Hiển thị các bài đăng có nhãn khám phá. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khám phá. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Những món bánh dân gian Nam Bộ ăn một lần là nhớ mãi

Giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, nét hồn hậu thân thiện của con người cùng bao món ăn dân dã có thể làm say lòng biết bao du khách. Tuy nhiên nếu muốn “điểm danh” hết tất cả các loại bánh dân gian Nam Bộ đặc sắc thì cũng chẳng phải là điều dễ dàng. Thế nên trong bài viết này sẽ đề cập đến những món bánh ngon đặc sắc nhất, mang hương vị ngọt ngào tựa con người ở mảnh đất phương Nam này vậy.

Những món bánh dân gian Nam Bộ ăn một lần là nhớ mãi

Bánh bò thốt nốt 


Thốt nốt là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang) được người dân sử dụng và chế biến thành nhiều món ăn, trong đó có bánh bò thốt nốt. Bánh bò thốt nốt không dùng đường cát trắng hoặc cát vàng để tạo màu tạo vị mà dùng hoàn toàn bằng đường thốt nốt nên mùi vị đặc trưng, thơm ngon quyến rũ vì đường thốt nốt có vị ngọt thanh, beo béo, không ngán.

Chiếc bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm đặc trưng của đường thốt nốt, bánh nở mềm, xốp trông như hoa nhờ gạo ngon, ủ khéo và vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoang thoảng đặc trưng của bột được mài từ trái thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được, khiến ai đã từng thưởng thức một lần không bao giờ quên được hương vị chỉ có ở vùng đất quê hương Bảy Núi.

Bánh gừng


Bánh gừng là loại bánh truyền thống của dân tộc Khmer Nam bộ, được làm vào dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer như: Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta... hay đám hỏi, đám cưới. Bánh được trưng trên bàn thờ tổ tiên, với ý nghĩa nhớ đến sự cực khổ của ông bà ngày xưa đã làm ra hạt lúa, hạt nếp cho con cháu ngày nay.

Bánh gừng được làm từ trứng gà, bột nếp và đường. Bột nếp được trộn chung cùng trứng gà đã được đánh dậy sau đó nắn bột thành hình củ gừng và chiên trong chảo dầu nóng, sau khi chiên vàng bánh được nhúng vào nước đường trắng và để ráo. Người thợ làm bánh khéo léo chiên bánh bằng nồi chứ không phải bằng chảo, vì khi chiên bằng nồi bánh sẽ trơn bóng và không bị cong. Bánh có vị giòn tan và béo của trứng và vị ngọt của đường.

Bánh cuốn ngọt


Về miền Tây, chắc hẳn không ai là không biết đến món bánh cuốn ngọt (bánh ướt ngọt)... Đi khắp nẻo đường miền Tây, ở mỗi vùng miền, ta sẽ bắt gặp những mâm bánh cuốn ngọt được rao bán khắp nơi chợ huyện, bến phà hay những dì bán hàng rong tần tảo buôn bán khắp nơi.

Bánh có vỏ mỏng và dai dai hơi giống bánh da lợn, nhưng không cứng cũng không quá mềm, bên trên có rắc mè và đậu phộng, bên trong thì là dừa bào, đậu xanh, khoai môn béo và thơm vô cùng.

Bánh cuốn ngọt có vị ngọt vừa của đường, vị béo của dừa, bùi của đậu mùi thơm của bột, của lá dứa và các thành phần bên trong, khi ăn cảm nhận được cái dai, cái dòn của vỏ bánh. Bánh cuốn ngọt có thể được xem là một món ăn thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn so với các loại bánh ngọt khác.

Chuối nếp nướng


Chuối là một loại trái cây quen thuộc, gần gũi trong đời sống ẩm thực của người dân Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng. Chuối có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn vặt độc đáo, hấp dẫn. 

Món chuối bọc nếp nướng có lớp vỏ nếp bên ngoài dai dai, giòn giòn, quả chuối bên trong mềm ngọt, thêm nước cốt dừa beo béo, thơm thơm thật hấp dẫn, được mệnh danh là món ăn vặt vỉa hè tuyệt ngon, được yêu thích ở miền Nam.

Bánh da lợn


Nhắc đến ẩm thực Nam Bộ thì người ta không thể không nhắc đến những đặc điểm dân dã, dễ làm và quen thuộc của bánh da lợn. Loại bánh này thường có màu chủ đạo là màu xanh của lá dứa. Với loại bánh da lợn này thì đứa trẻ nào cũng thích gỡ từng lớp bánh để ăn, nhấn nhá để cảm nhận hết cái ngon đặc trưng của chúng. Cắn một miếng bánh dẻo thơm, hòa cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy, lá dứa thơm nhè nhẹ, rồi uống một ngụm trà thơm nóng sẽ khiến người ăn nhớ mãi món bánh tuy mộc mạc nhưng đậm đà tình nghĩa.

Bánh lá mít, lá mơ

Bánh lá mít

Bánh lá mít có nguồn gốc từ ông bà xưa ở làng quê, trong những thời kỳ đất nước còn chiến tranh và thiếu thốn. Sở dĩ có cái tên độc đáo như vậy là vì sau khi nhào, nặn, người làm sẽ trét một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi ăn chúng ta sẽ tách bánh ra khỏi lá mít, cho vào đĩa rồi chan ngập nước dừa, đậu phộng lên trên. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh, mùi thơm thoang thoảng của lá mít, lá mơ có thể khiến bạn “ăn mãi vẫn còn thèm”.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Thơm ngọt, mát lành hương vị thốt nốt An Giang

Nếu có dịp về các huyện như Tri Tôn, Tịnh Biên (Châu Đốc) thuộc tỉnh An Giang, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng có cây thốt nốt. Hình ảnh cây thốt nốt được xem là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khờ-me Nam Bộ và cũng là cây đặc sản của vùng Thất Sơn huyền bí này.

Thơm ngọt, mát lành hương vị thốt nốt An Giang

Thốt nốt là một loại cây không nhánh, giống cây dừa nhưng thân cao to hơn, lá xòe tán tròn như lá cọ. Thốt nốt trổ quả thành quày, trái to như trái dừa xiêm, bên trong có nhân (cơm) màu trắng trong như cơm dừa nước, có ít nước ngọt và mát.

Nước thốt nốt tươi


Nước thốt nốt nguyên chất là thức uống giải khát tuyệt hảo, thơm mát, có vị ngọt thanh mnag hương vị đặc trưng riêng của miền Tây mà không nơi nào có được. Nước thốt nốt rất dễ bị lên men, vì thế chúng không thể để lâu, do đó bạn chỉ có thể thưởng thức ngay tại mảnh đất quê hương thốt nốt chứ không thể đưa đi xa. Có thể nói, đây là thức uống lý tưởng nhất để đánh bay cơn khát mùa hè khi du lịch đến vùng đất An Giang.

