuối tuần


Ảnh: noamadicmatt.com.


Không điều gì có thể thay đổi lịch trình thong thả “ăn - ngủ - chụp tự sướng - ngắm cảnh - nghỉ ngơi - quẩy suốt đêm” như cuối tuần vào thứ hai, thứ tư hay bất cứ ngày nào trong chuyến đi của bạn.

Món ăn bản xứ siêu ngon


Ảnh: Flickr – pondspider.


Trải nghiệm những món ăn bản xứ mang hương vị đặc trưng địa phương là một trong những điều sẽ rất nhớ khi bạn trở về nhà. Tuy bạn có thể tìm thấy những món ăn nổi tiếng ấy tại thành phố bạn sinh sống thế nhưng chúng cũng chỉ là “bản sao” thôi ý.

Những nhà nghỉ 'độc'


Ảnh: noamadicmatt.com.


Các đặc điểm như giá rẻ, trang trí lạ mắt, phục vụ chu đáo và cơ hội gặp gỡ nhiều người bạn quốc tế… của “hostel” sẽ khiến bạn phải gật gù cho lựa chọn đáng ghi nhận này. Thế nhưng, với không gian mở, chia sẻ không gian phòng ngủ với nhiều người thì đây chắc chắn không phải chốn dừng chân cho những bạn thích du lịch “nghỉ dưỡng”.

Học cách 'cheer' theo nhiều thứ ngôn ngữ


“Cheer” hiểu nôm na là “1, 2, 3 zdô” trong tiếng Việt. Sẽ rất thú vị và khiến bạn bè nước sở tại nể phục khi bạn “nhập gia tuỳ tục” bằng ngôn ngữ của họ, dẫu chỉ là một vài từ đơn giản.

Gặp gỡ bạn bè 

Du lịch nước ngoài là cơ hội để bạn được gặp gỡ và giao tiếp với những bạn bè 5 châu, tìm hiểu văn hoá, sở thích cũng như xu hướng của họ; nhằm trau dồi thêm vốn sống cho bản thân.

Mỗi ngày là một chuyến khám phá


Ảnh: Flickr/chrisschoenbohm.


Những điều mới mẻ đang chờ bước chân bạn đến khám phá, tìm hiểu; dẫu đó có là một con hẻm, một bức tường cũ nát hay là một ngọn thác, đỉnh núi, chùa chiền, đền đài… Tất cả đều đáng để bạn “bơi móc” và học hỏi.

Tiệc tùng thâu đêm


Ảnh: Dennis Thern.


Mỗi chuyến du lịch, teen thường tự cho phép bản thân có những bữa tiệc suốt đêm dài, để không chỉ nếm cảm giác mới lạ mà còn là dịp bạn tự do xả hơi trọn vẹn khi thỉnh thoảng được thoát khỏi cuộc sống thường nhật.

Ngủ rất ngon

“Quẳng gánh lo đi và du lịch” - tâm trạng đó sẽ giúp bạn có những giấc ngủ sâu, ngon mà chẳng hề bận tâm đến công việc, học tập hay những bộn bề lo toan cuộc sống.

Kết bạn dễ dàng


Những chuyến đi là cơ hội để teen thoả thích tiếp xúc và kết bạn với đủ mọi người. Và bạn phải ghi nhớ câu “chọn bạn mà chơi” nhé, bởi đây luôn luôn là tiêu chí hàng đầu dành cho những bạn trẻ mê “đi rong”.

Cảm giác ai cũng giống như mình


Ảnh: Flickr/thisisbossi.

Đó thực sự là một cảm giác bạn sẽ thấy nuối tiếc khi trở về sau kỳ nghỉ. Bởi rất hiếm hoi những dịp bạn tìm thấy ai đó cùng chung mục đích khám phá hay tiệc tùng hoặc kết bạn trong suốt hành trình.

Gà Con 
Theo Buzz Feed

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

"Chỉ điểm" 5 cửa hàng luôn đông nghịt khách teen ở Bang Kok

Hello Kitty House, Mango Tango hay Let Them Eat Cake… luôn là những địa chỉ không thể bỏ qua tại Bang Kok.

