Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Những đường biên giới khác thường trên thế giới

Zimbabwe - Zambia, Bỉ - Hà Lan là những quốc gia có đường biên giới được nhiều du khách đánh giá là tuyệt đẹp và khác thường.

Xem thêm: Những nơi bạn có thể đứng cùng lúc trên hai quốc gia


Di sản thế giới - thác Victoria được coi là đường biên giới tự nhiên tuyệt đẹp, chia cắt hai quốc gia châu Phi là Zimbabwe và Zambia.


Thác Niagara cũng trở thành biên giới tự nhiên chia đôi CanadaMỹ. Bên trái là Mỹ với các khu dân cư, còn bên phải là Canada với các sòng bài, khách sạn hạng sang.


Thác Iguazu là đường biên giới tự nhiên chia đôi BrazilArgentina. Nơi đây cũng trở thành điểm đến thu hút nhiều khách du lịch.



Đường biên giới theo đường zíc zắc giữa hai nước Bỉ, Hà Lan ở thị trấn Baarle-Nassau và Baarle-Hertog là một trong những đường biên giới nổi tiếng. Chúng được đánh dấu bằng các chữ thập màu trắng trên vỉa hè và cột trụ trên đường, chạy ngoằn ngoèo khắp thị trấn, xuyên qua cả nhà cửa, vườn tược, đường phố.



Nhìn từ trên cao, bạn có thể dễ dàng nhận đường biên giới giữa Haiti (bên trái) và cộng hòa Dominica, do một bên đất trống đồi trọc, còn bên kia là những rừng cây xanh mướt.



Haskell được nhiều du khách gọi vui là thư viện đa quốc gia, vì nó nằm giữa Rock Island, Quebec, Canada và Derby Line, Vermont, Mỹ. Đường biên giới phân chia Mỹ, Canada là một giải phân cách màu đen.



Bức ảnh này được chụp từ trạm Vũ trụ quốc tế và bạn có thể nhìn thấy đường biên giới thẳng tắp giữa Ai Cập (trái) và Israel.



Đường biên giới giữa SlovakiaBa Lan được đánh dấu đơn giản bởi một cột mốc hình trụ vuông, quét vôi trắng đỏ.



Đây đường biên giới giữa Thụy ĐiểnNa Uy. Chúng được nhiều du khách đánh giá là giải phân cách quốc gia lãng mạn nhất thế giới.



Nhìn từ không gian, bạn cũng dễ dàng nhìn thấy đường biên giới sáng rực chia đôi Ấn Độ và Pakistan.

Anh Minh (theo Englishnews)

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Vịnh Hạ Long vào top kỳ quan đáng kinh ngạc trên thế giới

Trong danh sách cảnh quan và núi đá đáng kinh ngạc do BBC công bố, vịnh Hạ Long được xếp ở vị trí thứ hai, chỉ sau danh thắng núi đá Fairy Chimneys của Thổ Nhĩ Kỳ.

Núi đá Fairy Chimneys, Thổ Nhĩ Kỳ

Núi đá trông như những ngọn tháp hình nón kỳ lạ này được tìm thấy ở vùng Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ. Cách đây vài triệu năm, những ngọn núi lửa đã phun trào khiến tro bụi bao phủ khắp mặt đất. Qua thời gian, nước mưa và gió bào mòn, để lại những lớp đất đá bazan khô cứng tạo nên những ngọn tháp ống khói như ngày nay.

Vịnh Hạ Long, Việt Nam

Quang cảnh ngoạn mục ở Hạ Long được tô điểm bởi những cột núi đá vôi và hang động tuyệt đẹp. Núi đá ở đây được hình thành do sự dâng lên và rút xuống của nước biển diễn ra liên tục trong suốt 500 triệu năm. Vịnh có hơn 1.600 hòn đảo lớn nhỏ, hầu hết trong số đó đều không có cư dân sinh sống. Theo truyền thuyết, rồng đã tạo nên các đảo và núi đá để bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm.

Mắt sa mạc Sahara, Mauritania

Tọa lạc trong sa mạc Sahara, nơi đây còn được biết với tên gọi “cấu trúc Richat”. Đó là một cấu trúc đá hình mái vòm, có đường kính khoảng 50 km, khi nhìn từ trên cao nó trông như một thấu kín bán cầu. Ban đầu, sự hình thành mắt sa mạc được cho là do tác động của thiên thạch. Nhưng các lý thuyết gần đây cho rằng đó thực chất là một sản phẩm của sự xói mòn địa chất theo thời gian.