Cơm thốt nốt


Cơm thốt nốt cũng là sản phẩm được nhiều người ưa thích và thường hay mua về làm quà biếu. Cơm thốt nốt dẻo, dai, ngòn ngọt như dừa xiêm nhưng thơm ngon hơn. Nếu không có nước thốt nốt nguyên chất, bạn chỉ cần cho cơm thốt nốt vào ly, thêm một muỗng đường và ít nước đá bào là sẽ có ly nước thoảng hương vị đặc trưng của thốt nốt.

Trái thốt nốt tươi

Nên mua thốt nốt nguyên trái sẽ bảo quản được lâu. Khi mua thốt nốt, bạn nên chú ý chọn lọai cuống còn tươi, trái đều đặn, không bị móp, giập. Dùng tay búng vào vỏ trái để biết trái già hoặc non. Chỉ nên chọn những trái bánh tẻ, không già không non, cơm sẽ ngọt, béo, dẻo và thơm. Bởi trái già cơm cứng, vị lạt, trái non không có cơm.

Đường thốt nốt


Một đặc sản khác của An Giang là đường thốt nốt làm từ nước thốt nốt hứng từ trên cây. Đường thốt nốt thơm dịu, ngọt thanh, được gói trong những chiếc lá thốt nốt trông như những đòn bánh tét đẹp mắt. Vị ngọt thanh, thơm ngon của đường thốt nốt không chỉ nấu chè làm bánh rất ngon mà còn có tác dụng làm mát cơ thể, chữa viêm họng. Đây cũng là lý do vì sao khách du lịch thường chọn mua đường thốt nốt về làm quà cho người thân và bạn bè.

Bánh bò thốt nốt


Một trong những món bánh tuyệt hảo của người An Giang làm từ thốt nốt là bánh bò thốt nốt. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt (bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung với bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng), đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối xiêm, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn. Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng hổi, ăn chậm rãi để thưởng thức vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm đặc trưng của thốt nốt tan trong miệng, ngon đến nỗi bạn có thể ăn no mà không ngán.

Từ thốt nốt, người An Giang còn làm món cơm thốt nốt ướp đường, bánh gói thốt nốt, rượu thốt nốt… Nếu có dịp về miền Tây, bạn đừng bỏ qua các món đặc sản từ thốt nốt nhé! 


Tổng hợp

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Cung điện Potala: Lãnh địa tôn giáo thiêng liêng tại Tây Tạng

Nằm lừng lững trên đỉnh Hồng Đồi, cung điện Potala uy nghi, tráng lệ chính là biểu tượng tín ngưỡng thiêng liêng của người Tây Tạng.

Tọa lạc trên đỉnh Hồng Đồi tại thành phố Lhasa, Tây Tạng là cung điện nổi tiếng mang tên Potala. Cung điện cao 117m với 13 tầng trên độ cao 3.600m so với mực nước biển được xây dựng tỉ mỉ, công phu bậc nhất tại Tây Tạng. Trước kia, đây là nơi sinh sống của 14 đời Đạt lai Lạt ma, những người được coi như lãnh tụ về mặt tinh thần của người dân vùng đất Tây Tạng.

Tọa lạc trên đỉnh Hồng Đồi tại thành phố Lhasa, Tây Tạng là cung điện nổi tiếng mang tên Potala. Cung điện cao 117m với 13 tầng trên độ cao 3.600m so với mực nước biển được xây dựng tỉ mỉ, công phu bậc nhất tại Tây Tạng. Trước kia, đây là nơi sinh sống của 14 đời Đạt lai Lạt ma, những người được coi như lãnh tụ về mặt tinh thần của người dân vùng đất Tây Tạng.

Đứng từ bất kỳ đâu trong thành phố Lhasa, du khách cũng có thể ngắm nhìn cung điện Potala được xây dựng bằng gỗ, đá nổi bật theo lối kiến trúc Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Đến thăm cung điện Potala, bạn sẽ lần lượt được tham quan 3 công trình kiến trúc nổi bật tại đây gồm: cung điện mùa đông Potala, đền Jokhan và cung điện mùa hè Norbulingka.

Đứng từ bất kỳ đâu trong thành phố Lhasa, du khách cũng có thể ngắm nhìn cung điện Potala được xây dựng bằng gỗ, đá nổi bật theo lối kiến trúc Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn ĐộNepal. Đến thăm cung điện Potala, bạn sẽ lần lượt được tham quan 3 công trình kiến trúc nổi bật tại đây gồm: cung điện mùa đông Potala, đền Jokhan và cung điện mùa hè Norbulingka.

Cung điện mùa đông Potala được xây dựng từ thời vua Tùng Tán Cán Bố vào thế kỷ thứ 6 và được tu tạo, hoàn thiện vào thế kỷ thứ 17. Potala gồm 2 tòa nhà chính là Bạch cung, nơi chuyên phục vụ cho sinh hoạt của Đạt lai Lạt ma và Hồng cung, nơi chứa các bảo tháp mạ vàng của các Đạt Lai Lạt Ma. Hai cung điện này đặc biệt thu hút du khách ngay từ phía xa với màu sắc nổi bật đặc trưng trắng và hồng của mỗi điểm đến.

Cung điện mùa đông Potala được xây dựng từ thời vua Tùng Tán Cán Bố vào thế kỷ thứ 6 và được tu tạo, hoàn thiện vào thế kỷ thứ 17. Potala gồm 2 tòa nhà chính là Bạch cung, nơi chuyên phục vụ cho sinh hoạt của Đạt lai Lạt ma và Hồng cung, nơi chứa các bảo tháp mạ vàng của các Đạt Lai Lạt Ma. Hai cung điện này đặc biệt thu hút du khách ngay từ phía xa với màu sắc nổi bật đặc trưng trắng và hồng của mỗi điểm đến.

Tại cung điện mùa đông Potala lưu giữ rất nhiều đồ vật quý hiếm như 698 bức tranh, gần 10 nghìn cuộn tranh giấy và các tác phẩm điêu khắc giá trị mang đậm nét văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.

Tại cung điện mùa đông Potala lưu giữ rất nhiều đồ vật quý hiếm như 698 bức tranh, gần 10 nghìn cuộn tranh giấy và các tác phẩm điêu khắc giá trị mang đậm nét văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.

Tại đền Jokhan lưu giữ hơn 3.000 tấm ảnh của Đức Phật, các vị thần, các nhân vật lịch sử cùng nhiều văn bản mang giá trị lịch sử lâu đời. Người dân địa phương và khách du lịch thường hành hương đi bộ quanh đền với mong muốn những ước nguyện của mình sẽ thấu tới Đức Phật.