Hello Kitty House

Là cửa hàng mới nhất cùng quy mô hoành tráng nhất trong số các điểm hút teen ở Bangkok, Hello Kitty House không chỉ mãn nhãn những tín đồ mê mẩn sắc hồng, mà còn ấn tượng với những món ngon ngọt ngào hơn mức cho phép.


Ảnh: Madames.


Ảnh: Phuketindex.

Toạ lạc tại Siam Square One, cửa hàng chia làm 3 khu vực chính: Hello Kitty Café, Hello Kitty Shop và Hello Kitty Spa. Mỗi ngày, “ngôi nhà” này đón tiếp lượng khách khổng lồ bao gồm cả teen Thái lẫn quốc tế, tạo thành những dòng người dài đứng đợi tại mặt tiền. Đây cũng là Hello Kitty House đầu tiên được đặt tại khu vực Đông Nam Á.

Mango Tango

Hệ thống món tráng miệng số dzách của teen Bangkok đang dần trở nên quen thuộc đối với du khách nước ngoài. Ngoài xôi xoài trứ danh, Mango Tango sẽ mang đến những trải nghiệm đẳng cấp hơn về khoản trang trí và những món ăn đi kèm.


Ảnh: Gà Con.


Ảnh: Gà Con.

Hiện, Mango Tango vừa di dời địa điểm nhưng vẫn toạ lạc tại khu vực Siam Center với mặt bằng rộng hơn trước đó một chút; thế nên, mặc nhiên cửa hàng ngày càng thu hút khách, bất kể thời điểm nào trong ngày.

Grey Hound Café

Có lối trang trí sang chảnh, nơi đây từng được nhiều lần lựa chọn làm điểm hẹn dành cho cặp đôi trong các bộ phim của xứ Chùa Vàng. Với mức độ nổi tiếng cùng nội thất đẹp lung linh, Grey Hound Café là nơi để teen quốc tế thích thú pose hình khoe bạn bè và thưởng thức những món ăn Thái được chế biến kỳ công.


Ảnh: Asia-bars.


Ảnh: Asia-bars.

Điểm đặc biệt là menu tại đây có một vài món ngon Việt Nam như: chả giò, thịt kho, bún thịt nướng… Nếu muốn so sánh, bạn cũng nên thử qua nhé bởi hương vị chắc chắn sẽ rất lạ.

Let Them Eat Cake

Không ngoa khi nói Bangkok là thiên đường đồ ngọt Đông Nam Á bởi Let Them Eat Cake sẽ chứng minh cho bạn biết điều đó. Phong phú các món bánh ngọt và những thức uống có whipping cream béo ngậy, cửa hàng là chốn xoa dịu những bao tử teen hảo ngọt tuyệt vời nhất tại Bangkok.


Ảnh: Bovine.


Ảnh: Wonghai.

Chú trọng về hình thức, thế nhưng chất lượng của Let Them Eat Cake cũng là điều mà chưa bao giờ nơi đây bị phàn nàn. Tuy có giá khá cao (từ 60k trở lên/phần) nhưng thực khách, đặc biệt là teen, vẫn dập dìu ghé qua để ăn những miếng bánh thơm ngon và thức uống mát lạnh.

Mr. Jones


Ảnh: Tripwhimsy.


Ảnh: Tripwhimsy.

Giống như Let Them Eat Cake, cửa hàng bánh Mr.Jone chưa bao giờ ngơi khách. Nằm ở vị trí ra vào của trung tâm thương mại Siam Center, Mr. Jone gây ấn tượng với lối thiết kế độc đáo hoàn toàn từ gỗ trong ánh sáng vàng dịu nhẹ, ấm áp. Được xem là “thế giới bánh”, cửa hàng có menu bánh các vị lên đến gần 100 loại khác nhau, đủ sức thoả lòng những teen có “niềm đam mê ẩm thực” ngọt ngào.