Hố xanh khổng lồ, Belize

Hố xanh khổng lồ có đặc điểm là chìm dưới nước, rộng 320 m và sâu 125 m. Nơi đây là một phần của rặng san hô Belize Barrier và Mesoamerican. Hố này được cho là hình thành từ thời kỷ nguyên băng hà khi một hệ thống hang động đá vôi ngập nước bị sụp đổ do sự thay đổi của mực nước biển. Thạch nhũ được tìm thấy trong hố có giá trị to lớn trong việc tìm hiểu về khí hậu của thời kỳ trước.

Khối đá cuội Moeraki, New Zealand

Nằm rải rác trên bãi biển Koekohe, New Zealand, những khối đá cuội hình cầu Moeraki trông giống như những chiếc mai rùa khổng lồ. Chúng được hình thành qua quá trình trầm tích dưới đáy biển cách đây hơn 60 triệu năm. Theo truyền thuyết của người thổ dân Maori, khối đá cuội này là tàn tích của những giỏ lươn, giỏ bầu trôi dạt vào bờ từ những chiếc tàu chìm.

Công viên địa chất Zhangye Danxia, Trung Quốc

Những ngọn núi cầu vòng nhìn từ xa trông giống như một bức tranh. Dạng địa hình ở Danxia, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc được hình thành từ những mảnh đá sa thạch đỏ và các trầm tích tích tụ qua hàng triệu năm. Nhờ hình thù độc đáo và kỳ lạ ở khu vực này khiến công viên địa chất Zhangye Danxia trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

Thung lũng mặt trăng, Argentina

Khô hạn, gồ ghề hay cằn cỗi là những đặc điểm bạn liên tưởng khi nói đến vùng đất giống mặt trăng này. Tuy nhiên, đây thực sự là một nghĩa địa hóa thạch của nhiều loài khủng long cổ xưa nhất, cá, động vật lưỡng cư, bò sát và hơn 100 loài thực vật,…được hình thành cách đây 200 – 250 triệu năm.

Dãy đá hình sóng, Australia

Dãy đá lõm này cao 14 m và dài 110 m, thuộc công viên quốc gia Hyden, miền tây Australia. Trong khi đó, dãy sóng được cho là hình thành do các dòng nước chảy qua các tảng đá granit. Các vệt màu sắc trên bề mặt đá có nguồn gốc từ những khoáng chất đọng lại sau khi nước mưa chảy qua.

Rừng đá, Trung Quốc

Những cột đá vôi nhọn hoát cao hơn 10 m, mọc san sát nhau tạo thành cảnh quan hùng vĩ như một rừng đá. Chúng được hình thành cách đây 270 triệu năm khi nó còn là một vùng biển nông. Đá sa thạch và đá vôi tích tụ lâu năm trong một vùng trũng và bị đẩy trồi lên trong không khí. Sau đó, qua quá trình tác động của nước, gió tạo đã tạo nên những khối đá ngoạn mục này. Ngày nay rừng đá này được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Những ngọn đồi sôcôla, Philippines

Có khoảng 1500 ngọn đồi đá vôi ở tỉnh Bohol, Philippines. Chúng thường được phủ một màu xanh bởi cỏ cây, tuy nhiên vào mùa khô những ngọn đồi này nhanh chóng biến chuyển màu nâu đậm. Nó được chính quyền Philippines ghi nhận là Tượng đài địa chất quốc gia năm 1988.

Xuân Lộc (Theo BBC)

Ba cách ngắm vịnh Hạ Long từ trên cao hợp túi tiền

Ngoài hành trình thủy phi cơ khứ hồi Hà Nội - Hạ Long, bạn có thể chọn bay một chiều hoặc chỉ ngắm vịnh Hạ Long để tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch núi Yên Tử

Vịnh Hạ Long là điểm du lịch nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Thông thường chuyến khám phá vịnh sẽ kéo dài khoảng hai ngày bằng ô tô, trong đó một ngày dành cho việc di chuyển từ Hà Nội đến đây và trở về. Để làm mới hành trình, ngoài các phương tiện bằng đường bộ, du khách có thể chọn thủy phi cơ, mới được đưa vào khai thác từ tháng 9/2014.