Tại đền Jokhan lưu giữ hơn 3.000 tấm ảnh của Đức Phật, các vị thần, các nhân vật lịch sử cùng nhiều văn bản mang giá trị lịch sử lâu đời. Người dân địa phương và khách du lịch thường hành hương đi bộ quanh đền với mong muốn những ước nguyện của mình sẽ thấu tới Đức Phật.

Điểm dừng chân cuối trong hành trình khám phá lãnh địa Phật Giáo thiêng liêng là cung điện mùa hè Norbulingka. Cố cung mùa hè nằm bên bờ sông Lhasa, cách cung điện Potala 2km về phía Tây được khởi công xây dựng từ thế kỷ 18. Cung điện mùa Norbulingka đồ sộ gồm 4 khu cung điện, một tu viện và nhiều phòng ốc nằm trong khu vườn rộng lớn. Đây cũng là nơi ghi dấu những sự kiện chính trị mang tính lịch sử của Tây Tạng.
Cung điện mùa hè Norbulingka
Điểm dừng chân cuối trong hành trình khám phá lãnh địa Phật Giáo thiêng liêng là cung điện mùa hè Norbulingka. Cố cung mùa hè nằm bên bờ sông Lhasa, cách cung điện Potala 2km về phía Tây được khởi công xây dựng từ thế kỷ 18. Cung điện mùa Norbulingka đồ sộ gồm 4 khu cung điện, một tu viện và nhiều phòng ốc nằm trong khu vườn rộng lớn. Đây cũng là nơi ghi dấu những sự kiện chính trị mang tính lịch sử của Tây Tạng.

Với vẻ đẹp hùng vĩ, nguy nga cùng bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời, cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. Không chỉ là biểu tượng thiêng liêng cho tín ngưỡng Phật giáo lâu đời của người Tây Tạng, cung điện Potala còn thu hút lượng lớn du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng kho báu giá trị của Tây Tạng nói riêng và văn hóa Phật giáo thế giới nói chung.

Với vẻ đẹp hùng vĩ, nguy nga cùng bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời, cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. Không chỉ là biểu tượng thiêng liêng cho tín ngưỡng Phật giáo lâu đời của người Tây Tạng, cung điện Potala còn thu hút lượng lớn du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng kho báu giá trị của Tây Tạng nói riêng và văn hóa Phật giáo thế giới nói chung.


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Trà bơ: Thức uống truyền thống của người Tây Tạng

Ở một vùng cao nguyên lạnh giá như Tây Tạng, uống trà để ủ ấm được coi như là một việc rất hiển nhiên trong tâm trí của nhiều người. Tuy nhiên, sự thực hết sức bất ngờ là ở Tây Tạng không thể trồng được trà, vậy thì điều gì đã khiến món trà bơ được người Tây Tạng ưa chuộng đến vậy?

Tây Tạng là một vùng đất cao nguyên thanh bình và thiền tịnh, nơi người ta có thể sống chan hòa với thiên nhiên, ung dung bình thản giữa đất trời mà bỏ qua mọi sự xô bồ, hối hả. Chưa kể, Tây Tạng còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa vô cùng đặc sắc, được kết tinh từ sự giao thoa của nhiều nên văn hóa lớn lân cận như Ấn Độ, Trung Hoa. Trong số đó, có thể nói trà, hay đúng hơn là văn hóa uống trà chính là một phần cốt lõi trong nền văn hóa Tây Tạng độc đáo.

Tây Tạng là một vùng đất cao nguyên thanh bình và thiền tịnh, nơi người ta có thể sống chan hòa với thiên nhiên, ung dung bình thản giữa đất trời mà bỏ qua mọi sự xô bồ, hối hả. Chưa kể, Tây Tạng còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa vô cùng đặc sắc, được kết tinh từ sự giao thoa của nhiều nên văn hóa lớn lân cận như Ấn Độ, Trung Hoa. Trong số đó, có thể nói trà, hay đúng hơn là văn hóa uống trà chính là một phần cốt lõi trong nền văn hóa Tây Tạng độc đáo.

Nếu có dịp đến với Tây Tạng, chắc chắn các bạn sẽ ngỡ ngàng nhận ra, người dân ở một vùng đất vô cùng khắc nghiệt như thế này lại giữ cho mình sự thanh bình trong tâm hồn vào mỗi sáng bình minh, hoặc cả buổi trưa và chiều tối khi lúc nào cũng thong thả thưởng thức cốc trà nóng ấm trên tay. Với họ, trà ngoài là một loại thức uống từ thiên nhiên còn là quốc hồn, quốc túy của cao nguyên Tây Tạng.

Nếu có dịp đến với Tây Tạng, chắc chắn các bạn sẽ ngỡ ngàng nhận ra, người dân ở một vùng đất vô cùng khắc nghiệt như thế này lại giữ cho mình sự thanh bình trong tâm hồn vào mỗi sáng bình minh, hoặc cả buổi trưa và chiều tối khi lúc nào cũng thong thả thưởng thức cốc trà nóng ấm trên tay. Với họ, trà ngoài là một loại thức uống từ thiên nhiên còn là quốc hồn, quốc túy của cao nguyên Tây Tạng.

Hương vị đặc biệt của trà bơ

Lý giải cho điều này, nhiều người đã cho rằng, thực chất người Tây Tạng trân quý trà đến như vậy là bởi vì vùng đất nơi họ sinh ra và lớn lên vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ lúc nào cũng thấp hơn ở những vùng đất khác, vì vậy ngoài trang bị cho mình nhiều loại áo quần giữ nhiệt, cũng như là thực phẩm giàu năng lượng, họ cũng cần phải có những loại thức uống đặc biệt để làm ấm người, bổ sung năng lượng thiết yếu, và trà chính là loại thức uống đặc biệt đó. Chính xác hơn thì chính loại trà bơ (Yak Butter Tea) được làm từ trà đen, bơ Yak, muối và sữa bò.

Lý giải cho điều này, nhiều người đã cho rằng, thực chất người Tây Tạng trân quý trà đến như vậy là bởi vì vùng đất nơi họ sinh ra và lớn lên vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ lúc nào cũng thấp hơn ở những vùng đất khác, vì vậy ngoài trang bị cho mình nhiều loại áo quần giữ nhiệt, cũng như là thực phẩm giàu năng lượng, họ cũng cần phải có những loại thức uống đặc biệt để làm ấm người, bổ sung năng lượng thiết yếu, và trà chính là loại thức uống đặc biệt đó. Chính xác hơn thì chính loại trà bơ (Yak Butter Tea) được làm từ trà đen, bơ Yak, muối và sữa bò.