Gà Con (tổng hợp)

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

5 điểm hẹn ăn uống cuối tuần thú vị ở Hà Nội

Phố Hàng Bồ, Ao Sen hay Trần Huy Liệu là những nơi bạn có thể thưởng thức nhiều món ngon như bánh tôm, há cảo chiên, dimsum hay xôi gà quay.
Cuối tuần là thời điểm nhiều người thường tụ tập ở các quán quen. Nếu đang băn khoăn chưa biết đi đâu ăn gì, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội / Hà Nội 120 năm trước

1. Phố Hàng Bồ - bánh tôm, há cảo chiên

Giá một đĩa há cảo chiên và bánh tôm là 26.000 đồng. Quán mở cửa từ 14h hàng ngày. Ảnh: Vân Anh.

Những chiếc há cảo nhỏ xinh được chiên giòn là món ăn "ngôi sao" tại số nhà 55. Món này có vỏ mỏng, giòn và vàng ruộm. Đặc biệt, chiếc nào chiếc nấy được nhồi nhân đầy đặn. Một phần ăn chừng 20 chiếc được dọn cùng đĩa rau sống và bát nước chấm chua ngọt. Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm bánh tôm, món ăn cũng được ưa chuộng không kém. Bánh này lớn hơn há cảo một chút và có vị bùi của tôm chín tới cùng béo ngậy từ bột chiên giòn.

Xem thêm: Lời khuyên khám phá Hà Nội

2. Đường Trần Huy Liệu - dimsum


Mức giá dao động từ 20.000 đến 100.000 đồng mỗi phần.. Ảnh: Ngoisao.
Thực khách đến phố Trần Huy Liệu thường mất khá nhiều thời gian để tìm ra địa chỉ bán dimsum này. Tuy nhiên, bạn chỉ cần nhớ kỹ phòng 45, tầng 1, B2 tập thể Giảng Võ là có thể nhờ người dân xung quanh chỉ đến. Khi có khách, chủ quán mới lấy những chiếc bánh gói sẵn đem hấp.

Món này ở đây nhỏ xinh, hệt như một nụ hoa chúm chím. Phần nhân bên trong gồm tôm bóc vỏ, thịt và rau. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại khác nhau, tùy theo sở thích của mình.

3. Đường Xuân Thủy - katsudon

Bạn nên cho thêm nước xốt được phục vụ kèm để món này thêm đậm vị. Ảnh: lozi.
Số nhà 241 là địa chỉ bán món katsudon, một loại cơm thịt heo chiên xù kiểu Nhật. Một suất đầy đủ có màu vàng ruộm từ thịt chiên, trắng của hành tây, và lấm tấm của vừng. Khi ăn, bạn có thể cảm nhận được vị béo mềm và ngọt tự nhiên của các thành phần quyện đều. Giá một phần trung bình là 100.000 đồng.

Xem thêm: 4 món cơm ngoại hấp dẫn ở Hà Nội

4. Đường Trường Chinh - xôi gà quay

Phần rau chống ngấy ở đây hơi ít. Ảnh: lozi.
Phố Trường Chinh nhỏ và luôn đông đúc xe nhưng được tín đồ ẩm thực nhớ tới với những món gà ngon, một trong số đó là xôi gà quay. Địa chỉ bán là số nhà 604. Món này có màu vàng của xôi nếp dẻo, thịt gà quay chín đều và hành phi thơm lừng. Bạn có thể ăn thêm cà rốt và dưa chuột dọn kèm để chống ngấy. Giá một phần hiện nay là 80.000 đồng.

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

5. Phố Ao Sen - bánh mỳ bò xào

Một suất ăn có giá 40.000 đồng.  Ảnh: lozi.
Ngõ 4K5, phố Ao Sen (Hà Đông) từ lâu nổi tiếng với món bánh mỳ bò xào. Món này được chế biến khéo léo khiến nhiều thực khách yêu thích. Cụ thể, thịt bò tẩm ướp gia vị kỹ càng, xào chín trên lửa lớn rồi dọn cùng một chiếc bánh mỳ giòn. Bạn nên cho thêm quất, tương ớt để hương vị được hài hòa. So với nhiều loại quen thuộc, bánh mỳ bò xào chính là cái tên khá mới mẻ, đổi gió cho ngày cuối tuần lang thang của bạn.