Tùy vào nhu cầu, điều kiện và quỹ thời gian, bạn có ba lựa chọn thủy phi cơ dưới đây:
Vịnh Hạ Long nhìn từ thủy phi cơ. Ảnh: Quý Đoàn

Lựa chọn 1: Túi tiền rủng rỉnh

Để không mất thời gian đi lại, bạn có thể đăng ký hành trình khứ hồi Hà Nội - Hạ Long. Mỗi ngày có 2 chuyến, cất cánh lúc 9h và 12h45. Tùy thuộc vào lịch trình tự sắp xếp, bạn chọn chuyến sáng hoặc chiều và đón taxi lên nhà ga T1, sân bay Nội Bài và làm thủ tục check-in tại sảnh A, quầy số 10.

Trong thời gian 60 phút bay Hà Nội - Hạ Long, du khách sẽ có 15 phút ngắm vịnh từ độ cao 500 - 3.000 m. Thu vào tầm mắt là hàng nghìn hòn đảo đá vôi nhô lên giữa mặt nước yên bình màu xanh ngọc. Sau đó, thủy phi cơ hạ cánh tại đảo Tuần Châu và khởi hành trở về lúc 11h30 và 16h hàng ngày.

Tuy nhiên, bạn không nên về ngay mà đăng ký thêm tour du thuyền để khám phá vịnh Hạ Long trong khoảng 3 giờ và ăn trưa ngay trên tàu (khoảng một triệu đồng). Bạn sẽ có trải nghiệm đáng nhớ với bữa trưa theo phong cách Á - Âu giữa vịnh biển, chiêm ngưỡng các hang đá và chèo thuyền kayak.

Thời gian tối thiểu: một ngày

Tổng chi phí: từ 16 triệu (đi lại, bay, ăn uống, tour du thuyền).

Lựa chọn 2: Chi phí vừa phải

Để tiết kiệm hơn, bạn có thể chọn bay một chiều từ Hà Nội đến Hạ Long, sau đó trở về bằng xe khách. Hành trình bay tương tự như trên, nhưng sau khi hạ cánh, bạn có thể tự do lên lịch để khám phá, vui chơi.

Gần nhất là khu giải trí Tuần Châu. Bạn đón taxi để đến cổng mua vé vào, giá 300.000 đồng một người. Tại đây có nhiều chương trình biểu diễn như xiếc cá heo, cá sấu, nhạc nước... Bạn cũng có thể tham quan khu vui chơi ngoài trời và thử tài với các trò chơi vận động như lướt ván, canô kéo dù, môtô trượt nước...

Khu ẩm thực Tuần Châu cũng là lựa chọn phù hợp để du khách dùng bữa trưa không phải di chuyển nhiều. Bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đa dạng và phong phú với giá một suất từ 150.000 đồng trở lên. Đến khoảng 17h, bạn gọi taxi đưa ra cổng chào Tuần Châu ở quốc lộ 18 để bắt xe trở về Hà Nội, giá vé 100.000 đồng một người.

Thời gian tối thiểu: một ngày

Tổng chi phí: khoảng 9 triệu đồng (đi lại, ăn trưa, bay).
Bay chặng Hà Nội - Hạ Long, du khách có thể ngắm nhìn những làng mạc, đồng ruộng. Ảnh: Quý Đoàn

Lựa chọn 3: Tiết kiệm

Cách tốt nhất để không phải chi quá nhiều tiền mà vẫn có thể chiêm ngưỡng vịnh từ trên cao là bạn đi xe khách hoặc phương tiện cá nhân cả lượt đi - về và đăng ký tour bay ngắm cảnh 25 phút. Từ Hà Nội, bắt xe chạy tuyến Quảng Ninh ở bến Mỹ Đình, Gia Lâm, Lương Yên..., dừng ở cổng chào Tuần Châu (chưa đến bến xe Bãi Cháy) rồi đón taxi vào cảng. Còn xe riêng bạn đi thẳng theo quốc lộ 18, cổng chào Tuần Châu nằm ở phía tay phải.

Thủy phi cơ sẽ cất cánh từ cảng Tuần Châu và quay về điểm xuất phát sau khi kết thúc hành trình bay vòng quanh các đảo Hạ Long. Mỗi ngày có 3 chuyến, khởi hành vào các khung giờ là 10h30, 14h, 14h40. Tùy thuộc vào giờ đến Tuần Châu và lịch bay đăng ký mà bạn ăn trưa trước hoặc sau chuyến bay.