Với người Tây Tạng thì loại trà có hương vị béo béo, thơm thơm lại mặn mặn kỳ lạ này cũng chính là món quà quý giá thể hiện sự hiếu khách của họ. Bởi dù là ai, đến từ bất kỳ đâu nhưng chỉ cần vô tình bước vào một ngôi nhà nào đó ở vùng đất này, khách du lịch đều được người Tây Tạng tặng cho một cốc trà bơ ấm lòng.    Những ngụm trà bơ đầu tiên có thể làm những người không quen cảm thấy khó chịu vì trà và muối cùng với bơ không phải là một sự kết hợp tuyệt vời. Đến ngụm thứ hai thì sự khó chịu sẽ giảm dần cho đến khi hương vị trà bơ thực sự thu phục lòng người ở ngụm thứ năm, thứ sáu. Nhiều người thậm chí còn nói, họ thật sự bị nghiện trà bơ Tây Tạng, với họ chẳng có loại thức uống nào tuyệt vời hơn trà bơ trong những ngày Tây Tạng giá rét. Vì vậy nếu đã đến Tây Tạng mà không thử một tách trà bơ truyền thống nơi đây thì quả là một sự thiếu sót lớn.

Với người Tây Tạng thì loại trà có hương vị béo béo, thơm thơm lại mặn mặn kỳ lạ này cũng chính là món quà quý giá thể hiện sự hiếu khách của họ. Bởi dù là ai, đến từ bất kỳ đâu nhưng chỉ cần vô tình bước vào một ngôi nhà nào đó ở vùng đất này, khách du lịch đều được người Tây Tạng tặng cho một cốc trà bơ ấm lòng.

Những ngụm trà bơ đầu tiên có thể làm những người không quen cảm thấy khó chịu vì trà và muối cùng với bơ không phải là một sự kết hợp tuyệt vời. Đến ngụm thứ hai thì sự khó chịu sẽ giảm dần cho đến khi hương vị trà bơ thực sự thu phục lòng người ở ngụm thứ năm, thứ sáu. Nhiều người thậm chí còn nói, họ thật sự bị nghiện trà bơ Tây Tạng, với họ chẳng có loại thức uống nào tuyệt vời hơn trà bơ trong những ngày Tây Tạng giá rét. Vì vậy nếu đã đến Tây Tạng mà không thử một tách trà bơ truyền thống nơi đây thì quả là một sự thiếu sót lớn.

Cảm nhận cụ thể hơn, thì trà bơ Tây Tạng có những tầng hương, tầng vị khá lạ lùng, cứ đan xen lẫn nhau mà vẫn giữ được độ hài hòa cần thiết để chinh phục những người thưởng trà khó tính. Chẳng hạn như ban đầu, uống một ngụm trà bơ thì vị mặn của muối, vị đậm đà béo ngậy của bơ sẽ chiếm trọn vị giác, lúc này hương thơm của trà vẫn chưa bộc lộ rõ. Sau đó, mùi hương của trà đen Pu-erh (loại trà được chế biến từ lá các cây trà lâu năm, hoang dại hay từ các dãy núi) mới thực sự tấn công khứu giác, đầu lưỡi cũng sẽ có một chút chan chát, thanh thanh. Cuối cùng ngụm trà qua đi, người thưởng trà sẽ cảm giác được một chút ấm áp, ngọt ngọt nơi gốc lưỡi bởi loại sữa bò được vắt từ sáng tinh mơ ở Tây Tạng. Ngoài ra, để tận dụng dư vị ngọt ấm của sữa đó, người Tây Tạng khi uống trà bơ còn ăn kèm với “tsampa” – một thức ăn từ bột mạch nha.

Cảm nhận cụ thể hơn, thì trà bơ Tây Tạng có những tầng hương, tầng vị khá lạ lùng, cứ đan xen lẫn nhau mà vẫn giữ được độ hài hòa cần thiết để chinh phục những người thưởng trà khó tính. Chẳng hạn như ban đầu, uống một ngụm trà bơ thì vị mặn của muối, vị đậm đà béo ngậy của bơ sẽ chiếm trọn vị giác, lúc này hương thơm của trà vẫn chưa bộc lộ rõ. Sau đó, mùi hương của trà đen Pu-erh (loại trà được chế biến từ lá các cây trà lâu năm, hoang dại hay từ các dãy núi) mới thực sự tấn công khứu giác, đầu lưỡi cũng sẽ có một chút chan chát, thanh thanh. Cuối cùng ngụm trà qua đi, người thưởng trà sẽ cảm giác được một chút ấm áp, ngọt ngọt nơi gốc lưỡi bởi loại sữa bò được vắt từ sáng tinh mơ ở Tây Tạng. Ngoài ra, để tận dụng dư vị ngọt ấm của sữa đó, người Tây Tạng khi uống trà bơ còn ăn kèm với “tsampa” – một thức ăn từ bột mạch nha.

Nguồn gốc của món trà bơ Tây Tạng

Tinh tế trong văn hóa uống trà là thế, nhưng có một sự thật chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ, đó là ở Tây Tạng rất khó để trồng được trà vì thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy mà đại đa số trà ở đây đều được nhập về từ nơi khác thông qua “Tea Horse Road”. Đây là con đường vô cùng xa xôi và khắc nghiệt của những tay buôn mang trà ngon đến với Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt.    Theo đó, những tay buôn này sẽ cùng đoàn ngựa, hoặc đoàn la của mình, mang trà vượt qua một trong hai tuyến đường cam go để đến với Tây Tạng. Một tuyến bắt đầu từ Ya’an ở tỉnh Sichuang, tới Tây Tạng ngang qua Luding, Kangding, Batang rồi xuôi Nepan tới Ấn Độ (3.100 km). Tuyến kia bắt đầu từ Pu-er ở tỉnh Yunnan tới Tây Tạng bằng cách đi qua Dali, Lijang, Shangri-La, Deqin… và kéo dài qua Myanmar, Nepan và Ấn Độ (3.800km).

Tinh tế trong văn hóa uống trà là thế, nhưng có một sự thật chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ, đó là ở Tây Tạng rất khó để trồng được trà vì thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy mà đại đa số trà ở đây đều được nhập về từ nơi khác thông qua “Tea Horse Road”. Đây là con đường vô cùng xa xôi và khắc nghiệt của những tay buôn mang trà ngon đến với Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt.

