Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Tháp Bánh Ít - Bình Định thu hút giới trẻ check in

Là một trong bảy cụm tháp nổi tiếng ở Quy Nhơn (Bình Định), tháp Bánh Ít khiến nhiều khách du lịch thích thú bởi vẻ đẹp huyền bí, lên hình ảo diệu.

Tháp Bánh Ít - Bình Định thu hút giới trẻ check in

Thu hút khách check in vào cuối tuần và lễ Tết

Thu hút khách check in vào cuối tuần và lễ Tết

Với vị trí nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tháp Bánh Ít là một trong những cụm tháp lâu đời theo kiến trúc Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Vào dịp cuối tuần, lễ, Tết nơi đây thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan, check-in. 

Còn được gọi là tháp Bạc

Còn được gọi là tháp Bạc

Toàn bộ quần thể có 4 tháp, nằm trên ngọn đồi thoải cách mực nước biển khoảng 100 m. Nhìn từ xa, cụm tháp có hình giống bánh ít, một đặc sản ở Bình Định. Ngoài cái tên quen thuộc, nơi đây còn được người dân gọi là tháp Bạc. 

Di tích Chăm cổ xưa

Di tích Chăm cổ xưa

Tháp Bánh Ít là di tích Chăm xưa cổ có lối thiết kế đa dạng, phong phú, mang đậm ảnh hưởng nghệ thuật Cham-pa nhưng vẫn có nét đẹp riêng của mảnh đất võ. Mỗi tháp có hình thù và kiến trúc riêng biệt, từng chi tiết chạm trổ, điêu khắc đều thể hiện nét bí ẩn mà bạn phải tìm tòi, khám phá.

Mọi ngóc ngách đều trở thành góc sống ảo

Mọi ngóc ngách đều trở thành góc sống ảo

Mọi ngóc ngách của tháp Bánh Ít đều được hội "sống ảo" khai thác triệt để. Đến đây, bạn nên diện những bộ đồ màu sắc sặc sỡ, thướt tha một chút sẽ đẹp và ấn tượng hơn. Ngoài ra, đế bức hình thêm phần ảo diệu, bạn có thể sử dụng thêm công nghệ chỉnh ảnh. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lạm dụng công nghệ quá đà, khiến bức ảnh trông lạ lẫm và khác xa với thực tế. 

Tượng thần Siva nổi tiếng bên trong tháp

Tượng thần Siva nổi tiếng bên trong tháp

Không chỉ tham quan phía bên ngoài tháp, đến đây bạn còn có cơ hội biết thêm về lịch sử, về những hiện vật còn sót lại từ thời xưa. Bên trong tháp có đặt bức tượng của thần Siva nổi tiếng bằng đá, dù tượng đã có nhiều phần bị vỡ, mất song giá trị vẫn vẹn nguyên như lúc đầu. 

Điểm du lịch không thể bỏ qua của Bình Định

Điểm du lịch không thể bỏ qua của Bình Định

Không gian thoáng mát cùng nét đẹp cổ kính ở tháp Bánh Ít chắc hẳn sẽ khiến cho du khách cảm thấy an nhiên trong tâm hồn. Dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch năm nay, nếu có cơ hội ghé đến Bình Định, nơi đây là địa điểm bạn không thể bỏ qua.


Nguồn: tổng hợp

Điểm danh 4 bãi biển Việt Nam được du khách nước ngoài yêu thích nhất năm 2019

Không chỉ gây ấn tượng với du khách trong nước, 4 vùng biển, đảo đưới đây còn được truyền thông quốc tế ca ngợi bởi sự quyến rũ của các bãi biển.

Điểm danh 4 bãi biển Việt Nam được du khách nước ngoài yêu thích nhất năm 2019

 Quy Nhơn – Bình Định

Quy Nhơn – Bình Định


Tháng 11 vừa qua, CNN đã dành lời ca ngợi và nhận xét thành phố Quy Nhơn hội tụ đủ các yếu tố đáp ứng được hết các nhu cầu mà một du khách sành điệu mong muốn từ các điểm tham quan, khu nghỉ dưỡng cao cấp đến ẩm thực phong phú, và hơn cả là những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp.

Thành phố Quy Nhơn có bờ biển trải dài hơn 72km với nhiều bãi cát vàng hình cánh cung, nước trong xanh, không khí trong lành và sự yên tĩnh hiếm thấy ở bất cứ vùng biển nổi tiếng nào. Đây là điểm đến không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn hấp dẫn du khách quốc tế.

Nha Trang – Khánh Hòa

Nha Trang – Khánh Hòa

Vốn nổi danh là mảnh đất có nhiều bãi biển đẹp hàng đầu Việt Nam, Nha Trang - một thành phố nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ luôn được nhiều khách quốc tế lựa chọn làm nơi để tận hưởng kỳ nghỉ của họ.

Vào cuối tháng 10, Nha Trang vào top 20 bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam do tạp chí du lịch Anh Rough Guides bình chọn. Tạp chí du lịch nổi tiếng The Travel cũng xướng tên thành phố biển này nằm trong danh sách 10 địa điểm lý tưởng nhất để hưởng kỳ trăng mật tại châu Á năm 2019.

Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

Là một trong những quần đảo được nhiều tờ báo quốc tế bình chọn và được yêu thích nhất ở Việt Nam bởi những rạn san hô đầy màu sắc, các địa điểm lặn và bãi biển sạch. Cùng với CNN, tờ báo Mỹ cũng đã bình chọn vùng đất này nằm trong top 30 điểm đến đẹp nhất tại Việt Nam vào tháng 2 năm nay.

Trước đó, tạp chí Forbes (Mỹ) từng đánh giá Côn Đảo là mảnh đất thu hút những người yêu thiên nhiên bởi họ có thể chứng kiến rùa đẻ trứng cùng hoạt động thả rùa về biển thú vị hàng năm. Tháng 11 vừa qua, quần đảo này cũng nằm trong top 9 hòn đảo có vẻ đẹp huyền bí theo danh sách từ tạp chí thời trang và phong cách sống Vogue Paris.