Buổi tối, bạn có thể thuê nhà nghỉ, khách sạn tại Bãi Cháy (giá 350.000 - 500.000 đồng một phòng) để nghỉ ngơi, tắm biển và khám phá thành phố Hạ Long.

Thời gian tối thiểu: hai ngày

Tổng chi phí: hơn 6 triệu đồng (đi lại, ăn trưa, bay).

Lưu ý

Bạn nên đến sớm bởi quầy sẽ đóng cửa 25 phút trước giờ khởi hành.

Hành lý tối đa là 20 kg.

Vào các dịp lễ, giá vé thủy phi cơ có thể phát sinh phụ phí.

Bạn có thể đổi giờ bay đã đăng ký, nhưng phụ thuộc vào tình trạng ghế trống.

Vy An (VnExpress)

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Quýt Bắc Sơn, món quà quý xứ Lạng

Quýt trồng trên các thung lũng, sườn đồi của huyện Bắc Sơn từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi bởi hương vị thơm ngon, đậm chất núi rừng.

Xem thêm: Ngỡ ngàng “giấc mộng hoa” phương Bắc

Du lịch lên Lạng Sơn vào mùa đông, ngoài việc ngắm cảnh, chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết kỳ thú trên đỉnh Mẫu Sơn, nhâm nhi nhiều đặc sản riêng có như vịt, lợn quay, phở chua, bánh ngải…, bạn cũng sẽ được thưởng thức những trái quýt vàng ươm, mọng nước.

Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ.
Quýt Bắc Sơn mọc nhiều ở các xã Nhất Hòa, Nhất Tiến. Ảnh: Hải.DCH.

Là loại cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, thích hợp với thời tiết lạnh và khô mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên quýt Bắc Sơn sinh trưởng tốt nhất trong các khe núi, thung lũng thuộc vùng núi đá, độ cao 500 – 700 m so với mực nước biển.

Vùng núi Bắc Sơn sở hữu đất đai tương đối màu mỡ, chủ yếu là feralit nâu đỏ hoặc màu vàng nên là nơi hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để tạo ra thứ quýt ngon với hương vị thanh mát hiếm có.
Quýt Bắc Sơn có màu sắc hấp dẫn, vỏ căng mọng, bóng, kích thước gần bằng cam, ít hạt, vị ngọt đậm và hơi chua rất đặc trưng mà nơi khác không có được. Ảnh: Lê Thương.

Do được trồng trên một vùng rộng lớn ở huyện miền núi Bắc Sơn, quýt ở đây có hai loại là quả tròn và quả dẹt, phù hợp với thổ nhưỡng mỗi nơi. Quýt quả tròn khi chín có màu vàng ươm, vỏ mỏng, dóc vỏ, ít sơ, vị ngọt đậm, thơm, trọng lượng 80-150g, khi bóc có lỗ rỗng ở giữa quả.

Quýt quả dẹt có hai đầu lõm, hình hơi dẹt, khi chín có màu vàng ươm, vỏ dày hơn, khó bóc, vị chua và cũng ít sơ. Trọng lượng quả trung bình 100–150g.
Bạn có thể dễ dàng mua quýt ở chợ Đông Kinh hoặc Kỳ Lừa với giá 25.000 - 35.000 đồng một kg. Ảnh: Lê Thương.

Lê Thương (VnExpress)

Vẻ đẹp Bắc Sơn thời điểm sắp vào vụ mùa

Tháng 7, khi những cánh đồng lúa ở thung lũng Bắc Sơn, Lạng Sơn dần chuyển màu cũng là thời điểm những người đam mê xê dịch và nhiếp ảnh gia tìm về, ghi lại khoảnh khắc đẹp trong năm.
 
 
Hai khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày là lúc thung lũng thức dậy trong ánh bình minh và khi mặt trời vừa khuất núi. Trong ảnh là quang cảnh cả thị trấn Bắc Sơn trong vạt nắng đầu ngày. Từ trên cao, cảnh vật thiên nhiên tạo nên một bức tranh phong cảnh hữu tình.

Để có được góc nhìn toàn cảnh ở Bắc Sơn, bạn hãy chọn một ngọn núi ở trên cao và tác nghiệp. Tuy hơi vất vả để leo lên nhưng thành quả nhận được rất xứng đáng bởi bạn sẽ được thư thái ngồi ngắm nhìn vẻ yên bình, trù phú của một vùng thung lũng rộng lớn phía dưới, mọi mệt nhọc dường như tan biến hết.

Bắc Sơn cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía bắc. Bạn có thể di chuyển dọc theo quốc lộ 3 đến Thái Nguyên rồi rẽ quốc lộ 1B đi thêm khoảng 80 km nữa là tới.

Đặc điểm của lúa Bắc Sơn là các ruộng trồng không cùng thời điểm, do vậy bạn có thể chiêm ngưỡng màu vàng lúa chín xen kẽ sắc xanh mơn mởn.

Dự kiến khoảng hai tuần nữa là lúc thảm lúa dưới thung lũng chín vàng rực rỡ.

Thị trấn Bắc Sơn bắt đầu lên đèn khi hoàng hôn buông xuống, mang nét vẻ thanh bình và hiền hòa của phố núi.

Bạn có thể kết hợp ghé thăm thác Đăng Mò (cách trung tâm thị trấn khoảng 20 km) với dòng nước mát và khung cảnh nên thơ giữa núi rừng. Đến với Bắc Sơn du khách đừng quên ghé thăm các bản người dân tộc Tày, Nùng, Dao đang sinh sống trong vùng và thưởng thức những đặc sản riêng có.

Lê Thương - Ảnh: Nguyễn Lâm Anh Tuấn

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Bí quyết có bức ảnh đẹp dưới lòng đại dương

Dù bạn dùng máy ảnh chuyên chụp dưới nước, compact hay DSLR, một bức ảnh ấn tượng về đại dương huyền bí không còn là điều xa vời.

Xem thêm: Cầu Mây Sapa điểm du lịch lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia

Hãy chuẩn bị một chiếc máy ảnh, bộ dụng cụ bảo vệ dưới nước và ghi nhớ những lời khuyên dưới đây, bạn sẽ mang về cho mình bức ảnh ưng ý.

Kỹ thuật lặn biển

Lời khuyên đầu tiên cho chuyến chụp ảnh dưới biển: Sự an toàn của bản thân luôn là điều quan trọng nhất. Đừng mải mê chụp ảnh mà quên mất rằng bạn đang ở dưới nước và thở bằng dụng cụ lặn. Thêm vào đó, hãy luôn để mắt đến vị trí chiếc tàu của mình. Bạn hẳn sẽ không muốn bị lạc, hay tệ hơn là bị bỏ quên giữa một đại dương mênh mông.
Dưới biển là hàng vạn sinh vật với đủ màu sắc đang chờ bạn khám phá.

Hãy hiểu rõ chiếc máy ảnh của mình

Điều này nghe có vẻ không cần thiết, nhưng những thao tác khi chụp ảnh dưới nước sẽ khó khăn hơn khi bạn “tác nghiệp” trên bờ.

Đầu tiên, đừng quên sạc đầy pin và kiểm tra độ chắc chắn của phụ kiện bảo vệ dưới nước. Khi chuẩn bị xong, hãy chụp thử một vài tấm ảnh trên cạn và nhớ kỹ vị trí đèn flash, nút bấm,.. Sau khi xuống biển, hãy luôn thử nghiệm bằng vài bức ảnh chụp san hô rồi căn chỉnh tốc độ màn chập, khẩu độ và ISO trước khi theo những động vật đang bơi lội tung tăng phía dưới.

Kiểm soát sự thăng bằng và tốc độ bơi

Trong lòng đại dương, những dòng nước liên tục xoay chuyển khiến bạn phải bơi liên tục, đồng thời giữ thăng bằng chiếc máy của mình. Tuy vậy, chỉ cần kiên nhẫn và khéo léo một chút, việc có được bức ảnh đẹp sẽ dễ dàng hơn bạn nghĩ.

Với những bức ảnh chụp cận cảnh (ảnh macro), hãy chú ý không bơi quá gần các rặng đá, san hô bởi chúng có thể làm xước máy ảnh và làm bạn bị thương.
Chú rùa biển hiếu kì trước ống kính nhiếp ảnh gia.