Theo đó, những tay buôn này sẽ cùng đoàn ngựa, hoặc đoàn la của mình, mang trà vượt qua một trong hai tuyến đường cam go để đến với Tây Tạng. Một tuyến bắt đầu từ Ya’an ở tỉnh Sichuang, tới Tây Tạng ngang qua Luding, Kangding, Batang rồi xuôi Nepan tới Ấn Độ (3.100 km). Tuyến kia bắt đầu từ Pu-er ở tỉnh Yunnan tới Tây Tạng bằng cách đi qua Dali, Lijang, Shangri-La, Deqin… và kéo dài qua Myanmar, Nepan Ấn Độ (3.800km).

Chính vì chiều dài cùng với tính chất gian nan của hai tuyến đường buôn trà đổi ngựa này của “Tea Horse Road” mà nó đã trở thành một trong những tuyến đường kinh doanh huyền thoại trên thế giới, ngang tầm với “con đường tơ lụa” nức tiếng. Thậm chí, xung quanh việc vận chuyển trà trên con đường này, trong giới thương buôn cũng tồn tại không ít những giai thoại huyễn hoặc thú vị. Điều đó càng làm tăng thêm những nét ly kì và độc nhất vô nhị của trà bơ Tây Tạng.

Chính vì chiều dài cùng với tính chất gian nan của hai tuyến đường buôn trà đổi ngựa này của “Tea Horse Road” mà nó đã trở thành một trong những tuyến đường kinh doanh huyền thoại trên thế giới, ngang tầm với “con đường tơ lụa” nức tiếng. Thậm chí, xung quanh việc vận chuyển trà trên con đường này, trong giới thương buôn cũng tồn tại không ít những giai thoại huyễn hoặc thú vị. Điều đó càng làm tăng thêm những nét ly kì và độc nhất vô nhị của trà bơ Tây Tạng.


(Tổng hợp)

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Du lịch Thái Lan, đi tour khám phá chợ nổi Bốn Miền

Chợ nổi Bốn Miền - Four Regions Floating Market là một trong những chợ nổi Pattaya nổi tiếng nhất Thái Lan. Với một diện tích vô cùng lớn, lên đến 100.000m2 và được chia thành 4 khu vực riêng biệt tượng trưng cho bốn miền của Thái Lan, chợ nổi Bốn Miền hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm khó quên khi lần đầu đặt chân đến.

Du lịch Thái Lan, đi tour khám phá chợ nổi Bốn Miền

Chợ nổi Bốn Miền còn được biết đến với tên gọi khác là chợ nổi Pattaya. Tọa tạc tại khu Sukhumvit Pattaya, chợ nổi Bốn Miền nằm cách ngã tư South Pattaya Road (Pattaya Tai) chừng 5km về phía đường cao tốc. 

Các gian hàng có mặt ở khắp nơi trong chợ nổi

Chợ nổi Bốn Miền có hơn 114 gian hàng và vô số các loại sản phẩm phong phú. Lang thang trong khu chợ này, bạn cũng sẽ bắt gặp rất nhiều hàng quán bán trái cây, đồ lưu niệm, đồ ăn vặt và một vài địa điểm được dành để làm khu triển lãm nghệ thuật. Cùng với đó, show diễn với mục đích giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của Thái Lan đến với khách du lịch cũng được tổ chức mỗi buổi chiều.

Những ngôi nhà có kiến trúc độc đáo

Không chỉ khác biệt bởi các mặt hàng được bày bán, lối kiến trúc trong các khu ở chợ nổi Bốn Miền cũng mang những nét riêng, rất đặc trưng. Như ở khu miền Bắc bạn sẽ thấy những ngôi nhà có mái nhọn, có phần đơn giản, nhưng tới khu miền Nam các ngôi nhà ở đây được trang trí bằng những họa tiết chạm khắc rất tinh xảo.

Tham quan chợ nổi bằng thuyền

Vì đặc thù được xây nổi trên nước nên đến với khu chợ này chắc hẳn sẽ không còn phương tiện nào thích hợp hơn một chiếc thuyền có người lái để đi lại xung quanh và khám phá sự giàu có của kiến trúc Thái bao bọc quanh khu này, và cả đời sống trên sông ở đây. Bạn cũng có thể đi bộ dọc quanh hàng trăm ngôi nhà bằng gỗ được xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau của 4 miền khác nhau.
Chợ nổi Bốn Miền còn là thiên đường ẩm thực, nơi đây gần như có tất cả các món ăn hấp dẫn của người Thái từ những món ăn vặt đường phố đến những món truyền thống nổi tiếng cũng được bày bán tại đây.

Xem thêm: 5 khu chợ nổi nhộn nhịp nhất Đông Nam Á

Đa dạng các món ăn

Tại đây có nhiều món ăn hấp dẫn như: pad thái, mì xào, súp mì, cùng rất nhiều loại cà ri, foi thong, thong vip, ka nom krok kèm với đó là rất nhiều quầy bán đồ nướng nghi ngút khói với mùi hương thơm phức nữa. Bên cạnh đó, còn rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ chơi chủ yếu được làm từ kim loại và gỗ. Những món đồ được chế tác tinh xảo, bắt mắt này bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong chợ.

Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí

Ngoài những gian hàng phục vụ ăn uống, quà lưu niệm, bạn có thể ghé thăm một vài địa điểm thường xuyên diễn ra những hoạt động vui chơi giải trí, giới thiệu văn hóa. Trong đó, bạn không nên bỏ qua Bảo tàng điêu khắc gỗ, nơi trưng bày rất nhiều những tác phẩm điêu khắc độc đáo hay cánh đồng hoa hướng dương nơi cho bạn những bức hình tuyệt đẹp về khung cảnh đồng quê ở Thái Lan. Chưa hết, tham quan chợ nổi Bốn Miền bạn sẽ được thưởng thức show diễn văn hóa với 4 tiết mục độc đáo, và còn rất nhiều hoạt động hấp dẫn khác như xem Muay Thai trên nước nơi các võ sĩ sẽ thi đấu trên một thân cây, người nào ngã xuống nước trước sẽ thua, hay chụp ảnh trong những trang phục truyền thống của người Thái. 

Với vô số những hoạt động hấp dẫn khi du khách đi tour chợ nổi Bốn Miền, chắc chắn nơi đây sẽ để lại cho bạn những ấn tượng tốt đẹp trong suốt hành trình.


Tổng hợp

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Những trải nghiệm thú vị níu chân du khách ở Myanmar

Myanmar, điểm đến bí ẩn với những ngôi chùa và phong cảnh tuyệt trần mang đến sự lôi cuốn mê hoặc. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự phiêu lưu, khác biệt và một chút gì đó gọi là “hoài cổ”.

Những trải nghiệm thú vị níu chân du khách ở Myanmar

Cưỡi khinh khí cầu ở Bagan


Trong thời kì hoàng kim, Bagan từng là trái tim của Myanmar. Đây là một nơi giàu có, tấp nập, nối liền với Sri Lanka, Ấn Độ, Thái LanTrung Quốc. Sự giàu có của nó được minh chứng qua các tòa nhà tôn giáo tuyệt đẹp được xây dựng ở đây.