Phú Quốc – Kiên Giang

Phú Quốc – Kiên Giang

Không còn xa lạ đối với du khách Việt cũng như du khách quốc tế, Phú Quốc được xem là một viên ngọc quý trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đây là hòn đảo lớn nhất Việt nam, nổi tiếng với những bãi biển trong xanh, những khu nghỉ dưỡng cao cấp, các điểm tham quan và khám phá sinh thái tuyệt vời.

Vào tháng 2 vừa qua, Phú Quốc được CNN gọi tên trong top 30 điểm đến đẹp nhất tại Việt Nam. Đến tháng 7 vừa qua, nơi đây lại một lần nữa được CNN ca ngợi là một trong những nơi xứng đáng để nghỉ dưỡng.


Tổng hợp

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Về Quy Nhơn, ghé Ghềnh Ráng thăm mộ Hàn Mặc Tử

Ghềnh Ráng là một danh thắng nổi tiếng mà bất kì du khách nào khi đến thăm Bình Định đều muốn tìm tới thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ thú của biển và thăm viếng nơi đã ghi dấu quãng đời thi nghiệp của chàng thi sĩ tài danh Hàn Mạc Tử.

Ghềnh Ráng là một danh thắng nổi tiếng mà bất kì du khách nào khi đến thăm Bình Định đều muốn tìm tới thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ thú của biển và thăm viếng nơi đã ghi dấu quãng đời thi nghiệp của chàng thi sĩ tài danh Hàn Mạc Tử.

Bãi biển Ghềnh Ráng, một quần thể sơn thủy hữu tình

Nằm trong trung tâm TP. Quy Nhơn (Bình Định), Khu du lịch Ghềnh Ráng toát lên vẻ đẹp từ sự hòa quyện tuyệt vời giữa một bên là biển trời mênh mông, một bên là núi đá muôn hình vạn trạng.
Ảnh tuannguyen
Nằm trong trung tâm TP. Quy Nhơn (Bình Định), Khu du lịch Ghềnh Ráng toát lên vẻ đẹp từ sự hòa quyện tuyệt vời giữa một bên là biển trời mênh mông, một bên là núi đá muôn hình vạn trạng.

Cái tên Ghềnh Ráng cũng gây tò mò cho mọi người khi lần đầu tiên nghe cái tên này. Tương truyền xưa kia, mỗi khi đi qua những gành, rạn, dân chài phải tìm cách hãm bớt gió để thuyền đi chậm lại, để tránh không cho thuyền va chạm vào những bãi đá nhọn nhô ra biển. Thao tác này trong ngôn ngữ bình dân của những người dân chài gọi là ráng. Lâu dần, người ta đọc thành Ghềnh Ráng.
Ảnh: @rubytastes
Cái tên Ghềnh Ráng cũng gây tò mò cho mọi người khi lần đầu tiên nghe cái tên này. Tương truyền xưa kia, mỗi khi đi qua những gành, rạn, dân chài phải tìm cách hãm bớt gió để thuyền đi chậm lại, để tránh không cho thuyền va chạm vào những bãi đá nhọn nhô ra biển. Thao tác này trong ngôn ngữ bình dân của những người dân chài gọi là ráng. Lâu dần, người ta đọc thành Ghềnh Ráng.

Đặc biệt, ở đây có hai khối đá lớn chồng xếp lên nhau trông rất chênh vênh được gọi là Hòn Chồng. Phía trước bãi đá trứng và Hòn Chồng là những bức tường đá vững chắc che chắn sóng, tạo nên vùng nước dịu êm, phẳng lặng. Xưa, nơi đây được Nam Phương Hoàng hậu chọn làm bãi tắm khi về nghỉ mát, nên còn gọi là bãi tắm Hoàng hậu. Phía trên bãi tắm là những ngôi nhà nghỉ dưỡng xinh xắn nổi bật giữa cỏ cây, hoa lá.

Đặc biệt, ở đây có hai khối đá lớn chồng xếp lên nhau trông rất chênh vênh được gọi là Hòn Chồng. Phía trước bãi đá trứng và Hòn Chồng là những bức tường đá vững chắc che chắn sóng, tạo nên vùng nước dịu êm, phẳng lặng. Xưa, nơi đây được Nam Phương Hoàng hậu chọn làm bãi tắm khi về nghỉ mát, nên còn gọi là bãi tắm Hoàng hậu. Phía trên bãi tắm là những ngôi nhà nghỉ dưỡng xinh xắn nổi bật giữa cỏ cây, hoa lá.

Nơi của tình, của thơ Hàn Mặc Tử

Nơi lưu giữ tình thơ Hàn Mạc Tử chính là đồi Thi Nhân. Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm chừng vài trăm mét ta dễ dàng bắt gặp đồi Thi Nhân. Từ lâu, đồi Thi Nhân đã trở thành điểm đến của nhiều lữ khách yêu thơ Hàn Mạc Tử. Đập vào mắt du khách là cả một vườn thơ, khắc ghi lại những câu thơ nổi tiếng của Hàn Mạc Tử.

Nơi lưu giữ tình thơ Hàn Mạc Tử chính là đồi Thi Nhân. Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm chừng vài trăm mét ta dễ dàng bắt gặp đồi Thi Nhân. Từ lâu, đồi Thi Nhân đã trở thành điểm đến của nhiều lữ khách yêu thơ Hàn Mạc Tử. Đập vào mắt du khách là cả một vườn thơ, khắc ghi lại những câu thơ nổi tiếng của Hàn Mạc Tử.

Cổng vào vườn thơ là phiến bê tông giả gỗ đề câu:   “Trăm năm vẫn một lòng yêu  Và còn yêu mãi, rất nhiều em ơi!”.    Trong vườn thơ ấy, còn rất nhiều câu thơ nổi tiếng của chàng thi sĩ tài hoa được viết kiểu thư pháp. Vào những đêm trăng, khách yêu thơ thường đến đây thưởng nguyệt, ngâm thơ Hàn.

Cổng vào vườn thơ là phiến bê tông giả gỗ đề câu: 
“Trăm năm vẫn một lòng yêu
Và còn yêu mãi, rất nhiều em ơi!”.

Trong vườn thơ ấy, còn rất nhiều câu thơ nổi tiếng của chàng thi sĩ tài hoa được viết kiểu thư pháp. Vào những đêm trăng, khách yêu thơ thường đến đây thưởng nguyệt, ngâm thơ Hàn.

Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử

 Qua đồi Thi Nhân, leo hơn trăm bậc thang đá du khách sẽ đến nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mạc Tử, với khuôn viên rừng dương thoáng đãng, gió biển xào xạc thanh tịnh bên tai. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vườn hoa, những mảng cỏ xanh mượt, những hàng cau nghiêng mình trong nắng sáng mới lên. Không khí mát mẻ, yên dịu khiến lòng du khách thêm thanh thản, cứ ngỡ mình lạc vào một thế giới khác, lãng quên những náo nhiệt, ồn ào của phố thị.

Qua đồi Thi Nhân, leo hơn trăm bậc thang đá du khách sẽ đến nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mạc Tử, với khuôn viên rừng dương thoáng đãng, gió biển xào xạc thanh tịnh bên tai. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vườn hoa, những mảng cỏ xanh mượt, những hàng cau nghiêng mình trong nắng sáng mới lên. Không khí mát mẻ, yên dịu khiến lòng du khách thêm thanh thản, cứ ngỡ mình lạc vào một thế giới khác, lãng quên những náo nhiệt, ồn ào của phố thị.

Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm, rẽ vào con đường bậc thang trên đồi thi nhân giữa khuôn viên rừng dương thoáng đãng là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển.

Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm, rẽ vào con đường bậc thang trên đồi thi nhân giữa khuôn viên rừng dương thoáng đãng là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển.

Đã đặt chân đến mộ Hàn Mạc Tử xin đừng quên ghé thăm căn lều nhỏ - hàng lưu niệm của bút lửa Dzũ Kha - nghệ nhân nổi tiếng dùng bút lửa viết thơ Hàn Mạc Tử. Trong căn lều nhỏ, tủ hàng treo đầy những bức tranh, câu thơ tài hoa khắc trên gỗ làm quà kỷ niệm...

Đã đặt chân đến mộ Hàn Mạc Tử xin đừng quên ghé thăm căn lều nhỏ - hàng lưu niệm của bút lửa Dzũ Kha - nghệ nhân nổi tiếng dùng bút lửa viết thơ Hàn Mạc Tử. Trong căn lều nhỏ, tủ hàng treo đầy những bức tranh, câu thơ tài hoa khắc trên gỗ làm quà kỷ niệm...

Đã đặt chân đến mộ Hàn Mạc Tử xin đừng quên ghé thăm căn lều nhỏ - hàng lưu niệm của bút lửa Dzũ Kha - nghệ nhân nổi tiếng dùng bút lửa viết thơ Hàn Mạc Tử. Trong căn lều nhỏ, tủ hàng treo đầy những bức tranh, câu thơ tài hoa khắc trên gỗ làm quà kỷ niệm...

Và càng  không thể quên ghé nhà thờ ghềnh đá. Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong làm nên một không gian Việt thơ mông. Nhà thờ mặt hướng ra biển, do nằm trên triền dốc nên mặt bằng rất hạn chế, lối đi vào nhà thờ khá quanh co, tuy nhiên chính không gian xanh và cách trang trí có chủ đề làm cho khách cảm thấy gần gũi.

Và càng  không thể quên ghé nhà thờ ghềnh đá. Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong làm nên một không gian đậm chất Việt Nam. Nhà thờ mặt hướng ra biển, do nằm trên triền dốc nên mặt bằng rất hạn chế, lối đi vào nhà thờ khá quanh co, tuy nhiên chính không gian xanh và cách trang trí có chủ đề làm cho khách cảm thấy gần gũi.

Có thể nói Ghềnh Ráng là một điểm đến lý tưởng để con người được hòa mình vào thiên nhiên với sóng nước, mây trời, khám phá vẻ đẹp bí ẩn của biển, của đá và tận hưởng cảm giác thanh bình nơi chỉ có tiếng chim lao xao cùng tiếng gió rì rào vọng lời thi ca của chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mạc Tử...
Ảnh: Pinterest
Có thể nói Ghềnh Ráng là một điểm đến lý tưởng để con người được hòa mình vào thiên nhiên với sóng nước, mây trời, khám phá vẻ đẹp bí ẩn của biển, của đá và tận hưởng cảm giác thanh bình nơi chỉ có tiếng chim lao xao cùng tiếng gió rì rào vọng lời thi ca của chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mạc Tử...


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Đi trọn Việt Nam, check in những "tiểu sa mạc" chất lừ cho mùa hè này

Ngoài du lịch biển, lựa chọn check-in những tiểu sa mạc tuyệt đẹp ở Quảng Bình, Ninh Thuận... cũng được các tín đồ mê sống ảo yêu thích khi hè đến.

Đồi cát Quang Phú (Quảng Bình)

Không chỉ có động Thiên Đường, suối nước Mọc... Quảng Bình còn sở hữu đồi cát Quang Phú, tiểu sa mạc lý tưởng để bạn thỏa sức check-in, sống ảo. Từ sáng tới chiều tối, màu sắc của cát sẽ thay đổi kỳ diệu theo đường di chuyển của Mặt Trời. Cát từ trắng tinh lúc bình minh chuyển sang vàng rực lúc nắng lên tới đỉnh đầu và nhuộm màu xám trắng khi chiều tối.
Ảnh: thanhphuong812

Không chỉ có động Thiên Đường, suối nước Mọc... Quảng Bình còn sở hữu đồi cát Quang Phú, tiểu sa mạc lý tưởng để bạn thỏa sức check-in, sống ảo. Từ sáng tới chiều tối, màu sắc của cát sẽ thay đổi kỳ diệu theo đường di chuyển của Mặt Trời. Cát từ trắng tinh lúc bình minh chuyển sang vàng rực lúc nắng lên tới đỉnh đầu và nhuộm màu xám trắng khi chiều tối.