Để chụp những sinh vật bơi sát vùng cát đáy biển, hãy cố gắng đừng làm xao động vùng nước này. Bởi lẽ, với đèn flash luôn bật sáng, bạn sẽ không muốn có một bức ảnh chỉ toàn những đốm cát sáng li ti.

Hãy bơi chậm và có những động tác thật nhẹ nhàng. Những sinh vật biển sẽ “chạy trốn” hết nếu bạn có những hành động nhanh và bất ngờ, gây náo động vùng nước vốn tĩnh lặng.

Điều chỉnh đèn flash

Trong lòng đại dương, ánh sáng tự nhiên thường không đủ để chụp được một bức ảnh đẹp và rõ ràng. Chính vì thế, đèn flash trong máy là sự lựa chọn tiện lợi nhất.

Tuy vậy, đối với những ảnh chụp sinh vật ở xa, đây không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Bởi trên ảnh của bạn sẽ xuất hiện nhiều chấm trắng, vốn là hình ảnh bọt biển sau khi được chiếu sáng bằng ánh đèn flash. Ngoài ra, nếu bạn để máy ở chế độ thiếu sáng (Under-exposure), tác động của ánh flash lên phông nền sẽ được giảm đi, khiến ảnh trông nhẹ nhàng và tự nhiên hơn.
Sinh vật trở nên nổi bật trên nền nước tối và xanh thẫm.

Chụp thật nhiều ảnh

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Hãy chụp càng nhiều bức ảnh càng tốt. Dưới biển, điều kiện ánh sáng đôi khi khiến bạn nhầm tưởng rằng mình đã có một bức ảnh như ý. Hãy chụp thật nhiều ảnh với nhiều góc độ khác nhau để có được một tấm hình như mong muốn.

Để thực hiện chuyến lặn biển của mình, bạn có thể đến với bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Hòn Mun, vịnh Vĩnh Hy (Nha Trang), Côn ĐảoPhú Quốc để khám phá và tận hưởng vẻ đẹp trong lòng đại dương

Vân Giang (theo Petitesbullesdailleurs)

Đường đến danh hiệu Di sản thế giới của Tràng An

Không chỉ phải thuyết phục Ủy ban Di sản thế giới, Tràng An còn phải bảo vệ hồ sơ trình UNESCO với hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên trước nhiều ý kiến trái chiều.

Xem thêm: Quần thể Tràng An - điểm đến hấp dẫn nhất Ninh Bình

Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới từ ngày 23/6/2014. Để được công nhận, đoàn đại diện tỉnh Ninh Bình đã phải trải qua một quá trình chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng và đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo ông Trần Hữu Bình – Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, khó khăn đầu tiên và lớn nhất là lựa chọn tiêu chí. Vì lựa chọn tiêu chí về thiên nhiên (như giá trị thẩm mỹ, hoặc địa chất địa mạo) hay tiêu chí về văn hoá, Tràng An đều có vẻ “non”. Ví dụ, về tuổi địa chất, Tràng An kém Vịnh Hạ Long cả trăm triệu năm.

“Chúng tôi đã phải loại hàng loạt nhà tư vấn trong nước để tìm đến những chuyên gia hàng đầu thế giới, giúp tỉnh xây dựng hồ sơ. Cuối cùng, chúng tôi quyết định lựa chọn tiêu chí hỗn hợp, cả thiên nhiên và văn hoá”, ông Bình chia sẻ.

Ý kiến trên được lãnh đạo này ví là chấp nhận thi ba môn (ba tiêu chí), trong khi có người cho rằng chỉ cần thi một môn (một trong mười tiêu chí của UNESCO), cũng có thể được công nhận là di sản thế giới. Thực tế, trong 1.007 di sản UNESCO trên thế giới, chỉ có 31 di sản hỗn hợp.

Khi đoàn tới thủ đô Qatar để bảo vệ hồ sơ, vẫn còn những góp ý của các chuyên gia hàng đầu, cả trong đoàn và trong nước điện sang, yêu cầu bỏ tiêu chí văn hoá, chỉ bảo vệ một tiêu chí thiên nhiên cho an toàn. Năm 2014, không quốc gia nào đệ trình hồ sơ di sản hỗn hợp như Tràng An. “Nhưng chúng tôi vẫn kiên trì quan điểm Tràng An xứng đáng là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới”, ông Bình kể.
Quần thể danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp thứ 31 của thế giới. Ảnh: Ninh Mạnh Thắng.

Hồ sơ của Tràng An đệ trình lên UNESCO được nghiên cứu và xây dựng trong vòng chưa đầy một năm, ông Bùi Văn Mạnh, Phó Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An cho biết. Đó là chưa kể 1,5 năm thẩm định và xét duyệt hồ sơ của các cơ quan tư vấn UNESCO.

Với các hồ sơ đề cử khác trên thế giới và ở Việt Nam, thời gian từ khi nghiên cứu, lập hồ sơ đến khi được vinh danh thường kéo dài 3- 5 năm, thậm chí có hồ sơ tới 7 năm như trường hợp Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trong 2,5 năm này, những người làm hồ sơ Tràng An còn phải giải quyếtvấn đề tranh chấp vùng nguyên liệu với các nhà máy xi măng nằm liền kề với vùng đệm của khu di sản đề cử. Quần thể danh thắng Tràng An có khu vực bảo vệ rộng 12.000 ha, trong đó rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh xi măng, khai thác vật liệu xây dựng, làm du lịch và nông nghiệp, có hàng ngàn hộ dân đang sống… Họ tồn tại trước khi Ninh Bình có ý định trình UNESCO công nhận Tràng An là di sản thế giới.

Ông Mạnh còn tiết lộ, hồ sơ Tràng An từng bị đánh giá ở mức D, tức hoãn xem xét trong 2 năm để bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ các khuyến nghị đánh giá của cơ quan tư vấn UNESCO, "chúng tôi thấy rằng có nhiều điểm đánh giá chưa đầy đủ, thiếu khách quan và khoa học nên đã giải trình và phản biện".

Bên cạnh đó, đoàn công tác còn tận dụng mọi thời gian, cơ hội tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ đoàn chuyên gia các nước thành viên Ủy ban Di sản trong và bên lề kỳ họp (15-25/6/2014) để giới thiệu và giải thích về hồ sơ cũng như những vấn đề khuyến nghị.

"Đến ngày thứ 6, hầu hết các thành viên trong đoàn đều bị ốm do thời tiết nóng và cường độ làm việc cao, căng thẳng, đều đặn hàng ngày từ 9h sáng đến 12h đêm. Chuyên gia tư vấn của đoàn do nói nhiều quá nên bị mất tiếng, phải đưa đi viện chữa để kịp trở lại họp với các đoàn đã đặt lịch", ông Mạnh kể.

Cuối cùng, Việt Nam đã thuyết phục được hầu hết các nước trong Ủy ban Di sản ủng hộ hồ sơ Tràng An trên cả hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Ngày 23/6/2014, Ủy ban Di sản Thế giới công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Đây là di sản thứ 1.004 của thế giới, thứ 11 ở châu Á Thái Bình Dương và di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Trần Hằng - Vy An (VnExpress)

Vùng đất của loại thịt bò đắt hơn cả ở Kobe

Gifu là một tỉnh ở khu vực trung tâm Nhật Bản nổi tiếng với dâu tây, hồng Phú Hữu và đặc sản bò Hida, đắt đỏ hơn cả thịt bò Kobe trứ danh.
Xem thêm: Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc

Những sản vật, danh lam thắng cảnh của tỉnh Gifu vừa được Tỉnh trưởng Hajime Furuta giới thiệu tại Việt Nam. Trong ảnh, đầu bếp của Đại sứ Nhật đang nướng thịt bò Hida, được mang từ tỉnh Gifu tới, chỉ ướp qua muối và hạt tiêu.

 
Đặc điểm của thịt bò Hida là những vân mỡ trắng phân bố xen kẽ giữa các thớ thịt hồng với tỷ lệ tương đồng. Một con bò Hida đã mổ xong có giá vào khoảng 10 triệu yên (1,7 tỷ đồng). Mỗi con bò tách được khoảng 300 kg thịt. Những miếng thịt được mang tới Việt Nam giới thiệu lần này có giá bán buôn là 18.000 yen một kg (hơn 3 triệu đồng). Trong khi thịt bò Hida đem đi thi đấu với các loại thịt bò khác ở Nhật có giá lên tới 50.000 yen một kg (gần 9 triệu đồng).

Trong ảnh là những lát thịt Hida nóng hổi sau khi nướng được rưới sốt rượu vang, ăn kèm với các loại rau. Dù đã qua công đoạn nướng, từng miếng thịt như tan chảy trong miệng người thưởng thức. 

Những con bò tại tỉnh Gifu được nuôi dưỡng trong điều kiện thiên nhiên phong phú, nguồn nước tinh khiết. Chỉ loại thịt từ những con bò lông đen Nhật, được nuôi dưỡng tại tỉnh Gifu, đã vượt qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, thời gian và giai đoạn vỗ béo mới được gắn thương hiệu "thịt bò Hida". Ông Furuta, thịt bò Hida sẽ nhận được cấp giấy phép vào Việt Nam trong năm sau.


Một cách chế biến thịt bò Hida khác gọi là tataki, tức nướng tái.

Đầu bếp hướng dẫn về các loại nước sốt ăn kèm cho Đại sứ Australia Hugh Borrowman.

Ngoài thịt bò Hida, nhiều món đặn sản của Nhật cũng được giới thiệu tới các Đại sứ ở Việt Nam, trong đó không thể thiếu sushi.

Cá nướng tái theo kiểu tataki ăn kèm rau.

Phong cách bài trí kết hợp giữa Nhật Bản và Việt Nam với những cánh sen hồng mùa hạ.

Các món tôm, cá, rau chiên kiểu Tempura vàng ruộm.

Các món ngọt được bày trí tỉ mì với bố cục màu sắc hài hòa.

Bên cạnh đó, ông Furuta cũng giới thiệu hồng Phú Hữu, dâu tây mềm, ngọt lịm và ngôi làng Shirakawa được công nhận là Di sản văn hóa thế giới cách đây 20 năm. "Vào mùa đông, tuyết phủ trắng xóa ngôi làng, du khách đến đây như lạc vào thế giới thần thoại", ông nói. Tỉnh Gifu cũng có rất nhiều điểm chuyên để ngắm hoa anh đào mùa xuân, nổi tiếng trên toàn nước Nhật.

Ông Furuta cũng cho hay lượng khách du lịch Việt Nam đến thăm tỉnh Gifu mỗi năm tăng gấp đôi năm trước.

Trọng Giáp (VnExpress)

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Bộ tộc 'người cá' ở Malaysia

Nhiếp ảnh gia Réhahn đã dành thời gian tìm hiểu về Bajau - bộ tộc của những con người sống như cá trên đảo Borneo, thuộc thị trấn Semporna, bang Sabah, Malaysia.

Xem thêm: Những lưu ý khi du lịch Malaysia

Người Bajau sống trên những con thuyền nhỏ, lênh đênh suốt ngày đêm, kế sinh nhai của họ là đánh bắt cá. Trẻ em bộ tộc này được học cách bơi, lặn và đánh cá từ khi lên 8 tuổi nên họ được mệnh danh là "người cá".


Họ không sống tập trung mà phân tán đi nhiều nơi khác nhau, trên những ngôi làng nổi xây giữa các khu vực có san hô. Ngày nay, người Bajau đã di chuyển tới gần bờ biển và sống trên các đảo nhỏ. Tuy nhiên lối sinh hoạt gắn liền với biển vẫn được giữ nguyên.


Nhiếp ảnh gia người Pháp 35 tuổi, Réhahn, đã dành 8 ngày chung sống và tìm hiểu về "người cá" Bajau. Anh vô cùng thích thú khi biết đến bộ tộc với cách sống như một loài cá, họ sinh tồn vì nước và cũng nhờ nước.


Những đứa trẻ rất thích anh chụp ảnh và gặp gỡ người nước ngoài.


Người Bajau đặt niềm tin vào thuyết duy vật và đạo Hồi, mối quan hệ của họ với biển cả, và sự tồn tại của những người dân du cư.


Nhờ học bơi lặn từ bé, họ có thể lặn sâu tới 20 m trong vài phút khi đi bắt cá. Ngoài ra, người Bajau cũng lặn tìm ngọc trai và hải sâm. Vì thường xuyên lặn và bơi lội trên biển nên họ có phải làm thủng màng nhĩ ngay từ bé.


Réhahn chia sẻ rằng rất khó biết được tuổi thật của người Bajau nhưng đó cũng không phải vấn đề lớn vì họ là những người sống trong hiện tại, sống vì nước và biển cả.

Hương Chi (theo Boredpanda)

Bài đăng phổ biến