Các ngôi đền nằm rải rác ở vùng đồng bằng, khi nhìn về phía hoàng hôn bạn sẽ thấy những ngôi ngọn đồi hay của các ngôi đền chùa thu nhỏ trong tầm mắt. Và đây sẽ là chuyến du lịch như mơ nếu bạn leo lên một chiếc khinh khí cầu, bay vượt lên bầu trời để lại bên dưới là một thành phố cổ xưa.

Đến Bago chiêm bái và nghe kể chuyện về Shwethalyaung Buddha


Shwethalyaung là một công trình kiến trúc được xây dựng bởi một vị quốc vương mang mặc cảm tội lỗi. Bức tượng Phật này dài đến 180 ft và cao 53 ft, riêng ngón tay Phật thôi đã dài 10 ft. 

Chuyện kể rằng: Ngày xưa, tại một vùng đất xung quanh Bago, có một vị vua vô cùng độc ác và vương quốc của ông chỉ toàn những sự nhiễu loạn và bạo lực. Tuy nhiên, ông lại có một người con trai rất hiền lành, rất được thần dân yêu mến. Một hôm, chàng đi săn bị lạc vào một ngôi làng nhỏ và nãy sinh tình cảm với một cô gái người Môn. Họ kết hôn với nhau sau khi chàng hứa rằng cô có thể tiếp tục theo đạo Phật (chàng thờ thần Pagan). Khi về cung, vị vua vô cùng tức giận đã ra lệnh xử tử cả 2 người. Nhưng khi cô dâu mới cầu nguyện trước tượng Pagan thì bức tượng nứt ra và vỡ vụn. Vị vua sợ hãi nhận ra tội lỗi của mình. Ông ra lệnh xây dựng lại một bức tượng Phật và lệnh cho toàn dân chuyển sang thờ Phật.

Đón bình minh trên hồ Inle


Hồ Inle là một trong những địa điểm du lịch phổ biến nổi tiếng nhất ở Myanmar, nơi lý tưởng để mọi du khách có thể lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp khi bình minh vừa ló dạng trên mặt hồ. Nơi đây còn được biết đến với hình ảnh những ngư dân đánh bắt cá với phương thức vô cùng độc đáo, chỉ chèo thuyền bằng một chân. Tới Inle bạn còn có cơ hội được trải nghiệm cảm giác thú vị khi ở trong những căn nhà nổi trên mặt hồ và thưởng thức món salad cà chua nổi tiếng.

Thưởng thức các món ăn truyền thống

Ẩm thực Myanmar tuy có chút ảnh hưởng của ẩm thực Ấn Độ và Trung Quốc nhưng vẫn mang đậm hương vị ẩm thực truyền thống của người Shan. Khám phá ẩm thực của Myanmar thì không thể không nhắc đến các món ăn như salad lá trà xanh, cà ri, bún xào Miến Điện hay cơm cá… đều là những món đặc sản bạn nhất định đừng bỏ qua ở đất nước này.

Salad lá trà xanh (Lephet thoke)



Lephet (lá trà xanh lên men) là nguyên liệu chính để làm nên món ăn nổi tiếng này. Món ăn được làm từ Lephet có vị hơi đắng và chua trộn với bắp cải thái sợi nhỏ, cà chua bi, đậu phộng rang, tỏi và ớt.

Cơm cá (Nga htamin)



Cơm cá còn được gọi là cơm Shan bởi nó có nguồn gốc từ dân tộc Shan ở Myanmar. Món này được làm từ gạo nấu chín với nghệ tươi để cơm có màu vàng đặc trưng, sau đó phủ lên bằng một lớp da cá và dầu tỏi, đậu phộng rang cùng một số loại rau củ theo mùa và được ăn kèm với bánh tráng chiên phồng hoặc tóp mỡ rán giòn và nước sốt cay mang lại hương vị béo ngậy, thơm ngon.

Cà ri



Cà ri là một món ăn truyền thống có nhiều gia vị của người bản địa nhất ở Myanmar. Rất nhiều loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, tôm hoặc cá đều có thể ăn kèm với cà ri. Điều đặc biệt nhất của món ăn này là nước sốt Ngapi ye, loại nước sốt làm từ cá và Balachaung. Cà ri Myanmar thường được dùng kèm với cơ, canh, rau tươi, rau trộn, rau xào, và một số loại thảo mộc khác.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Lễ hội đèn trời Pingxi: Nơi cổ tích hóa thành hiện thực

Cứ đến Rằm tháng Giêng hàng năm, khu phố cổ Thập Phần của Đài Loan lại rực sáng với vô vàn đèn trời lơ lửng mang theo nguyện ước của mọi người từ khắp nơi đổ về. Bầu trời sáng rực lung linh, huyền ảo đến nao lòng là khung cảnh bạn sẽ được hòa mình trong lễ hội đèn trời Pingxi tại Đài Loan.

Cứ đến Rằm tháng Giêng hàng năm, khu phố cổ Thập Phần của Đài Loan lại rực sáng với vô vàn đèn trời lơ lửng mang theo nguyện ước của mọi người từ khắp nơi đổ về. Bầu trời sáng rực lung linh, huyền ảo đến nao lòng là khung cảnh bạn sẽ được hòa mình trong lễ hội đèn trời Pingxi tại Đài Loan.

Nguồn gốc lễ hội

Theo truyền thuyết kể rẳng, truyền thống thả đèn trời của người dân Đài Loan bắt nguồn từ 2.000 năm trước, khi binh sĩ trong thời chiến đốt những chiếc đèn thả lên bầu trời để báo với người dân đang lẩn trốn rằng vùng đất quê hương của họ đã an toàn và hãy mau chóng trở về. Cũng vì vậy, lễ hội thả đèn trời của người Đài Loan còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bình an, sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Theo truyền thuyết kể rẳng, truyền thống thả đèn trời của người dân Đài Loan bắt nguồn từ 2.000 năm trước, khi binh sĩ trong thời chiến đốt những chiếc đèn thả lên bầu trời để báo với người dân đang lẩn trốn rằng vùng đất quê hương của họ đã an toàn và hãy mau chóng trở về. Cũng vì vậy, lễ hội thả đèn trời của người Đài Loan còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bình an, sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Chiêm ngưỡng bầu trời đêm 

Cứ đến những ngày lễ hội đèn trời Pingxi diễn ra, dọc theo con phố là hình ảnh lung linh của đèn trời trang trí tại nhà dân khiến không khí cứ mang đậm sự hào hứng, tươi vui. Từng chiếc đèn được làm từ giấy gạo dầu trên khung tre với nhiều màu sắc bắt mắt khác nhau. Mọi người thường viết ra những mong muốn, ước nguyện của mình trên chiếc đèn rồi thả chúng lên bầu trời, như để gửi gắm tâm tư tới tận trời cao.    Vì dòng người từ khắp nơi đổ về lễ hội đèn trời Pingxi rất lớn nên bạn hãy lưu ý tranh thủ ghé tới đây sớm để không bị lẫn trong biển người đông đúc. Ngoài ra, những địa điểm lý tưởng để thả đèn trời phải kể đến như: Trường Tiểu Học Jingtong, Trường Trung Học Phổ Thông Pingxi, hay Shifen Sky Lantern Square.