Đồi cát Mũi Né (Bình Thuận)

Mũi Né, hay còn gọi đồi cát bay, là địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận với diện tích vùng sa mạc hóa khá rộng lớn. Tại đây, cồn cát Bàu Trắng là nơi hấp dẫn du khách lui tới nhất. Gió thổi liên tục khiến địa hình của những đồi cát "thiên biến vạn hóa" theo thời gian.
Ảnh: Internet

Mũi Né, hay còn gọi đồi cát bay, là địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận với diện tích vùng sa mạc hóa khá rộng lớn. Tại đây, cồn cát Bàu Trắng là nơi hấp dẫn du khách lui tới nhất. Gió thổi liên tục khiến địa hình của những đồi cát "thiên biến vạn hóa" theo thời gian.
Ảnh: Btal000

Mũi Né, hay còn gọi đồi cát bay, là địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận với diện tích vùng sa mạc hóa khá rộng lớn. Tại đây, cồn cát Bàu Trắng là nơi hấp dẫn du khách lui tới nhất. Gió thổi liên tục khiến địa hình của những đồi cát "thiên biến vạn hóa" theo thời gian.

Đồi cát Mũi Dinh (Ninh Thuận)

 Đồi cát Mũi Dinh cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng 30 km theo hướng nam. Bối cảnh chính trong bộ phim Dấu chân du mục nổi tiếng một thời hấp dẫn du khách bởi khung cảnh hoang sơ với bãi cát vàng và những hòn núi đá bí ẩn. Tới đây, bạn sẽ được trải nghiệm dạo quanh sa mạc trên chiếc máy cày thú vị.
Ảnh: @tiffanytnguyen810

Đồi cát Mũi Dinh cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng 30 km theo hướng nam. Bối cảnh chính trong bộ phim Dấu chân du mục nổi tiếng một thời hấp dẫn du khách bởi khung cảnh hoang sơ với bãi cát vàng và những hòn núi đá bí ẩn. Tới đây, bạn sẽ được trải nghiệm dạo quanh sa mạc trên chiếc máy cày thú vị.

Đồi cát Nam Cương (Ninh Thuận)

Cách Mũi Dinh không xa, đồi cát Nam Cương là điểm đến đẹp không kém phần nhưng chưa được nhiều người biết tới. Trên vùng đất người Chăm sinh sống, dưới cái nắng đổ lửa như ngắt đường sinh sống của thực vật, tiểu sa mạc ngút mắt chỉ một màu vàng rực trải dài ra bờ biển Đông Hải và dãy núi Chà Bang. Từ 5-7h và 15h-18h là thời điểm lý tưởng để du khách tham quan bởi khi đó nền cát bớt nóng, không khí dễ chịu hơn.
Ảnh: Internet

Cách Mũi Dinh không xa, đồi cát Nam Cương là điểm đến đẹp không kém phần nhưng chưa được nhiều người biết tới. Trên vùng đất người Chăm sinh sống, dưới cái nắng đổ lửa như ngắt đường sinh sống của thực vật, tiểu sa mạc ngút mắt chỉ một màu vàng rực trải dài ra bờ biển Đông Hải và dãy núi Chà Bang. Từ 5-7h và 15h-18h là thời điểm lý tưởng để du khách tham quan bởi khi đó nền cát bớt nóng, không khí dễ chịu hơn.

Đồi cát Mũi Đôi (Khánh Hòa)

Không phải là điểm du lịch tấp nập du khách, đồi cát Mũi Đôi ở Khánh Hòa nổi bật với khung cảnh yên bình, vắng vẻ, lãng mạn bên bờ biển xanh trong. Điểm dừng chân này được rất nhiều phượt thủ yêu thích trên cung đường chinh phục cực Đông Tổ quốc.
Ảnh: Internet

Không phải là điểm du lịch tấp nập du khách, đồi cát Mũi Đôi ở Khánh Hòa nổi bật với khung cảnh yên bình, vắng vẻ, lãng mạn bên bờ biển xanh trong. Điểm dừng chân này được rất nhiều phượt thủ yêu thích trên cung đường chinh phục cực Đông Tổ quốc.

Đồi cát Phương Mai (Bình Định)

Nhắc đến Quy Nhơn (Bình Định), hầu hết ai cũng nghĩ tới Eo Gió, đảo Kỳ Co, Cù Lao Xanh... mà quên đồi cát Phương Mai, điểm check-in đẹp mộng mơ cạnh bãi biển Nhơn Lý. Nơi đây được xem là một trong những đồi cát đẹp nhất miền Trung. Nếu có dịp ghé Phương Mai, bạn đừng bỏ qua thời điểm bình minh hay hoàng hôn, khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày tại tiểu sa mạc
Ảnh: Internet

Theo Zing.vn

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Tìm hiểu về tháp cổ nghìn năm ở miền 'đất Võ, trời Văn"

Từ lâu, Bình Định không chỉ nổi tiếng là miền "đất Võ, trời Văn" mà còn mang vẻ đẹp bí ẩn với hàng loạt đền tháp nghìn năm tuổi trên kinh đô vương quốc Chămpa vàng son rực rỡ.

Cụm tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) được xây vào vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa. Trong số hơn 60 công trình kiến trúc tháp còn lại trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định là địa phương thứ hai có nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam, chỉ sau Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Cụm tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) được xây vào vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa. Trong số hơn 60 công trình kiến trúc tháp còn lại trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định là địa phương thứ hai có nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam, chỉ sau Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Du khách chụp ảnh lưu niệm giữa khung cảnh thơ mộng ở tháp Dương Long. Đây là ngôi tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với chiều cao tháp Giữa 42 m, tháp Nam 36 m, tháp Bắc 34 m... Xuất phát từ trung tâm TP Quy Nhơn, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy trong vòng bán kính 40 km có thể khám phá các tháp Chăm cổ ở miền "đất Võ, trời Văn".

Du khách chụp ảnh lưu niệm giữa khung cảnh thơ mộng ở tháp Dương Long. Đây là ngôi tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với chiều cao tháp Giữa 42 m, tháp Nam 36 m, tháp Bắc 34 m... Xuất phát từ trung tâm TP Quy Nhơn, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy trong vòng bán kính 40 km có thể khám phá các tháp Chăm cổ ở miền "đất Võ, trời Văn". 

Không chỉ có quy mô cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, cụm tháp Dương Long còn có kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế trên những phiến đá. Hiện Bình Định còn 8 cụm với 14 tháp Chăm nổi tiếng gồm tháp Bánh Ít, Dương Long, tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông (còn là chân đế).

Không chỉ có quy mô cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, cụm tháp Dương Long còn có kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế trên những phiến đá. Hiện Bình Định còn 8 cụm với 14 tháp Chăm nổi tiếng gồm tháp Bánh Ít, Dương Long, tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông (còn là chân đế).