Mời các bạn xem các chương trình du lịch Hà Nội trên website travel.com.vn
Diệu Linh - VNExpress

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Ngất ngây trước những mùa hoa xuân miền Bắc

Đến các tỉnh vùng núi phía Bắc đầu xuân, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa mận Mộc Châu, hoa ban Điện Biên hay hoa đỗ quyên trên đỉnh Fansipan.

Hoa mơ, hoa mận trắng


Từ nhiều năm nay, Mộc Châu trở thành điểm hẹn cho những người thích du lịch và mê chụp ảnh mỗi mùa hoa nở. Ảnh: hachi8.

Những ngày nắng ấm cuối đông đầu xuân, cả cao nguyên Mộc Châu được bao phủ bởi màu trắng tinh khiết của hoa mơ, hoa mận. Du khách sẽ được nhìn ngắm những ngọn đồi trồng toàn mận nở hoa trắng muốt pha sắc lá xanh non. Hoa mận đẹp một cách mong manh và tinh khiết. Các bản Lóng Luông, Thông Cuông, Pa Phách, Tân Lập, bản Áng… là nơi tập trung nhiều đồi hoa nhất, và bạn phải vào sâu trong bản để có những khung hình đẹp. Đầu tháng 2 là thời điểm hoa nở đẹp nhất trong năm.

Hoa đào vùng cao


Đào rừng Sapa như viên hồng ngọc khảm lên bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Viết Mạnh.

Khi mùa xuân ấm áp bắt đầu chạm ngõ cũng là lúc những cánh hoa đào Tây Bắc bắt đầu bung nở trên khắp các lưng núi, sườn đồi. Dù khoe sắc khắp vùng cao Tây Bắc nhưng hoa đào Sa Pa vẫn được du khách háo hức nhiều hơn cả. Đào Sa Pa bông to, cánh dày, nở bừng ngay cả trong trời rét buốt và nở rộ nhất từ tháng 12 đến tháng 2. Đào rừng cũng được trồng trong sân nhà, cành hoa vươn mình chìa xuống ngang mái hiên, thả những cánh hoa mỏng xuống sân, tạo thành một khung cảnh đẹp như tranh mà chẳng có máy ảnh nào ghi lại được một cách trọn vẹn.

Hoa ban


Hoa ban nở trắng núi rừng Điện Biên. Ảnh: abay.

Hoa ban cùng họ với hoa bướm, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa có 4 - 5 cánh, nhị màu hồng, gân màu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Có hai loại ban là ban trắng và ban đỏ, nhưng ban trắng chiếm đa số ở vùng này. Đầu tháng hai Âm lịch là thời điểm hoa ban lác đác nở, rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá. Với sắc trắng tinh khôi, những cánh hoa ban đã tạo nên vẻ đẹp trong trẻo cho núi rừng Tây Bắc. Nhờ vậy mà hành trình gian nan theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên bỗng nên thơ và xao xuyến tâm hồn.

Hoa đỗ quyên


Hoa đỗ quyên nở rộ trên đỉnh Fansipan. Ảnh: iviet.

Hoa đỗ quyên nở quanh năm nhưng đẹp nhất là khoảng tháng 4. Là loài cây mọc tự nhiên nhưng hoa có vẻ đẹp rực rỡ bởi bông lớn, màu sắc nổi bật và đa dạng như đỏ, hồng, vàng, trắng... Để chiêm ngưỡng loài hoa này, không đâu có thể lý tưởng hơn vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai - nơi được mệnh danh là "vương quốc hoa đỗ quyên". Hoa nở rộ cũng là lúc tiết trời khô ráo, thuận lợi cho chuyến leo núi Fansipan. Bởi thế, kết hợp chinh phục nóc nhà Đông Dương và ngắm đỗ quyên là lựa chọn tuyệt vời cho những người đam mê thử thách.