Cứ đến những ngày lễ hội đèn trời Pingxi diễn ra, dọc theo con phố là hình ảnh lung linh của đèn trời trang trí tại nhà dân khiến không khí cứ mang đậm sự hào hứng, tươi vui. Từng chiếc đèn được làm từ giấy gạo dầu trên khung tre với nhiều màu sắc bắt mắt khác nhau. Mọi người thường viết ra những mong muốn, ước nguyện của mình trên chiếc đèn rồi thả chúng lên bầu trời, như để gửi gắm tâm tư tới tận trời cao.

Vì dòng người từ khắp nơi đổ về lễ hội đèn trời Pingxi rất lớn nên bạn hãy lưu ý tranh thủ ghé tới đây sớm để không bị lẫn trong biển người đông đúc. Ngoài ra, những địa điểm lý tưởng để thả đèn trời phải kể đến như: Trường Tiểu Học Jingtong, Trường Trung Học Phổ Thông Pingxi, hay Shifen Sky Lantern Square.

Thưởng thức món ngon

Ngoài khung cảnh cổ tích đẹp đến nao lòng đó, lễ hội đèn trời Pingxi còn thu hút du khách bởi hàng dài những cửa hàng bày bán biết bao món ăn thơm lừng, hấp dẫn. Lúc này, du khách có thể thưởng thức món bánh trôi nước truyền thống hấp dẫn, những chiếc bánh bao nóng hổi, rồi thịt nướng, mì và cả trà sữa… Chắc chắn nền ẩm thực Đài Loan sẽ khiến bạn nhớ nhung khôn nguôi.    Thời điểm Tết Nguyên Tiêu đã gần tới, vậy bạn còn chần chờ chi mà không lên kế hoạch đến với thành phố Đài Bắc cổ kính, thơ mộng để một lần đắm mình trong không khí lễ hội đèn trời Pingxi tuyệt đẹp, để tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh lung linh có một không hai và để gửi gắm ước nguyện về một năm mới hạnh phúc, bình an.

Ngoài khung cảnh cổ tích đẹp đến nao lòng đó, lễ hội đèn trời Pingxi còn thu hút du khách bởi hàng dài những cửa hàng bày bán biết bao món ăn thơm lừng, hấp dẫn. Lúc này, du khách có thể thưởng thức món bánh trôi nước truyền thống hấp dẫn, những chiếc bánh bao nóng hổi, rồi thịt nướng, mì và cả trà sữa… Chắc chắn nền ẩm thực Đài Loan sẽ khiến bạn nhớ nhung khôn nguôi.

Thời điểm Tết Nguyên Tiêu đã gần tới, vậy bạn còn chần chờ chi mà không lên kế hoạch đến với thành phố Đài Bắc cổ kính, thơ mộng để một lần đắm mình trong không khí lễ hội đèn trời Pingxi tuyệt đẹp, để tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh lung linh có một không hai và để gửi gắm ước nguyện về một năm mới hạnh phúc, bình an.


(Tổng hợp)

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Thưởng thức điểm tâm như người Quảng Đông

Điểm tâm (dim sum) là một loại hình ẩm thực Trung Hoa bao gồm rất nhiều món ăn nhẹ hợp lại và thường phục vụ vào buổi sáng. Đây cũng là một phần không thể thiếu trong văn hóa ấm thực của người Quảng Đông.

Điểm tâm (dim sum) là một loại hình ẩm thực Trung Hoa bao gồm rất nhiều món ăn nhẹ hợp lại và thường phục vụ vào buổi sáng. Đây cũng là một phần không thể thiếu trong văn hóa ấm thực của người Quảng Đông.

Uống trà sáng


Gọi là “uống trà sáng”, nhưng họ đến cao lầu trà quán là để gặp gỡ bạn bè, để dẫn cả gia đình già trẻ lớn bé đến đây thư giãn, để nghe nhạc Quảng Đông, tìm lại những hồi ức về quê hương xa vắng.Gọi là “uống trà sáng”, nhưng “uống” đã lui về hạng thứ yếu, nhường chỗ cho “ăn”. Người Quảng Đông hay ăn và sành ăn đã thể hiện tường tận thấu đáo qua các món ăn nhẹ nhàng và tinh xảo.  Các món ăn trong bữa trà sáng gọi chung theo tiếng Quảng là “tỉm sắm”(điểm tâm), các tiếng Anh - Pháp phiên âm thành “tim sum” và trở nên thông dụng, các nơi bán trà sáng gọi là “tim sum house”.

Gọi là “uống trà sáng”, nhưng họ đến cao lầu trà quán là để gặp gỡ bạn bè, để dẫn cả gia đình già trẻ lớn bé đến đây thư giãn, để nghe nhạc Quảng Đông, tìm lại những hồi ức về quê hương xa vắng.Gọi là “uống trà sáng”, nhưng “uống” đã lui về hạng thứ yếu, nhường chỗ cho “ăn”. Người Quảng Đông hay ăn và sành ăn đã thể hiện tường tận thấu đáo qua các món ăn nhẹ nhàng và tinh xảo.

Các món ăn trong bữa trà sáng gọi chung theo tiếng Quảng là “tỉm sắm”(điểm tâm), các tiếng Anh - Pháp phiên âm thành “dim sum” và trở nên thông dụng, các nơi bán trà sáng gọi là “dim sum house”.

Đa dạng các món 

Có tổng cộng trên dưới 100 món khác nhau được chế biến chủ yếu từ nguyên liệu bột gạo, bột mì… và các loại nhân thịt, nhân hải sản được hấp bằng những xửng tre, nhưng quan trọng là phải uống với trà.

Có tổng cộng trên dưới 100 món khác nhau được chế biến chủ yếu từ nguyên liệu bột gạo, bột mì… và các loại nhân thịt, nhân hải sản được hấp bằng những xửng tre, nhưng quan trọng là phải uống với trà.