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá gồm những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loại hoa lá, các loài thú như voi, khỉ, rắn, chim thần Garuda, Kala, thủy quái Makara... Các cụm đền tháp nằm xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn.

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá gồm những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loại hoa lá, các loài thú như voi, khỉ, rắn, chim thần Garuda, Kala, thủy quái Makara... Các cụm đền tháp nằm xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn.

Tháp Cánh Tiên ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Chămpa (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Tháp Cánh Tiên ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Chămpa (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Phần phía ngoài của góc tường tháp Cánh Tiên được ốp bằng những phiến đá sa thạch có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa. Tháp cao gần 20 m được xây vào thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.

Phần phía ngoài của góc tường tháp Cánh Tiên được ốp bằng những phiến đá sa thạch có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa. Tháp cao gần 20 m được xây vào thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.

Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) được xây vào cuối thế kỷ 12, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Về phố biển thăm di tích tháp Đôi, du khách thích thú khi nghe câu ca dao ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng…

Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) được xây vào cuối thế kỷ 12, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Về phố biển thăm di tích tháp Đôi, du khách thích thú khi nghe câu ca dao ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng…

Những thân dừa cổ thụ tạo không gian xanh, thơ mộng bên di tích lịch sử văn hóa tháp Đôi. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam.

Những thân dừa cổ thụ tạo không gian xanh, thơ mộng bên di tích lịch sử văn hóa tháp Đôi. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam.

Tượng Linga-Yoni được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch trong lòng di tích tháp Đôi (Quy Nhơn). Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Tượng Linga-Yoni được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch trong lòng di tích tháp Đôi (Quy Nhơn). Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi.

Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi.

Di tích tháp Đôi hàng ngày hút nhiều du khách tham quan. Các nhà khảo cổ ví các cụm tháp Chăm ở Bình Định như bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Hệ thống các công trình tôn giáo bằng gạch của nền văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại trên đất Bình Định.

Di tích tháp Đôi hàng ngày hút nhiều khách du lịch tham quan. Các nhà khảo cổ ví các cụm tháp Chăm ở Bình Định như bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Hệ thống các công trình tôn giáo bằng gạch của nền văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại trên đất Bình Định.

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Mái vòm độc đáo ở cụm tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm.    Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Mái vòm độc đáo ở cụm tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm.

Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít. Quần thể tháp Chăm còn được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm chủ biên.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít. Quần thể tháp Chăm còn được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm chủ biên.


Nguồn: Internet

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Quy Nhơn - Điểm du lịch mới được khai phá 2017

Đến với Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung, nổi tiếng là nơi sản sinh ra những người con anh hùng cùng với những thế võ cổ truyền độc đáo. Quy Nhơn là thành phố trung tâm của tỉnh Bình Định – một nơi “thiên thời địa lợi” với nhiều cảnh quan đẹp và một nền ẩm thực đặc biệt. Bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi du lịch Quy Nhơn có gì hấp dẫn để giúp du khách có thêm nhiều thông tin hữu ích trước khi đến thành phố này.


Mỗi buổi sáng người dân và du khách nơi này thường thức dậy sớm để đắm mình trong làn nước mát mẻ, sau đó ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên xuất hiện trong ngày. Đây còn là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Quy Nhơn khiến khá nhiều du khách mê mẩn và ngẩn ngơ.

Bán đảo Phương Mai


Bán đảo Phương Mai nằm ở phía Đông của đầm Thị Nại với vẻ đẹp kì vĩ của những dãy núi đá nhấp nhô. Phía Nam của bán đảo được gọi là đảo Yến bởi chim Yến thường kéo về nơi đây để làm tổ, đây là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân sinh sống ở đây. Mặc dù được các dãy núi hiểm trở bao bọc nhưng rìa chân núi có những thung lũng rộng được hình thành và là nơi sinh sống của người dân.

Bãi Bàu


Đi trên quốc lộ 1A khoảng 20 km, Bãi Bàu là một trong số các bãi biển hấp dẫn khách du lịch nhất. Làn nước trong vắt đến nỗi mà bạn có thể nhìn thấy cá bơi theo từng đàn ngay dưới chân mình khi bạn ngâm mình ở đây. Dọc theo bãi cát dài có những căn chòi đựng dựng lên để cho du khách nghỉ ngơi và tận hưởng làn gió mát rượi từ biển.
Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch bụi Quy Nhơn để có chuyến phượt thú vị nhất.

Chùa Long Khánh


Long Khánh là một ngôi chùa lớn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn. Vào những ngày mồng 1 hoặc Rằm thì đây là nơi sinh hoạt của các Phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn dành cho du khách khi đến với thành phố này. Nếu có cơ hội du lịch Quy Nhơn 4 ngày 3 đêm thì bạn nên tham quan hết tất thảy các ngôi chùa ở thành phố này, đảm bảo mỗi ngôi chùa sẽ mang lại cho các bạn một cảm giác khó tả khác nhau.

Tháp Đôi


Là một khu tháp của Chăm Pa gồm 2 tòa tháp: tháp phía Bắc và tháp phía Nam. Dưới chân Tháp phía Bắc là những tảnh đá lớn khổng lồ như một đài sen bao bọc toàn bộ tháp, đầu tường nhô ra tạo nên bộ diềm mái lớn và bốn góc được tạc bốn thần điểu Garuda. Ngôi tháp phía Nam thì nhỏ hơn và hư hại nhiều hơn so với tháp phía Bắc nhưng cách trang trí thì khá giống nhau.

Không thể bỏ qua suối khoáng Hội Vân


Cách thành phố khoảng 50 km, suối khoáng Hội Vân nằm ở huyện Phù Cát và là một nguồn nước nóng được khai thác để chữa bệnh tại Việt Nam. Mạch nước nóng trong hồ phun lên ùng ục như một chảo nước lớn đang sôi. Hơi nước bốc lên tạo nên những làn khói khiến cho cảnh vật xung quanh mờ mờ ảo ảo. Hồ nước nóng được bao bọc giữa bãi cát trắng mịn, là nơi phơi nắng lí tưởng dành cho du khách.

Khu du lịch Ghềnh Ráng


Đã đến Quy Nhơn, chắc chắn đây sẽ là địa điểm mà nhiều du khách lựa chọn đi tham quan đầu tiên bởi nó nằm trong thành phố và gắn liền với sự phát triển của thành phố. Không những thế còn là nơi mà thi sĩ Hàn Mặc Tử đã dừng chân nơi cuối đời – một thi nhân với nhiều hoài bão lớn lao. Tại đây còn có một bãi tắm tuyệt đẹp như cái tên của nó – bãi tắm Hoàng Hậu với làn nước trong xanh ngắt.

ICISE


Trung tâm khoa học quốc tế và giáo dục liên ngành được khánh thành vào giữa năm 2013 và được kiến trúc sư người Pháp Jean Francois Milou thiết kế. ICISE có nhiều nhà hội nghị, hội trường, hội thảo và văn phòng phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu. Tòa nhà nổi bật giữa không gian xanh thoáng đãng, phía trước ICISE được tiếp giáp với bãi biển vì vậy không khí lúc nào cũng mát mẻ.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Làng chài Bãi Xép vào top 'hòn ngọc bí ẩn' của châu Á

Bãi Xép là một làng chài nhỏ nằm gần thành phố Quy Nhơn, Bình Định và được trang Business Insider đánh giá là một trong những viên ngọc trong đá của châu Á.
Xem thêm: 10 làng chài đẹp như tranh ở Việt Nam ít người biết

Trang Business Insider vừa liệt kê 16 địa điểm ở châu Á chưa được nhiều người biết đến, và được đánh giá là những hòn ngọc du lịch trong tương lai.

Làng chài Bãi Xép của Việt Nam cũng thuộc danh sách này. Đây là tên gọi của một làng chài nhỏ nằm gần thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Nơi này vẫn giữ được những nét đẹp thanh bình của một làng chài truyền thống, không có sự ầm ĩ bởi xe cộ hay sự nhộn nhịp như những khu du lịch biển khác. Nhưng chính những yếu tố trên đã khiến nó trở thành một viên ngọc còn ẩn mình.

Business Insider nhận xét bãi biển đẹp, sạch và hải sản tươi ngon, là địa chỉ lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi cuộc sống đô thị nhộn nhịp, ồn ào. Tại Bãi Xép, khách cũng có thể trải nghiệm bơi thuyền thúng, học nấu ăn, leo núi và khám phá các thác nước. Ảnh: BI.

15 địa danh khác cũng nằm trong danh sách này là vịnh Tai Long Wan (Hong Kong, Trung Quốc), quần đảo Similan (Thái Lan), đảo Iriomote (Nhật Bản), thành phố Kratie (Campuchia), bãi biển Nabule (Myanmar), quần đảo Raja Ampat (Indonesia), tỉnh Champasak (Lào), đảo Thai (Thái Lan), quần đảo Mergui Archipelago (Myanmar), đảo Yakushiam (Nhật Bản), bãi biển Nacpan (Philippines), đảo Hokkaido (Nhật Bản), đảo Sumbawa (Indonesia), đảo Ulleungdo (Hàn Quốc) và bãi biển Green Bowl (Indonesia).
(Theo VnExpress)

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Bánh xèo tôm nhảy và bánh canh chả cá ở Quy Nhơn

Những con tôm đỏ au nằm trên lớp bánh xèo vàng ruộm hay bát bánh canh chả cá hương vị thơm ngon, nước lèo ngọt thanh là món ăn bạn nên thử khi đến thành phố biển.
Xem thêm: Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm ở Phú Yên

Đến miền đất võ Bình Định, du khách sẽ chẳng thể bỏ qua những món ăn bình dân, giá chưa đến 30.000 đồng nhưng ngon nức tiếng.

Bánh canh chả cá

Là món bình dân nhưng rất quen thuộc mà nhiều du khách đến Quy Nhơn đều muốn thử, bánh canh chả cá có mặt ở cả những hàng quán sang trọng.

Chả cá được chế biến từ những con cá tươi ngon như cá mối, cá chuồn, cá thửng đánh bắt từ dưới biển. Sau khi làm sạch rồi lọc lấy phần thịt cá, người nấu quết nhuyễn trộn cùng hành, tiêu, tỏi, ớt, muối cho ngấm gia vị. Sau đó thịt được viên thành những nắm nhỏ rồi hấp hoặc chiên tùy theo sự chế biến của mỗi quán.

Bánh canh chả cá với hương vị thơm ngon là món ăn bạn nên thử khi đến Quy Nhơn. Ảnh: Tiêu Phong

Điểm đặc biệt là cách chế biến nước lèo rất ngon, được ninh từ xương cá, thơm mùi dứa, ngọt thanh mà không có vị tanh của cá.

Tô bánh canh được dọn lên với những sợi bánh canh mềm mượt, nước lèo trong, điểm trên những sợi bánh canh là chả cá thơm, vàng ươm, trứng cút và rau xanh mát.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của bánh canh, chả cá, nước lèo và vị thơm của rau, thêm chút cay của ớt, chua của chanh, ăn rất thú vị. Nhiều quán có thêm rau muống chẻ, bắp chuối... Bạn có thể tìm ở bất cứ ngõ ngách nào ở Quy Nhơn, nhưng ngon phải kể đến quán ở đường Bạch Đằng, Huyền Trân Công Chúa với mức giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng.

Bánh xèo tôm nhảy

Nhiều du khách khuyên đã ghé Quy Nhơn nhất định phải thưởng thức bánh xèo tôm nhảy. Món ăn có tên gọi như vậy bởi nguyên liệu để chế biến chính là những con tôm đất tươi, được đánh bắt lên còn nhảy lao xao.

Để chế biến món ăn này không quá cầu kỳ. Trên những chiếc lò than rực hồng, người nấu sẽ đổ dầu vào chảo đun nóng, sau đó cho tôm còn nhảy thả xèo trên chảo dầu nóng, rưới một lớp bột và cho thêm hành giá lên trên.
Bánh xèo Quy Nhơn chỉ có một loại nhân duy nhất là tôm tươi. Ảnh: T.D.

Bánh xèo ở đây ngon bởi bột làm bánh cũng được lựa chọn từ loại gạo ngon, ngâm qua đêm rồi xay cho mịn, thêm một chút nghệ và gia vị. Chỉ mất vài phút là có được chiếc bánh xèo nóng hổi, thơm mùi gạo. Thú vị nhất là chờ đợi chủ quán đổ bánh, nghe âm thanh xèo xèo của bột, ngắm những chiếc bánh nhỏ xinh với con tôm đỏ au, thơm nức.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt của tôm, lẫn trong thứ bột gạo thơm thơm, ăn kèm rau sống rất hấp dẫn. Món ăn này nhất định phải có nước chấm được pha chế đúng vị. Bạn có thể ăn ở phố Diên Hồng, với giá khoảng 25.000 đồng/ chiếc.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

​Ghềnh đá Hoài Hải, vẻ đẹp hoang sơ hút hồn du khách

Từ quốc lộ 1 A (thị trấn Tam Quan - xã Hoài Nhơn - Bình Định), rẽ về phía Đông Nam khoảng gần 10km, là đã đến với ghềnh đá hoang sơ nhưng rất đỗi say lòng này.

Xem thêm: 7 thiên đường nghỉ dưỡng hấp dẫn mùa hè


Con đường cheo leo trên đỉnh ghềnh, một bên là vách núi, một bên là vực biển sâu - Ảnh: Nguyễn Thành Giang

Trong cái nắng rát trưa vùng biển những ngày đầu tháng 5, chúng tôi về xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), khi nghe những người bạn giới thiệu về ghềnh đá và những bãi đá tuyệt đẹp nơi đây.

Ghềnh đá Hoài Hải là một bãi đá nhấp nhô sát mặt nước biển, do thời gian dài bị nước biển xâm thực đã tạo ra những hình thù rất lạ mắt. Xen lẫn với những bãi đá chạy men theo bờ biển là những ngọn núi đá nhỏ nhô cao khoảng 200m so với mặt nước biển tạo thành những điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp.

Trèo lên đến đỉnh, phóng tầm mắt nhìn xuống, biển, bãi đá, tàu thuyền cũng như xóm nhà ngư dân ven bờ biển hiện ra như những bức tranh vẽ. Trên các đỉnh núi không nhiều cây, chỉ có đá và ít đất bám vào, nên rất khó di chuyển.

Nhưng khi đã lên đến nơi, cả một vùng biển trời bao la mở ra trong tầm mắt. Ngoài khơi xa, từng đoàn thuyền nối nhau về sau buổi đánh cá gần bờ. Ngay dưới chân núi, rải rác các nhóm khách trong vùng đến tắm mát trong những hố tự nhiên rất đẹp.

Trưa đứng bóng, không có bóng cây, nên chỗ trú ẩn duy nhất trên ghềnh đá Hoài Hải mà chúng tôi lựa chọn là những hốc đá nho nhỏ có mái che, vừa đủ vài người ngồi hoặc nằm tựa lưng vào vách đá.

Thủy triều lên, sóng đánh ào ạt vào các bãi đá. Cảm giác rất lạ và cũng rất thú vị. Vừa thư giãn vừa ngắm biển từ hốc đá nhỏ dưới chân ghềnh cũng mang tới cảm giác thật đặc biệt.

Với những bạn trẻ thích tắm mát, ghềnh đá Hoài Hải không thiếu những hố nước ăn sâu vào bờ đá. Đắm mình trong những hố nước có độ sâu vừa phải, sóng đánh vào dạt ra như đưa võng, vừa mát mẻ, vừa an toàn.

Không chỉ biển đẹp, ghềnh đá đẹp, mà tình người dân biển ở Hoài Hải cũng rất thắm đượm. Từ ghềnh đá trở vào, chuẩn bị ra về thì chủ nhà chúng tôi gửi xe mời ăn cơm trưa.

Bữa ăn có cá biển, mắm biển thôi nhưng thật ấm áp và ngon lành. Lại hẹn một ngày trở lại biển Hoài Hải để nằm trong hốc đá nghe sóng hát, để mải miết leo lên đỉnh núi đá, thả hồn theo những chiếc thuyền ngoài khơi xa.

Trên đỉnh bình yên ấy, có mây trôi ngang đầu, có ngày trôi qua lưng chừng mênh mông lòng, và có tiếng vọng thân thương của đá, của núi, của sóng, của người...


Ghềnh đá Hoài Hải, một phần, nhìn từ xa, khi vừa đặt chân đến - Ảnh: Nguyễn Thành Giang


Biển, tàu cá nhỏ và những người ngư dân, nhìn từ phía chân ghềnh - Ảnh: Nguyễn Thành Giang

Bờ cát phẳng lì và xóm nhà ven biển Hoài Hải hiện ra rất đẹp khi nhìn từ trên đỉnh núi nhìn xuống - Ảnh: Nguyễn Thành Giang


Từ đỉnh núi, ghềnh đá Hoài Hải hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp - Ảnh: Nguyễn Thành Giang


Rất nhiều bạn trẻ chọn tắm biển trong những hố nước tự nhiên rất đẹp và an toàn - Ảnh: Nguyễn Thành Giang
Dưới chân ghềnh, sóng vỗ miên man ngày đêm vào những ghềnh đá - Ảnh: Nguyễn Thành Giang
Một điểm dừng chân tuyệt đẹp dưới chân ghềnh - Ảnh: Nguyễn Thành Giang

Nguyễn Thành Giang (TuoiTreOnline)

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

12 món ngon ăn là mê của đất Bình Định

Bún chả cá, cua huỳnh đế, bánh hỏi Diêu Trì, hay nem chợ Huyện là những món ăn mà người dân Bình Định đi xa đều nhớ.
Xem thêm: Mâm gà nướng lu xôi cháy ở Bình Định

Mắm nhum Mỹ An


Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Cách chế biến như sau: Cắt sơ những chiếc gai nhọn tua tủa xung quanh con nhum rồi khoét một lỗ ngay miệng nhum, khéo léo khều lấy thịt nhum cho vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, nhuyễn tan, sền sệt, mầu đỏ đục, thơm nức. Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được vì không biết nơi bán, hay người có cũng chỉ dùng đãi khách quý hoặc để dành tặng người thân.

Nem chợ Huyện

Nem chợ Huyện không mềm như nem Thủ Đức, không ngọt như nem Lai Vung, nem An Cựu mà dai dai, sần sật, chua giòn đã miệng. Nem tươi đã ngon, nướng với than, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt càng tuyệt.

Bún tôm Châu Trúc

 
Để có một tô bún tôm Châu Trúc ngon phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Đầu tiên là làm bún, gạo được ngâm vào nước cho mềm rồi mang đi xay rồi cho vào túi vải đăng ráo nước, sau đó đưa vào cối giã nhuyễn. Mỗi cối bột là một dặn, người bán bún ép bún từ dặn, bún chạy thẳng vào nồi nước luộc. Tôm dùng làm bún phải là những con tôm đất được đánh bắt từ đầm Châu Trúc, hãy còn sống, nhảy tanh tách, bỏ vào cối giã nhuyễn cùng với tí muối, tí ớt... Khi có người đến ăn bún, người bán dùng đũa gẩy một đũa thịt tôm cho vào bát, cho chút bột ngọt, nước mắm, múc nước luộc bún đang sôi đổ vào bát khuấy đều, sau đó cho bún vào, rắc mấy cọng hành ngò, chút tiêu. Món này dọn kèm với bánh tráng nướng giòn thơm.

Gié bò Tây Sơn


Gié bò là món ăn chế biến chủ yếu từ ruột non của bò. Khi mổ bò, chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh gọi là gié. Gié bò không phải là món dễ ăn và chỉ người sành ăn mới khoái khẩu. Tô gié nóng hổi, nước gié màu nâu hơi có chút ánh xanh. Dọn thêm bún tươi, rau sống và bánh tráng mè nướng. Mùi cay nồng của ớt, gừng, sả, vị chua của lá giang, vị ngọt thanh của nước dừa, vị đắng nhẹ của gié với bún và rau sống thật hợp.

Bánh hỏi Diêu Trì


Bánh hỏi là đặc sản của Bình Định, thịnh hành và ngon nhất là ở Diêu Trì (Tuy Phước). Bánh hỏi thường được ăn kèm với thịt nướng song nếu vào một quán bánh hỏi ở Diêu Trì, khi gọi món này là bạn sẽ được thưởng thức thêm cháo và lòng. Cháo khá loãng, nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm. Cạnh tô cháo nóng là đĩa lòng heo với những miếng gan dày, miếng dồi màu nâu, khoanh tròn bên cạnh những miếng tim dẻo, miếng cổ dai giòn, miếng bầu dục mỏng. Những thứ này ăn kèm với bánh hỏi, khiến bánh trở nên béo bở, ngon khác thường.

Bún chả cá Quy Nhơn


Điểm nhấn của món bún chả cá Quy Nhơn là phần chả cá là được làm từ những con cá thu mập mạp, bóng bẩy, thịt ngọt và phải quết sao cho miếng bánh chả láng mịn, tròn dày vừa phải, cùng nước lèo được nấu từ xương và đầu cá thu, trong veo, ngọt tự nhiên.

Bánh xèo Mỹ Cang


Bánh xèo Mỹ Cang ngon là nhờ các thành phần đều được chế biến từ đặc sản địa phương. Như gạo phải được xay từ loại lúa ở cánh đồng khu Đông. Tôm phải là loại tôm đất sống nước lợ ở đầm Thị Nại. Nước chấm phải được pha chế từ loại nước mắm nguyên chất...

Bánh xèo ăn kèm là bánh tráng gạo nguyên chất, rau sống, một ít xoài và dưa leo xắt mỏng và chén nước mắm vàng ươm ngọt ngào hương vị miền biển. Cái ngọt của tôm tươi, cái giòn của gạo đủ lửa và một chút chua, chát của xoài và chuối, quyện tất cả lại thành một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Rượu Bàu Đá


Rượu Bàu Đá có nồng độ rất cao, hơn 50 độ, uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền. Khi nấu rượu, cũng không dùng nồi nhôm mà dùng nồi đồng, nắp đậy bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre. Và rượu phải chưng bằng lửa nhỏ mới vắt cạn được tinh chất gạo.

Bún sứa nước lèo


Nồi nước lèo chua ngọt, vàng rộm, nóng hổi cùng với đĩa sứa tươi giòn là hương vị khó quên với nhiều du khách từng thưởng thức sứa nước lèo Quy Nhơn, Bình Định. Sứa sau khi bắt được, ngư dân chà rửa sạch nhớt, rồi ngâm với lá ổi hoặc phèn chua cho sứa se lại và mất đi mùi tanh. Sau một ngày mang ra xả nước lạnh thật kỹ, thái thành miếng là có thể dùng được. Sứa nước lèo phải ăn thật nóng mới ngon. Khi nồi nước lèo sôi sùng sục, với mùi thơm hấp dẫn, bạn có thể nhúng sứa nhanh qua rồi ăn luôn. Âm thanh sựt sựt, lạ tai khi cắn miếng sứa mềm khiến nhiều người tỏ vẻ thích thú.

Cua huỳnh đế


Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và Ðề Gi (Bình Ðịnh). Cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao, khác hẳn với các loại cua khác. Có nhiều cách chế biến cua huỳnh đế như hấp, nướng… Đặc biệt, người dân địa phương còn chế biến loại cua vua này thành món um mặn ăn với cơm hay nồi cháo cua huỳnh đế có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua.

Bún song thằn


Sở dĩ có tên gọi "song thằn" vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Bún song thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh. Cách làm món bún này khá kỳ công. Đậu xanh đem phơi nắng cho thật khô rồi ngâm nước lạnh độ một ngày một đêm cho nở đều mới đem xay. Trung bình 5 kg đậu chỉ làm thành 1kg bún, nên món bún này có giá thành khá cao. An Thái là nơi bạn có thể thưởng thức tại chỗ một tô bún song thằn nấu với lòng gà hay mua một vài kg làm quà cho bạn bè và người thân.

Bánh ít lá gai


Bánh ít lá gai là một loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột nếp và lá gai. Bánh khi ăn mềm, dẻo cùng vị ngọt vừa phải rất ngon miệng.
Xem thêm: 12 món ngon trứ danh đất Phan Thiết
(Theo Ngoisao)

Bài đăng phổ biến