Trần Quỳnh tổng hợp

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

6 nét đặc sắc trong cách đón Tết của các nước châu Á

Người Mông Cổ thường dậy sớm trước cả bình minh và mặc quần áo mới, nhóm lửa vào sáng mùng 1 trong khi dân Hàn Quốc lại treo một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa với mong muốn nhận phúc lộc quanh năm.

Xem thêm: Địa điểm du lịch Tết / Rực rỡ tết Phương Nam

Giây phút tiễn năm cũ, chào đón năm mới với những niềm tin và hy vọng được xem là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong lòng nhiều người. Mỗi quốc gia, dân tộc lại có những truyền thống đón Tết mang nét đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên sự độc đáo riêng biệt từng vùng.

1. Mông Cổ 

Theo tập quán, vào ngày Tết Tsagaan, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Thời khắc giao thừa được người dân Mông Cổ gọi là Bituun, có nghĩa “tối thui” bởi trong đêm này, bầu trời hoàn toàn không có ánh trăng hay sao. Họ sẽ ăn thật no vì tin rằng nếu không làm vậy thì suốt cả năm mới sẽ bị đói.

Vào ngày đầu năm, ai nấy đều dậy sớm trước khi mặt trời mọc, mặc quần áo mới và nhóm lửa. Tất cả nam giới sẽ tới đỉnh ngọn đồi hay núi gần đó, mang theo thực phẩm và cầu nguyện. Tiếp theo đó, người dân Mông Cổ sẽ làm lễ xuất hành muruu gargakh.

Dịp lễ đặc biệt này, họ thường tụ tập ở nhà người lớn tuổi nhất trong gia đình để chúc Tết. Trong đó, các thành viên gia đình cầm những dải vải dài gọi là khadag, tượng trưng cho lòng thương và điềm lành. Kết thúc nghi thức, tất cả mọi người cùng ăn món buuz (một loại bánh như bánh bao có nhân là thịt cừu, bò băm nhỏ), uống rượu arkhi và trao nhau những món quà cầu chúc năm mới thịnh vượng, ấm no.


Tết Tsagaan của người Mông Cổ. Ảnh: Hunnutour.com

2. Hàn Quốc

Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc, theo tiếng Hàn gọi là Seollal, thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều dọn sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa nhằm xua đuổi tà ma vì tục truyền tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc

Đặc biệt, người dân Hàn Quốc thường không ngủ trong đêm giao thừa bởi theo truyền thuyết, nếu làm vậy thì khi thức dậy sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn. Trong những ngày Tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri”, một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa với mong muốn nhận phúc lộc quanh năm.


Gia đình quây quần trong ngày Tết Seollah của Hàn Quốc. Ảnh: koreaherald.com

3. Trung Quốc 

Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian". Theo truyền thuyết, “Nian” là tên một con quỷ luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành. Người Trung Quốc phát hiện ra con quỷ rất sợ màu đỏ và tiếng động mạnh.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc

Từ đó, cứ mỗi dịp năm hết, Tết đến, họ thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối, đèn lồng, dán giấy đỏ và đốt pháo để xua đuổi quỷ sứ, đồng thời cầu mong muốn một cái Tết vui vẻ, năm mới an lành. Người Trung Quốc cũng bắt chước tiếng chim cuốc kêu. Loài vật này vốn được coi là chim báo hiệu mùa xuân, nhắc nhở mọi người gieo trồng. Bên cạnh đó, họ còn tung hạt giống lên trời với ước mong được mùa trong năm mới.


Sắc đỏ tràn ngập trong những ngày Tết tại Trung Quốc. Ảnh: lifevancouver.jp

4. Singapore

Singapore đón tết nguyên đán khá giống với Trung Quốc. Người dân nơi đây cũng có những truyền thống như trang trí nhà cửa, đường phố với màu đỏ, lì xì trẻ em trong ngày đầu năm hay đến chúc Tết họ hàng, bạn bè.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Singapore

Họ rất quan trọng việc đoàn tụ gia đình vào dịp năm mới. Con cháu dù ở xa tới đâu cũng đều tụ họp đông đủ để cùng nhau đón năm mới. Vào dịp này, người ta hay tặng nhau dứa và cam vì trong tiếng Trung Quốc, chúng được phát âm giống với từ giàu có, hạnh phúc và con cái.


Yu Sheng, món ăn may mắn không thể thiếu trong ngày Tết của người Singapore.

5. Triều Tiên

Trước kia, Triều Tiên đón Tết Nguyên đán vào tháng 10 và 11, gần đây mới chuyển sang mồng 1 tháng Giêng âm lịch như một số nước Đông Á khác. Tết của người Triều Tiên cũng kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy saman (phù thủy) đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc…

Vào sáng ngày 1 Tết, đàn ông phải tới hàng xóm chúc mừng nhau trong khi phụ nữ không được phép tham gia vào tục lệ này. Người Triều Tiên cho rằng gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo cả năm nếu người xông đất nhà họ là phụ nữ. Trong khi cánh đàn ông đi chúc tụng nhau, phụ nữ thường giết thời gian bằng cách chơi một loại cờ dân gian có tên gọi Yut Nori và cùng nhau chia sẻ đồ ăn, ca hát, nhảy múa.


Cơm thuốc, món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Triều Tiên. Ảnh: airasia.com

6. Việt Nam

Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất của người Việt. Phần "lễ" cũng như "hội", đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà. Theo tập tục hàng năm, ông Táo sẽ chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Bởi thế, mọi gia đình Việt Nam đều làm mâm cơm tiễn đưa "ông Táo” vào đúng ngày này. Đây được xem như hoạt động đầu tiên của Tết Nguyên đán.

Hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có mai, tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với quả chín vàng mọng, biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự quy tụ của trời, đất và lòng biết ơn với tổ tiên, không thể thiếu mâm ngũ quả. Đây được xem là lộc trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.


Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp trong phong tục ngày Tết của người Việt.

Selina Nguyễn - VNExpress

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Phượng tím khoe sắc nồng nàn ở Hà Nội

Cả Hà Nội chỉ có vài cây phượng tím, vốn có xuất xứ từ Đà Lạt. Phượng tím khoe sắc khi trời còn chưa thực sự sang hè, như để 'dọn đường' cho những bông phượng hồng rực rỡ hơn.


Phượng tím có nguồn gốc từ châu Mỹ, tên khoa học là Jacranda mimosaefolia D.Don thuộc họ Cúc nác. Phượng tím lần đầu tiên được nhân giống và trồng thành công ở Đà Lạt. Vài năm trở lại đây người ta thấy phượng tím được trồng ở nhiều nơi trên cả nước.



Ở Hà Nội, cây phượng tím được nhiều người biết đến hơn cả nằm trong ngõ 62 phố Nguyễn Chí Thanh, được trồng trong khuôn viên một ngôi biệt thự đang bỏ hoang. Ngoài ra còn một cây phượng tím rất đẹp soi bóng xuống hồ Bảy gian, gần làng Ngọc Hà. Từ giữa tháng 4, phượng tím đã bắt đầu đơm bông khoe sắc tím và đến cuối tháng thì đang tàn.


Khi Hà Nội bắt đầu chuyển mùa xuân - hạ là thời điểm phượng tím đúng kỳ nở rộ.




Khi phượng đỏ chưa kịp đơm bông thì phượng tím đã nở bung khoe sắc.



Hoa phượng tím cánh mỏng, đầu loe rộng nở thàm chùm đơn sắc.



Màu phượng tím tạo ra không gian đầy thơ mộng và lãng mạn.


Những ai yêu phượng tím luôn có cảm giác bang khuâng khi ngắm nhìn những chùm hoa tím biếc, tỏa hương bên cửa.


Khi phượng tím đến độ tàn mới là lúc phượng đỏ bắt đầu khoe sắc thắm trong cái nắng mùa hè.

Các bạn có thể tham khảo tour Ha Noi qua các chương trình du lịch hè tại website travel.com.vn
Lam Lam

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

6 món ăn kinh điển hễ nhắc tên là muốn đến Tết ngay

Hình ảnh con gà luộc, bát canh măng, đĩa nem rán hay miếng bánh chưng, mứt bí, mứt gừng khiến teen cảm thấy ngày Tết đang rất gần.

Bánh tét, bánh chưng

Bánh tét khác bánh chưng ở chỗ dùng lá dong gói thay vì lá chuối. Ảnh:cukieuviet.com

Trong khi người miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam lại chuộng bánh tét. Cả hai loại bánh này tương đồng về nguyên liệu và cách nấu, chỉ khác hình dáng và lá gói (bánh tét dùng lá chuối thay vì lá dong).

Theo tục lệ xưa của người Việt Nam, Tết là những ngày nghỉ ngơi trọn vẹn nên hai loại bánh này có thể để được lâu và ăn dần. Bánh tét thường có nhân mặn với thịt mỡ, đậu xanh (giống bánh chưng) nhưng cũng có loại nhân chuối hoặc đậu đen.

Hành muối

Hành muối được xem là thứ gia vị không thể thiếu trong những ngày Tết. Ảnh: Eva.vn

Chỉ những ngày giáp Tết, hành muối mới xuất hiện và bày bán khắp các khu chợ, siêu thị. 

Trong mâm cơm truyền thống ngày Tết, hành muối là món không thể thiếu và ngoài bánh chưng, nó còn được ăn cùng giò thủ để chống ngấy.

Giò thủ

Giò thủ có thể để nhiều ngày mà ăn vẫn ngon. Ảnh: Báo Phụ Nữ

Giò thủ (hay còn gọi là giò xào) có nguồn gốc từ miền Bắc với thành phần chính là thịt tai, mũi heo xào chín, nén chặt bằng khuôn. Món này có thể để nhiều ngày mà ăn vẫn ngon, cách tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh.

Gà luộc, canh măng

Gà luộc ngày Tết còn có ý nghĩa "cát tường", tức là như ý, cầu được ước thấy. Ảnh: Khỏe&Đẹp

Đêm giao thừa, nhà teen nào cũng chuẩn bị một con gà luộc để thắp hương, riêng phần nước đem nấu cùng măng và ăn dần. Dù không phải món ăn cao cấp hay hiếm có khó tìm, tới mỗi dịp Tết, gà luộc và canh măng vẫn mang dấu ấn đặc biệt với mỗi người.

Nem rán

Trong miền Nam, nem rán còn có tên chả giò. Ảnh: Menungon

Món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ cúng phải kể đến nem rán. Loại truyền thống và phổ biến nhất là nhân thịt nạc băm, miến, nấm hương, giá đỗ, trứng. Tất cả trộn đều, sau đó gói trong lá nem thành từng chiếc tròn trịa, cuối cùng là chiên ngập dầu. Món này còn có thể điều chỉnh một số nguyên liệu để tăng thêm hương vị như thay giá đỗ bằng khoai tây hay bổ sung thêm cà rốt, tôm và cua bể.

Ở miền Trung, nem rán còn có tên chả cuốn, riêng Thanh Hóa gọi là chả. Còn tại miền Nam, món này được gọi là chả giò hoặc nem Sài Gòn (theo cách nói của người miền Bắc).

Các loại hạt, mứt

Không chỉ là nét văn hóa ngày Tết, mứt gừng còn có công dụng chống cảm lạnh giữa lúc giao mùa. Ảnh: Coviet.vn

Những ngày giáp Tết, các con phố cổ Hà Nội, trong đó có Hàng Đường, lại nhộn nhịp kẻ bán, người mua các loại mứt. Nhiều người lớn tuổi nơi đây còn kể lại rằng trước kia, khi tới con phố này, mùi thơm của hoa quả được sên trong đường đã tỏa ra ngào ngạt. Các hộ gia đình nơi đây chủ yếu làm mứt bằng cách thủ công, truyền thống.

VnExpress

Bài đăng phổ biến