Các món hấp gồm có há cảo, sủi cảo, bánh bao, bánh bao chỉ, xíu mại, bánh bao xá xíu, bánh hẹ và các món chiên như: bánh khoai môn chiên giòn, bánh cảo cá hồi chiên, các loại chả giò, các loại bánh ngọt, các loại thịt viên, chân gà chưng và cháo.

Một bữa điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như xoa thiêu bao, bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng cũng có sẵn và nhiều nơi còn có cả bánh trứng ăn kèm. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi.
Há cảo có lớp vỏ trong mờ lấp ló nhân tôm thịt hồng hồng đẹp mắt với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm hấp dẫn.

Một bữa điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như xoa thiêu bao, bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng cũng có sẵn và nhiều nơi còn có cả bánh trứng ăn kèm. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi.
Sủi cảo thường bao gồm thịt nghiền hoặc rau chất đầy và cuốn trong một mảnh bột mỏng, sau đó được ép chặt lại bằng cách nhấn mạnh các góc bánh vào nhau hoặc xếp thành nếp.

Một bữa điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như xoa thiêu bao, bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng cũng có sẵn và nhiều nơi còn có cả bánh trứng ăn kèm. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi.
Xíu mại thường gồm thịt lợn, nấm đen, hành, gừng... được gói trong giấy gói hoành thánh.

Một bữa điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như xoa thiêu bao, bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng cũng có sẵn và nhiều nơi còn có cả bánh trứng ăn kèm. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi.
Tiểu long bao là món bánh bao chứa đầy thịt hoặc hải sản với nước dùng đậm đà bên trong.

Một bữa điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như xoa thiêu bao, bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng cũng có sẵn và nhiều nơi còn có cả bánh trứng ăn kèm. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi.
Xoa thiêu bao là món bánh bao với thịt lợn nướng. Chúng có thể được hấp để có màu trắng và mịn hoặc được tráng men và nướng vàng.

Một bữa điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như xoa thiêu bao, bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng cũng có sẵn và nhiều nơi còn có cả bánh trứng ăn kèm. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi.
Bánh bao kim sa (nãi hoàng bao) là bánh bao hấp với nhân sữa trứng.

Một bữa điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như xoa thiêu bao, bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng cũng có sẵn và nhiều nơi còn có cả bánh trứng ăn kèm. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi.
Bánh củ cải là loại bánh pudding làm từ củ cải trắng cắt nhỏ, trộn với các miếng tôm khô, xúc xích Trung Quốc và nấm. Chúng được hấp, sau đó cắt thành lát và áp chảo.

Một bữa điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như xoa thiêu bao, bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng cũng có sẵn và nhiều nơi còn có cả bánh trứng ăn kèm. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi.

 Điểm tâm có thể được nấu bằng cách hấp và chiên, trong số các phương pháp khác. Các món thường được phục vụ trong xửng nhỏ, mỗi xửng có ba hoặc bốn miếng. Đó là phong tục Trung Quốc cổ xưa, khi những người ngồi cùng bàn chia sẻ các món ăn, ai cũng có thể thử mỗi món một miếng.

Điểm tâm có thể được nấu bằng cách hấp và chiên, trong số các phương pháp khác. Các món thường được phục vụ trong xửng nhỏ, mỗi xửng có ba hoặc bốn miếng. Đó là phong tục Trung Quốc cổ xưa, khi những người ngồi cùng bàn chia sẻ các món ăn, ai cũng có thể thử mỗi món một miếng.

Tạo sự khác biệt trong ẩm thực nguời Quảng Đông


Điểm tâm phát triển, trở thành một nét đẹp của ẩm thực như hiện nay, không thể không kể đến sự đóng góp của người Quảng Đông. Các món điểm tâm theo kiểu Quảng Đông đặc biệt và cầu kỳ hơn so với những tỉnh khác ở Trung Quốc. Chúng nhìn hấp dẫn, ăn ngon miệng, hương vị nhẹ nhàng nhờ không dùng quá nhiều gia vị. Không chỉ thay đổi phần nhân vốn đơn điệu, người Quảng Đông còn đưa cả nghệ thuật tạo hình, trang trí món ăn, đem đến cho điểm tâm một diện mạo hoàn toàn mới. Ví dụ các món điểm tâm trên miền Bắc của Trung Quốc chủ yếu được làm bằng bột mì nhưng ở Quảng Đông người ta dùng thêm bột gạo, hay rau quả địa phương để làm điểm tâm.

Điểm tâm phát triển, trở thành một nét đẹp của ẩm thực như hiện nay, không thể không kể đến sự đóng góp của người Quảng Đông. Các món điểm tâm theo kiểu Quảng Đông đặc biệt và cầu kỳ hơn so với những tỉnh khác ở Trung Quốc. Chúng nhìn hấp dẫn, ăn ngon miệng, hương vị nhẹ nhàng nhờ không dùng quá nhiều gia vị. Không chỉ thay đổi phần nhân vốn đơn điệu, người Quảng Đông còn đưa cả nghệ thuật tạo hình, trang trí món ăn, đem đến cho điểm tâm một diện mạo hoàn toàn mới. Ví dụ các món điểm tâm trên miền Bắc của Trung Quốc chủ yếu được làm bằng bột mì nhưng ở Quảng Đông người ta dùng thêm bột gạo, hay rau quả địa phương để làm điểm tâm.

Là dịp để bạn bè, gia đình gặp gỡ


Các gia đình người Quảng Đông có thói quen gặp nhau ở nhà hàng để ăn điểm tâm và hàn huyên bên tách trà. Hầu hết các nhà hàng ở đây đều bán những món ăn điểm tâm phong phú này. Ăn điểm tâm uống trà là chuyện không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là đối với những người đã cao tuổi. Họ xem đó là một thú tiêu khiển, là cách để sử dụng thời gian, "Người lớn tuổi có thể gặp nhau uống trà đọc báo suốt buổi sáng, hay suốt cả buổi chiều". Trong tiếng Quảng Đông có câu 1 tách trà và 2 món điểm tâm, đủ để người già sống qua một ngày.

Các gia đình người Quảng Đông có thói quen gặp nhau ở nhà hàng để ăn điểm tâm và hàn huyên bên tách trà. Hầu hết các nhà hàng ở đây đều bán những món ăn điểm tâm phong phú này. Ăn điểm tâm uống trà là chuyện không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là đối với những người đã cao tuổi. Họ xem đó là một thú tiêu khiển, là cách để sử dụng thời gian, "Người lớn tuổi có thể gặp nhau uống trà đọc báo suốt buổi sáng, hay suốt cả buổi chiều". Trong tiếng Quảng Đông có câu 1 tách trà và 2 món điểm tâm, đủ để người già sống qua một ngày.


(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến